Top 10 Phong tục cưới hỏi thú vị nhất thế giới

Tú Anh 1479 0 Báo lỗi

Một đám cưới là một buổi lễ đẹp để kỷ niệm sự kết hợp của hai người trên hành trình chia sẻ phần còn lại của cuộc đời họ với nhau. Mỗi nền văn hóa có phong tục ... xem thêm...

  1. Khạc nhổ vào ai đó ở hầu hết các nền văn hóa trên thế giới được coi là thô lỗ hoặc thiếu văn minh nhưng không phải đối với người Maasai, những người sống ở Kenya và phía bắc Tanzania. Đối với những người này, khạc nhổ là một dấu hiệu của sự tôn trọng. Hành động được thực hiện để chào nhau, chào đón hoặc chia tay một người bạn, để mặc cả và chúc ai đó may mắn. Khi chào hỏi, họ nhổ nước bọt vào lòng bàn tay trước khi bắt tay. Khạc nhổ giữa những người Maasai, những người thường có cuộc sống bán du mục, cũng được coi là một hình thức ban phước lành.


    Cha mẹ, bạn bè và các thành viên trong gia đình nhổ nước bọt vào trẻ sơ sinh để chúc chúng may mắn và trường thọ. Maasai là một trong những bộ lạc nổi tiếng và độc đáo nhất ở Châu Phi nhờ nền văn hóa được bảo tồn lâu đời của họ. Truyền thống nhổ nước bọt vào cô dâu để được ban phước và tôn trọng là một thông lệ trong đám cưới của bộ lạc Maasai. Vào ngày cưới, đầu cô dâu được cạo sạch sẽ và bôi dầu và mỡ cừu lên đầu. Cha của cô dâu sau đó chúc phúc cho con gái mình bằng cách nhổ nước bọt lên trán và ngực của cô dâu. Khạc nhổ giữa người Maasai về cơ bản được coi là một chuẩn mực văn hóa mặc dù nhiều nhà nhân chủng học đã lên án nó vì xu hướng lây lan dịch bệnh.

    Truyền thống nhổ nước bọt vào cô dâu để được ban phước và tôn trọng của bộ lạc Maasai
    Truyền thống nhổ nước bọt vào cô dâu để được ban phước và tôn trọng của bộ lạc Maasai
    Truyền thống nhổ nước bọt vào cô dâu để được ban phước và tôn trọng của bộ lạc Maasai
    Truyền thống nhổ nước bọt vào cô dâu để được ban phước và tôn trọng của bộ lạc Maasai

  2. Lễ cưới của người Bà la môn Tamil thường được tiến hành bởi một linh mục và có đầy đủ các nghi lễ và truyền thống nhằm chúc phúc cho các cặp vợ chồng mới cưới. Cô dâu và chú rể thường mặc trang phục truyền thống của Ấn Độ và cô dâu có thể mặc sari với đồ trang sức bằng vàng truyền thống. Lễ cưới thường diễn ra trong chùa, và tiệc chiêu đãi thường được tổ chức trong sảnh tiệc. Các nghi lễ đám cưới của Bà la môn Tamil là tập hợp các phong tục và tập quán độc đáo được thực hiện trong một đám cưới của Bà la môn Tamil.


    Một truyền thống đám cưới khác thường khác được thực hiện bởi người Bà la môn Tamil ở miền nam Ấn Độ. Một trong nhiều nghi lễ cưới hỏi hết sức thú vị đó chính là chú rể phải giả vờ xem xét lại cuộc hôn nhân và rời đi để trở thành linh mục trong khi các thành viên trong gia đình thuyết phục anh ta ở lại và tiếp tục đám cưới. Vị linh mục sẽ cử hành lễ cưới cũng tham gia vào việc cố gắng “thay đổi suy nghĩ của chú rể”. Sau tất cả những điều này, cuối cùng chú rể cũng tiến vào hôn trường, nhà gái chào đón anh ấy và các nghi lễ cưới khác bắt đầu.

    Truyền thống giả vờ hủy hôn của người Bà la môn Tamil ở miền nam Ấn Độ
    Truyền thống giả vờ hủy hôn của người Bà la môn Tamil ở miền nam Ấn Độ
    Truyền thống giả vờ hủy hôn của người Bà la môn Tamil ở miền nam Ấn Độ
    Truyền thống giả vờ hủy hôn của người Bà la môn Tamil ở miền nam Ấn Độ
  3. Những truyền thống cưới hỏi kỳ lạ mang tính biểu tượng này thường đặc trưng về mặt văn hóa và vô cùng hấp dẫn. Từ nghi lễ chặt khúc gỗ cho đến nghi thức đập vỡ đĩa, đây là một số truyền thống đám cưới thú vị nhất ở Đức. Như trường hợp của nhiều nền văn hóa, truyền thống đám cưới ở Đức bắt đầu trước buổi lễ. Một trong những truyền thống như vậy được gọi là polterabend, diễn ra hầu hết các đêm trước đám cưới.


    Bữa tiệc này sẽ được tổ chức tại nhà cô dâu hoặc ở một địa điểm sang trọng hơn hoặc tại quê hương của các cặp đôi. Các vị khách được mời đến sẽ mang theo bình, chai, lọ,... bằng gốm, sứ. Truyền thống bắt đầu và nhanh chóng trở nên ồn ào khi mọi người tham gia đập vỡ những chiếc đĩa, bát, đồ làm bằng sứ như một cách để chúc phúc cho vợ chồng sắp cưới. Tục lệ cho rằng càng nhiều mảnh gốm vỡ thì cặp đôi càng gặp nhiều may mắn trong cuộc sống hôn nhân. Sau khi buổi lễ kết thúc, cặp đôi dọn dẹp đống lộn xộn như một biểu tượng rằng họ có thể phối hợp tốt với nhau để thực hiện các công việc hay sự kiện khác nhau trong suốt hôn nhân của cả hai.

    Truyền thống đập vỡ bát đĩa của Đức
    Truyền thống đập vỡ bát đĩa của Đức
    Truyền thống đập vỡ bát đĩa của Đức
    Truyền thống đập vỡ bát đĩa của Đức
  4. Đám cưới của Pháp ngày nay đều hướng đến việc kết hợp phong cách đương đại với các phong tục lâu đời. Mặc dù một số truyền thống lâu đời hơn đã không còn tồn tại, tuy nhiên vẫn còn nhiều phong tục tổ chức đám cưới truyền thống đáng yêu của Pháp mà các cặp vợ chồng hiện đại chọn để kết hợp vào ngày cưới của họ. Ở Pháp, khi mọi người kết hôn (đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ), bạn bè và gia đình tập trung tại nhà của cặp đôi mới cưới và vừa đập xoong nồi vừa la hét ca hát. Các cặp vợ chồng mới cưới phải ra ngoài và phục vụ đồ uống và đồ ăn nhẹ cho những vị khách này và đôi khi còn cho họ tiền để khiến họ rời đi.


    Trong một số trường hợp, nếu những vị khách không được chú ý, họ sẽ đột nhập vào nhà và bắt cóc chú rể và mang đến một nơi xa. Sau đó chú rể sẽ phải tìm đường về nhà trong khi có lẽ không mặc quần áo. Truyền thống về charivari (hay còn gọi là shivaree) này bắt đầu từ thời Trung cổ. Khi các góa phụ được cho là kết hôn quá sớm, những người hàng xóm đã thực hiện hành vi gây rối này vào đêm tân hôn. Tuy nhiên, truyền thống này ngày nay được nhiều cặp đôi với yếu tố vui vẻ và gây náo nhiệt là chính.

    Truyền thống đập xoong nồi trong nhà của cặp đôi mới cưới tại Pháp
    Truyền thống đập xoong nồi trong nhà của cặp đôi mới cưới tại Pháp
    Truyền thống đập xoong nồi trong nhà của cặp đôi mới cưới tại Pháp
    Truyền thống đập xoong nồi trong nhà của cặp đôi mới cưới tại Pháp
  5. Blackening hay bôi đen cô dâu chú rể là một phong tục đám cưới truyền thống được thực hiện trong vài ngày hoặc vài tuần trước khi kết hôn ở các vùng nông thôn của Scotland và Bắc Ireland. Nguồn gốc của phong tục này vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên, có nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bôi đen đã phát triển từ một nghi lễ trước đó của người Scotland được gọi là rửa chân. Không rõ nó bắt đầu từ khi nào, nhưng có lẽ Blackening bắt đầu như một nghi thức rửa mặt long trọng cho cả nam và nữ vào đêm trước đám cưới của họ và bao gồm cả việc bôi đen bàn chân và cẳng chân vào đầu thế kỷ 19. Sau đó một thời gian, nó đã phát triển thành một loại trò chơi, trong đó chân và bàn chân được luân phiên bôi đen.


    Khi tiến hành Blackening, cô dâu và chú rể bị bạn bè và gia đình "bắt giữ", phủ đầy thức ăn hoặc nhiều loại chất kết dính , sau đó diễu hành công khai cho cộng đồng xem. Thông thường, cặp đôi bị những người "bắt giữ" trói vào một cái cây hoặc bị đưa đi khắp thị trấn trên thùng sau của một chiếc xe tải mui trần, kèm theo tiếng va chạm xoong nồi loảng xoảng. Không có quy tắc nghiêm ngặt nào liên quan đến hành động bôi đen toàn thân cả cô dâu chú rể, miễn sao khiến cho họ trông lộn xộn và càng nhiều người chứng kiến cặp đôi càng tốt. Người ta tin rằng sau khi cùng nhau vượt qua điều này, cặp đôi có thể vượt qua mọi thử thách và gian khổ mà hôn nhân phải trải qua.

    Phong tục bôi đen của người Scotland
    Phong tục bôi đen của người Scotland
    Phong tục bôi đen của người Scotland
    Phong tục bôi đen của người Scotland
  6. Phong tục khóc trong lễ cưới đã có từ lâu đời ở nhiều vùng phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc và thịnh hành cho đến cuối thời nhà Thanh (1644-1911). Những người lớn tuổi tin rằng tập tục này có thể được sử dụng để bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu của cô dâu đối với bậc sinh thành và những người thân khác trong gia đình. Nếu cô dâu mới không khóc trong lễ cưới, thì khách khứa sẽ coi thường cô ấy là một cô gái kém văn hóa. Cô dâu bắt đầu tập khóc một tháng trước đám cưới thực sự. Cô dành một giờ mỗi đêm để khóc lớn. Sau 10 ngày kể từ ngày này, mẹ của cô dâu cùng tham gia thực hành, theo sau là bà của cô dâu và những người thân là nữ khác. Những giọt nước mắt không biểu thị nỗi buồn mà thay vào đó là niềm vui và hy vọng.


    Dù không còn phổ biến như trước nhưng tục lệ khóc trong lễ cưới này vẫn được người dân nhiều nơi, đặc biệt là người Tujia, coi đây là một thủ tục cưới hỏi cần thiết. Ở các nơi khác nhau trong tỉnh là rất giống nhau. Theo các cụ kể lại, cô dâu nào cũng phải khóc trong đám cưới. Nếu không, những người hàng xóm của cô dâu sẽ coi thường cô như một cô gái kém văn hóa và cô sẽ trở thành trò cười của cả làng. Thực tế đã có trường hợp cô dâu bị mẹ đánh vì không khóc trong lễ cưới.

    Phong tục khóc trong lễ cưới của Trung Quốc
    Phong tục khóc trong lễ cưới của Trung Quốc
    Phong tục khóc trong lễ cưới của Trung Quốc
    Phong tục khóc trong lễ cưới của Trung Quốc
  7. Một bộ lạc ở Indonesia cấm các cặp vợ chồng mới cưới sử dụng nhà vệ sinh trong ba ngày sau đám cưới. Những người thuộc bộ lạc Tidong tin rằng việc phá vỡ quy tắc này sẽ mang lại điều xui xẻo cho các cặp vợ chồng như hôn nhân tan vỡ, ngoại tình hoặc con cái chết khi còn nhỏ. Vì vậy, cặp đôi được nhiều người theo dõi và chỉ được phép ăn một lượng thức ăn và đồ uống tối thiểu. Sau ba ngày, họ được tắm rửa và sau đó được phép sử dụng nhà vệ sinh.


    Người Tidong là cư dân của khu vực đông bắc Borneo, gần biên giới giữa Indonesia và Malaysia. Bất cứ khi nào một lễ cưới được tổ chức trong bộ lạc, cặp đôi phải tuân theo tập tục đặc biệt. Sau khi tất cả các đám rước đã hoàn thành, cặp đôi được đưa đến một căn phòng nơi họ phải trải qua ba ngày đầu tiên của hôn nhân. Nhưng họ không thể đáp lại tiếng gọi của tự nhiên. Cặp đôi mới cưới được giám sát bởi người thân, họ cũng chịu trách nhiệm trông chừng để đảm bảo cặp đôi thực sự vượt qua thử thách mà không lừa dối bằng cách bí mật giải tỏa. Người ta tin rằng chỉ những cặp vợ chồng vượt qua thử thách này mới có thể có một cuộc hôn nhân bền vững/lâu dài và những ai thất bại sẽ gặp xui xẻo trong hôn nhân.

    Bộ lạc Indonesia cấm cặp vợ chồng mới cưới sử dụng nhà vệ sinh trong ba ngày
    Bộ lạc Indonesia cấm cặp vợ chồng mới cưới sử dụng nhà vệ sinh trong ba ngày
    Bộ lạc Indonesia cấm cặp vợ chồng mới cưới sử dụng nhà vệ sinh trong ba ngày
    Bộ lạc Indonesia cấm cặp vợ chồng mới cưới sử dụng nhà vệ sinh trong ba ngày
  8. Người Daur là hậu duệ của Khitan, một nhóm dân tộc cổ đại ở Trung Quốc. Sống bằng săn bắn, nông nghiệp và đánh cá, người Daur chủ yếu sống ở Khu tự trị Nội Mông và tỉnh Hắc Long Giang, trong khi một số sống ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Người dân ở đây có cách để chọn ngày cưới đặc biệt là thông qua bói toán dựa trên đặc điểm bề ngoài của lá gan của một chú gà con bị chàng trai và cô gái giết. Cặp đôi đã đính hôn cầm một con dao và dùng nó để hành quyết một chú gà con. Sau đó, họ mổ xẻ nó để kiểm tra nội tạng của nó.


    Nếu gan gà khỏe mạnh, cặp đôi có thể định ngày và bắt đầu lên kế hoạch cho đám cưới. Tuy nhiên, nếu gan bị bệnh, đây được coi là vận rủi. Cặp đôi phải lặp lại quy trình cho đến khi tìm được một chú gà con có lá gan khỏe mạnh. Để kỷ niệm ngày thành hôn, người ta chuẩn bị “tiệc đính hôn”, đôi trẻ sẽ uống một bát rượu riêng và khoác tay nhau uống cạn. Tất cả khách và người thân tại chỗ sẽ được chiêu đãi và họ sẽ tham gia vào các lễ kỷ niệm thâu đêm với uống rượu, ca hát và nhảy múa. Khác với nhiều dân tộc khác, cô dâu của người Daur sẽ không được chú rể hay người thân đến đón. Bắt đầu từ sáng sớm, cùng với một số người thân trẻ tuổi từ gia đình, cô dâu sẽ đến gia đình chú rể. Không một tiếng khóc được phát ra, cô dâu và người thân hát ca vui vẻ suốt quãng đường.

    Người Daur ở Trung Quốc và một phần của Nội Mông chọn ngày cưới bằng gan gà con
    Người Daur ở Trung Quốc và một phần của Nội Mông chọn ngày cưới bằng gan gà con
    Người Daur ở Trung Quốc và một phần của Nội Mông chọn ngày cưới bằng gan gà con
    Người Daur ở Trung Quốc và một phần của Nội Mông chọn ngày cưới bằng gan gà con
  9. Trong hàng ngàn năm, cây chuối, kadali trong tiếng Phạn, đã đồng hành cùng cuộc sống của con người và nuôi dưỡng trí tưởng tượng của họ. Trong văn hóa Hindu, nó là biểu tượng của vẻ đẹp, sự nữ tính và thịnh vượng. Nó được coi là hóa thân của nữ thần Parvati, biểu tượng của người vợ yêu thương và Lakshmi, nữ thần sắc đẹp. Theo truyền thống của đạo Hindu, để giải tỏa ảnh hưởng xấu xa của sao Hỏa, một người phụ nữ nên kết hôn với cây chuối hoặc cây bồ đề trước khi kết hôn với hôn phu của mình.


    Trong Ấn Độ giáo, cây chuối được đánh đồng với Chúa Brihaspati (Jupiter), người được coi là đạo sư của đền thờ Hindu. Cây chuối cũng gắn liền với khả năng sinh sản và tiền. Ở một số vùng của Ấn Độ, khả năng phù hợp về mệnh số đóng một vai trò rất lớn trong hôn nhân và lễ cưới. Nếu cô dâu được sinh ra là "người mang sao Hỏa", cô ấy được cho là sẽ bị nguyền rủa và gây ra cái chết sớm cho chồng mình. Để phá bỏ lời nguyền này, cô phải kết hôn với một cây chuối. Cây này sau đó bị phá hủy, và lời nguyền được dỡ bỏ. Tuy nhiên, tập tục này đã bị coi là bất hợp pháp vì nó được cho là vi phạm quyền của phụ nữ. Tuy nhiên, mọi người vẫn thực hành phong tục này, ngay cả những ngôi sao Bollywood như Aishwarya Rai.

    Kết hôn với cây chuối ở Ấn Độ
    Kết hôn với cây chuối ở Ấn Độ
    Kết hôn với cây chuối ở Ấn Độ
    Kết hôn với cây chuối ở Ấn Độ
  10. Ngay từ đầu thế kỷ 17, người xứ Wales đã có một truyền thống tặng quà trước lễ cưới vô cùng độc đáo. Một chàng trai sẽ lấy một mảnh gỗ duy nhất và chạm khắc nó một cách công phu thành một chiếc thìa. Sau đó, anh ấy sẽ tặng thìa tình yêu cho người phụ nữ mà anh ấy đang theo đuổi như một dấu hiệu của tình yêu và ý định kết hôn. Nếu được chấp nhận, chiếc thìa trở thành biểu tượng của sự đính hôn giữa hai vợ chồng. Chiếc thìa tình yêu này còn như một lời hứa rằng chú rể sẽ không bao giờ để cô dâu đói. Một chiếc thìa tình yêu là một chiếc thìa gỗ được chạm khắc trang trí theo truyền thống được tặng như một món quà thể hiện ý định lãng mạn. Chiếc thìa thường được trang trí bằng các biểu tượng của tình yêu và nhằm phản ánh kỹ năng của người thợ chạm khắc.


    Do thiết kế phức tạp, những chiếc thìa tình yêu không còn được sử dụng hàng ngày trong các bữa nữa mà giờ đây là những món đồ thủ công trang trí. Chiếc thìa tình yêu có niên đại sớm nhất được biết đến từ xứ Wales, được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Quốc gia St Fagans gần Cardiff, là từ năm 1667, mặc dù truyền thống được cho là có từ trước đó rất lâu. Mặc dù lovespoon của xứ Wales là nổi tiếng nhất nhưng cũng có những truyền thống về lovespoon ở Scandinavia và một số vùng ở Đông Âu, những nơi có phong cách và kỹ thuật độc đáo của riêng họ khi nói đến thìa tình yêu.

    Tặng thìa tình yêu của người xứ Wales
    Tặng thìa tình yêu của người xứ Wales
    Tặng thìa tình yêu của người xứ Wales
    Tặng thìa tình yêu của người xứ Wales



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy