Top 15 Món ăn ngon nhất Việt Nam theo đánh giá của du khách

Nguyệt Võ 877 0 Báo lỗi

Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh đẹp mắt, con người hiền hòa mà còn có rất nhiều đặc sản “mê hoặc” du khách. Mỗi địa phương lại có ... xem thêm...

  1. Top 1

    Phở

    Phở không chỉ là một món ăn ngon mà còn trở thành “đại sứ ẩm thực”, góp phần vinh danh văn hóa của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Hương vị của món ăn này hội tụ đầy đủ những gì tinh túy nhất trong ẩm thực Việt Nam. Nhiều du khách quốc tế đến tham quan, du lịch tại Việt Nam, ngoài việc khám phá những địa điểm tham quan nổi tiếng, ai cũng từng một lần vào quán, gọi tô Phở nóng hổi để thưởng thức, mà không phải gọi bằng từ tiếng Anh là “noodle” gọi thẳng là “Pho”.


    Sau khi gọi món, thực khách sẽ ngất ngây với tô phở thơm thơm, đậm đà gia vị quyện cùng miếng thịt bò tươi ngon và bánh phở mềm, mỏng. Ăn kèm chút giá, đầu hành trụng, chanh và ớt để cảm nhận nhiều lớp hương vị chứa đựng trong bát phở nóng hổi. Khi thưởng thức món Phở nhiều người còn cho thêm bánh quẩy nóng giòn vào tô, hoặc nêm nếm thêm ít vị giấm tỏi ớt, tùy theo khẩu vị thực khách. Món phở Việt Nam đã được gia đình Tổng thống Mỹ Bill Clinton chọn trong thực đơn khi đến thăm Việt Nam vào năm 2000. Trên đường đi vận động tranh cử, Thủ tướng Đức Merkel cũng đã bất ngờ tạt vào bắt tay chúc mừng nhân viên nhà hàng Phở Việt ở Leipzig rồi hẹn ngày trở lại. Qua bao thế hệ người Việt, Phở được xem là “quốc hồn quốc túy”. Sự tinh tế trong phương pháp nấu phở, phối hợp những loại gia vị của phở đã tạo nên hương vị món ăn chinh phục được những thực khách khó tính nhất, kể cả những nhà phê bình ẩm thực, các đầu bếp danh tiếng trên thế giới. Điều đó đã chứng minh được sức sống mãnh liệt và sự phát triển mạnh mẽ của một món ăn đặc trưng quốc gia mà ai thưởng thức cũng đều mê mẩn – Phở.

    Phở
    Phở
    Phở
    Phở

  2. Gỏi cuốn tôm là món ăn phổ biến, dễ làm và dễ ăn. Các cuốn gói được gói khéo léo, phô bày được những nguyên liệu màu sắc bên trong như màu đỏ của tôm, màu hồng nhạt của thịt, màu xanh của rau, màu trắng của bún. Gỏi cuốn từ lâu đã trở thành món ăn không thể thiếu trong thực đơn của các nhà hàng Việt tại trời Tây. Chỉ cần nếm thử qua một lần là đã phát nghiện, cảm nhận vị dai của bánh tráng, vị béo đậm đà của thịt ba rọi trộn lẫn với vị ngọt của tôm luộc, thêm một chút mặn của nước mắm làm dậy lên các cung bậc của vị giác. Gỏi cuốn hay còn được gọi là nem cuốn (phương ngữ Bắc bộ), là một món ăn khá phổ biến ở Việt Nam. Món ăn này du nhập vào Việt Nam chủ yếu dùng bánh tráng được cuốn với nhiều thành phần khác nhau tùy từng vùng miền, thường dùng để khai vị hay ăn kèm cùng đồ uống như một món nhậu, được làm từ bánh tráng cuộn với các loại rau thơm, bún, và một số loại thịt như thịt bò, heo, vịt, tôm, cá, cua v.v.

    Gỏi cuốn còn thú vị ở cách ăn, thực khách Việt thích ăn kiểu vừa cuốn vừa ăn, ăn cuốn nào thì làm cuốn đó, cách ăn đó thú vị ở chỗ có thể tùy thích chọn món lăn mình thích và trải nghiệm nho nhỏ về cách cuốn khiến thực khách trở nên vui vẻ hơn. Thực khách Tây thì thích cuốn sẵn hơn bởi ưa sự tiện dụng. Nhiều người Đan Mạch còn cho là nếu có một món ăn xuất xứ từ Đông Nam Á đủ khả năng cạnh tranh với sushi của Nhật, thì chính là gỏi cuốn một món ăn vừa ngon miệng, đủ chất dinh dưỡng mà lại không làm người ăn béo phì. Người nước ngoài mê mẩn gỏi cuốn bởi sự tươi ngon của rau, kết hợp vừa đủ với tôm thịt. Một món ăn ngon, lành, nhiều dinh dưỡng nhưng không hề gây ra nguy cơ béo phì như các thức ăn sẵn đường phố. Đây là một món ăn đặc biệt khi nó có thể xuất hiện ở một góc phố nhỏ nào đó hoặc trên một chiếc xe đẩy bất kỳ nhưng cũng có trong danh sách những món ăn sang trọng ở nhà hàng, khách sạn, được dùng trong tiệc tiêu đãi...

    Gỏi cuốn tôm
    Gỏi cuốn tôm
    Gỏi cuốn tôm
    Gỏi cuốn tôm
  3. Hủ tiếu phát triển rất mạnh ở miền Nam Việt Nam từ những năm 50, đặc biệt là tại Sài Gòn, rất dễ tìm thấy 1 quán hủ tiếu trên đường phố hoặc xe hủ tiếu đẩy ở đầu hẻm. Có thể nói Hủ tiếu là món ăn đặc trưng tại đây, tương tự như Phở ở Hà Nội thời trước. Hủ tiếu thường là món ăn sáng hoặc ăn tối, người miền Nam ít ăn trưa với hủ tiếu. Nguyên liệu chính của món hủ tiếu là bánh hủ tiếu, nước dùng chính là với thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ bánh hủ tiếu với nước dùng, rồi cho các nguyên liệu phụ vào như giá đỗ, hẹ, thịt bằm vào. Có thể ăn với thịt bò viên và tương ớt, tương đen....


    Không ai biết hủ tiếu có mặt ở Việt Nam từ khi nào, nhưng chắc một điều là nó có mặt sau khi người Hoa được các chúa Nguyễn cho vào định cư ở phía Nam. Hủ Tiếu Mì có xuất xứ từ Campuchia và được truyền nhập tới nhiều vùng trong và ngoài Trung Quốc, trở thành món ăn thường ngày của nơi đây. Nhiều năm sau đó, hủ tiếu được lan truyền tới nhiều nước như Thái Lan, Singapore và miền Nam Việt Nam. Hủ tiếu sau khi vào miền Nam được người Việt cải biến để hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Và cũng đã từ lâu có 3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng nhất ở các tỉnh phía Nam, đó là: Hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc. Vì hủ tiếu là món được lan truyền qua nhiều nước, mỗi nước sẽ có một cách chế biến, thêm mang khẩu vị và nét đặc trưng khác nhau nên có nhiều các loại hủ tiếu. Chúng ta có thể tìm thấy tất cả các loại hủ tiếu trên ở Sài Gòn, mỗi loại sẽ mang một hương vị và cách ăn khác nhau.

    Hủ tiếu
    Hủ tiếu
    Hủ tiếu
    Hủ tiếu
  4. Nhắc đến món ăn đường phố nổi tiếng nhất ở Việt Nam thì không thể không nhắc đến Bánh mì được. Bánh mì Việt Nam mỗi miền mỗi khác nhau nhưng dù là ở Hà Nội, Đà Nẵng hay Sài Gòn thì chiếc bánh mì đầy đặn với hàng chục loại nhân với đủ thịt, pate, rau, nộm cũng khiến thực khách ngất ngây. Chưa kể đến, giá của món này cũng siêu rẻ, trung bình chỉ 15 ngàn đồng là bạn có một chiếc bánh siêu ngon. Bánh mì hẳn không còn là một món ăn xa lạ gì đối với người dân Việt. Ở bất cứ đâu, thậm chí bất cứ lúc nào, chỉ cần muốn ăn và chịu khó tìm kiếm, bánh mì sẽ luôn sẵn sàng. Không chế biến cầu kỳ, chỉ đơn giản là loại bánh được nướng từ bột mỳ vậy mà lại dễ nghiện.


    Bánh mì Việt dường như chỉ có duy nhất một kiểu dáng, mà hễ cứ nhìn thấy ở đâu là chúng ta liền biết ngay đó là loại bánh của quê hương mình. Chiếc bánh có độ dài chừng hơn gang tay một chút, có 3 mắt nở ra hoặc một mắt duy nhất ở mặt trên của bánh - là những vết khía để bột có không gian nở trong khi nướng. Chiếc bánh mì Việt đúng chuẩn là chiếc bánh có màu vàng không quá đậm, chỉ hơi hoe vàng và giòn vỏ mềm ruột. Hai đầu của chiếc bánh cũng nhọn lên, trông rất ngộ nghĩnh và khác hẳn những loại bánh mì của nước bạn. Nhưng chính điều ấy lại làm nên nét riêng không lẫn vào đâu được của loại bánh rẻ tiền này. Theo đánh giá của một số tờ báo chuyên về ẩm thực của Mỹ, bánh mì kẹp thịt của những cửa hàng người Việt là món ăn có hương vị đặc trưng với vỏ ngoài giòn rụm nhưng ruột bên trong lại mềm, nhân bánh vừa đậm đà lại vừa cay nồng...

    Bánh mì Việt
    Bánh mì Việt
    Bánh mì
    Bánh mì
  5. Nhắc tới bún chả, có lẽ trong tâm chí mỗi người đều hiện lên ấn tượng của riêng mình về một món ăn đơn giản tới mức lạ thường nhưng lại khiến bao tâm hồn yêu ẩm thực rung động. Hương vị vô cùng ấn tượng trở thành một nét riêng chỉ Việt Nam có. Công thức làm bún chả không hề khó nhưng làm sao để có được những chả tẩm ướp đậm đà, nướng không cháy lại không dễ. Miếng chả nướng chín tới còn nóng hổi được bỏ chanh vào bát nước mắm pha khi ăn vừa thơm, vừa mềm, vừa đậm đà quả tình nếu ăn được một lần sẽ thương nhớ mãi. Bún chả Hà Nội chẳng biết có từ bao giờ, nhưng nó đã trở thành nét ẩm thực đặc trưng của Hà Nội. Không khó khăn gì khi đến Hà Nội, từ mọi ngõ ngách gốc phố, bạn đều ngửi thấy mùi của thịt chả nướng thơm lừng trên bếp than hồng. Bún chả là món ăn với bún, chả thịt lợn nướng trên than hoa và bát nước mắm chua cay mặn ngọt. Món ăn xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam, là thứ quà có sức sống lâu bền nhất của Hà Nội, nên có thể coi đây là một trong những đặc sản đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Bún chả có nét tương tự món bún thịt nướng ở miền Trung và miền Nam, nhưng nước mắm pha có vị thanh nhẹ hơn.


    Bún chả là món ăn truyền thống của người dân Hà Nội, dù đã truyền từ đời này sang đời khác, nhưng cái hương vị bao lâu thì vẫn luôn được giữ gìn, nó không còn đơn giản là một món ăn cho riêng Hà Nội mà đã được người dân cả nước cũng như du khách nước ngoài biết đến, nằm trong danh sách những món ăn phải thử khi đến Việt Nam, và được độc giả National Geographic bình chọn là một trong 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới.

    Bún chả
    Bún chả
    Bún chả
    Bún chả
  6. Về hình thức nhìn vào, món nem Việt Nam không quá đặc sắc nhưng khi đã nếm, khó ai có thể từ chối hương vị của món ăn này. Phần bánh đa nem giòn, ngậy kết hợp cùng vị ngọt, bùi béo từ phần nhân đa dạng tạo nên vị ngon hoàn hảo, đặc biệt khi chấm cùng nước mắm pha chua ngọt và rau sống thì quả thật là vô cùng ngon miệng. Món nem rán của Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 10 trong danh sách và được CNN miêu tả: Với một lớp vỏ giòn bên ngoài cùng với nhân bên trong là thịt và rau gia vị đem chấm với một loại nước sốt thơm mới cảm nhận được hết hương vị của món ăn này. Ngoài ra CNN cũng nhấn mạnh, Việt Nam dù là một quốc gia có diện tích nhỏ nhưng nơi đây lại có nền ẩm thực vô cùng phong phú và tinh tế. Mỗi thành phố, mỗi làng quê đều có những món đặc sản riêng của mình. Thậm chí, những món ăn phổ biến khắp đất nước cũng có cách chế biến khác nhau tùy theo đặc điểm từng vùng miền. Rẻ nhất và ngon nhất thường là những hàng ăn ở các khu chợ truyền thống với nhiều món ăn phong phú, người bán chủ yếu là phụ nữ và được gia truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.


    Nem rán là một trong những món ăn quen thuộc của người Việt Nam, đặc biệt là người miền dân miền Bắc. Ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ, nem rán còn được gọi là món chả rán, thường được dùng để đãi tiệc trong các dịp liên hoan, ma chay, cưới hỏi, tết... Nem rán là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu khác nhau, bao gồm thịt nạc băm, hành tây, cà rốt, trứng, miến, nấm, mộc nhĩ, hành lá… cùng các loại gia vị. Tất cả được băm nhỏ, trộn với nhau rồi cuộn tròn trong bánh đa nem, sau đó đem rán ngập dầu. Nem sau khi rán xong có màu vàng nâu đẹp mắt, vỏ giòn rụm và nhân thơm bùi...

    Nem rán
    Nem rán
    Nem rán
    Nem rán
  7. Nhắc đến ẩm thực Việt Nam không ai không biết đến món bánh xèo. Bánh xèo Việt Nam được mệnh danh là món pancake ngon nhất thế giới đồng thời đã từng được vinh danh tại lễ hội Đời sống dân gian Smithsonian Mỹ vào năm 2007. Bánh xèo là một trong những món ăn ngon nổi tiếng của Việt Nam, không chỉ là món ngon được người dân Việt ưa chuộng, đây còn là nét văn hóa ẩm thực được du khách nước ngoài yêu mến. Cách làm bánh xèo không quá khó. Chỉ cần các bạn bỏ ra một chút thời gian là có thể chuẩn bị ngay món ăn ngon cho cả gia đình dịp cuối tuần này. Bánh xèo ngon có lớp vỏ vàng ươm, giòn rụm, ẩn chứa bên trong là nhân tôm, thịt heo, giá đỗ, được ăn kèm với các loại rau thơm và nước chấm hết sức vừa miệng. Bánh xèo là món ăn được cả 3 miền Nam, Trung, Bắc ưa chuộng và được làm theo những nguyên liệu đặc trưng và cách thưởng thức khác nhau theo văn hóa từng vùng.


    Điểm đặc biệt khiến bánh xèo được nhiều người mê mẩn đó chính là ăn kèm với nhiều loại rau. Ở miền Trung hay miền Nam người ta thường cuốn bánh xèo với lá cải xanh, xà lách chấm nước mắm pha chua ngọt gia giảm theo khẩu vị của từng vùng. Còn với bánh xèo miền tây được đổ bằng chảo lớn và ăn kèm với nhiều loại rau đặc trưng của vùng. Một đĩa bánh đặt lên bàn cùng với đĩa rau sống và chén nước chấm đỏ ớt trông thật đơn giản nhưng lại hấp dẫn. Ăn nóng là điều bắt buộc với chiếc bánh xèo nên khi bánh vừa lấy ra khỏi chảo là phải đến ngay tay người ăn. Tiếng “xèo xèo” của bột chiên trên lửa, những làn khói bốc lên như còn vương vấn trên mặt bánh vàng ươm. Ăn bánh cũng phải ăn bằng tay, bởi có dân dã như­ thế mới thưởng thức trọn vẹn cái hương vị độc đáo của món bánh xèo.

    Bánh xèo Việt Nam
    Bánh xèo Việt Nam
    Bánh xèo
    Bánh xèo
  8. Bún riêu cua là một trong những món ăn dân dã của người dân Việt Nam với thành phần chính món này chỉ đơn giản gồm bún và riêu cua nhưng khó ai có thể cưỡng lại vị thanh mát của nước cua, quả chua hòa cùng vị đậm đà của mắm tôm, gạch cua chưng mà khó tìm kiếm ở các nước khác. Bún riêu cua là một món ăn truyền thống Việt Nam được biết đến rộng rãi trong nước và quốc tế. Riêu cua là canh chua được nấu từ gạch cua, thịt cua giã và lọc cùng với quả dọc, cà chua, mỡ nước, giấm bỗng, nước mắm, muối, hành hoa. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau sống.

    Bún riêu
    là món ăn có vị chua thanh, ăn vào mùa hè rất mát nên được người Việt rất ưa thích kể cả khách du lịch nước ngoài. Có nhiều hàng bán bún riêu trên các đường phố từ Nam tới Bắc, mỗi nơi một hương vị riêng đọng lại từ cảm nhận của thực khách. Có rất nhiều hàng quán bán bún riêu trên các đường phố của Việt Nam. Bún riêu giản dị nhưng lại chứa đầy những tinh hoa văn hóa ẩm thực người Việt, còn có thật nhiều những phiên bản độc đáo. Món ăn hài hòa từ màu sắc đến hương vị, thanh đạm nhưng đầy bổ dưỡng, giản dị nhưng đầy tinh tế. Vì thế, món bún riêu Việt Nam xuất sắc được trang Traveller của Australia công bố danh sách là một trong 21 món ăn ngon nhất thế giới 2018 dựa trên kết quả bình chọn của khách du lịch trên khắp thế giới.

    Bún riêu cua
    Bún riêu cua
    Bún riêu cua
    Bún riêu cua
  9. Nhắc đến ẩm thực miền Trung thì không thể loại bún bò Huế ra khỏi danh sách. Hương vị đặc trưng của vùng đất cố đô, bún bò Huế không những chinh phục thực khác khắp cả nước mà còn làm bao khách Tây ngẩn ngơ, thương nhớ. Sự kết hợp giữa nước hầm xương ngọt tự nhiên, thịt móng giò dai mềm, chả Huế với rau thơm đủ loại, món bún bò hoàn toàn đủ chinh phục những thực khách trong nước cũng như ngoài nước. Là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món bún này phổ biến trên cả ba miền ở Việt Nam và cả người Việt tại hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.

    Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá, rau thơm, xà lách, rau cải con, bắp chuối xắt nhỏ. Bún bò Huế chỉ là một món ăn bình dân mà ta dễ dàng bắt gặp trên vỉa hè của một cô hàng rong, hay trong một góc chợ, một cửa hàng nhỏ nhỏ cuối ngõ. Nhưng đó là món ăn được rất nhiều người thích thú thưởng thức và tấm tắc khen ngon. Một đầu bếp nổi tiếng của Mĩ, Anthony Bourdain cũng đã phải thốt lên rằng “Bún bò Huế là món 'súp' ngon nhất thế giới mà tôi từng thưởng thức".

    Bún bò Huế
    Bún bò Huế
    Bún bò Huế
    Bún bò Huế
  10. Bánh cuốn có loại có nhân và loại không nhân. Nhân bánh thường được làm từ nhân tôm bóc vỏ xay bông, thịt, nấm mèo xay nhỏ. Bánh cuốn thường được ăn kèm với rau xà lách xắt nhỏ, dưa chua ngọt và tuyệt nhất là món nước chấm. Trên đĩa bánh cuốn thường được rắc thêm hành phi chiên giòn nhìn rất bắt mắt, lớp vỏ bánh được tráng mỏng rất công phu, tinh tế. Quả là một sự lựa chọn khôn ngon khi thưởng thức món ăn này. Chiếc bánh cuốn tròn trịa, mềm mướt, đậm đà vị ngọt của bột gạo, của nhân, vị bùi thơm của hành phi là món ăn nhẹ được nhiều người dân Việt lựa chọn bởi hương vị đậm đà nhưng thanh tao từ bánh cuốn rất khó có thể tìm thấy ở món ăn khác. Dọc theo cung đường hình chữ S của Việt Nam, món bánh cuốn được thay đổi tùy theo sản vật của từng địa phương.


    Bánh cuốn là món hiện diện ở khắp ba miền bởi những lý do: Bánh ăn không ngán, mùa nóng hay lạnh đều ngon, dùng cho bữa sáng, bữa xế hay quà vặt đều được. Bên cạnh những món ăn sáng mang đậm đặc trưng của người Việt như phở, bún chả, bún riêu,.. thì bánh cuốn được coi như một thức quà ăn sáng mát lành mà lại cực kì bổ dưỡng, thích hợp cho những ngày hè nóng nực muốn tìm kiếm món ăn thanh mát.

    Bánh cuốn
    Bánh cuốn
    Bánh cuốn
    Bánh cuốn
  11. Chả cá Lã Vọng, một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, đã chinh phục lòng của nhiều du khách bởi hương vị độc đáo và hấp dẫn. Món ăn này không chỉ là một bữa ăn ngon mà còn là một phần của lịch sử và văn hóa ẩm thực Việt Nam. Chả cá Lã Vọng được làm từ cá lăng tươi ngon, được chế biến một cách khéo léo để giữ nguyên hương vị đặc trưng của cá. Miếng cá mềm mại, thơm ngon được nướng chín tới, tạo nên lớp vỏ giòn ẩn sau bên ngoài. Mỗi miếng chả cá ăn kèm với các loại rau sống, bún, và nước mắm pha chế đặc biệt, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo và hấp dẫn.


    Không chỉ ngon miệng, chả cá Lã Vọng còn mang trong mình câu chuyện lịch sử của khu phố cổ Hà Nội. Quán chả cá Lã Vọng là một điểm đến không thể bỏ qua, nơi du khách không chỉ thưởng thức món ăn ngon mà còn được hòa mình vào không khí truyền thống của phố cổ, nơi tạo nên một bức tranh tuyệt vời về văn hóa và ẩm thực Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và sự kết hợp tinh tế, chả cá Lã Vọng không chỉ là một món ăn ngon mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo và tinh hoa ẩm thực Việt Nam, luôn là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá hương vị độc đáo của đất nước này.

    Chả cá Lã Vọng
    Chả cá Lã Vọng
    Chả cá Lã Vọng
    Chả cá Lã Vọng
  12. Bún đậu mắm tôm không chỉ là một món ăn ngon, mà còn là một biểu tượng của ẩm thực Việt Nam, được đánh giá cao bởi nhiều du khách. Món ăn này không chỉ gây ấn tượng bởi hương vị độc đáo mà còn là sự kết hợp tinh tế giữa các nguyên liệu chính như bún, đậu hủ, mắm tôm và nước mắm.


    Bún được làm từ gạo, giòn mềm và đủ dai, tạo nên lớp nền tốt để hòa quyện với các thành phần khác. Đậu hũ được chiên giòn, tạo độ ngon và giòn cho món ăn. Mắm tôm, một loại nước mắm chua ngọt, thơm lừng, là điểm đặc biệt tạo nên hương vị đặc trưng và khó quên của bún đậu mắm tôm. Không chỉ là một trải nghiệm về ẩm thực, bún đậu mắm tôm còn là cách thưởng thức nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam. Món ăn này thường được ăn kèm với rau sống, bánh tráng cuốn và gia vị như ớt, tỏi, tạo nên bữa ăn tròn vị và hấp dẫn.

    Bún đậu mắm tôm
    Bún đậu mắm tôm
    Bún đậu mắm tôm
    Bún đậu mắm tôm
  13. Mì Quảng, một trong những đặc sản tinh túy của ẩm thực Việt Nam, không chỉ là một món ăn ngon mà còn là biểu tượng của sự hòa quyện giữa hương vị tinh tế và sự độc đáo văn hóa. Được đánh giá cao nhất bởi du khách trên khắp thế giới, mì Quảng không chỉ là một bữa ăn ngon mắt, mà còn là một hành trình khám phá văn hóa và lịch sử qua từng đĩa.


    Mì Quảng nổi tiếng với hương vị độc đáo, từ sự hòa quyện của nước dùng ngọt ngào, sự giòn của bánh mì, hòa quyện với hương thơm của các loại thảo mộc và rau sống tươi ngon. Mỗi thành phần của mì Quảng đều là một sự kết hợp khéo léo, tạo nên một bức tranh hương vị phong phú và đặc trưng của vùng miền Quảng Nam. Ngoài hương vị tuyệt vời, mì Quảng còn góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống của Việt Nam. Được phục vụ trên các đĩa truyền thống, mì Quảng trở thành một tác phẩm nghệ thuật với sự sắp đặt tinh tế của các nguyên liệu. Rau sống, bánh tráng, thịt, tất cả được bày trí một cách cân đối, tạo nên một tác phẩm ẩm thực đẹp mắt và gây ấn tượng sâu sắc với những người thưởng thức.

    Mì Quảng
    Mì Quảng
    Mì Quảng
    Mì Quảng
  14. Bún thang, một trong những đặc sản ẩm thực tuyệt vời của Việt Nam, đã thu hút sự chú ý và khen ngợi từ du khách trên khắp thế giới. Được xem là một trong những món ăn ngon nhất của đất nước này, Bún thang không chỉ ghi điểm với khẩu vị hấp dẫn mà còn bởi cách chế biến tinh tế, kết hợp giữa hương vị truyền thống và sự sáng tạo độc đáo.


    Bún thang có nguồn gốc từ Hà Nội, thành phố lịch sử và văn hóa của Việt Nam. Món ăn này không chỉ là biểu tượng của nền ẩm thực phong phú mà còn là sự kết hợp tinh tế của các nguyên liệu đặc trưng. Bún thang thường được chế biến từ bún mềm mại, gà luộc, thịt heo xay nhuyễn, giò lụa, mộc nhĩ, nấm bào ngư và nước dùng trong suốt. Điều đặc biệt là cách bày trí món ăn, với các lớp nguyên liệu xếp chồng lên nhau, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực. Du khách thường khen ngợi sự hoàn hảo trong cách kết hợp các hương vị trong Bún thang, từ vị ngọt của nước dùng, vị thơm của nước mắm, đến hương vị đặc trưng của từng loại thực phẩm. Món ăn không chỉ ngon miệng mà còn là một trải nghiệm tuyệt vời về nền ẩm thực độc đáo của Việt Nam.

    Bún thang
    Bún thang
    Bún thang
    Bún thang
  15. Bánh tráng cuốn thịt heo là một trong những món ăn ngon nhất của ẩm thực Việt Nam, được đánh giá cao không chỉ bởi người dân địa phương mà còn là sự đánh giá của du khách trên khắp thế giới. Món ăn này là sự kết hợp tinh tế giữa những lá bánh tráng mỏng, giòn tan, và lớp thịt heo thơm ngon, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực đặc sắc.


    Bánh tráng cuốn thịt heo thường được chế biến tại các quán ăn đường phố, nơi du khách có thể thưởng thức không khí sôi động và trải nghiệm văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam. Người ta thường thấy những người bán hàng lành nghề, tận tâm và tạo ra những chiếc cuốn bánh tráng hấp dẫn với sự tỉ mỉ trong cách bố trí và cuốn gói. Vị giác của người thưởng thức được kích thích bởi sự hòa quyện của các nguyên liệu: bánh tráng mềm mại, thịt heo thơm ngon, rau sống tươi tắn và gia vị đặc trưng. Mỗi miếng cuốn bánh tráng là một hành trình trải qua hương vị độc đáo của nền ẩm thực đất nước hình chữ S.

    Bánh tráng cuốn thịt heo
    Bánh tráng cuốn thịt heo
    Bánh tráng cuốn thịt heo
    Bánh tráng cuốn thịt heo



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy