Top 10 Phong cách thiết kế nội thất thịnh hành nhất
Để có được không gian sống hoàn hảo, nội thất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy vậy, thiết kế nội thất không gian cần có sự thống nhất về phong cách, phù ... xem thêm...hợp với sở thích của gia chủ. Dưới đây Toplist xin gợi ý đến bạn những phong cách thiết kế nội thất đang thịnh hành nhất hiện nay.
-
Minimalism là gì? Phong cách tối giản (hay Phong cách nội thất tối thiểu) là phong cách thể hiện sự đa dạng của nghệ thuật, đặc biệt trong nghệ thuật thị giác và âm nhạc, ở đây phẩm được yêu cầu thiết kế tối giản nhất có thể. Ở một nơi đất chật người đông, đây là phong cách rất phổ biến trong thiết kế nội thất văn phòng TPHCM.
Phong cách Minimalism thu hút bởi sự đơn giản và tinh tế mà nó mang lại. Nội thất mang đường nét tối thiểu, ít chi tiết, và giảm đối đa số lượng, đặc biệt mọi chi tiết đều mang những ý nghĩa nhất định nhằm tạo ra không gian hài hòa và thông thoáng nhất.
Phong cách tối giản trong nội thất vô cùng thịnh hành ở châu Âu – cái nôi của nội thất thế giới. Phong cách này còn ảnh hưởng trực tiếp đến các xu hướng, phong cách nội thất khác của các nước Bắc Âu từ thập niên 90 đến nay, và còn lan rộng đến các nước ở Châu Mỹ.
Tại Châu Á phong cách này xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản được xem là bậc thầy của phong cách tối giản, bạn có thể tìm thấy phong cách này ở hầu hết công trình tại Nhật, kể cả đương đại lẫn truyền thống.
Theo phong cách này, nội thất trong không gian ưu tiên tính gọn gàng với gam màu trung tính là chủ đạo. Không gian Minimalism thường không xuất hiện quá 3 màu, bao gồm một màu nền, một màu chủ đạo, màu còn lại làm điểm nhấn. Bên cạnh đó, nội thất tối giản thường chú trọng đến khối hình học như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật.
-
Phong cách Modernism hay còn được gọi là phong cách hiện đại. Modernism là phong cách hình thành từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 lấy cảm hứng từ trường phái thiết kế nổi tiếng Bauhaus của Đức và phong cách nội thất Scandinavian (Bắc Âu). Nội thất nhà ở theo phong cách hiện đại xoay quanh chủ đề tối giản, đề cao công năng, đường nét sạch sẽ gọn gàng và chất liệu tự nhiên.
Phong cách hiện đại thường bị nhầm lẫn với phong cách đương đại. Trang trí nội thất theo phong cách hiện đại sử dụng các vật liệu tự nhiên, gam màu trung tính hoặc màu nâu. Các gam màu này bạn có thể bắt gặp trong các kiểu dáng đương đại, tuy nhiên, khác với đương đại, kiểu dáng hiện đại sẽ có màu đơn sắc. Các phong cách thiết kế nội thất hiện đại không chỉ phù hợp với nhà ở mà còn có thể áp dụng cho văn phòng.
Phong cách Modernism đến nay vẫn khẳng định được “phong độ”, chiếm được sự yêu thích của đông đảo gia chủ Việt. Rất nhiều ngôi nhà từ thành thị đến nông thôn, từ diện tích nhỏ đến lớn đều ứng dụng phong cách nội thất này. Tính đơn giản nhưng vẫn đảm bảo công năng và thẩm mỹ là điều khiến phong cách này dễ dàng được ứng dụng cho bất kỳ không gian nào.
-
Phong cách Japandi là sự kết tinh giữa những nét đặc sắc nhất của hai phong cách: Nhật Bản trang nhã, tinh tế và Scandinavian lịch lãm, hiện đại. Sự kết hợp độc đáo này tạo thành phong cách Japandi ấm áp, và thoải mái so với phong cách tối giản trước đây.
Phong cách Japandi đơn giản là một phong cách hỗn hợp. Tên gọi “Japandi” chính là từ được ghép từ tên 2 phong cách tạo ra nó bao gồm Japanese (phong cách Nhật Bản) và Scandinavian (phong cách Bắc Âu).
Không hề khó hiểu tại sao các nhà thiết kế lại kết hợp hai phong cách này bởi mặc dù chúng có những khía cạnh khác nhau nhưng lại mang những nguyên tắc tương tự nhau. Scandinavian mang trong mình hơi hướng nhẹ nhàng, sang trọng nhưng hết sức đơn giản. Còn phong cách Nhật Bản thì luôn gắn liền với chủ nghĩa đơn giản và khổ hạnh (asceticism). Vì thế cả hai đều hướng tới sự đơn giản, công năng của nội thất hơn là trang trí.Japandi là một trong các phong cách thiết kế nội thất mới nhất nhưng cũng rất được lòng nhiều người bởi sự đơn giản, gần gũi, thân thiện. Phong cách thiết kế nội thất này được lấy cảm hứng từ thiên nhiên nên thường sử dụng những vật liệu tự nhiên, màu sắc trung tính và không thể thiếu ánh sáng tự nhiên kết hợp cây xanh.
-
Wabi Sabi là một thuật ngữ tiếng Nhật, về căn bản có nghĩa là tìm kiếm nét đẹp chưa hoàn thiện. Nó là việc phối hợp của 2 từ riêng biệt, Wabi + Sabi.
Wabi khi là nhận ra sự đủ đầy trong tâm hồn qua những nhu cầu sống đơn sơ, mộc mạc và khiêm tốn về vật chất. Từ này nó còn mang ý nghĩa hưởng thụ sự tĩnh lặng từ thiên nhiên.
Sabi đó chính là vẻ đẹp được mài dũa qua bàn tay của không gian và thời gian khi các đồ vật khoác lên mình chiếc áo sần sùi, bụi sạm màu nhưng nét đẹp mang đầy đủ độ “chín”, khuất lấp sau lớp bụi mờ là phẩm giá, cũng như khí chất tao nhã. Nhiều vết lấm, vệt hằn, sứt mẻ, hư tổn mà khi thời gian đi qua và để lại biến những vật phẩm trở nên có giá trị và hoài xưa.
Một ngôi nhà được thiết kế theo phong cách nội thất Wabi Sabi, đầu tiên yếu tố giản dị sẽ là đặc điểm khiến nhiều người có thể nhận ra ngay. Những thiết kế và vật dụng mang lối giản dị, chân thật, đơn sơ mộc mạc, nó khiến cho gia chủ luôn có cảm giác yên bình khi sống tại đó. Khác với việc thường xuyên bổ sung những món đồ còn mới sáng loáng, cầu kỳ, hay việc luôn suy nghĩ làm sao để căn nhà luôn đầy đủ hoàn chỉnh, người đam mê phong cách thiết kế Wabi Sabi sẽ hướng đến tìm kiếm sự hòa hợp và hợp lý giữa tính chân thật, sự đơn giản, và những điều không hoàn hiện.
Trong chuyên môn thiết kế nội thất, thì phong cách thiết kế Wabi Sabi được ưa chuộng vì phong cách này tôn trọng nét đẹp nguyên bản, đó là nét đẹp của sự thô mộc. Mà tại đó, những nhà thiết kế nội thất không đặt nặng quá quan tâm về cấu trúc tỉ lệ, mà đa phần sẽ chú trọng vào nội dung thông điệp được truyền tải những món đồ vật nhỏ, từng chiếc ghế, đợt kệ những mảng trần tường vôi tô xô kệch được đắp 1 cách không đồng đều hay mượt mà.
-
Dù đã trải qua vài chục năm nhưng những công trình kiến trúc mà Pháp để lại vẫn rất kiên cố và vẻ đẹp của riêng mình. Trong đó phong cách Indochine là sự kết hợp vừa tinh tế vừa nổi bật giữa niềm hoài cổ của truyền thống Á Đông và sự lãng mạn, hiện đại của kiến trúc Pháp.
Nếu bạn từng thắc mắc phong cách Indochine là gì thì trong tiếng Pháp dùng để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương (hay còn gọi là bán đảo Trung-Ấn) bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, cụ thể là hai nền văn hóa lớn của nhân loại: Trung Quốc và Ấn Độ.
Ở Việt Nam, phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc do 1000 năm đô hộ, còn Lào và Campuchia thì chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ. Với phong cách kết hợp đầy sáng tạo đã tạo nên một phong cách Indochine mang tính thẩm mỹ cao, thể hiện được tinh hoa văn hóa 2 khu vực thế giới cùng với bản sắc và bề dày lịch sử.
Bất kỳ ai cũng sẽ bị thu hút bởi nét mộc mạc, dân giã với các trang bị tối giản nhất khi giường, phản,… thay thế cho bàn ghế. Ngoài ra sự kết hợp giữa nét đẹp hiện đại, và phong cách nội thất hiện đại châu Âu cách tân của Pháp được nhiệt đới hóa bởi bản sắc bản địa, phù hợp với khí hậu, …trong phong cách này mang tính thẩm mỹ vô cùng cao. Hiện, phong cách Indochine là một trong các phong cách thiết kế nội thất đang rất thịnh hành, phù hợp với nhà ở, khách sạn, nhà hàng, resort,... Điểm nổi bật của phong cách này chính là sự kết hợp của nét đẹp hiện đại và những món nội thất tối giản, mang màu sắc mộc mạc, gần gũi, tối ưu công năng sử dụng. -
Phong cách Scandinavian (còn có tên gọi khác là Bắc Âu) là phong cách có sự kết hợp cân bằng giữa 3 yếu tố: vẻ đẹp – tối giản – chức năng tiện dụng. Hiện nay, phong cách này rất được ưa chuộng bởi sự giản dị, ấm áp, thông thoáng tạo cho không gian sống đầy sự thoải mái.
Nhắc đến phong cách nội thất Bắc Âu thì không thể không nhắc đến các vật liệu cấu thành từ những loại gỗ tự nhiên, da và lông thú cộng hưởng cùng gam màu trắng và đất. Phong cách nội thất scandinavian dần trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các kiến trúc sư trên thế giới.
Điểm ấn tượng nhất của phong cách này chính là sự đơn giản, tinh tế được thể hiện qua những món nội thất được làm từ chất liệu như gỗ, đá, lông thú,... với gam màu trung tính, Với thiết kế này, không gian sẽ trở nên gần gũi, ấm cúng hơn, tạo cảm giác thư giãn cho các thành viên trong gia đình. -
Phong cách nội thất tối đa hay còn gọi là phong cách nội thất Maximalism. Đây là một thuật ngữ được sử dụng từ những năm 1970, trong cả thiết kế nội thất cũng như về mặt thị giác. Tiêu chí của phong cách nội thất tối đa Maximalism chính là More is more khi kết hợp nhiều chi tiết và màu sắc để thể hiện dấu ấn mạnh mẽ với người xem.
Cách thiết kế của Maximalism là sự giao thoa của nhiều vật liệu trang trí, của các đường nét và hình thái thiết kế, cùng với sự kết hợp của nhiều màu sắc để tạo nên một tổng thể đặc biệt, thường gây choáng ngợp cho người chiêm ngưỡng vì sự phức tạp, nhưng có trật tự nhất định.
Nhiều người thường định nghĩa phong cách nội thất tối đa Maximalism trái ngược với phong cách thiết kế nội thất tối giản Minimalism. Trong khi phong cách Minimalism giản lược các chi tiết, càng ít càng tốt, nhằm tạo ra không gian trống trải và đơn giản thì phong cách Maximalism lại tuân thủ chủ nghĩa càng nhiều càng tốt, nhằm đảm bảo sự thoải mái, tiện dụng và mật độ khá dày đặc.
Có một điều đáng chú là Maximalism không phải phong cách thiết kế nội thất chú trọng đến thẩm mỹ. Chính vì thế phong cách này không thích hợp để ứng dụng trong các thiết kế chung cư hiện đại. -
Trong suốt thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, phong cách nội thất tân cổ điển (Neo-Classical Interior) đã phát triển và thống trị toàn bộ kiến trúc ở Châu Âu. Tân cổ điển chú trọng nhiều đến sự đơn giản, cân đối trong các đường nét thiết kế. Tuy nhiên, chúng vẫn mang lại cho căn hộ một vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng, đầy quý phái từ năm này sang năm khác.
Phong cách tân cổ điển theo nghĩa dễ hiểu là quá trình lược bỏ các chi tiết cầu kỳ, khá rườm rà của thiết kế nội thất cổ điển và có sự giản đơn trong việc hình thành các hoa văn, họa tiết. Thông thường, tân cổ điển sẽ có màu sắc theo hướng kiến trúc châu Âu hiện đại nhằm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng. Nhắc đến phong cách tân cổ điển không thể nào không nhắc đến 4 yếu tố quan trọng, góp phần cấu thành nên phong cách tuyệt mỹ này, gồm: không gian, màu sắc, hoa văn họa tiết và chất liệu.
Việc phân chia không gian theo từng mảng, ô tuân theo quy tắc “tỷ lệ vàng” là điều kiện tiên quyết trong thiết kế nội thất phong cách tân cổ điển. Tỷ lệ này sẽ giúp việc thiết kế nội thất chung cư 65m2 được sắp xếp một cách tinh tế, hài hòa, mang tính nghệ thuật cao. Thiết kế nội thất tân cổ điển tập trung vào những hoa văn mềm mại, nhẹ nhàng. Màu sắc sử dụng trong không gian thường là những gam màu trang nhã nhưng vẫn toát lên được vẻ sang trọng, quyền quý như trắng, kem, xanh rêu, nâu, đỏ, vàng nhạt,...Những chất liệu thường sử dụng trong thiết kế nội thất theo phong cách tân cổ điển là đá hoa cương, gỗ, da. Các loại chất liệu cao cấp này được chế tác khá cầu kỳ, sáng bóng, giúp cho không gian sống của bạn tỏa sáng. -
Đây là phong cách đại diện cho trường phái thiết kế nội thất của thời đại mới. Kiến trúc Bauhaus tập trung vào việc tối giản hóa các chi tiết, từ màu sắc đến nội thất sử dụng. Không gian sống theo style này rất gọn gàng, sạch sẽ và mọi chi tiết đều được sắp xếp theo bố cục hợp lý, không rối mắt.
Đặc biệt, mỗi vật dụng đều có công năng riêng, phục vụ cho nhu cầu, sinh hoạt của gia chủ, không một vật dụng nào trưng bày mà không có mục đích của nó. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thiết kế nội thất, trường phái này còn được áp dụng trong thời trang và mỹ thuật cũng theo hơi hướng nguyên tắc trên.
Đến thời điểm hiện tại, kiến trúc này đã tồn tại và phát triển hơn 100 năm. Chính vì thế, phong cách này trong nội thất đã và đang trở thành một biểu tượng tiêu biểu trong giới kiến trúc thế giới. Bởi Bauhaus cũng có những đặc trưng cơ bản của riêng mình so với những phong cách khác nên mới giữ được vị thế cho đến ngày nay và được nhiều công trình áp dụng.
Vừa hiện đại, đa năng mà lại tối ưu chi phí cách tối đa nên phong cách nghệ thuật Bauhaus được đông đảo các gia đình Việt ưa chuộng và xem đây là phong cách điển hình cho đỉnh cao của nghệ thuật nội thất. Các gia chủ có thể dễ dàng tự tìm hiểu, decor không gian nhà mình theo phong cách này mà không cần đầu tư quá nhiều vào chi phí thiết kế cầu kỳ. -
“Vintage” có nguồn gốc từ tiếng Pháp, dịch ra có nghĩa là rượu hoặc dầu. Về sau, thuật ngữ này được sử dụng dùng để gọi tên những chiếc xe cũ, đã có thời gian sử dụng ít nhất là nửa thế kỷ. Tiếp về sau, “Vintage” còn được sử dụng để chỉ những bộ quần áo second – hand. Trong thiết kế không gian nội thất, phong cách Vintage chính là sự pha trộn của những thiết bị hiện đại như máy tính, đồ gia dụng, đèn trang trí… kết hợp cùng với những món đồ đã cũ kỹ như bàn ghế tróc sơn, những khung ảnh, chùm đèn cổ.
Phong cách nội thất Vintage được chia thành hai loại với những cách phối màu khác nhau:
- Phong cách Mid Century Modern: đây là phong cách được sử dụng nhiều ở những năm từ 1930 đến 1960 và có sự sử dụng các tone màu rất ấn tượng.
- Phong cách Art Deco Vintage: được sử dụng nhiều trong những năm 1920 đến 1940, phong cách này thiên về màu sắc trung tính và những màu sắc có thể mang đến sự nhẹ nhàng.