Top 15 Mẹo tiết kiệm điện hiệu quả nhất khi giặt sấy mùa mưa

Hoàng Thu Thuỷ 21 0 Báo lỗi

Thời tiết đang dần chuyển sang mùa mưa dẫn đến nhu cầu sử dụng máy giặt, máy sấy tăng cao tại các hộ gia đình. Xem ngay một số mẹo khi giặt sấy mùa mưa dưới ... xem thêm...

  1. Top 1

    Kinh nghiệm chọn mua máy giặt và máy sấy tiết kiệm điện

    Cách sử dụng máy giặt tiết kiệm điện là một trong những từ khóa có nhiều lượt tìm kiếm trên google. Mà người dùng hay tìm kiếm, có rất nhiều thông tin được đưa lên để chia sẻ. Những phương pháp, cách thức thực hiện rất bổ ích. Tuy nhiên, những nội dung đó có phần nào chưa được đầy đủ cũng như là chưa được nhiều người áp dụng rộng rãi.


    Hầu hết các thiết bị giặt sấy phiên bản đời trước đều tiêu thụ khá nhiều điện năng do công nghệ lỗi thời và động cơ yếu đi sau một khoảng thời gian dài sử dụng. Vì thế, bạn nên thay mới để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện hơn.


    Những máy giặt mới có nhãn Energy Star sử dụng ít hơn khoảng 70% điện năng và 75% lượng nước so với thiết bị thông thường. Do đó, bạn nên tìm hiểu chọn mua những nhãn hàng có dán nhãn chứng nhận tiết kiệm năng lượng này.


    Với máy sấy, bạn nên chọn những sản phẩm đời mới có tính năng cảm biến độ ẩm hoặc những công nghệ có khả năng nhận biết được độ khô của quần áo để chọn chức năng sấy trong thời gian hợp lý và hiệu quả.

    Mẹo tiết kiệm điện hiệu quả khi giặt sấy mùa mưa
    Mẹo tiết kiệm điện hiệu quả khi giặt sấy mùa mưa
    Mẹo tiết kiệm điện hiệu quả khi giặt sấy mùa mưa
    Mẹo tiết kiệm điện hiệu quả khi giặt sấy mùa mưa

  2. Top 2

    Giặt bằng nước lạnh

    Thông thường các máy giặt mới có công nghệ giặt hiện đại phần lớn đã đáp ứng được độ sạch cần thiết khi giặt trong nước lạnh. Vì vậy để tiết kiệm điện năng tối đa thì không cần thiết sử dụng nước có nhiệt độ cao để giặt giũ. Với những quần áo không quá dơ bẩn, chỉ cần giặt sơ qua và nên chọn nước có mức nhiệt độ thấp. Như một quy luật hiển nhiên thì quần áo càng ít bẩn thì càng nên lựa chọn nhiệt độ thấp hơn.


    Ngoài ra, người tiêu dùng cần lưu ý, không giặt ở chế độ nước nóng khi không cần thiết. Khi giặt nước nóng, chỉ nên đặt ở nhiệt độ 40 độ C- 50 độ C. Chọn chế độ vắt theo độ ẩm không khí và vị trí phơi quần cáo. Chỉ dùng tốc độ vắt tối đa khi độ ẩm không khí trên 80% và phơi ở nơi có mái che. Nếu sau khi giặt sẽ sấy quần áo, bạn nên chọn chế độ vắt cao nhất. Bạn cũng nên lưu ý thường xuyên vệ sinh lưới lọc máy bơm của máy giặt.


    Giặt đồ bằng nước nóng giúp quần áo sạch sẽ mùi hôi, diệt khuẩn, loại bỏ vết bẩn cứng đầu nhưng sẽ tốn nhiều năng lượng. Nếu giặt thông thường thì bạn nên sử dụng nước lạnh, giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và tiền cho gia đình.


    Bạn có thể sử dụng nước lạnh để giặt đối với quần áo ít bẩn. Quần áo màu sáng hoặc màu tối lẫn lộn trong một lần giặt có thể giặt bằng nước lạnh để ngăn ngừa tình trạng phai màu, đổi màu, hạn chế sợi vải bị hư hại. Các loại vải như len, tơ tằm khi giặt bằng nước lạnh giúp hạn chế vải bị hỏng và co lại.

    Giặt bằng nước lạnh
    Giặt bằng nước lạnh
    Giặt bằng nước lạnh
    Giặt bằng nước lạnh
  3. Top 3

    Giặt lượng quần áo phù hợp

    Mỗi lần khởi động, máy giặt sẽ tiêu thụ một lượng điện năng nhất định. Dù cho bạn giặt quần áo với số lượng ít thì máy vẫn vận hành theo đầy đủ chu trình các bước để làm sạch quần áo. Do đó, các bạn nên để số lượng quần áo đúng với sức giặt của máy giặt. Điều này không những giúp máy hoạt động hiệu quả hơn và còn cắt giảm được số lần khởi động máy giặt, tiết kiệm điện năng tiêu thụ.


    Với việc bạn cho giặt quá nhiều hoặc quá ít quần áo vào máy sẽ khiến cho máy giặt tiêu hao nhiều điện nước để làm sạch. Và còn khiến cho máy nhanh bị hư hỏng, nếu như có quá nhiều đồ cần phải giặt. Thì bạn nên chia chúng ra thành nhiều lần giặt. Có nhiều người dùng thường lầm tưởng rằng biện pháp này sẽ làm cho máy giặt tốn điện nước hơn.


    Nhưng trên thực tế việc chia quần áo như vậy sẽ giúp cho máy giặt tránh bị hỏng. Và còn làm cho quần áo sạch hơn, thậm chí còn giúp tiết kiệm điện nước đáng kể. Vì khi giặt nhiều thì máy giặt sẽ cần một lượng lớn điện nước để làm sạch quần áo. Đây là cách sử dụng máy giặt tiết kiệm điện đơn giản mang hiệu quả tốt mà bạn nên áp dụng.

    Không giặt quá ít quần áo
    Không giặt quá ít quần áo
    Không giặt quá ít quần áo
    Không giặt quá ít quần áo
  4. Top 4

    Vò tay quần áo quá bẩn trước khi giặt máy

    Về bản chất, máy giặt được thiết kế và hoạt động theo một chu trình cố định có sẵn dựa trên việc mô phỏng động tác vò quần áo bằng tay: cho nước vào, ngâm, giặt, xả và vắt. Với nguyên lý hoạt động như trên, phần lớn máy giặt sẽ không cảm biến được độ bẩn của quần áo mà chỉ hoạt động theo chu trình, do đó, nếu quần áo quá bẩn thì có thể chúng sẽ không sạch hoàn toàn khi giặt xong và bạn sẽ phải giặt lại.


    Chính vì vậy, tùy thuộc vào tính chất công việc và nhu cầu nghỉ ngơi của mình mà bạn có nên cho áo quần rất bẩn vào máy giặt luôn hay không. Nếu bạn muốn dành thời gian nghỉ ngơi thì hoàn toàn có thể giặt quần áo bẩn bằng máy và giặt lại lần nữa nếu thấy chúng chưa sạch đạt yêu cầu.


    Đối với các dòng máy lạnh chưa được trang bị tính năng cảm biến độ bẩn, máy sẽ giặt theo chu trình cố định mà không tự động chọn ra chu trình giặt thích hợp. Do đó, những loại quần áo có nhiều vết bẩn không thể được làm sạch hoàn toàn. Bạn sẽ mất thời gian và lãng phí điện năng để khởi động máy giặt thêm lần nữa để xóa sạch các vết bẩn đó.


    Vì vậy, bạn nên giặt sơ qua bằng tay đối với quần áo có những vết bẩn cứng đầu để vết bẩn không còn bám chặt vào quần áo, sau đó mới bỏ vào máy để giặt.

    Vò tay quần áo quá bẩn trước khi giặt máy
    Vò tay quần áo quá bẩn trước khi giặt máy
    Vò tay quần áo quá bẩn trước khi giặt máy
    Vò tay quần áo quá bẩn trước khi giặt máy
  5. Top 5

    Rút phích cắm khi không dùng máy giặt

    Vào mùa mưa thì bạn cần chú ý kiểm tra các ổ điện, phích cắm có bị ẩm hay bị rò rỉ điện hay không. Và nên sử dụng nguồn điện ổn định cho máy giặt. Sau mỗi lần giặt xong, thì bạn nên rút phích cắm điện ra. Để tránh trường hợp bị sét đánh có thể gây hư hại đến các thiết bị điện. Ngoài ra nếu như máy giặt nhà bạn đặt ở những nơi có độ ẩm cao thì nên có hệ thống hút ẩm để bảo vệ cho máy giặt.


    Nhiều người ít khi rút phích cắm khi không dùng máy giặt. Dòng điện thường tăng giảm bất thường sẽ gây tổn hại đến các mạch điện, gây chập mạch nguy hiểm.


    Vì vậy nếu không dùng máy giặt nữa, bạn nên rút phích cắm ra để bảo vệ máy giặt, gia đình cũng như tiết kiệm điện năng.

    Rút phích cắm khi không dùng máy giặt
    Rút phích cắm khi không dùng máy giặt
    Rút phích cắm khi không dùng máy giặt
    Rút phích cắm khi không dùng máy giặt
  6. Top 6

    Dùng tính năng tiết kiệm năng lượng trên máy giặt

    Hãy sử dụng nếu máy giặt của bạn có tính năng tiết kiệm năng lượng. Tính năng này thường có chế độ "giặt nhanh" cho quần áo dính ít bẩn, các chế độ giặt tiết kiệm điện. Bạn có thể chọn một số chế độ giặt tiết kiệm năng lượng cơ bản như 15' giặt nhanh, giặt siêu tiết kiệm, siêu tốc, giặt xả nhẹ,...


    Ngoài ra, nhiều máy giặt hiện nay được trang bị công nghệ Eco Inverter trong vận hành, giúp máy giặt có khả năng vận hành vô cùng êm ái, bền bỉ với thời gian, đồng thời không gây ra tiếng động ồn ào ảnh hưởng đến giấc ngủ của người già và trẻ nhỏ trong gia đình.


    Hơn nữa công nghệ này còn tiết kiệm lên đến 30-50% lượng điện năng tiêu thụ, giúp bạn không còn phải đau đầu vì hóa đơn tiền điện hằng tháng.

    Dùng tính năng tiết kiệm năng lượng trên máy giặt
    Dùng tính năng tiết kiệm năng lượng trên máy giặt
    Dùng tính năng tiết kiệm năng lượng trên máy giặt
    Dùng tính năng tiết kiệm năng lượng trên máy giặt
  7. Top 7

    Vắt kỹ quần áo trước khi cho vào máy sấy

    Cần đảm bảo quần áo phải ráo nhất trước khi cho vào máy sấy giúp cho thời gian sấy nhanh và tiết kiệm điện năng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên gỡ rối đồ giặt, giũ bớt nước để giảm lượng nước cũng như giúp quần áo bớt nhăn và tiết kiệm điện năng hiệu quả.


    Chế độ vắt thường đi cùng chương trình giặt đã được cài đặt. Tuy nhiên để quần áo khô nhanh bạn cũng có thể chọn chế độ vắt hợp lý. Với những quần áo, chăn ga dầy, nặng, bạn nên chọn chế độ vắt cực khô để rút ngắn thời gian phơi, sấy. Còn những loại quần áo nhẹ hơn thì chọn chế độ vắt thấp hơn nhưng vẫn giúp quần áo đạt hiệu quả cao trong việc tách nước, giúp quần áo nhanh khô.


    Như vậy, việc tiết kiệm điện khi sử dụng máy sấy trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.

    Vắt kỹ quần áo trước khi cho vào máy sấy
    Vắt kỹ quần áo trước khi cho vào máy sấy
    Vắt kỹ quần áo trước khi cho vào máy sấy
    Vắt kỹ quần áo trước khi cho vào máy sấy
  8. Top 8

    Chọn số lượng quần áo phù hợp với dung tích máy sấy

    Vào những ngày mưa bão, quần áo thường lâu khô, hay bị bốc mùi ẩm mốc khiến cho các bà nội trợ vô cùng đau đầu. Để giải quyết vấn đề này máy sấy quần áo ra đời và đang dần trở thành một thiết bị quen thuộc với mỗi gia đình. Tuy nhiên sử dụng máy sấy sao cho tiết kiệm năng lượng vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm.


    Sấy đúng khối lượng quần áo đúng với dung tích của máy sấy sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng. Nếu dung tích máy đạt 9kg thì nên sấy cho 7 - 8 kg quần áo là phù hợp. Ít quá sẽ lãng phí điện năng, nhiều quá quần áo sẽ không được sấy khô hoàn toàn.


    Hơn nữa, lúc mua máy sấy, tùy theo nhu cầu sử dụng, số lượng thành viên và thu nhập hàng tháng mà bạn nên chọn mua cho gia đình một máy sấy có dung tích phù hợp tránh lãng phí không gian, tiền bạc và thời gian vì máy sấy dung tích càng lớn thì giá thành và độ tiêu thụ điện càng cao.

    Chọn số lượng quần áo phù hợp với dung tích máy sấy
    Chọn số lượng quần áo phù hợp với dung tích máy sấy
    Chọn số lượng quần áo phù hợp với dung tích máy sấy
    Chọn số lượng quần áo phù hợp với dung tích máy sấy
  9. Top 9

    Chọn chương trình giặt - sấy phù hợp với từng loại quần áo

    Các loại máy giặt ngày nay đều có chức năng lựa chọn mức nước sao cho phù hợp với khối lượng quần áo cần giặt. Để có thể đưa ra chu trình giặt thích hợp nhất. Tuy nhiên, các chức năng này sẽ đưa ra chu trình giặt gây tốn nhiều điện nước hơn so với thực tế.


    Vì vậy, cách tốt nhất là các bạn nên tự chọn chu trình giặt phù hợp để tiết kiệm năng lượng. Đối với những quần áo ngày thường, ít dơ bẩn, khối lượng ít thì bạn nên chọn chu trình giặt nhẹ với mức nước ít. Còn đối với các loại như chăn, ga, gối,… thì nên chọn chu trình kéo dài hơn để làm sạch một cách hiệu quả nhất.


    Mỗi loại quần áo có các đặc điểm riêng, bạn nên phân loại chúng và chọn chương trình sấy phù hợp. Điều này sẽ đạt hiệu quả sấy cao hơn và giúp tiết kiệm điện năng. Nên dùng nhiệt độ cao cho quần jean, khăn tắm, khăn vải nặng khác; nhiệt độ trung bình cho các vật liệu tổng hợp như polyester; và nhiệt độ thấp cho các món đồ như đồ lót, vải lông mềm.


    Không cho quần áo có thiết kế chi tiết kim loại vào máy sấy, kiểm tra xem quần áo có sót vật dụng như đinh, kim, kẹp, bút,… hay không vì chúng có thể làm hỏng máy nếu bị rơi ra. Những loại vải mềm mỏng như rèm cửa, len, tơ, ny-lon hoặc có kích thước lớn như chăn mền không được dùng để sấy. Không cho quần áo có dính dầu mỡ vào máy sấy vì có thể gây hỏa hoạn, không an toàn.

    Chọn chương trình sấy phù hợp với từng loại quần áo
    Chọn chương trình sấy phù hợp với từng loại quần áo
    Chọn chương trình sấy phù hợp với từng loại quần áo
    Chọn chương trình sấy phù hợp với từng loại quần áo
  10. Top 10

    Chọn bột giặt phù hợp với quần áo

    Việc lựa chọn bột giặt phù hợp với máy giặt đóng vai trò quan trọng cho máy. Nếu lựa chọn bột giặt phù hợp sẽ giúp bột giặt dễ dàng hòa tan trong nước và tạo ít bọt. Khi bột giặt càng dễ hòa tan thì khả năng đánh bay vết bẩn càng lớn đồng thời, việc tạo ít bọt còn giúp xả quần áo nhanh chóng, tiết kiệm nước và bảo vệ máy giặt tốt hơn, tránh hư hỏng linh kiện trong máy.


    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bột giặt, nước giặt dành riêng cho máy giặt. Các sản phẩm giặt tẩy này mang đến hiệu quả tốt hơn so với các loại bột giặt, nước giặt thông thường. Bởi vì chúng ít tạo ra bọt, hạn chế bám cặn vào quần áo. Nhưng vẫn đảm bảo quần áo của bạn được giặt sạch một cách tốt nhất. Đặc biệt, các loại bột giặt hay nước giặt dành riêng cho máy giặt. Sẽ giúp hạn chế hư hỏng máy và còn kéo dài tuổi thọ cho máy.


    Đối với các sản phẩm bột giặt, thông thường trên bao bì sẽ có chỉ dẫn về lượng chất tẩy rửa. Để cho phù hợp với khối lượng quần áo cần giặt. Vì vậy, các bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cho một lượng bột giặt vừa phải. Để mang lại hiệu quả cao nhất, tuy nhiên, đối với những quần áo bị dính dơ bẩn. Thì các bạn nên vò tay ở ngoài trước rồi mới cho vào máy giặt để tăng tính hiệu quả giặt sạch và tiết kiệm điện năng.

    Chọn bột giặt phù hợp với quần áo
    Chọn bột giặt phù hợp với quần áo
    Chọn bột giặt phù hợp với quần áo
    Chọn bột giặt phù hợp với quần áo
  11. Top 11

    Chọn mực nước phù hợp với khối lượng đồ giặt

    Đa số các mẫu máy giặt hiện đại ngày này đều được tính hợp mực nước tương ứng với từng chu trình giặt. Bạn cần chọn mực nước phù hợp với khối lượng đồ cần giặt. Nếu số lượng quần áo không quá nhiều thì bạn nên chọn mực nước thấp. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm được lượng nước đáng kể mà còn giúp giặt nhanh hơn, nhờ đó tiết kiệm điện hơn.


    Hầu hết các sản phẩm máy giặt hiện nay đều có 3 mức nước cơ bản cho bạn lựa chọn đó là: mực nước cao, mực nước trung bình, mực nước thấp. Để đạt hiệu quả tiết kiệm điện cho máy giặt bạn hãy chọn mực nước phù hợp nhất. Nếu khối lượng quần áo ít bạn có thể chọn mực nước thấp, điều này không chỉ giúp tiết kiệm nước mà còn khiến chu trình giặt nhanh hơn, gián tiếp giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ.


    Máy giặt thường có nhiều mức nước để người dùng có thể lựa chọn. Khi mà bạn giặt ít đồ thì nên chọn mức nước thấp nhất. Còn khi nhiều quần áo hơn thì bạn nên chọn mức nước vừa phải. Việc bạn chọn mức nước phù hợp với khối lượng quần áo cần giặt. Vừa giúp tiết kiệm nước và rút ngắn thời gian giặt của máy từ đấy tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho máy giặt. Đối với các bà nội trợ thì việc có thêm thời gian rảnh sẽ giúp họ có thể làm thêm được nhiều việc hơn.

    Chọn mực nước phù hợp với khối lượng đồ giặt
    Chọn mực nước phù hợp với khối lượng đồ giặt
    Chọn mực nước phù hợp với khối lượng đồ giặt
    Chọn mực nước phù hợp với khối lượng đồ giặt
  12. Top 12

    Bảo dưỡng và vệ sinh máy giặt - máy sấy định kỳ

    Sau một thời gian sử dụng máy giặt, máy giặt sẽ bị cặn bẩn của quần áo khi giặt cũng như cặn bột giặt còn sót lại gây mất thẩm mỹ. Chúng sẽ phát triển và bám ngược lại vào quần áo khiến cho quần áo của bạn có mùi hôi và không được làm sạch như mong muốn. Vì thế bạn cũng nên quan tâm đến câu hỏi tại sao phải vệ sinh máy giặt định kì.


    Thêm một cách sử dụng máy giặt tiết kiệm điện mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các bạn. Đó là bảo dưỡng, vệ sinh máy giặt định kì. Vào những mùa mưa lạnh thì máy giặt nhà bạn phải hoạt động liên tục với công suất cao. Vì quần áo rét rất dày và nặng, sau một quá trình dài sử dụng.


    Để máy được bền và tiết kiệm điện năng thì gia đình bạn nên bảo dưỡng, vệ sinh cho máy giặt. Bằng cách lau chùi sạch sẽ khô ráo bằng vải mềm. Dùng bàn chải để vệ sinh phần lưới lọc xơ vải, ngăn đựng bột giặt và ống uống xả. Sau mỗi lần giặt xong thì bạn nên lau sạch các vết bẩn bên trong và bên ngoài của máy giặt để hạn chế sự sinh sôi, nảy nở của vi khuẩn.

    Bảo dưỡng và vệ sinh máy giặt - máy sấy định kỳ
    Bảo dưỡng và vệ sinh máy giặt - máy sấy định kỳ
    Bảo dưỡng và vệ sinh máy giặt - máy sấy định kỳ
    Bảo dưỡng và vệ sinh máy giặt - máy sấy định kỳ
  13. Top 13

    Chọn chế độ vắt phù hợp với khối lượng quần áo

    Thông thường thì chế độ vắt sẽ đi kèm với chương trình giặt đã được đặt trước đó. Tuy nhiên, để quần áo nhanh khô hơn thì bạn có thể lựa chọn những chế độ vắt phù hợp.


    Đối với chăn mền, ga trải giường thì bạn nên chọn vắt cực khô, khi đấy sẽ tách được lượng nước còn đọng lại trong vải ra nhiều hơn. Do đó sẽ tiết kiệm được việc sử dụng máy sấy. Còn với những quần áo mỏng, nhỏ với lượng ít thì bạn chọn chế độ vắt thấp hơn, mà vẫn đạt được hiệu quả tách nước và giảm được thời gian sử dụng máy sấy.


    Thêm vào đó, nếu như gia đình bạn có ít thành viên hoặc là bạn không quá bận rộn. Thì hãy cân nhắc việc có cần phải sử dụng máy giặt hay không. Kinh nghiệm với cách sử dụng máy giặt tiết kiệm điện là lựa chọn đúng thời điểm để giặt quần áo. Khi mà giá điện cao và bạn có thời gian rảnh thì nên giặt quần áo bằng tay. Chỉ nên ưu tiên giặt bằng máy khi giá điện rẻ hoặc là công việc của bạn bận rộn không có thời gian để giặt. Đây là cách tiết kiệm điện hiệu quả khi sử dụng máy giặt.

    Chọn chế độ vắt phù hợp với khối lượng quần áo
    Chọn chế độ vắt phù hợp với khối lượng quần áo
    Chọn chế độ vắt phù hợp với khối lượng quần áo
    Chọn chế độ vắt phù hợp với khối lượng quần áo
  14. Top 14

    Lựa chọn đúng loại máy giặt

    Để đảm bảo cho việc sử dụng máy giặt đúng cách và tiết kiệm thì bạn cần phải lựa chọn đúng máy giặt ngay từ ban đầu. Hiện nay một số loại máy giặt hiện đại cho phép điều chỉnh nhiệt độ nước. Để quá trình giặt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ tiêu hao nhiều điện năng hơn.


    Khi mua bạn nên chọn loại máy giặt phù hợp với số lượng thành viên trong gia đình. Đừng quá tin vào những lời quảng cáo mà phải dựa vào tiêu chí và nhu cầu của chính bản thân bạn và gia đình của bạn. Với nhu cầu từ 2 đến 3 người bạn nên chọn máy giặt có khối lượng tầm 5kg. Với gia đình đông người (>=4 người) thì chọn loại có khối lượng từ 7kg trở lên.
    Tại nhiều khu vực với thời tiết chủ yếu là mưa nhiều, nồm ẩm thì nên xem xét việc chọn lựa loại máy giặt có chức năng sấy quần áo. Để sau khi giặt quần áo nhanh khô hơn.


    Máy giặt loại càng hiện đại càng nhiều chức năng cao, khi chọn lựa nếu cảm thấy không cần thiết có thể chọn loại máy giặt với các chức năng thường xuyên sử dụng nhất nhằm tiết kiệm chi phí.


    Tuy nhiên, quần áo vẫn có thể được giặt sạch với chế độ nước bình thường. Đối với chăn, màn, ga trải giường thì cần phải giặt bằng nước nóng. Bạn có thể bật chế độ nước nóng trong quá trình giặt ban đầu. Sau đấy thì đặt lại chế độ nước bình thường cho các bước tiếp theo.

    Lựa chọn đúng loại máy giặt
    Lựa chọn đúng loại máy giặt
    Lựa chọn đúng loại máy giặt
    Lựa chọn đúng loại máy giặt
  15. Top 15

    Kết hợp sử dụng cùng thiết bị tiết kiệm điện

    Máy giặt là thiết bị ngày càng trở nên phổ biến trong các gia đình hiện nay, giúp giảm tải sức lao động của con người. Tuy nhiên đây cũng là thiết bị tiêu tốn khá nhiều điện năng. Vậy nên việc kết hợp sử dụng cùng thiết bị tiết kiệm điện là điều vô cùng cần thiết để tiết kiệm điện hiệu quả trong mùa mưa này.


    Việc kết hợp với thiết bị tiết kiệm điện sẽ giúp bão hòa dòng điện cho tất cả các thiết bị trong gia đình bạn. Giúp kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị điện gia dụng. Thiết bị tiết kiệm điện với công dụng chính là tiết kiệm đến 40% lượng tiêu thụ điện năng hàng tháng.


    Đó chính là Electricity saving box, một trong những cách sử dụng máy giặt tiết kiệm điện hiệu quả và hợp lệ nhất không phải lo lắng việc cơ quan chức năng phát hiện. Cách sử dụng rất đơn giản, chỉ cần cắm vào bất cứ ổ điện nào trong nhà nó sẽ lập tức phát huy tác dụng ngay.

    Kết hợp sử dụng cùng thiết bị tiết kiệm điện
    Kết hợp sử dụng cùng thiết bị tiết kiệm điện
    Kết hợp sử dụng cùng thiết bị tiết kiệm điện
    Kết hợp sử dụng cùng thiết bị tiết kiệm điện



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy