Top 7 Môn học "khó nhằn" nhất trường Luật

Nguyễn Thị Hồng 1442 0 Báo lỗi

Nghĩ đến Luật, nhiều người vẫn nghĩ "chỉ cần học thuộc là được", "Luật dễ không ấy mà"! Nhưng có những môn học không bao giờ hiểu được hay nhớ được. Top các ... xem thêm...

  1. "Vạn sự khởi đầu nan"! Bất cứ một sinh viên Luật nào những ngày đầu vào trường đầu phải đương đầu với môn học này: Lý luận nhà nước và pháp luật. Lý luận nhà nước và pháp luật chứa cả một bầu trời kiến thức, là nền tảng phục vụ cho việc học sau này của mỗi sinh viên. Chính vì vậy, từ những ngày đầu vào trường, các nam thanh nữ tú dù có chăm ngoan học giỏi đến đâu vẫn bị sốc vì lượng kiến thức quá lớn và... không hiểu gì cả!


    Tất nhiên, đi kèm vào đó là bao nhiêu đau đớn khi điểm thi bao giờ cũng lẹt đẹt dưới 5 điểm. Nếu kinh tế có toán cao cấp, thì Lý luận của Luật cũng hóc búa không kém gì, chúng luôn là nổi đau của những bạn vào trường từ các khối A, A1.

    Lý luận nhà nước và pháp luật
    Lý luận nhà nước và pháp luật
    Lý luận nhà nước và pháp luật
    Lý luận nhà nước và pháp luật

  2. Đường lối là một môn khiến sinh viên Luật giở khóc giở cười. Nội dung của môn học này gồm đường lối của Đảng qua các giai đoạn phát triển cũng như những mốc sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Trong giờ học các thầy cô khá thoải mái và sinh viên sẽ được nghe nhiều chuyện lịch sử hay ho. Rõ ràng, lúc đi học toàn như học lại Sử thời cấp 3 và mấy bạn học sử có thể nghĩ có thể dễ dàng vượt qua môn này mà không cần quá chú trọng vào câu chữ. Nhưng thực tế đã chứng minh sự thật hoàn toàn ngược lại.


    Bộ câu hỏi thi trắc nghiệm môn đường lới của đại học Luật Hà Nội bá đạo đến nỗi hỏi đến bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng, bao nhiêu năm thì cho đến ngày thi, sinh viên vẫn than thở đầy một đề thi ngập tràn những câu hỏi đánh đố, mà ngay đến cả khi các lãnh đạo lão thành cách mạng của Đảng cũng không nhớ được ấy chứ với các câu hỏi nào là, Bác Hồ về Tân Trào ngày tháng năm nào? Tính đến khi mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp bao nhiêu năm tuổi đảng, tính đến năm 1954 đảng ta có bao nhiêu tổng bí thư?... Hỏi sao những câu như thế không làm khó sinh viên được.

    Đường lối đảng Cộng sản Việt Nam
    Đường lối đảng Cộng sản Việt Nam
    Đường lối đảng Cộng sản Việt Nam
    Đường lối đảng Cộng sản Việt Nam
  3. Tương tư môn Lý luận nhà nước và pháp luật, Hiến pháp cùng là nỗi ám ánh của mọi sinh viên học Luật trong học kỳ đó. Nếu chăm chỉ có thể cứu với bạn qua Lý luận hay trí nhớ siêu phàm giúp bạn qua Đường lối, nhưng sẽ không đủ để bạn qua Hiến pháp.


    Hiến pháp chính là môn học hòa quyện giữa lí luận và đường lối. Nếu Lý luận đáng sợ 10 thì độ đáng sợ của Hiến pháp cũng sẽ đạt ngưỡng 9,9, không hề tỏ ra lép vế. Với Hiến pháp, đó là những vấn đề hoàn toàn mới mẻ mà bạn chưa từng tìm hiểu trước đây nên vô tình, nó trở nên khó tiếp nhận và ghi nhớ. Thế nhưng trong cái rủi có cái may, hình thức thi của môn học này lại không phải vấn đáp mà chính là thi viết, được tham khảo tài liệu, giáo trình cùng vở ghi của chính mình. Vậy nên nhớ phải chăm chỉ ghi bài và học bài đầy đủ ngay từ đầu nhé.

    Hiến pháp
    Hiến pháp
    Hiến pháp
    Hiến pháp
  4. "Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông" - Trích Mác-Ănghen toàn tập. Đấy, Mác là môn kinh điển của mọi thời đại rồi. Dù học bất cứ đâu các bạn cũng phải trải qua môn học này. Bạn phải đối mặt với những hàng chục trang giấy giáo trình khô khan, khó hiểu, những buổi học đau đầu khi nghe giảng viên giảng dạy về các giai đoạn lịch sự, các học thuyết, các lý luận, rồi những bài thi vắn óc suy luận, mò đoán tâm lý giảng viên, nghe thôi đã thấy cực rồi mà nhỉ.

    Và thực sự, đến tận khi đi làm, cái đọng lại trong các bạn chắc chỉ có những cảnh tương không muốn quay lại hay những đề mục, còn nội dung, nguyên lý chắc chẳng còn mấy ai nhớ những gì mình đã học, đã được giảng đâu nhỉ?

    Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin
    Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin
    Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin
    Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin
  5. Theo đúng tên môn học, "Hành" là "chính"! Sinh viên Luật than trời than đất vì độ nhây của môn học này. Các bạn sẽ được học về cơ quan nhà nước, xử lý vi phạm... và nghe chuyện những câu chuyện có thật, những bất cập trong cơ quan nhà nước. Nhưng chính vì chỉ có một môn học để cho các bạn bước vào đời, tiếp xúc với cách làm việc, chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cho nên nội dung của môn học này khá nặng.


    Và ở các trường đại học luật, hay đào tạo luật, môn học này sẽ có những hình thức thi khác nhau: vấn đáp hoặc thi viết. Và như thầy cô có chia sẻ: "Ra đề dễ chính là xúc phạm sinh viên của tôi", thế nên mùa ôn thi hành chính vẫn luôn là thời điểm các bạn sinh viên Luật bận rộn nhất.

    Luật Hành chính
    Luật Hành chính
    Luật Hành chính
    Luật Hành chính
  6. Nối tiếp những đau khổ của môn Hiến pháp và Luật Hành chính xin được gọi tên môn Luật Đất đai. Chỉ mỗi cái tên đã phản ánh được đối tượng mà sinh luật phải tiếp xúc khi học môn luật này. Từ thời ông bà ta thì đất đai đã là vấn đế phức tạp và nan giải, chúng liên quan hết nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Và để điều chỉnh chúng thì cho đến nay đã có ít nhất là 5 văn bản luật, không tính những lần sửa đổi, bổ sung luật qua các thời kỳ bao gồm: Luật cải cách ruộng đất 1953, Luật đất đai 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai 2013 và vô số, xin nhắc lại là vô số các nghị định, thông tư, công văn hướng dẫn kèm theo khiến các sinh viên trường luật đau đầu nhức óc.


    Bạn hãy tưởng tượng xem thời gian thi của môn nay chỉ có 60 hoặc 90 phút nhưng lại có vô số những văn bản pháp luật như vậy thì thời gian đâu mà hết để tìm câu trả lời. Và ám ảnh hơn bao giờ hết là hình thức thi vấn đáp 1: 1 với giảng viên. Ô thôi, áp lực không kể hết. Dĩ nhiên kết quả môn học này rớt khá nhiều đối với sinh viên luật.

    Luật Đất đai
    Luật Đất đai
    Luật Đất đai
    Luật Đất đai
  7. Top 7

    Thuế

    Môn học khó nhằn của sinh viên Luật mà Toplist gọi tên cuối cùng trong bài viết này xin chính thức gọi tên: Thuế. Thật ngu ngốc với lối suy nghĩ ngây thơ của những năm cuối cấp 3, học luật để không phải tính toán. Xin thưa, hãy từ bỏ ngay cách nghĩ non nớt nay đi nhé các bạn.


    Là sinh viên luật không những phải tính toán mà còn tính toán rất nhiều nữa là đằng khác nào là tiền tạm ứng án phí, lệ phí, lãi suất..,và không thể thiếu là thuế. Dĩ nhiên, bạn không phải bạn tính thuế ở đây là thực hiện chức năng như một người kế toán thuế mà bạn phải thực hiện các quy định liên quan để rà soát, xem báo cáo...và những văn bản này là vô số từ luật, nghị định, thông tư, nghị quyết đến công văn tất tần tật phải được biết được không ít thì nhiều. Và hiện nay, phổ biến nhất là 6 loại thuế sau: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên...và còn nhiều thuế khác nữa. Thật đau đầu phải không nào.

    Thuế
    Thuế
    Thuế
    Thuế



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy