Top 26 Phong tục đón Giáng sinh kỳ lạ nhất Thế giới

Thiên Thần Sao Hôm 722 0 Báo lỗi

Giáng sinh đang đến rất gần với tất cả mọi người trên khắp hành tinh này và tại mỗi quốc gia, khu vực đều có cách đón Giáng sinh độc đáo theo nét văn hóa ... xem thêm...

  1. Đó là một phong tục rất riêng tại Thụy Sĩ. Thay bằng ông già Noel vui vẻ thì trẻ em ở nước này phải trải qua mùa Giáng sinh với Schmutzli. Có rất nhiều câu chuyện đáng sợ về nhân vật đó. Ông ta có một hình dạng rất đáng sợ với gương mặt đen như than, khoác áo choàng dài và thường đi với ông già Noel.


    Thay vì cho quà thì ông ta lại trừng phạt những đứa trẻ bằng một cành cây. Nhưng chỉ những đứa trẻ hư thôi nhé! Tuy nhiên, ngày nay phần lớn Schmutzli trở nên hiền lành hơn, ông cùng ông già Noel phát quà, bánh kẹo cho trẻ em.

    Đón Giáng sinh cùng Schmutzli
    Đón Giáng sinh cùng Schmutzli
    Đón Giáng sinh cùng Schmutzli
    Đón Giáng sinh cùng Schmutzli

  2. So với những đứa trẻ ở Thụy Sĩ thì ở Áo những đứa trẻ còn phải chịu nỗi ám ảnh kinh hoàng hơn khi đón Giáng sinh cùng với một nhân vật có hình thù kỳ quái, ác quỷ Krampus. Theo như truyền thuyết thì ác quỷ là những đứa trẻ của các gia đình nghèo, lang thang trên phố.


    Các ác quỷ với bộ lông dê, sừng và lưỡi nhọn có thể bắt những đứa trẻ hư và ném chúng theo cách mà họ muốn. Tuy nhiên ngày nay, vào những lễ hội mùa Giáng sinh thì các ác quỷ thường cùng với ông già Noel hoặc đôi khi là đi riêng trên các đường phố và vui vẻ cùng những đứa trẻ.

    Đón Giáng sinh cùng ác quỷ Krampus
    Đón Giáng sinh cùng ác quỷ Krampus
    Đón Giáng sinh cùng ác quỷ Krampus
    Đón Giáng sinh cùng ác quỷ Krampus
  3. Zwarte Piet hay Pete Đen là nhân vật cùng người Hà Lan đón Giáng sinh. Ở Hà Lan thì ông già Noel có một cái tên khác là Sinterklaas, ông được mô phỏng theo hình dáng vị giám mục cao gầy từ Thổ Nhĩ Kỳ. Và theo truyền thuyết thì Pete Đen là nô lệ của Sinterlaas. Tuy nhiên để tránh những cáo buộc về phân biệt chủng tộc thì Zwarte Piet trở thành "bạn thân" của ông già Noel và Pete có một làn da đen như thế là vì ông bị vướng phải tro trong ống khói.


    Trước đây những đứa trẻ rất sợ nhân vật này bởi những lời đe dọa từ người lớn rằng trẻ nào không ngoan sẽ bị Zwarte Piet đánh và lôi chúng đến Tây Ban Nha. Nhưng ngày nay, trẻ em ở Hà Lan rất thích nhân vật này bởi vào mùa Giáng sinh thì Zwarte Piet hay phát bánh kẹo và đặt quà vào những đôi tất của chúng.

    Zwarte Piet ở Hà Lan
    Zwarte Piet ở Hà Lan
    Zwarte Piet ở Hà Lan
    Zwarte Piet ở Hà Lan
  4. Ở thị trấn Gavle, Thụy Điển, người dân đón giáng sinh với một phong tục vô cùng kỳ lạ. Họ dựng hình nộm dê bằng rơm với chiều dài 12 mét rồi sau đó đốt nó vào cuối dịp lễ.


    Theo một số người thì Dê Giáng sinh là tùy tùng của thần Thor, thần sấm sét, giông bão và sức mạnh trong thần thoại Bắc Âu. Còn theo người Scandinavia thì dê là một biểu tượng của Giáng sinh, xuất hiện trước ông già Noel và là nhân vật phát quà cho trẻ em. Một chú dê có thể phát quà, thật kỳ lạ đúng không nào!

    Dê Giáng sinh ở Thụy Điển
    Dê Giáng sinh ở Thụy Điển
    Dê Giáng sinh ở Thụy Điển
    Dê Giáng sinh ở Thụy Điển
  5. Đây là một phong tục khác thú vị ở Tây Ban Nha, Italia và Pháp. Cagner (hay Shitter) là bức tượng ông già đội mũ, khoác áo đỏ đang đại tiện. Người lớn sẽ nhét tiền vào Cagner và giấu chúng đi.


    Sau đó trẻ em là người sẽ đi tìm những bức tượng đó. Phong tục này dần dần trở thành một thứ tiêu khiển của người dân trong mùa Giáng sinh từ những thế kỷ 17, 18. Họ coi đây là biểu tượng của sự may mắn và công bằng. Ngày nay, từ người bình thường đến những người nổi tiếng đều có thể được lấy làm hình tượng cho Cagner.

    Nhét tiền vào Cagner
    Nhét tiền vào Cagner
    Nhét tiền vào Cagner
    Nhét tiền vào Cagner
  6. Ông lão với bộ lâu trắng và trên người khoác một chiếc áo choàng đỏ là một hình tượng đặc trưng của ông già Noel. Nhưng ở Los Angeles, Mỹ thì ngược lại, ông già Noel là một chàng trai gợi cảm được lựa chọn từ một cuộc thi tìm kiếm người đàn ông đẹp nhất được tổ chức hàng năm tại trung tâm mua sắm Beverly.


    Cũng giống với ông già Noel "anh chàng Noel" sẽ phát quà cho trẻ nhỏ và cho phép chúng ngồi lên đùi để chụp ảnh. Đặc biệt là sẽ cho chúng những lời khuyên về dinh dưỡng và tập luyện để có thân hình khỏe mạnh như "anh chàng Noel".

    Anh chàng Noel
    Anh chàng Noel
    Anh chàng Noel
    Anh chàng Noel
  7. Lễ Giáng sinh ở Pháp rất đa dạng theo các vùng miền. Phần lớn các tỉnh ở Pháp tổ chức Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12, là ngày bắt đầu của kì nghỉ. Tuy nhiên, ở phía Đông và phía Bắc nước Pháp, mùa giáng sinh bắt đầu vào ngày 6 tháng 12, Lễ thánh Nicolas, và ở một số tỉnh còn có Lễ Mừng Ba Vua (tức các chiêm tinh đi tìm chúa Jesus hài đồng) là một trong những kỳ nghỉ lễ quan trọng nhất trong mùa giáng sinh.


    Hầu hết mọi người đều treo tất trong phòng những đứa trẻ và dịp Giáng sinh thì tại Pháp, người dân lại treo giày gần lò sưởi rồi ngồi chờ ông già Noel đến nhét kẹo và đồ chơi vào chiếc giày Giáng sinh. Giày thì có thể nhét kẹo nhưng đồ chơi thì có thể sao? Thật thú vị!

    Giày Giáng sinh ở Pháp
    Giày Giáng sinh ở Pháp
    Giày Giáng sinh ở Pháp
    Giày Giáng sinh ở Pháp
  8. Tại Nhật, ông già Noel được gọi là Santa Kurohsu, có một mắt ở sau gáy để quan sát những đứa trẻ hư và bánh Noel thường được làm bằng bọt biển, kem và dâu tây.


    Người dân ở đất nước mặt trời mọc gửi cho nhau những tấm thiệp màu trắng tượng trưng cho sự trong sạch trong dịp Noel chứ không phải màu đỏ như ở các nước khác. Vì theo họ, màu đỏ chỉ được sử dụng để viết những tờ cáo phó mà thôi.

    Phong tục đón Giáng sinh kỳ lạ ở Nhật Bản
    Phong tục đón Giáng sinh kỳ lạ ở Nhật Bản
    Phong tục đón Giáng sinh kỳ lạ ở Nhật Bản
    Phong tục đón Giáng sinh kỳ lạ ở Nhật Bản
  9. Khác với các nước trên thế giới, người dân tại Catalonia, Tây Ban Nha không đón Giáng sinh bên cây thông Noel như truyền thống. Họ đón Giáng sinh bằng cách quây quần bên một khúc gỗ được trang trí như các nhân vật trong phim hoạt hình với chiếc mũ xinh xắn và miệng cười tươi.


    Các nhân vật bằng khúc gỗ này sẽ được mọi người chuẩn bị trước lễ Giáng sinh khoảng 2 tuần. Trong suốt khoảng thời gian đó, "nhân vật" này sẽ được chăm sóc đặc biệt với khẩu phần ăn đặc biệt từ trái cây, bánh kẹo. Vào đêm Giáng sinh, các thành viên trong gia đình sẽ dùng gậy đập mạnh vào khúc gỗ để nó nhả ra những gì đã được cho ăn trước đó và cùng nhau hát bài hát mừng Giáng sinh.

    Đón Giáng sinh bằng cách quây quần bên khúc gỗ ở Catalonia, Tây Ban Nha
    Đón Giáng sinh bằng cách quây quần bên khúc gỗ ở Catalonia, Tây Ban Nha
    Đón Giáng sinh bằng cách quây quần bên khúc gỗ ở Catalonia, Tây Ban Nha
    Đón Giáng sinh bằng cách quây quần bên khúc gỗ ở Catalonia, Tây Ban Nha
  10. Ở thủ đô Caracas, Venezuela, cư dân thành phố hòa vào đám đông sáng ngày Giáng sinh với đôi giày trượt patin. Truyền thống này hình thành và phát triển tới mức hiện nay nhiều tuyến phố đóng cửa từ lúc 8h sáng ngày Giáng sinh để những người trượt patin có thể an toàn tới nhà thờ.

    Có những giai thoại rằng trẻ em buộc dây giày trượt patin vào ngón chân từ đêm hôm trước và treo chân giày còn lại ở cửa sổ để bạn bè có thể kéo dây và đánh thức vào sáng hôm sau.

    Trượt pa-tanh trong đêm Giáng sinh tại Caracas, Venezuela
    Trượt pa-tanh trong đêm Giáng sinh tại Caracas, Venezuela
    Trượt pa-tanh trong đêm Giáng sinh tại Caracas, Venezuela
    Trượt pa-tanh trong đêm Giáng sinh tại Caracas, Venezuela
  11. Cứ mỗi dịp Giáng sinh, trẻ em trên khắp thế giới đều hân hoan đón chào ông già Noel đáng kính. Rất nhiều điều ước được viết dành tặng cho ông già tuyết với mong muốn chúng sẽ trở thành hiện thực. Tuy vậy, nhiều câu hỏi khiến người nghe cũng phải lắc đầu vì mức độ “phi lý” đến hài hước của chúng.


    Bánh pudding là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu của người Anh trong lễ Giáng sinh. Trong quá trình làm bánh, người ta sẽ ước một điều trong khi trộn các nguyên liệu với nhau. Và họ sẽ xoay theo chiều kim đồng hồ thì điều ước đó sẽ trở thành sự thật.

    Điều ước Giáng sinh tại Anh
    Điều ước Giáng sinh tại Anh
    Điều ước Giáng sinh tại Anh
    Điều ước Giáng sinh tại Anh
  12. Khi nhắc tới Noel người ta thường nhắc tới những biểu tượng nổi bật của giáng sinh như hang đá chúa hài đồng, ông già noel, cây thông, cỗ xe tuần lộc hay những món quà xinh xắn, dễ thương mà mọi người dành tặng cho nhau…Nhưng có một nơi vẫn có những biểu tượng đặc trưng của noel ấy nhưng chỉ khác là họ sẽ không dùng cây thông để trang trí giáng sinh mà họ sẽ sử dụng cây chuối để trang trí noel theo phong tục của họ. Vâng đó chính là Ấn Độ và vẫn được gọi là cây chuối Noel thay vì cây thông noel.


    Ấn Độ chỉ có khoảng 2,3% dân số theo đạo Kito nhưng ở đất nước đông dân số vào top đầu của thế giới thì con số này cũng tương đương 25 triệu người. Trong lễ Giáng sinh, một người ăn uống linh đình và tặng nhau những món quà ý nghĩa. Nhưng tại đây, họ sử dụng cây chuối hoặc xoài để trang trí thay thế cây thông để chào mừng Giáng sinh.

    Cây Noel có 1-0-2 tại Ấn Độ
    Cây Noel có 1-0-2 tại Ấn Độ
    Cây Noel có 1-0-2 tại Ấn Độ
    Cây Noel có 1-0-2 tại Ấn Độ
  13. Cây thông Giáng sinh ở Ukraine khiến người ta phần nào đó liên tưởng đến Lễ hội hoá trang Halloween hơn là ngày kỷ niệm chúa Giê-su ra đời. Theo đó, người dân Ukraine trang trí lên cây thông Giáng sinh bằng rất nhiều… mạng nhện. Treo mạng nhện lên cây thông Noel là tục lệ của người dân Ukraina, có từ câu chuyện về một góa phụ và con trai thích trang trí cây thông Noel nhưng không đủ tiền.

    Buổi sáng Giáng sinh năm ấy khi cả nhà ngủ dậy con nhện đã giăng tơ trang trí cây thông và khi ánh sáng chiếu vào con nhện đã biến thành vàng, bạc. Người dân Ukraina thường treo lên cây thông những con nhện và mạng nhện giả để cầu may mắn và sung túc trong lễ Giáng sinh.

    Mạng nhện treo trên cây thông Noel ở Ucraina
    Mạng nhện treo trên cây thông Noel ở Ucraina
    Mạng nhện treo trên cây thông Noel ở Ucraina
    Mạng nhện treo trên cây thông Noel ở Ucraina
  14. Trong văn hóa dân gian nước Ý vẫn còn lưu truyền những câu chuyện về Bà già Noel cũng tặng quà cho trẻ nhỏ vào đêm Giáng sinh. Bà tặng quà cho cả trẻ ngoan và trẻ hư, vào nhà bằng cách chui vào ống khói và di chuyển bằng chổi phép thay vì bầy tuần lộc.


    Tại các nước trên thế giới, ông già Noel sẽ xuất hiện trong bộ đồ màu đỏ và mang những món quà đáng yêu cho trẻ nhỏ. Nhưng ở Ý tất cả trẻ em đều mong chờ những món quà trong lễ Giáng sinh và người trao quà chính là bà phù thủy.

    Bà phù thủy tại Ý
    Bà phù thủy tại Ý
    Bà phù thủy tại Ý
    Bà phù thủy tại Ý
  15. Đặt cá chép trong bồn tắm ở một số nước Đông Âu và giấu chổi ở Na Uy là 2 trong số những phong tục đón Giáng sinh kỳ lạ trên thế giới.


    Trong truyền thuyết, cây chổi là phương tiện di chuyển của các mụ phù thủy. Người Nauy tin rằng, trong lễ Giáng sinh phù thủy và những linh hồn xấu sẽ thoát ra và lấy cắp những chiếc chổi để bay lên trời. Do đó, trong dịp này, tất các các gia đình đều giấu những chiếc chổi đi.

    Đón Giáng sinh bằng cách giấu chổi ở Nauy
    Đón Giáng sinh bằng cách giấu chổi ở Nauy
    Đón Giáng sinh bằng cách giấu chổi ở Nauy
    Đón Giáng sinh bằng cách giấu chổi ở Nauy
  16. Tại xứ sở của những chú chuột túi Australia, thay vì những chú tuần lộc như ở Bắc Âu, xe trượt tuyết của ông già Noel thường được kéo bởi tám con Kangaroo trắng. Một trong những sự kiện nổi bật không thể thiếu trong những ngày này là “Đêm đốt nến hát Thánh Ca mùa Giáng sinh” (Carols By Candlelight).


    Sự kiện này bắt nguồn từ thành phố Melbourne vào năm 1937 và được duy trì cho đến ngày nay. Hàng ngàn người tụ tập cùng hát vang những bài Thánh Ca với ngọn nến trong tay, truyền đi thông điệp “hòa bình trên khắp trái đất và niềm vui đến mọi nhà.”Ngày Giáng sinh ở Australia còn là ngày truyền thống của việc tặng quà và các sự kiện thể thao diễn ra như thi bóng chày và đua thuyền buồm.

    Kanggaroo (chứ không phải tuần lộc) kéo xe trượt tuyết
    Kanggaroo (chứ không phải tuần lộc) kéo xe trượt tuyết
    Kanggaroo (chứ không phải tuần lộc) kéo xe trượt tuyết
    Kanggaroo (chứ không phải tuần lộc) kéo xe trượt tuyết
  17. Trong khi người phương Tây thường tụ tập xung quanh cây thông Giáng sinh trong đêm trước Giáng sinh thì người dân ở Mexico lại có truyền thống rất độc đáo.


    Trong ngày Giáng sinh, người Mexico sẽ mua bánh buñuelos có đường hoặc sirô gần nhà thờ rồi đập vỡ các đĩa đựng bánh để đánh dấu sự trôi qua của năm cũ và đón năm mới.

    Đập vỡ đĩa đựng bánh
    Đập vỡ đĩa đựng bánh
    Đập vỡ đĩa đựng bánh
    Đập vỡ đĩa đựng bánh
  18. Ở nhà trong ngày lễ Giáng sinh bên gia đình thân yêu là lựa chọn tuyệt vời nhưng được trải nghiệm những truyền thống đón Noel kỳ lạ của các nước trên thế giới cũng vô cùng thú vị.


    Để chào mừng ngày Giáng sinh, người vùng Sandycove, Dublin, Ireland có phong tục kỳ lạ là nhảy xuống nước trong thời tiết lạnh giá. Sau khi từ dưới nước lên, họ sẽ uống một chút rượu để làm ấm cơ thể. Phong tục này đã thu hút rất nhiều người tham gia.

    nhảy xuống nước trong thời tiết lạnh
    nhảy xuống nước trong thời tiết lạnh
    nhảy xuống nước trong thời tiết lạnh
    nhảy xuống nước trong thời tiết lạnh
  19. Thay vì ăn thịt cừu nướng, gà quay như thông lệ, nhiều quốc gia có những món ăn kỳ lạ để thưởng thức trong ngày lễ Noel.


    Người dân ở Greenland có phong tục kỳ lạ là ăn loài chim Auk bị phân hủy vào ngày Giáng sinh. Những con chim Auk chết sẽ được gói trong bộ da chó biển, chôn dưới lớp đá vài tháng trước Giáng sinh. Đến dịp Noel, người dân đào lên, bỏ hết phần thịt phân hủy bên trong và chỉ ăn da của chúng.

    Ăn da chim Auk
    Ăn da chim Auk
    Ăn da chim Auk
    Ăn da chim Auk
  20. Gà tây hay bánh khúc cây là món ăn được ưa chuộng ở khắp nơi trên thế giới dịp lễ Giáng sinh? Câu trả lời có lẽ là Không! Tại một số nước miền Nam châu Phi sâu bướm mới là món ăn đặc biệt và chỉ được ăn trong dịp Giáng sinh.


    Sâu bướm được chế biến bằng cách luộc chín trong nước muối rồi phơi nắng hoặc hun khói để tăng mùi vị. Chúng rất được ưa chuộng và có giá trị dinh dưỡng cao tới mức buôn bán loại thực phẩm này đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá triệu đô ở đây.

    Ăn sâu bướm mừng Giáng sinh
    Ăn sâu bướm mừng Giáng sinh
    Ăn sâu bướm mừng Giáng sinh
    Ăn sâu bướm mừng Giáng sinh
  21. Được biết đến như là nơi xuất xứ của ông già Noel. Phần Lan sở hữu cả một ngôi làng ông già Noel nổi tiếng ở Rovaniemi, nằm ngay vành đai Bắc Cực. Mọi hoạt động trong làng rất sôi động mỗi dịp Giáng sinh và năm mới đến. Người dân đất nước này chuẩn bị đón Noel cả tháng trước đó để chắc rằng mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Vào ngày Noel, hầu hết mọi người đều đến Nhà thờ, sau đó đi thăm mộ những người thân trong gia đình để tưởng nhớ những người đã khuất.


    Và đặc biệt người dân Phần Lan có tục lệ đi tắm hơi trước khi ông già Noel ghé thăm rồi cùng các thành viên trong gia đình quây quần bên bữa tối.“Joulupukki” - ông già Noel Phần Lan, luôn ghé thăm mọi nhà bằng cửa chính và ông luôn hỏi các bé có ngoan không trước khi tặng quà. Món ăn Giáng sinh truyền thống của Phần Lan gồm có thịt heo bỏ lò, khoai tây nghiền, cá hồi, cháo đặc và gà tây.

    Tắm hơi trước khi ông già Noel ghé thăm
    Tắm hơi trước khi ông già Noel ghé thăm
    Tắm hơi trước khi ông già Noel ghé thăm
    Tắm hơi trước khi ông già Noel ghé thăm
  22. Theo truyền thống, vào cuối tháng 11, các bà mẹ Pháp sẽ mua cho con mình một tấm lịch “Calendrier de I’Vvent”. Bên trong tấm lịch đặc biệt này là những viên kẹo chocolate vuông, mỗi viên kẹo ứng với một cửa sổ, có đánh số ngày, từ mùng 1 đến 24, sắp xếp lộn xộn. Mỗi sáng, trẻ em phải tìm được số ngày ghi trên lịch và mở cửa sổ rồi nhận một viên kẹo socola thưởng. Điều đặc biệt này chỉ dành cho tháng Noel.


    Cùng với đó, trẻ em Pháp sẽ để những đôi giày của mình gần đống lửa vào đêm trước Giáng sinh để nhận quà từ ông già Noel. Trong khi đó, những trẻ lớn hơn sẽ đi với người lớn tới nhà thờ lúc nửa đêm rồi mới quay về nhà dùng bữa ăn nhẹ gọi là “LeRe’veillon”. Người Pháp còn tổ chức những màn biểu diễn con rối vào đêm Noel, phổ biến nhất là ở Paris và Lyons.


    Pháp: Tặng trẻ con tấm lịch đặc biệt chứa chocolate
    Pháp: Tặng trẻ con tấm lịch đặc biệt chứa chocolate
    Pháp: Tặng trẻ con tấm lịch đặc biệt chứa chocolate
    Pháp: Tặng trẻ con tấm lịch đặc biệt chứa chocolate
  23. Theo tục lệ truyền thống của Italy vào đêm sau ngày lễ Noel, không phải ông già Noel là người tặng quà. Bữa tối 24/12 của người Italy thường là một mâm tiệc thịnh soạn bao gồm một món ăn với cá chình nướng, đĩa rau truyền thống gọi là cardoni, bánh pastry với kem pho mát.


    Những ngọn nến được thắp sáng lung linh, trẻ em sẽ đứng lên kể những câu chuyện về ngày lễ và sự ra đời của ''em bé thần thánh''.à là bà già Noel tên là Strega Buffana sẽ đến thăm trẻ em. Truyền thuyết kể rằng bà Noel bay quanh nước Italia trên một cây chổi và tặng đồ chơi, kẹo, trái cây cho những trẻ em ngoan, đồng thời cũng phạt những đứa trẻ không ngoan.

    Italy: Bà già Noel mới là người tặng quà cho trẻ em
    Italy: Bà già Noel mới là người tặng quà cho trẻ em
    Italy: Bà già Noel mới là người tặng quà cho trẻ em
    Italy: Bà già Noel mới là người tặng quà cho trẻ em
  24. Nằm ở Nam bán cầu, Giáng sinh tại New Zealand lại bắt đầu vào giữa mùa hè. Thay vì uống nước nóng, ông già Noel thường nhận được một cốc bia mát lạnh. Nhiều gia đình đi picnic hay tắm biển vào chiều Giáng sinh. Theo truyền thống, họ thường thích dùng thịt xông khói hơn ăn một con gà tây.


    3 màu sắc đỏ, trắng, xanh mang ý nghĩa lớn đối với người dân ở đây. Màu đỏ đại diện cho cây pohutukawa là cây Giáng sinh của vùng đất New Zealand. Màu xanh đại diện cho sự tươi mới của thảm thực vật nhiệt đới. Và màu trắng đại diện cho bãi cát biển.

    New Zealand: Giáng sinh bắt đầu vào giữa mùa Hè
    New Zealand: Giáng sinh bắt đầu vào giữa mùa Hè
    New Zealand: Giáng sinh bắt đầu vào giữa mùa Hè
    New Zealand: Giáng sinh bắt đầu vào giữa mùa Hè
  25. Tại Brazil, Giáng sinh rơi đúng vào thời điểm mùa hè nóng bức. Từ thành phố nhỏ đến thành phố lớn như: São Paulo, Rio de Janeiro, Recife... người dân cũng trang trí nhà cửa, cây thông và tặng quà cho nhau. Họ sẽ cầu nguyện và chờ đến nửa đêm để mở quà.


    Các bữa tiệc thường được tổ chức ngay tại bãi biển cho đến khi mặt trời mọc vào ngày Giáng sinh. Họ chào mừng Giáng sinh bằng những hình cát được xây thành hình dáng giống ông già noel. Trẻ em thường để lại chiếc tất của chúng bên cạnh cửa sổ, nếu ông già Noel nhìn thấy chiếc tất đó có thể dùng một món quà để đổi lấy.

    Xây cát hình ông già Santa trên bãi biển để chào mừng lễ Giáng sinh.
    Xây cát hình ông già Santa trên bãi biển để chào mừng lễ Giáng sinh.
    Xây cát hình ông già Santa trên bãi biển để chào mừng lễ Giáng sinh.
    Xây cát hình ông già Santa trên bãi biển để chào mừng lễ Giáng sinh.
  26. Giáng sinh gõ cửa New Zealand vào thời điểm giữa kỳ nghỉ hè, vậy nên những cuộc vui mừng ngày lễ lớn này thường diễn ra ở những bãi biển, hoặc đi cắm trại, nhiều gia đình lại dành thời gian này để ở nhà.


    3 màu sắc đỏ, trắng, xanh mang ý nghĩa lớn đối với người dân ở đây. Màu đỏ đại diện cho cây pohutukawa là cây Giáng sinh của vùng đất New Zealand. Màu xanh đại diện cho sự tươi mới của thảm thực vật nhiệt đới và màu trắng đại diện cho bãi cát biển.


    Cây pohutukawa là cây đặc trưng của lễ Giáng sinh ở New Zealand
    Cây pohutukawa là cây đặc trưng của lễ Giáng sinh ở New Zealand
    Cây pohutukawa là cây đặc trưng của lễ Giáng sinh ở New Zealand
    Cây pohutukawa là cây đặc trưng của lễ Giáng sinh ở New Zealand




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy