Top 10 Môn học sinh viên sợ nhất trong trường đại học

Vi Phương Nhung 72158 0 Báo lỗi

Đối với học sinh, trường đại học là một giấc mơ đẹp, mọi khuôn khổ sẽ bị phá vỡ, thỏa sức tung bay. Sẽ không còn những bài giảng lịch sử, văn học chán ngắt, ... xem thêm...

  1. Top 1

    Triết học

    Triết học có lẽ là môn học mà bất kỳ sinh viên nào cũng phải lắc đầu sợ hãi mỗi khi được nhắc đến. Thậm chí nhiều năm sau khi nhắc lại, các cựu sinh viên vẫn không khỏi ám ảnh. Hầu hết sinh viên khi bước chân vào giảng đường đại học thì môn học phải tiếp cận đầu tiên chính là Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Đó là môn học khó với rất nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau và mang tính hàn lâm trừu tượng rất khó hiểu được viết trong những trang giáo trình dày cộp.


    Là môn học đòi hỏi tính tư duy cao, tuy nhiên đối với những sinh viên vừa mới chân ướt chân ráo bước vào cánh cổng đại học thì việc tiếp cận không dễ dàng chút nào. Bên cạnh đó, việc giảng dạy đối với môn học này còn khá hạn chế, thậm chí là khô khan, không lôi cuốn được sinh viên nên dẫn đến tình trạng sinh viên nghe giảng một chút là buồn ngủ, thầy giảng bao nhiêu sinh viên cố gắng chép bấy nhiêu nhưng đến lúc đọc lại thì không hiểu mình đã viết cái gì?


    Ngoài ra, vấn đề thi cử cũng là nỗi ám ảnh của hầu hết sinh viên. Giáo trình dày với những lý luận thâm sâu từ những thế kỷ trước khiến cho việc học để nhớ, để hiểu và đi thi trở nên thật xa vời. Dù làm bài luận hay thi vấn đáp thì triết học vẫn luôn là một cửa ải vô cùng khó khăn. Và thực tế là hầu hết sinh viên chỉ mong sao mình đủ điểm để qua môn chứ không nói đến việc lấy thành tích.

    Giáo trình triết học
    Giáo trình triết học
    Giáo trình Triết học
    Giáo trình Triết học

  2. Top 2

    Xác suất thống kê

    Môn học xác suất thông kê được mệnh danh là môn học khó nhất trên thế giới, là môn học "tử thần" mà bất kì sinh viên nào mỗi khi được nhắc đến đều không khỏi lo sợ. Vì vậy, nếu trường bạn không có môn này trong chương trình học thì hẳn bạn phải cảm thấy may mắn như thế nào rồi.


    Là môn học đòi hỏi chất xám và sự chăm chỉ cao độ nên đa số sinh viên đều không qua nổi môn này, hoặc chỉ đủ điểm để không phải học lại, thi lại. Tình trạng học thật nhiều nhưng cũng thi lại thật nhiều là tình trạng chung của các sinh viên sau khi thi hết môn, việc học lại là chuyện rất bình thường với bộ môn này. Thậm chí có nhiều sinh viên phải học đi học lại môn này vài lần trong thời sinh viên của mình.


    Nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu trên “mặt trận” thi cử xác suất thống kê sinh viên các trường đại học đã lập ra rất nhiều nhóm, hội chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức học tập cũng như thi cử nhưng xem chừng vẫn chưa thật sự khả quan. Hàng năm, tình trạng sinh viên “hi sinh” trên “chiến trường“ xác suất thống kê là một điều không thể tránh khỏi.

    Xác suất thống kê
    Xác suất thống kê
    Giáo trình xác xuất thống kê
    Giáo trình xác xuất thống kê
  3. Top 3

    Toán cao cấp

    Đây có lẽ là một môn học mà nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn luôn thắc mắc “tác dụng của toán cao cấp là gì?” Đối với các bạn theo học các ngành kinh tế, kỹ thuật thì học toán cao cấp là chuyện tất nhiên rồi. Nhưng đối với những ngành xã hội thì toán cao cấp thực sự là một cơn “ác mộng”. Bởi vì mức độ rối rắm cũng như lằng nhằng, khô khan và khó hiểu của những công thức toán học gần như là gấp n lần môn toán học thời học sinh vốn dĩ đã rất khó rồi.


    Toán cao cấp vẫn luôn là môn học đại cương gần như là bắt buộc ở tất cả các trường đại học nhưng thực sự là ứng dụng của nó không nhiều. Tình trạng học mà không hiểu mình học gì? Áp dụng vào cái gì? Luôn là câu hỏi của mọi sinh viên dành cho toán cao cấp. Bởi lẽ, dù cho kinh tế hay kỹ thuật đi chăng nữa cũng rất ít trường hợp áp dụng được toán cao cấp vào công việc và cuộc sống sau này chứ đừng nói đến ban xã hội. Gồng mình lên để nhồi nhét những công thức toán học “khủng” đó rốt cuộc chỉ để giải quyết vấn đề nan giải đó là thi hết môn.

    Giáo trình toán cao cấp
    Giáo trình toán cao cấp
    Đề thi toán cao cấp
    Đề thi toán cao cấp
  4. Top 4

    Logic học

    Đây cũng là một trong những môn học kinh điển khiến sinh viên e ngại nhất trong số các môn học đại học. Bằng chứng là hầu hết sinh viên đều có điểm học phần môn này không cao, thậm chí phải thi lại, học lại là chuyện hết sức bình thường.


    Logic học là một môn học đòi hỏi tính tư duy trừu tượng cao với những ký tự, phép toán và nhiều kiến thức phong phú mang nhiều nội dung về xã hội nhưng phương pháp giảng dạy và tiếp cận chưa phù hợp khiến cho hầu hết sinh viên rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười” vì lúc học cũng thấy ổn ổn đấy nhưng đến lúc thi thì lại đảo lộn tất cả, tình trạng không hiểu đề, không biết cách giải đề là thực trạng chung khi thi logic học.


    Đây là một môn học đòi hỏi tính tư duy trừu tượng cao với những ký tự, phép toán và nhiều kiến thức phong phú mang nội dung về xã hội. Mức độ khó nhằn của nó khiến bao thế hệ sinh viên phải “dở khóc dở cười” vì lúc học cũng thấy ổn ổn đấy nhưng đến lúc thi thì lại đảo lộn tất cả, tình trạng không hiểu đề, không biết cách giải đề là thực trạng chung khi thi logic học.

    Giáo trình logic học
    Giáo trình logic học
    Logic học
    Logic học
  5. Top 5

    Tiếng Anh

    Tiếng Anh vẫn luôn là nỗi ám ảnh thường trực của rất nhiều sinh viên hiện nay, đặc biệt là với những bạn sinh viên có nền tảng kiến thức không vững chắc. Thực trạng dạy và học tiếng anh theo phương pháp “cưỡi ngựa xem hoa” là thực trạng chung đã và đang diễn ra ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Nhiều sinh viên không thể ra nổi trường bở vì khả năng tiếng anh không đạt tiêu chuẩn do các trường đại học giờ đây đều xét đầu ra bằng chứng chỉ tiếng anh. Mặc dù là môn học cấp thiết, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới nhưng môn học này vẫn chưa được đầu tư giảng dạy một cách đúng đắn và hợp lý. Sở dĩ có tình trạng như vậy là bởi vì:


    Thứ nhất, chương trình giảng dạy so với môn tiếng anh của học sinh phổ thông không có gì mới, phương pháp giảng dạy khô khan và không có cơ hội thực hành các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết mà chỉ chăm chăm học từ mới và ngữ pháp theo kiểu học thuộc lòng.


    Thứ hai, về phía bản thân sinh viên có sự khác biệt về khả năng tiếng Anh khá rõ rệt nhưng lại không được xếp lớp một cách hợp lý, những sinh viên học tốt một chút cảm thấy học với những bạn suốt ngày chỉ có “hello, how are you? I’m fine, thank you” thật là nhàm chán và không có không gian phát triển nên họ chọn cách theo học tại các trung tâm.


    Thứ ba, có một bộ phận không nhỏ các sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ trở về quê làm việc. Tại đây, công việc và cuộc sống hàng ngày hầu như không bao giờ hoặc hiếm khi phải sử dụng đến tiếng anh nên những sinh viên này không mặn mà gì lắm với môn học này, bởi nếu có học cũng không dùng đến. Vì vậy, tâm lý học để lấy điểm qua môn đã trở thành tâm lý chung. Điều này khiến cho việc học tập tiếng anh càng trở nên khó khăn hơn.

    Tiếng Anh
    Tiếng Anh
    Nhiều trường áp dụng chuẩn đầu ra với Tiếng Anh
    Nhiều trường áp dụng chuẩn đầu ra với Tiếng Anh
  6. Top 6

    Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

    Đây là hai môn học không quá trừu tượng, không đòi hỏi quá nhiều chất xám nhưng lại là môn học đòi hỏi sự kiên trì và mức độ tỉnh táo vô cùng lớn bởi lẽ đây là hai môn học dễ gây buồn ngủ nhất cho những tân sinh viên. Hai môn học này tạo cảm giác quay lại môn lịch sử lớp 12 nên dễ tạo cho sinh viên có cảm giác vừa thân quen vừa xa lạ, cùng với phương pháp giảng dạy “đọc – chép – rèn luyện vở sạch chữ đẹp” khiến sinh viên nảy sinh tâm lý chán nản.


    Đề thi cuối kỳ của hai môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ yếu thi theo hình thức đề mở, đối với những bạn chuyên ban xã hội thì kiểu gì cũng “múa bút” được tàm tạm, nhưng đối với sinh viên khối ngành kinh tế - kỹ thuật thì quả là cực hình. Vì vậy, môn học này khiến không ít sinh viên phải đau đầu.

    Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam
    Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam
    Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam
    Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam
  7. Top 7

    Giải phẫu học

    Đây là môn đặc thù của sinh viên y khoa, là môn học cơ sở quan trọng trang bị những kiến thức nền tảng cho những y, bác sĩ trong tương lai. Tuy nhiên, đây cũng là môn học gây ra nỗi “ám ảnh kinh hoàng” bởi Giải phẫu học là môn học mà các sinh viên sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với cấu trúc cơ thể người trên “tử thi” được hiến tặng. Phải tiến hành mổ xẻ, bóc tách từng bộ phận cơ thể người quả thực không phải là một điều dễ dàng – nhất là với những bạn yếu tim quả thực là một cực hình.

    Giải phẫu học là môn học yêu cầu sinh viên phải chuẩn bị lòng dũng cảm theo đúng nghĩa đen của nó. Mặc dù đã được chuẩn bị tâm lý khá kỹ lưỡng nhưng tình trạng sinh viên bị sốc và ngất xỉu trong giờ học giải phẫu là chuyện hết sức bình thường. Nhiều sinh viên không chịu nổi “cú sốc” này mà bị ám ảnh, sợ hãi cả trong từng bữa ăn, giấc ngủ. Thậm chí có trường hợp phải từ bỏ giấc mơ y khoa của mình vì không đủ can đảm thể theo học được.

    Giáo trình giải phẫu học
    Giáo trình giải phẫu học
    Giáo trình giải phẫu học
    Giáo trình giải phẫu học
  8. Top 8

    Thể dục

    Thật kinh hoàng khi đến tận năm 4 vẫn chưa thể qua được môn thể chất năm nhất vì cái lý do lãng xẹt: “không qua được môn chạy bền”.


    Vận động thể chất là vô cùng có lợi, vậy tại sao nhiều sinh viên lại không thích môn học này. Thứ nhất, đa số sinh viên coi thể dục chỉ là môn học phụ, và kết quả của nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến bảng điểm tổng kết của mình, đánh sinh ra tâm lý lơ là và không muốn học. Điểm cao thì cũng chẳng được gì mà điểm thấp cũng chẳng sao.


    Thứ hai là do sinh viên không thể nào được chọn môn thể thao mà mình ưa thích. Ngoại trừ các trường quốc tế ra, ở các trường đại học còn lại chương trình học chủ yếu là chạy bộ và bóng chuyền, bởi hai môn học này rất tiết kiệm diện tích sân vận động và chi phí. Chính vì thế, khi học những môn này sinh viên thường sinh ra tâm lí uể oải và chống đối, cho rằng nhà trường không tạo điều kiện cho sinh viên theo đuổi môn thể thao mà mình ưa thích. Bạn có thể thấy cảnh sinh viên tụm ba tụm năm ngồi nói chuyện trong giờ học mặc kệ giảng viên có nhắc nhở hay cảnh cáo như thế nào đi nữa.


    Thứ ba, hầu hết các trường đại học đều không có cơ sở vật chất phù hợp cho môn học như: sân tập, dụng cụ luyện tập còn thiếu thốn hoặc có mà cứ như không.

    Giờ học thể dục của sinh viên Việt Nam
    Giờ học thể dục của sinh viên Việt Nam
    Giờ học thể dục của sinh viên Việt Nam
    Giờ học thể dục của sinh viên Việt Nam
  9. Top 9

    Pháp luật đại cương

    Pháp luật đại cương là một môn học có nội dung rất phong phú, môn học nghiên cứu các khái niệm cơ bản, các phạm trù cơ bản nhất về Nhà nước và pháp luật với góc độ khoa học pháp lý. Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người nhưng Nhà nước và pháp luật được tổ chức, thiết lập theo ý chí của con người để phục vụ chính ý muốn của con người.Vì vậy trong đời sống xã hội, Nhà nước và pháp luật có vai trò rất quan trọng. Pháp luật được áp dụng giải quyết hầu hết các quan hệ trong xã hội. Biết và hiểu được Nhà nước và pháp luật giúp mọi người ứng xử, chấp hành tốt các chính sách của Nhà nước cũng như các quy định pháp luật, đảm bảo kỷ cương xã hội.


    Môn học này cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về Nhà nước và pháp luật, những nội dung cơ bản của các ngành luật gốc như Hiến pháp, Hành chính, Dân sự, Hình sự,… trong hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đó giúp người học nâng cao sự hiểu biết về vai trò và sự quan trọng của Nhà nước và pháp luật trong đời sống, để luôn có thái độ tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước, có ý thức đầy đủ về bổn phận và nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia, biết áp dụng pháp luật trong cuộc sống làm việc của mình, nhất là đối với người học trong các ngành học thuộc khoa học xã hội, vừa cần những lý luận cơ bản về pháp luật, vừa cần những kiến thức pháp luật chuyên ngành. Môn học được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là môn học cơ bản, quan trọng và cần thiết trang bị cho người học ở bậc đại học.


    Tuy nhiên ngay từ khi là sinh viên năm nhất, các bạn đã phải đối mặt với môn này và truyền tai nhau “nỗi sợ” môn này. Bởi những điều luật hay những cụm từ khó nhớ vào đầu. Thử tưởng tượng những đêm cô đơn trống vắng, bạn hạnh phúc khi thấy người ấy nhắn tin nhưng nội dung không phải là hỏi thăm bạn mà là hỏi xem tội phạm gây thương tích thì bị phạt tù mấy năm kèm những lời nhắn nhủ thân thương “Ủa dễ mà”, “Làm giùm mấy chục câu nữa đi”,… Vậy nên cố lên học để lấy kinh nghiệm truyền đạt cho thế hệ sau.


    Pháp luật đại cương đòi hỏi tư duy của người học luật, bạn cần phải nắm rõ luật nằm ở điều nào khoản nào và vận dụng sự logic để giải được các bài tập tình huống hóc búa được đưa ra trong thời gian nhanh nhất.


    Giáo trình pháp luật đại cương
    Giáo trình pháp luật đại cương
    Giáo trình pháp luật đại cương
    Giáo trình pháp luật đại cương
  10. Top 10

    Tin học đại cương và tâm lý học đại cương

    Nghe tưởng chừng không khó nhằn gì để qua môn, nhưng thực sự đây là một môn ám ảnh đặc biệt là với các bạn nữ. Bản thân các bạn sinh viên nữ không ưa thích đồ công nghệ, chính vì thế khi vô môn học này, các kiến thức gần như con số không khiến các bạn sinh viên dở khóc dở cười. Tin học đại cương chinh phục sự yêu thích của những tân sinh viên và đặc biệt những bạn nữ là hơi khó.


    Tâm lí học đại cương cũng vậy, được xếp trong bảng xếp hàng thứ 10, sẽ thật dễ dàng nếu nó đúng như tên gọi của nó. Nhưng không, môn học này nổi tiếng với học lướt nhanh như một cơn gió, đến khi thi thì cả một bầu trời bao la kiến thức. Nhiều sinh viên vô phòng thi mà không biết mình rơi vào trạng thái tâm lý nào. Hoặc có những sinh viên cày trắng mấy đêm nhưng hỡi ôi, khi vào phòng thi cái chữ nó rơi rớt đi mất. Học đã khó, thuộc nó, và viết được nó thì khó hơn. Nên kết cục là, lại mất thêm một năm nữa để học lại.


    Bạn có thể thấu hiểu bản chất xã hội tâm lí của loài người, cái gì gọi là phản xạ, cái gì gọi là ý thức. Tuy nhiên là bạn không bao giờ hiểu được tâm lí của chính mình lúc cầm đề thi. Ý thức là phải cố gắng tư duy để làm bài, nhưng phản xạ là “liếc” qua đứa ngồi kế bên.

    Giáo trình tin học đại cương
    Giáo trình tin học đại cương
    Giáo trình tâm lý học đại cương
    Giáo trình tâm lý học đại cương




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy