Top 10 Món ăn Việt Nam khiến người nước ngoài "sợ" nhất

Green Apple 1623 0 Báo lỗi

Mỗi một quốc gia trên thế giới có một bản sắc văn hóa dân tộc riêng và nét văn hóa ẩm thực truyền thống khác nhau trong đó có những món ăn được xem là đặc sản ... xem thêm...

  1. Mỗi quốc gia và nền văn hóa đều có những món ăn được xem là "đặc sản". Nhiều món ngon và dễ ăn đến mức chúng lan tỏa ra khắp thế giới, vào tận thực đơn nhà hàng và bếp ăn gia đình. Món phở của Việt Nam là một ví dụ. Và ngược lại, cũng có những món ăn dân địa phương thấy ngon, nhưng khách nước ngoài nhìn vào chỉ biết lắc đầu hoặc thậm chí... lùi vài bước. Đó là những món ăn được diễn tả bằng những từ như "gây sốc", "có vị kinh kinh", "có mùi ghê ghê"... và cả "bất hợp pháp". Trong đó có món máu và tim rắn.


    Không hiểu từ đâu mà nhiều người tin rằng ăn quả tim rắn hổ mang còn đập, thêm một shot rượu mạnh pha tiết rắn có thể giúp "tăng cường sinh lực" cho phái mạnh. Ngoài cách pha với rượu thì dân sành ăn tỏ ra thích thú với việc uống máu rắn tươi. Đặc biệt, quả tim hiếm hoi vẫn còn thoi thóp sẽ vô cùng kích thích nhu cầu thưởng thức của thực khách. Cánh mày râu tin rằng, cách ăn sống nuốt tươi này có tác dụng tráng dương, khiến họ trở nên bất bại trong sinh hoạt chăn gối.

    Uống máu và ăn tim rắn
    Uống máu và ăn tim rắn
    Nhiều người tin rằng uống tiết rắn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
    Nhiều người tin rằng uống tiết rắn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

  2. Ấu trùng ong được thưởng thức phổ biến tại Trung Quốc và Nhật Bản. Món ăn này xuất hiện hàng ngàn năm trước, là cách cung cấp protein khi các loại thực phẩm như cá, thịt còn khan hiếm. Ở Viêt Nam trước đây món ấu trùng ong là đồ ăn của “con nhà nghèo” nhưng hương vị thơm ngon, béo ngậy của ấu trùng ong nhanh chóng chinh phục nhiều người thưởng thức. Dần dần, ấu trùng ong trở thành đặc sản được nhiều người săn lùng. Ấu trùng ong đất có thân mềm, màu trắng ngà, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, thường được người vùng núi lấy về chế biến thành món ăn, rất ngon, bùi và béo ngậy. Ong đất còn gọi là ong bắp cày, hay ong bò vẽ. Loài ong này hay làm tổ dưới đất nên thường gọi là thổ phong (ong đất). Tuy nhiên, nó còn có thể làm tổ trong thân cây mục.


    Ấu trùng của loài ong chứa nhiều acid amin, chất béo, vitamin, đường và muối khoáng nên thường được chế thành các bài thuốc dân gian để bồi bổ sức khỏe và nâng cao thể lực. Ở một số tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang... ấu trùng ong và những con ong non được chế biến thành món ăn rất ngon. Nhộng ong (ấu trùng ong) và những con ong non chao qua chảo mỡ nóng già nổ lép bép, thơm lừng với mùi hành khô cùng với gừng tươi và lá chanh sắt nhỏ, bày lên đĩa ăn nóng. Nhộng ong trông như những con sâu nhỏ, trắng ngà, ăn vào miệng thơm, mềm và béo ngậy, có vị ngọt mặn.

    Món ăn từ ấu trùng ong
    Món ăn từ ấu trùng ong
    Ấu trùng ong
    Ấu trùng ong
  3. Giới sành ăn phương Tây và người Á Đông từ lâu đã đưa món dương vật và tinh hoàn các loài gia súc như dê, ngựa, bò... vào thực đơn khoái khẩu của mình với mong ước tăng cường sức khoẻ, sinh lý cho các cặp đôi. Tinh hoàn bò luộc là món ăn phổ biến được thực hiện ở nhiều nơi vì nó giòn giòn sật sật dễ ăn và chế biến lại cực kỳ đơn giản. Trong dương vật bò có rất nhiều nội tiết tố nam giới có tác dụng bồi bổ tinh dịch, tráng dương, bổ thận, chữa được liệt dương, đái buối, đau lưng, mỏi gối. Dương vật bò được sấy khô hoặc chế biến theo vô vàn cách khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu thưởng thức của thực khách, đặc biệt là hầm với thuốc bắc.

    Điển hình, những món ngon và lạ chế biến từ dương vật bò như: Bia tinh hoàn bò, bánh pizza từ tinh hoàn bò món đang khiến các quý ông khắp nơi "phát cuồng". Với bánh pizza từ tinh hoàn bò thì nhân bánh được chế biến chủ yếu từ tinh hoàn bò, cùng với nấm và thịt xông khói. Nhờ có nhiều hoóc môn testosterone “chiết xuất” từ tinh hoàn bò, loại bánh độc đáo này ra đời được cho là giúp tăng hưng phấn cho các quý ông. Ngoài ra, dương vật bò còn được chế biến bằng cách thái nhỏ như những miếng thịt xiên, ướp ngũ vị và chút mật ong, kẹp vào vỉ hoặc xiên vào que rồi nướng trên than hoa đến chín vàng. Món ăn này có vị ngon ngọt, sần sật, dai dai và mùi thơm của mật ong.

    Dương vật bò
    Dương vật bò
    Nguyên liệu cho món dương vật bò hầm thuốc bắc
    Nguyên liệu cho món dương vật bò hầm thuốc bắc
  4. Tiết canh là món ăn tươi sống sử dụng nguyên liệu là tiết động vật tươi được pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt hãm cho khỏi đông trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ để làm đông tiết. Cách chế biến món ăn như vậy rất thịnh hành trong ẩm thực của người Việt, đặc biệt là ở miền Bắc, nhưng chưa từng thấy trong ẩm thực của một nơi nào khác trên thế giới. Tiết canh chứa rất nhiều vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có hại cho con người, do đó các chuyên gia y học khuyến cáo mọi người không nên ăn tiết canh. Mặc dù vậy, người Việt Nam vẫn coi đây là món đặc sản nhưng người nước ngoài khi đến Việt Nam lại vô cùng sợ món ăn này.


    Có hai loại tiết canh phổ biến nhất là tiết canh lợn và tiết canh vịt. Ngoài ra cũng thường thấy tiết canh ngan, tiết canh cua, tiết canh dê, tiết canh rắn, tiết canh tôm hùm. Rất hiếm khi thấy tiết canh chó, tiết canh gà, vì những loại gia súc gia cầm này hoặc rất tanh hoặc có hại khi ăn tiết sống. Thông thường, sau khi ăn xong món tiết canh, thực khách sẽ ăn các món khác cùng là thịt động vật mà tiết đã được làm tiết canh trước đó. Như tiết canh lợn đi với những món phủ tạng lợn luộc, gọi chung là món lòng lợn, tiết canh vịt đi với món thịt vịt luộc, vịt xáo măng hoặc cháo vịt, tiết canh hải sản đi với đĩa hải sản luộc, hấp...

    Tiết canh lợn
    Tiết canh lợn
    Món tiết canh vịt
    Món tiết canh vịt
  5. Tuy không phổ biến bằng thịt chó nhưng thịt chuột cũng là món ăn rất phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Tại một số địa phương ở miền Bắc như Từ Sơn (Bắc Ninh), Thạch Thất, Hoài Đức (Hà Nội), thịt chuột là một đặc sản không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết quan trọng. Thậm chí, thịt chuột cũng là một món ăn khá xa xỉ với giá khoảng 100.000 đồng/đĩa. Có đến hơn 30 món ăn được chế biến công phu từ thịt chuột như: chả chuột, thịt chuột hấp lá chanh, thịt chuột xào hành tỏi, thịt chuột áp chảo, chuột đồng rang muối... Tuy nhiên, dù được chế biến theo cách nào thì chuột vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch hạch và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.


    Chuột hấp lá chanh là món khoái khẩu nhất của nhiều đấng mày râu để nhâm nhi vài lít rượu, không những thế nó còn là món ăn của nhiều du khách nước ngoài khi đến với miền đất Việt Nam, nhất là người dân vùng miền sông nước, với những nguyên liệu thịt chuột, lá chanh, muối tiêu, chanh, ớt, tỏi… Chuột đồng sau khi dội nước sôi để lột da, rửa sạch, cắt bỏ tứ chi và bộ lòng, chỉ để lại tim, gan, sẽ ướp ngũ vị hương, sả, tỏi, đường, muối… cho dậy mùi. Cho chảo nóng, tiếp tục cho nước dừa vào đun liu riu tới khi nồi cạn, nước bên trong ánh lên màu vàng hổ phách và dậy mùi là hoàn chỉnh. Thưởng thức cùng rau thơm như lá sộp, lá xoài, chuối chát… kèm chén nước mắm chua cay, tạo nên hương vị rất hấp dẫn cho món chuột đồng khìa nước dừa. Nghe có vẻ rất hấp dẫn nhưng bạn có đủ can đảm thưởng thức nó không?

    Thịt chuột
    Thịt chuột
    Món chuột hấp lá chanh
    Món chuột hấp lá chanh
  6. Chả rươi đôi khi còn gọi là rươi đúc trứng, là một trong những món chả rán đặc biệt của người Việt. Mùa rươi vừa ngắn lại chỉ có ở một số địa phương như Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình và được xem là đặc sản ở những nơi này. Tuy nhiên nó lại khá phổ thông trong ẩm thực của người Hà Nội. Tính phổ thông của nó, ở phương diện nào đó do đây là một trong những món ăn có nguyên liệu chính là rươi dễ làm nhất. Nhưng ở phương diện khác, đây là một món rươi phổ biến nhất, cứ có rươi là người ta thường nghĩ đến việc làm món chả rươi.


    Nguyên liệu làm chả rươi rất đơn giản, bao gồm rươi, một ít thịt lợn nạc dăm xay nhuyễn hay băm nhỏ, trứng gà, vỏ quýt, hành hoa, thì là, một chút ớt tươi giã nhỏ chủ yếu lấy mùi chứ không để quá cay. Tuy ít phổ biến hơn, nhưng có khi người ta còn cho thêm chút lá chanh hoặc lá lốt thái chỉ để gia tăng hương vị cho chả rươi. Gia vị khi ăn thì thường có hạt tiêu bột, nước mắm pha chanh, ớt. Tỷ lệ các nguyên vật liệu thì tùy theo sở thích và sự nhạy cảm của người làm bếp, tuy nhiên, thường lượng rươi gấp 3 lần lượng thịt, và với khoảng 0,5 kg rươi thì người ta thường cho vào 3 - 4 quả trứng. Lượng thịt càng nhiều thì thành phẩm càng cứng, ít thịt thì thành phẩm sẽ xốp hơn. Theo ý kiến của một số bà nội trợ, chả rươi có thể rán không cần thịt và trứng, vì rươi khi đánh nhuyễn đã rất dẻo và kết dính tốt, tuy nhiên không nên làm như vậy, vì như vậy chả rươi sẽ khô, mất độ ngậy.

    Chả rươi
    Chả rươi
    Nguyên liệu làm món chả rươi
    Nguyên liệu làm món chả rươi
  7. Ở nhiều nước trên thế giới, họ thường không ăn các bộ phận nội tạng của động vật và chỉ ăn phần thịt ở vùng lưng và bụng. Vì vậy khi đến Việt Nam họ đã rất bất ngờ về những món ăn được chế biến từ nội tạng và các bộ phận khác của con vật. Ở Việt Nam, mọi bộ phận của động vật như ruột, tim, dạ dày, óc, bầu dục, chân, móng, đuôi, đầu, cổ… đều có thể trở thành một món ăn nào đó và không lãng phí bất cứ bộ phận nào. Tuy vậy thì đây cũng không phải là một món quá khó ăn. Và dần dần được các thực khách quốc tế yêu thích và ưa chuộng khi khám phá ẩm thực Việt Nam.


    Mặc dù đây là món ăn không quá khó và khá phổ biến ở Việt Nam vì những thành phần dinh dưỡng trong nội tạng mang lại cho cơ thể là khá nhiều nên dường như nội tạng vẫn là món ăn phổ biến. Chất dinh dưỡng trong các nội tạng động vật là khác nhau, tùy thuộc vào loại động vật và loại nội tạng. Nhưng hầu hết các nội tạng đều cực kỳ bổ dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn thịt động vật. Nội tạng đặc biệt giàu vitamin B, chẳng hạn như vitamin B12 và folate. Chúng cũng giàu khoáng chất, bao gồm sắt, magie, selen và kẽm, và các vitamin tan trong chất béo quan trọng như vitamin A, D, E và K. Ngoài ra thịt nội tạng là một nguồn protein tuyệt vời, cung cấp tất cả chín axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn cần để hoạt động hiệu quả.

    Nội tạng động vật
    Nội tạng động vật
    Món ăn từ nội tạng động vật
    Món ăn từ nội tạng động vật
  8. Nhộng, châu chấu, dế mèn, ấu trùng ong, bọ cạp, kiến... trong con mắt của người nước ngoài đều được liệt vào hàng sâu bọ, côn trùng. Trên thế giới, có nhiều quốc gia cũng sử dụng những loại côn trùng này làm thức ăn vì những giá trị dinh dưỡng hiếm có của nó. Tuy vậy, với một số nước phương Tây, điển hình là Pháp, thì đây vẫn là những món ăn thách thức sự can đảm của những vị khách hiếu kỳ. Phải kể đến một số món ăn từ côn trùng như bọ xít rang lá chanh hay món ăn từ dế, ve sầu...


    Với những người ở miền quê hay miền núi, bọ xít luôn là một món ngon hấp dẫn. Trong dân gian, bọ xít sống dựa vào tinh chất của cây nên rất giàu dinh dưỡng. Để hết mùi hôi, đem bọ xít ngâm trong nước muối vài giờ rồi đổ vào nước măng chua, đun cạn nước, để ráo nước. Ngắt đuôi bọ xít để loại mùi hăng. Khi rang bọ xít, chỉ cho một chút xíu gia vị vì bản thân loài côn trùng này cũng đã có vị mặn. Rang nhanh tay, lửa to sẽ có món bọ xít giòn tan trong miệng, ngọt bùi và béo màu vàng ruộm.

    Món ăn từ dế
    Món ăn từ dế
    Món bọ xít rang lá chanh
    Món bọ xít rang lá chanh
  9. Trứng vịt lộn hay hột vịt lộn là món ăn được chế biến từ quả trứng vịt khi phôi đã phát triển thành hình. Trứng vịt lộn là một trong những món ăn nhẹ bình dân ở Việt Nam... và vẫn được quan niệm ở các nước phương Đông coi là món ăn bổ dưỡng. Trứng được bán rong hoặc tại các góc phố, các hàng ăn nhỏ. Món ăn này cũng được ưa chuộng ở một số nước châu Á khác như là Trung Quốc, Philippines và Campuchia, tuy cách chế biến có khác nhau một chút.

    Trứng vịt lộn
    tại Việt Nam thường là phôi thai vịt già từ 9 đến 11 ngày tuổi, luôn được ăn cùng rau răm và muối tiêu khô hoặc muối tiêu chanh (tắc), một số địa phương khác còn ăn kèm với đồ chua ngọt. Ngoài ra,còn có các món biến thể khác như trứng vịt lộn nhúng lẩu, trứng vịt lộn chiên, trứng gà lộn và trứng cút lộn. Đây cũng là một món ăn khiến thực khách nước ngoài cũng phải "chào thua".

    Trứng vịt lộn
    Trứng vịt lộn
    Trứng vịt lộn
    Trứng vịt lộn
  10. Mắm tôm là loại mắm được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi và muối ăn, qua quá trình lên men tạo mùi vị và màu sắc đặc trưng. Mắm tôm thường có 3 dạng là đặc, sệt và lỏng. Ba dạng này chỉ khác nhau ở tỉ lệ muối và quá trình phơi nắng. Đây là món ăn khiến thực khách nước ngoài khó thích nghi nhất bởi mùi vị đặc trưng. Quá trình lên men mắm tôm bắt buộc phải sử dụng chính một loại enzyme có trong ruột của loài giáp xác này để lên men, các vi khuẩn phân huỷ khác phải bị kiềm chế bằng nồng độ muối khá cao trong mắm tôm. Nhờ đó hương vị chính của mắm tôm là hương vị của enzyme này tạo ra. Khi nào mùi vị của mắm tôm giống như mùi vị của ruột con tôm trong đầu con tôm tươi sống là có thể dùng được.


    Không chỉ người dân đồng bằng thích ăn mắm tôm mà rất nhiều người dân tộc miền núi cũng rất quý loại mắm này. Có một số người dân tộc miền núi còn có tục lệ là nhà dù nghèo đến mấy khi giỗ cha cũng phải có mắm tôm để cúng. Mắm tôm có mặt trong nhiều món ăn dân dã miền quê, nhất là những món miền Bắc như cà pháo dầm mắm tôm, nộm rau muống. Mắm tôm thường được đánh với nước cốt chanh hay rượu trắng cho đến khi sủi bọt để dậy mùi và làm loãng, có thể thêm một chút xíu đường cho vị đỡ gắt. Khi dùng làm nước chấm lòng lợn, thịt luộc, thịt chó thì có thể ăn kèm theo các loại rau thơm, khế chua, chuối chát, hay riềng tươi, tùy theo loại thịt. Mắm tôm khi được dùng để ăn với bún đậu mắm tôm hay chả cá Lã Vọng có thể pha thêm một chút mỡ rán nóng.

    Mắm tôm
    Mắm tôm
    Món bún đậu mắm tôm
    Món bún đậu mắm tôm



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy