Top 10 Cách để trở nên kiên nhẫn hơn trong giao tiếp và cuộc sống
Việc tập luyện đức tính kiên nhẫn có thể được thể hiện qua những việc làm hàng ngày: xếp hàng mua một món ăn, ở thang máy, ở các ngã tư đông đúc giờ tan tầm mà ... xem thêm...không cáu gắt. Kiên nhẫn ở việc ngồi hàng giờ viết một bài văn, chờ hệ thống mạng chậm chạp trong trạng thái điềm tĩnh, tươi vui để làm việc,...Học được sự kiên nhẫn, bạn sẽ có được sự điềm tĩnh, khả năng ứng xử tao nhã, khôn ngoan trong mọi công việc thường ngày. Hãy cùng Toplist điểm qua những cách sau để trở nên kiên nhẫn hơn bạn nhé!
-
Chỉ ra những yếu tố thường làm bạn mất kiên nhẫn
Khi bạn không làm gì cả! Sự thiếu kiên nhẫn xuất hiện một cách âm thầm, và khi bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng hoặc không vui, có lẽ bạn cũng không nhận ra nguyên nhân tiềm ẩn của những cảm giác này chính là sự thiếu kiên nhẫn. Để giảm những lần thiếu kiên nhẫn, bạn cần phải nhận thức được điều này.
Những sự kiện, con người, giai đoạn hoặc tình huống nào có vẻ như luôn làm bạn mất đi sự bình tĩnh? Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để “kiềm chế” các cảm xúc của bạn. Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai. Hãy ngồi xuống và viết ra danh sách những thứ khiến bạn lo lắng, căng thẳng hoặc tức giận. Mấu chốt của hầu hết mọi vấn đề là chúng ta thường khó chấp nhận thực tế. Đối với bạn thì thực tế đó là gì?
-
Kìm chế sự nóng giận, vội vàng
Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có mất kiên nhẫn, tức giận hay trách mắng những lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Khi bạn nóng giận, đầu óc của bạn không tỉnh táo, dễ vội vàng sẽ làm hỏng chuyện và đánh mất cơ hội. Người nóng giận không kiểm soát được nhiều hành động và có thể mắc những sai lầm lớn.Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.
Bạn phải kiềm chế bản thân, biện pháp lúc này là bạn hãy ngay lập tức tìm cho mình một ly nước mát để “hạ hỏa” và để bình tĩnh hơn. Để bản thân bình tĩnh hơn bằng những cách đơn giản như đi dạo phố, đến một nơi thoải mái, ăn vài món khoái khẩu hay chơi trò chơi xả stress,...chắc chắn bạn sẽ bình tĩnh hơn đó. -
Đừng thường xuyên để mình rảnh rỗi
Khi bạn quá rảnh rổi thường đâm ra chán nản và có thế sinh nông nổi, có thể luôn chú ý đến một vấn đề gì đó. Trước hết, hãy hình dung "một ngày lý tưởng" với bạn là gì? Hay nói cách khác, bạn hãy tự điền vào vế sau của câu nói: Sẽ thật tuyệt nếu ngày hôm nay mình,…Mỗi người sẽ có "một ngày lý tưởng" khác nhau. Có người cảm thấy thật tuyệt nếu được bắt đầu ngày mới thật sớm, được ngồi thiền, uống một cốc sữa nóng và sau đó là đi bộ trước khi bắt đầu một buổi lao động hăng say. Người khác lại thích ngồi thật lâu ở quán cà phê, nhâm nhi hương vị buổi sáng, nhất định phải tự chuẩn bị bữa trưa và được "hẹn hò" với những người thân thiết,...
Nếu như trong lúc này bạn dễ đánh mất sự kiên nhẫn. Hãy cứ để bản thân làm việc và sáng tạo trong thời gian chờ đợi. Như vậy, bạn sẽ không thường xuyên nhìn đồng hồ và bạn sẽ không cảm thấy thời gian trôi qua vô ích nữa.
-
Nhìn nhận thực tế
Mặc dù bạn đã có kế hoạch nhưng mọi việc không phải lúc nào cũng diễn ra như dự tính. Hãy chấp nhận khó khăn và những khúc quanh co trong cuộc sống một cách khéo léo. Đặt ra kỳ vọng thiết thực. Điều này không chỉ áp dụng cho hoàn cảnh mà còn để ứng xử với hành vi của những người xung quanh.
Nếu bạn nổi nóng với ai đó vì họ vô tình không làm vừa ý bạn, thì điều đó có nghĩa là bạn không hề nhìn nhận sự thật rằng con người không ai hoàn hảo. Cho dù sự việc đó không xảy ra không chỉ một lần mà là nhiều lần do sự cẩu thả, thì việc mất kiên nhẫn của bạn sẽ không làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn. Đó là việc cần được giải quyết bằng sự tự chủ và trao đổi nếu có thể.
-
Cho bản thân nghỉ ngơi
Chỉ ngồi yên và suy nghĩ. Đừng xem tivi, thậm chí không đọc sách. Không làm gì cả. Ban đầu sẽ rất khó khăn và bạn có thể bạn sẽ mất kiên nhẫn sau một hoặc hai phút, nhưng ít phút đó thật sự có thể làm cho cuộc sống của bạn chậm lại, và đó là một điều quan trọng để xây dựng thái độ cần thiết cho việc hình thành sự kiên nhẫn.
Đừng đóng khung bản thân và thế giới quanh bạn theo chuẩn mực không thể đạt được. Chắc chắn là chúng ta sẽ kiên nhẫn hơn nếu không nghe tiếng khóc của trẻ nhỏ, đĩa không bị vỡ, máy vi tính không bị treo và mọi người không mắc sai lầm, nhưng đó là những điều không bao giờ xảy ra. Việc trông đợi cuộc sống diễn ra một cách êm đềm chẳng khác nào việc bạn đập đầu vào tường. Hãy để bản thân thật sự được thư giãn bạn nhé.
-
Luôn nhìn cuộc đời một cách tích cực
Không có gì sai nếu tự phê bình bản thân, nhưng tư tưởng lúc nào cũng bi quan thì sẽ kéo theo các cảm xúc khác đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ “Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế như thế,…À, việc này cũng đâu đến nỗi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm nó tốt hơn,…”Đôi lúc chính những rắc rối thường ngày mà mà chúng ta gặp phải khiến bản thân quên đi rằng cuộc sống còn nhiều điều tươi đẹp.
Một điều tốt lành, may mắn xảy đến cho bạn? Hãy cảm ơn vì điều đó. Trong quan hệ với mọi người, hãy nhìn vào điểm tốt của họ chứ đừng chỉ biết chê bai chỉ trích, mất kiên nhẫn với họ. Nếu một điều gì xảy ra dù cho nó bất lợi với bạn thì hãy cố gắng tìm ra khía cạnh tích cực của vấn đề,…Đó chính là cách mà người lạc qua thường làm. Khi mặt tích cực của bạn xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, kiên nhẫn hơn và gặt hái nhiều thành công hơn.
-
Ghi nhận cảm xúc
Cảm xúc rất quan trọng, có giá trị và đáng được quan tâm. Phần tình cảm trong chúng ta rất đặc biệt. Nếu làm cảm xúc biến mất, nếu xua đuổi cảm xúc, chúng ta sẽ đánh mất phần quan trọng của bản thân và cuộc sống của mình. Cảm xúc đem lại cho ta niềm vui cũng như nỗi buồn, sự sợ hãi và giận dữ. Phần cảm xúc bên trong biết cười lẫn biết khóc. Nó là trung tâm trao đi và nhận lại hơi ấm của tình yêu thương. Đây là phần giúp ta cảm thấy gần gũi, kiên nhẫn hơn với người khác, đồng thời tận hưởng từng cái chạm cảm xúc tinh tế.
Chúng ta không nhất thiết phải để cảm xúc chi phối mình. Ta không cần phải la hét hay động tay động chân chỉ vì giận dữ hay mất kiên nhẫn. Ta không cần nằm ườn trên giường cả ngày chỉ vì thấy buồn hay chán nản. Ta e sợ bị trượt không có nghĩa là ta không ứng tuyển vào công việc đó. Phản ứng đúng đắn với cảm xúc còn có nghĩa là ta đã chịu trách nhiệm cho chính bản thân mình.
-
Rèn luyện qua các bài test
Tự mình đặt tình huống bất ngời, hoặc nhờ bạn bè giúp mình kiểm tra tính kiên nhẫn của bản thân. Sau một quá trình rèn luyện bạn sẽ thấy sự kiên nhẫn của mình lớn hơn. Sự kiên nhẫn sẽ được thể hiện trong những công việc hàng ngày cũng như cách ứng xử của bạn.
Có rất nhiều cách tập cho bạn tính kiên nhẫn, chỉ cần bạn cảm thấy phù hợp. Hãy sống chậm lại để cảm nhận những giá trị cuộc sống và tập cho mình những đức tính cần thiết nhé.
-
Chiến đấu với bất kỳ cảm giác nào trái ngược với sự kiên nhẫn
Bộ não của chúng ta vẫn có cơ chế sinh học điều khiển phản ứng chiến đấu hoặc chống trả lại nguy hiểm từ bên ngoài để bảo vệ sự an toàn. Khi nói đến sự an toàn về cảm xúc, chúng ta muốn có những gì chúng ta muốn, muốn vượt lên phía trước và muốn đạt được nhiều hơn so với người bên cạnh.
Điều này không hẳn là xấu, nó chỉ là cơ chế sinh học. Vì vậy, để tăng tính kiên nhẫn, bạn cần học cách chiến đấu với bất kỳ cảm giác nào trái ngược với sự kiên nhẫn, bao gồm: Sự phẫn nộ; kích thích; khiển trách; sự thất vọng.
-
Tập thói quen chờ đợi
Một trong những cách hiệu quả nhất để trở nên kiên nhẫn hơn là bắt bản thân phải chờ đợi mọi thứ. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý cho thấy rằng, việc khiến bản thân chờ đợi những điều bạn đang mong muốn không chỉ có thể tăng cường sự kiên nhẫn mà còn khiến bạn hạnh phúc hơn về lâu dài.