Top 10 Nguyên tắc thành công trong giao tiếp, ứng xử

Phương Kem 2620 0 Báo lỗi

Giao tiếp ứng xử là một kỹ năng thiết yếu của mỗi chúng ta, thế nhưng không phải cứ thực hiện nhiều là bạn đã “thành thạo”. Vì vậy, việc học các nguyên tắc ứng ... xem thêm...

  1. Trong binh pháp Tôn Tử, có viết “Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại”, dựa trên ý tứ của Tôn Tử mà chúng ta có “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Đó là kinh nghiệm sống của người xưa được đúc kết, truyền lại và ngày nay chúng ta vẫn nghe, cảm nhận và hay vận dụng theo trong một hoàn cảnh nào đó, ví dụ như vận dụng trong kinh doanh, trong giao tiếp, trong đối nội, đối ngoại, trong tư vấn tâm lý…


    Một trong những yếu tố đầu tiên để giao tiếp ứng xử thành công chính là hiểu bản thân mình muốn gì, người đối thoại muốn gì. Chỉ khi hiểu bản thân mình muốn gì bạn mới có thể khơi mào vấn đề cần nói tới và chỉ khi hiểu đối phương cần gì bạn mới biết cách ứng xử đúng chiều. Trang Tử – nhà triết học nổi tiếng Trung Quốc có nói “Khôn chết, dại chết, biết sống”. Muốn thành công cần phải nắm rõ cửu tri: biết mình, biết người, biết thời đại, biết dừng, biết đủ, biết căn nguyên, biết sợ mình, biết nhẫn và biết ứng phó. Chỉ vậy thôi bạn đã có chia khóa của thành công.

    Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng
    Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng
    Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng
    Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng

  2. Khi giao tiếp, nếu biết tôn trọng đối phương sẽ giúp cho bạn xóa mờ khoảng cách và làm cuộc đối thoại sẽ thân thiện hơn. Về mặt tâm lý, cái TÔI của mỗi người rất lớn. Con người ai cũng muốn mình là nhân vật quan trọng, có những người còn cho mình là cái rốn vũ trụ. Thế nhưng trong giao tiếp ứng xử, bạn sẽ làm mất đi hình ảnh cá nhân nếu để cái TÔI của mình lấn át người đối diện.


    Bạn cần phải nhớ những điều cơ bản về người đối thoại với mình, nhất là tên của họ, đây là điều quan trọng nhất để tạo ấn tượng với đối phương. Điều quan trọng nhất để tạo ấn tượng cho người đối thoại chính là bạn phải nhớ những điều cơ bản về họ, đặc biệt là tên. Hãy giữ thể diện cho nhau ở mọi lúc, mọi nơi. Tuyệt đối không làm bẽ mặt người khác trước mặt đông người dù biết họ sai mười mươi. Chỉ nhận xét, phê phán công việc, sự kiện chứ không đánh giá trực tiếp nhân cách của người đối thoại. Các nhà hùng biện nổi tiếng thế giới đều biết cách sử dụng thiện xảo 2 tiếng “chúng ta” hoặc “chúng mình” và nhờ đó họ gặt hái được thành công. Vua thép Hoa Kỳ – Andrew Carnegie đã ca ngợi những người giúp việc trước mặt họ. Trên bia mộ của ông khắc dòng chữ “Đây là nơi an nghỉ ngàn thu của một người biết thu dụng những người thông minh hơn mình”.

    Tôn trọng nhân cách những người tiếp xúc với ta
    Tôn trọng nhân cách những người tiếp xúc với ta
    Tôn trọng nhân cách những người tiếp xúc với ta
    Tôn trọng nhân cách những người tiếp xúc với ta
  3. Các nghiên cứu cho thấy nếu muốn giúp người khác hướng đến mục tiêu của họ, phản hồi tích cực mang lại hiệu quả nhiều nhất cho những người đang học việc. Các chuyên gia chủ yếu quan tâm đến việc đánh giá tốc độ tiến bộ, và phản hồi thẳng thắn giúp thúc đẩy nhu cầu tiến xa hơn và nhanh hơn của họ. Mặt khác, những người mới bắt đầu quan tâm đến việc đánh giá quyết tâm nhất (mình làm được điều này không?) và họ hiểu lời khen chính là dấu hiệu cho thấy mình đang đi đúng hướng và có thể kiên trì thực hiện.

    Một lời khen thật sự có thể quyết định tất cả, nó quyết định một người sẽ thành công hay bỏ cuộc. Hãy tạo ra sự khác biệt đó và đưa ra lời động viên khích lệ. Lời khen cũng có thể giúp làm tan biến thái độ lạnh lùng giữa bạn và người đối lập với mình. Như những gì chúng ta sẽ thảo luận, việc khen ngợi đòi hỏi một chút khiêm nhường, và điều đó cũng cho người tiếp nhận biết dù không thích họ ở những điểm khác, ít ra bạn có thể thừa nhận mình ngưỡng mộ một phẩm chất nào đó của họ. Sự mở lòng nho nhỏ đó thường có thể biến mối quan hệ xa cách thành mối quan hệ tốt, thậm chí là trở thành tình bạn thân thiết.


    Trong giao tiếp ứng xử, để tạo sự thân thiện, tin tưởng thì việc biết khen ngợi, động viên, khích lệ người khác đúng lúc, đúng chỗ sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ. Tổng thống Abraham Lincoln đã từng đúc kết: “Ai cũng muốn được người khác khen mình”. Đó là tâm lý phổ biến của con người. Nhưng khen cũng phải khen đúng, phải thật, phải từ tâm, chân thành, không vụ lợi, không xỏ xiên mới là người trung thực, có nhân cách. Trong cuộc sống, chúng ta nên biết động viên, khích lệ nhau. Khích lệ đúng lúc, đúng người thì chúng ta có thể nhìn thấy những điểm mạnh, sở trường của họ. Sếp biết quan tâm, khích lệ nhân viên thì sẽ tạo động lực làm việc cho họ. Sự thành công hội tụ từ những điều nhỏ nhất là vậy.

    Biết khen ngợi, khích lệ người khác
    Biết khen ngợi, khích lệ người khác
    Biết khen ngợi, khích lệ người khác
    Biết khen ngợi, khích lệ người khác
  4. “Một nụ cười bằng mười thang thuôc bổ”. Nụ cười đã được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp giải tỏa stress, thư giãn đầu óc, lấy lại tinh thần, khơi nguồn cảm hứng, sáng tạo. Nụ cười khiến con người ta xích lại gần nhau hơn, cảm thấy tin tưởng nhau hơn và sống có ý nghĩa. Vậy tại sao ta không mở lòng để cười to hơn mỗi ngày, để đón nhận tiếng cười của tất cả mọi người xung quanh, để thấy cuộc đời tuyệt vời hơn và được "sống sâu" hơn nữa?


    Lời nói đẹp là âm nhạc của thế gian. Ai cũng biết là lời nói có thể xoa dịu nỗi đau trong lòng, làm vơi đi những tâm trạng u buồn, chán nản. Một lời động viên đúng lúc, khiến con người ta thay đổi cách nghĩ, cách làm và dễ thành công hơn. Cũng một lời nhưng mang tính chê bai, hiềm khích thì làm cho tâm trí người nhận thêm những hằn học, tự ti, đầy mặc cảm. Một lời nói bao hàm sự ích kỷ, phán xét chưa thấu tình, đạt lý dễ khiến con người ta mang một nỗi tổn thương và vết cứa sâu trong tim, khiến họ dễ đánh mất niềm tin vào cuộc sống.

    Thế nên, hãy cẩn trọng với lời nói của mình bởi bạn đang sở hữu một con dao sắc bén, có thể gây ra những thương tổn về tinh thần của ai đó. Hãy biến lời nói của mình thành những hạt giống nhân ái, gieo vào lòng người nghe những thanh âm ngọt ngào, kết thành chuỗi yêu thương mỗi khi đối thoại trực tiếp.


    Trong giao tiếp ứng xử, nụ cười và giọng nói ngọt ngào là vũ khí vô cùng quan trọng. Trong giao tiếp hàng ngày, nụ cười là sứ giả đầu tiên gây thiện cảm. Nụ cười chẳng tốn hao gì mà mang lại nhiều lợi ích. Kẻ phú quý đến bậc nào mà thiếu nó cũng nghèo, kẻ nghèo hèn đến đâu mà có nó cũng trở thành sung sướng.

    Luôn giữ nụ cười trên môi và giọng nói ngọt ngào
    Luôn giữ nụ cười trên môi và giọng nói ngọt ngào
    Luôn giữ nụ cười trên môi và giọng nói ngọt ngào
    Luôn giữ nụ cười trên môi và giọng nói ngọt ngào
  5. Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay đời sống của con người phát triển kéo theo đó là sự bận rộn của cuộc sống thường ngày đôi khi con người bỏ lại phía sau sự yêu thương chia sẻ của mình đối với những nguòi khác trong xã hội hay chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Nhưng cho dù ở thời đại nào thì Quan tâm, lo lắng vẫn là điều thiết yếu để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội.


    Sống trong đời sống cần phải có tình với nhau, yêu thương và tôn trọng con người là nguyên tắc quan trọng trong giao tiếp ứng xử. Quan hệ xã hội là quan hệ cho – nhận, có đi có lại mới toại lòng nhau. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu ta biết đau với nỗi đau của người khác, vui với niềm hạnh phúc của người khác. Chỉ một hành động nhỏ, kịp thời, có lúc bạn đã cứu được một tâm hồn đang trên bờ vực của tuyệt vọng. Cho người ấy thêm niềm tin vào cuộc sống. Sẽ không khó khăn nếu chúng ta thật lòng cho đi yêu thương. Bởi điều đó rất có ý nghĩa với người được nhận sự đồng cảm. Còn người cho yêu thương thì sao? Họ sẽ trưởng thành hơn và tâm hồn của họ sẽ thêm giàu có. Thật trân trọng biết bao khi những người biết cho đi mà không cần nhận lại. Nếu ứng xử với lòng nhiệt tình, biết quan tâm, lo lắng cho người khác thì bạn cũng sẽ nhận được những giá trị tương tự như vậy.

    Quan tâm, lo lắng cho người khác
    Quan tâm, lo lắng cho người khác
    Quan tâm, lo lắng cho người khác
    Quan tâm, lo lắng cho người khác
  6. Chữ “tín” trong giao tiếp chính là nguyên tắc “khuôn vàng thước ngọc” mà bạn không thể bỏ qua. Nếu muốn lấy được lòng tin của đối tác thì điều quan trọng nhất là bạn nên giữ đúng lời hứa và luôn luôn đúng hẹn. Bởi vậy mà từ xưa đến nay câu nói “Chữ tín quý hơn vàng” để chỉ một trong 5 đức tính của một con người cần phải có đó là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.


    Do vậy, “một lần bất tín là vạn lần bất tin”, nếu bạn đã thất hứa một lần thì rất khó có thể lấy lại được lòng tin của đối phương trong những lần giao tiếp sau. Vậy nên, nếu bạn muốn thành công thì hãy luôn luôn ghi nhớ rằng: “tạo dựng lòng tin của người khác là tạo dựng lòng tin của chính mình.”

    Đảm bảo chữ tín trong giao tiếp
    Đảm bảo chữ tín trong giao tiếp
    Đảm bảo chữ tín trong giao tiếp
    Đảm bảo chữ tín trong giao tiếp
  7. "Lắng nghe chính là một thứ “gia vị” của cuộc sống. Bởi nếu trong giao tiếp mà không có sự lắng nghe và thấu hiểu thì chẳng khác nào một món ăn có thiếu đi một thứ gia vị quan trọng. Vì vậy, nếu bạn muốn người khác quan tâm đến mình thì trước hết bạn hãy học cách lắng nghe và khuyến khích họ nói về thành tích của họ nhiều hơn. Chính những chia sẻ chân thực từ 2 phía sẽ là sợi dây kết nối tạo nên một mối quan hệ vững bền và hiệu quả trong giao tiếp.


    Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá đào sâu vào cuộc sống của họ, hãy biết một điểm dừng đúng đắn cũng giống như việc lắng nghe phải có sự chọn lọc, bạn nghe họ nói không có nghĩa là họ nói gì cũng đúng. Nên bạn hãy luôn ghi nhớ một điều rằng: “nói ít, nhìn và lắng nghe nhiều”, từ đó hãy chắt lọc và xâu chuỗi chúng lại, chắc chắn bạn sẽ có những kinh nghiệm giao tiếp vô cùng “đắt giá”.

    Học cách lắng nghe và khuyến khích người khác nói về họ
    Học cách lắng nghe và khuyến khích người khác nói về họ
    Học cách lắng nghe và khuyến khích người khác nói về họ
    Học cách lắng nghe và khuyến khích người khác nói về họ
  8. Có câu: “Một lời nói vô ý là một xung đột hiểm họa, một lời nói nóng giận có thể làm hỏng cả một cuộc đời, một lời nói đúng lúc có thể là giảm sự căng thẳng, còn lời nói yêu thương có thể chữa lành mọi vết thương và mang đến sự bình yên”. Do vậy, khi giao tiếp, bạn hãy đặt mình vào vị trí của người khác, “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để không gây ra những tình huống làm cả 2 đều phải khó xử làm tổn thương người khác.


    Bởi “trách người hãy nghĩ đến ta”, nếu bạn không thông cảm và đặt mình vào vị trí của người khác thì sẽ không thấu hiểu được suy nghĩ của họ. Đôi khi, bạn ra đường gặp phải những người tốt, xấu khác nhau nhưng chắc chắn ít nhiều họ sẽ để lại cho bạn những kinh nghiệm sống đáng quý. Vì vậy, thay vì chỉ trích hay than phiền thì đừng vội phán xét điều gì mà hãy đặt mình vào vị trí của họ để thấu hiểu và cảm thông, bởi “biết mọi thứ cũng có nghĩa là tha thứ mọi thứ.”

    Đặt mình vào vị trí của người khác
    Đặt mình vào vị trí của người khác
    Đặt mình vào vị trí của người khác
    Đặt mình vào vị trí của người khác
  9. Cách ứng xử trong giao tiếp thông minh không chỉ nằm ở lời nói mà còn biểu hiện qua hành động, cử chỉ và nhất là ánh mắt của bạn. Việc thường xuyên cúi gầm đầu xuống hay đảo mắt liên hồi khi nói chuyện sẽ rất dễ khiến bạn để lại ấn tượng xấu trong mắt đối phương. Để tránh điều đó bạn cần nhìn thẳng vào mắt người đối diện, điều này sẽ khiến họ cảm thấy được tôn trọng và được lắng nghe hơn.


    Song nhìn thẳng không có nghĩa là nhìn chằm chằm mà thi thoảng bạn nên dừng lại và đưa mắt ngắm nhìn xung quanh để cả hai không bị căng thẳng, khó xử.

    Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp
    Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp
    Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp
    Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp
  10. Trong mọi tình huống, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình. Khi gặp bất đồng với sếp về quan điểm hay công việc, bạn hãy cư xử thật khéo léo và góp ý với sếp một cách tế nhị nhất. Tránh gây bất hòa, cãi vã với sếp khi ý kiến của bạn không được chấp nhận, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp.


    Để trở thành một nhân viên được sếp tin cậy và đánh giá cao, bạn cũng nên trình bày thẳng thắn, rõ ràng các chính kiến của mình trong công việc. Hãy tiến hành công việc của bạn trên tinh thần cùng hợp tác và phát triển.

    Học cách ứng xử với cấp trên
    Học cách ứng xử với cấp trên
    Học cách ứng xử với cấp trên
    Học cách ứng xử với cấp trên



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy