Top 12 Phong tục đám cưới kì lạ nhất trên thế giới

Huyền YS 431 0 Báo lỗi

Kết hôn là việc trọng đại của đời người, gắn kết hai con người lại làm một. Đây là một sự kiện ý nghĩa với mọi cặp đôi yêu nhau, nó xác lập chắc chắn mối quan ... xem thêm...

  1. Cưới xin là một ngày trọng đại trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng ở rất nhiều nơi trên thế giới, người ta thực hiện những nghi thức cưới hỏi kỳ quái và khác lạ vô cùng, trong đó không thể không nhắc đến nghi thức “Bôi bẩn cô dâu” của người Scotland. Tục bôi bẩn cô dâu trong ngày cưới là một tập tục vô cùng kì quặc. Trước khi một người con gái có thể tổ chức đám cưới với người đàn ông mà cô chọn lựa, cô và chú rể của mình sẽ phải trải qua một nghi thức cổ xưa vô cùng thú vị, gọi là “Bôi bẩn cô dâu”. Tục lệ này xuất phát ở ngôi làng Balintore, Scotland. Ý tưởng về việc bôi xấu cô dâu và chú rể trước khi cử hành hôn lễ đã hiện diện trong nhiều nền văn hóa, nhưng nghi thức này ở Scotland lại được nhiều người trên thế giới biết đến hơn cả, bởi sự độc đáo của nó.

    Được biết, nghi lễ trước hôn nhân này được coi là một di sản văn hóa có từ lâu đời của người Scotland. Đối với nhiều người trên thế giới, đây một nghi thức truyền thống kỳ dị, giống như là một cuộc tấn công hơn là một phong tục cưới xin mang lại sự vui vẻ và hạnh phúc nhân dịp trọng đại của cuộc đời đôi vợ chồng trẻ. Riêng người Scotland, đây là một nghi thức truyền thống được tôn vinh. Họ cho rằng, nghi thức này sẽ xua đuổi linh hồn ma quỷ, giúp cho cặp vợ chồng trẻ có thể hạnh phúc bên nhau bền lâu, có thể cùng nắm tay nhau vượt qua mọi gian nan và đi đến cuối cuộc đời. Có rất nhiều người tham gia việc chúc phúc đôi vợ chồng trẻ, đó là những người anh em thân thích, họ hàng gần xa, hàng xóm, bạn bè... Họ sẽ đổ một đống rác thải lên người cô dâu và chú rể. Sau khi bôi bẩn xong, cặp vợ chồng sẽ ngồi trên một chiếc xe tải và được chở lòng vòng quanh ngôi làng khoảng vài giờ đồng hồ, trong tiếng hò hét cổ vũ, tiếng trống, tiếng còi của mọi người như muốn chúc mừng đôi uyên ương. Người Scotland tin rằng, nếu như đôi trẻ có thể trải qua và chịu đựng được những cực hình như thế thì về sau, không có chuyện gì trong cuộc sống có thể làm họ gục ngã, nhất là trong hôn nhân.

    Làm bẩn cô dâu chú rể
    Làm bẩn cô dâu chú rể
    Tục bôi bẩn cô dâu trong ngày cưới
    Tục bôi bẩn cô dâu trong ngày cưới

  2. Nền văn hóa của Cuba rất đa dạng và độc đáo, trong đó phải kể đến văn hóa cưới xin. Được biết, phần lớn những cặp vợ chồng Cuba đến với nhau do sự lựa chọn của mình mà không phải do cha mẹ sắp đặt, nhưng họ cũng rất cẩn thận để đảm bảo rằng sự lựa chọn của mình có thể làm hài lòng và nhận được sự chấp thuận của cha mẹ. Cha mẹ cũng luôn tạo điều kiện tốt nhất để con cái có thể tìm được một nửa phù hợp nhất với họ. Trong nghi thức cưới hỏi của người Cuba, vũ điệu tiền được cho là nét văn hóa độc đáo nhất. Được biết, vũ điệu tiền này có nguồn gốc từ Ba Lan từ những năm 1900, sau đó phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Mexico, Hungary, Ý, Hi Lạp, Ukraine, Tây Ban Nha, Đức, Bồ Đào Nha... trong đó có cả Cuba.

    Theo truyền thống, tiệc cưới sẽ tràn ngập âm nhạc và những điệu múa, những người thân yêu trong gia đình luôn được khuyến khích nhảy múa trong tiếng nhạc để chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Người đầu tiên nhảy là cha của cô dâu, còn các vị khách vây thành vòng tròn xung quanh và chờ đến lượt. Cuối cùng chú rể sẽ đặt ví của mình vào tạp dề và nhảy với cô dâu. Những bản nhạc, điệu múa thường là những chủ đề về tình yêu, tình cảm gia đình... Với mỗi điệu múa, cặp vợ chồng phải lựa chọn một bài hát thật ý nghĩa và phù hợp với khung cảnh để cho khách mời không cảm thấy chán và luôn hào hứng trước mỗi điệu nhảy. Trong lễ cưới, khoảnh khắc mà mọi người mong đợi nhất là điệu nhảy của cô dâu và chú rể. Những khách mời nhảy với cô dâu chú rể thường sẽ ghim một ít tiền lên váy cưới của cô dâu để chúc phúc và là món quà cưới mong cô dâu sẽ luôn hạnh phúc và gặp nhiều may mắn khi bắt đầu cuộc sống mới với người chồng của mình. Cặp vợ chồng trẻ cũng có thể dùng số tiền đó cho tuần trăng mật ngọt ngào của mình.

    Khách trả tiền để nhảy với cô dâu
    Khách trả tiền để nhảy với cô dâu
    Khách trả tiền để nhảy với cô dâu
    Khách trả tiền để nhảy với cô dâu
  3. Đây là một tập tục rất kì lạ khiến nhiều người khi nghe sẽ ngạc nhiên. Không giống như đeo nhẫn vào ngón áp út như thông thường, các cô dâu theo đạo Hindu sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón chân của mình. Lý do đầu tiên và được nhiều người biết đến nhất đó là một người phụ nữ Ấn Độ khi đeo chiếc nhẫn này ở chân có nghĩa là người phụ nữ ấy đã có chồng. Theo truyền thống của người Ấn Độ, chiếc nhẫn được đeo phổ biến nhất là ở ngón chân thứ 2 bên cạnh ngón chân cả. Đây là ngón chân dài nhất trong tất cả 5 ngón và cũng là ngón dễ đeo nhẫn nhất. Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc đeo nhẫn ở chân cũng có những có sở khoa học nhất định rất tốt cho sức khỏe của người phụ nữ. Chiếc nhẫn bạc có chất dẫn rất tốt sẽ hấp thụ năng lượng từ trái đất và truyền nguồn năng lượng đó vào cơ thể.

    Được biết, ngón chân thứ 2 là nơi xuất phát của một dây thần kinh đặc biệt kết nối với tử cung và truyền đến tim, những người phụ nữ đeo nhẫn ở ngón có thể giữ cho tử cung khỏe mạnh bằng cách điều hòa lượng máu chảy qua tử cung, nhờ vậy giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, giảm những cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc có thai ở phụ nữ đã lấy chồng. Ngoài ra, những phụ nữ đã kết hôn còn đeo thêm một chiếc chuông nhỏ ở chân để tôn thêm nét đẹp, xua đuổi tà ma và có tác dụng ngăn chồng làm chuyện “ong bướm”. Người dân Ấn Độ đã lấy chiếc nhẫn đeo ở chân là biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu cho các cặp vợ chồng. Việc đeo nhẫn ở ngón chân cũng trở thành một phần trong cuộc sống, nét đẹp văn hóa độc đáo và khác lạ của người Ấn Độ. Để có một đám cưới tuyệt vời, tục đeo nhẫn ở ngón chân chỉ là một trong những tập tục độc đáo của người Ấn Độ.

    Đeo nhẫn cưới vào chân
    Đeo nhẫn cưới vào chân
    Đeo nhẫn cưới vào chân
    Đeo nhẫn cưới vào chân
  4. Có rất nhiều nền văn hóa, từ Celtic đến Roma (hay Gypsy) đã thực hiện tập tục nhảy qua cây chổi vào đám cưới truyền thống của họ. Đến ngày nay, nhảy qua cây chổi thường dễ thấy ở các đám cưới Mỹ-Phi. Truyền thống này bắt nguồn từ giai đoạn nô lệ khi mà hôn nhân của các nô lệ nam nữ được coi là bất hợp pháp. Trong giai đoạn tiền chiến tranh, nô lệ nam và nữ có thể thông báo về sự kết hôn của họ bằng cách nhảy qua cây chổi cùng nhau. Một số bộ lạc ở châu Phi tặng cặp đôi mới cưới những tấm da động vật, bộ chén đĩa bằng sành hay một cái chổi. Chiếc chổi này được dùng trong truyền thống nhảy qua chổi. Trong ngày cưới của mình cô dâu và chú rể sẽ nắm tay nhau nhảy qua cây chổi, nguyên nhân chính của tục này vì thời xưa, miền nam nước Mỹ thường xuyên chịu sự bốc lột, nô dịch, bị phân biệt đối xử thậm chí không có quyền kết hôn.


    Vậy nên ý nghĩa của phong tục này vào lễ cưới nhằm xóa bỏ những định kiến cũ và những quá khứ đau khổ, cùng nhau cầu chúc cho một tương lai hạnh phúc. Nhảy qua chiếc chổi nghĩa là họ đã bắt đầu bước vào một cuộc sống mới, quét ra khỏi tổ ấm chung những chuyện buồn vui đã qua trong quá khứ. Ngày nay, cô dâu thường tự tết một chiếc chổi hoặc mua những loại chổi trang trí để sử dụng cho nghi thức này trong ngày cưới. Đôi khi, để thêm phần lãng mạn, nghi thức này còn được thực hiện trên nền nhạc. Tại một số lễ cưới, khách mời có thể ghi những lời chúc tốt đẹp đến cô dâu, chú rể vào những mẩu giấy nhiều màu sắc rồi cột vào chiếc chổi trước khi cô dâu, chú rể cùng nhau nhảy qua chiếc chổi đó.

    Nhảy qua chổi
    Nhảy qua chổi
    Nhảy qua chổi
    Nhảy qua chổi
  5. Ấn Độ là một trong những quốc gia đa dạng về tôn giáo và dân tộc nhất trên thế giới, với một số xã hội và văn hóa mang tính tôn giáo sâu sắc nhất thế giới. Trái ngược với văn hóa phong tục tại một số quốc gia khác. Nét đặc trưng văn hóa Ấn Độ được thể hiện qua việc những nghi lễ truyền thống trong cưới hỏi. Kết hôn với động vật, mới nghe qua ai cũng cảm thấy đó là một câu chuyện thật sự hoang đường và lẽ dĩ nhiên là không thể xảy ra. Nhưng chuyện hoang đường và không thể xảy ra ấy lại vẫn diễn ra ở đất nước Ấn Độ. Đây là một tục lệ kỳ lạ ở Ấn Độ nhưng luôn được người dân tin tưởng, làm theo và truyền từ đời này sang đời khác. Theo quan niệm của nhiều vùng nông thôn ở Ấn Độ, họ cho rằng, việc thực hiện nghi lễ kết hôn với động vật này sẽ giúp họ xua đuổi tà ma, sự xui xẻo, giải thoát lời nguyền nào đó và mang lại nhiều may mắn trong cuộc sống.


    Những con chó trở thành cô dâu hoặc chú rể trong ngày cưới sẽ được trang điểm và mặc trang phục cưới diêm dúa, được trải qua các nghi thức như một con người bình thường. Những người dân trong làng tới tham dự đám cưới sẽ hát hò, nhảy múa để chúc mừng cho cặp vợ chồng mới kết hôn. Sau khi hoàn tất nghi lễ này, những cô chó, cậu cho sẽ được thả cho trở về nhà chứ không cần cùng chung sống với người chồng hay người vợ vừa mới kết hôn.Tại Ấn Độ người ta luôn tin rằng linh hồn ma quỷ luôn luôn luôn tồn tại bên cạnh chúng ta, nhất là các cô gái xấu xí. Tuy nhiên đây chỉ là tập tục xua đuổi linh hồn trước đám cưới, sau đó các cô gái có thể tiến hành hôn lễ như bình thường với người đàn ông của đời mình.

    Cô dâu kết hôn với động vật để xua đuổi ma quỷ
    Cô dâu kết hôn với động vật để xua đuổi ma quỷ
    Cô dâu kết hôn với động vật để xua đuổi ma quỷ
    Cô dâu kết hôn với động vật để xua đuổi ma quỷ
  6. Đối với nhiều cô dâu, việc chuẩn bị cho ngày cưới có thể sẽ khiến cho họ cảm thấy vô cùng buồn bã. Tuy nhiên đối với những cô dâu đến từ tộc người Tujia ở Trung Quốc thì cảm xúc còn mãnh liệt hơn rất nhiều lần. Nghi thức của tập tục này rất đơn giản-cô dâu chỉ việc khóc. Nếu không khóc hoặc không thể khóc, hòng xóm láng giềng sẽ coi cô như một đứa con không được dạy bảo chu đáo, cả làng sẽ cười chê và thậm chí tệ nhất là mẹ cô dâu sẽ đánh cô. Ở mỗi vùng khác nhau ở tỉnh Tứ Xuyên, tập tục này lại được thực hiện khác nhau. Ví dụ như ở miền Tây, phong tục này được gọi là “Zuo Tang” (có nghĩa là ngồi trong phòng lớn). Mỗi cô dâu trước khi cưới một tháng đều được yêu cầu vào ngồi trong một căn phòng và khóc. Trong suốt cả tháng trời, người con gái sắp về nhà chồng hàng đêm đều phải vào căn phòng đó và khóc trong khoảng thời gian một tiếng đồng hồ. Sau đó khoảng 10 ngày mẹ cô sẽ vào và khóc cùng cô. Mười ngày sau là bà và sau đó mấy ngày các dì và các chị gái sẽ cùng nhập bữa tiệc “khóc”.


    Khóc không chỉ đơn giản là chảy nước mắt mà còn có cả một bài hát phụ họa có tên “Bài ca than khóc trong đám cưới”. Đây là lời trong một bài thơ được hát lên để làm cho không khí đám cưới được tốt đẹp. Ngoài ra còn một số bài hát khác có chủ đề về sự siêng năng, nghi thức xã giao và lòng hiếu thảo với cha mẹ cũng được hát nhân dịp này. Nghi lễ khóc trong đám cưới phổ biến nhất là vào đầu thế kỷ 17 và tồn tại cho đến cuối triều đại nhà Thanh năm 1911. Theo lưu truyền, tập tục này bắt nguồn trong giai đoạn Chiến Quốc. Khi đó, công chúa nước Triệu được gả sang làm dâu nước khác. Khi công chúa sắp sửa bước chân về nhà chồng, hoàng hậu đã khóc dưới chân nàng và nói nàng hãy quay trở về sớm nhất có thể. Đây có thể coi là đám cưới “khóc” đầu tiên. Cho đến bây giờ, mặc dù tập tục này không còn phổ biến như xưa nữa những vẫn có rất nhiều gia đình tiếp tục giữ truyền thống này. Trong thực tế, đây là một thủ tục cần thiết trong đám cưới của người Tujia ở tỉnh Tứ Xuyên.

    Khóc than thảm thiết
    Khóc than thảm thiết
    Khóc than thảm thiết
    Khóc than thảm thiết
  7. Đám cưới thường là ngày trọng đại của các cặp đôi và bất cứ quốc gia nào cũng có những tập tục cưới truyền thống khác nhau, nhưng đám cưới truyền thống của người Ấn Độ là một đám cưới đặc biệt. Nó không chỉ đặc biệt ở trang phục, màu sắc, thời gian tổ chức mà còn là nét truyền thống văn hóa với nghi lễ và biểu tượng, các nghi lễ trong đám cưới chính là biểu trưng cao nhất cho truyền thống và sắc màu của dân tộc này. Những phong tục này được thực hiện liên tục trong nhiều thế kỷ qua và có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của người dân.


    Phong tục của Ấn Độ cho rằng những người phụ nữ nào sinh ra vào ngày Mangliks (một ngày thiên văn đặc biệt trong lịch Ấn) thì họ sẽ bị nguyền rủa và sẽ làm cho chồng mình chết sớm. Một trong những phong tục cưới hỏi kỳ lạ ở Ấn Độ là việc cô dâu phải cưới một cái cây trước khi kết hôn chính thức. Tuy nhiên, chỉ người con gái nào sinh vào ngày đặc biệt, được người dân nơi đây gọi với cái tên Manglik thì mới phải thực hiện nghi lễ này. Vì thế, những người phụ nữ xấu số này cần phải làm lễ kết hôn với một cái cây để phá vỡ lời nguyền. Đệ nhất mỹ nhân Ấn Độ Aishwarya Rai, đăng quang tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới tổ chức tại Nam Phi cũng từng phải kết hôn với một cây chuối trước khi bước về nhà chồng. Trước đó, một chiêm tinh gia đã phán, trước khi kết hôn Aishwarya phải cưới một cây chuối nếu không cô sẽ mất mạng.

    Ấn Độ: Kết hôn với một cái cây
    Ấn Độ: Kết hôn với một cái cây
    Ấn Độ: Kết hôn với một cái cây
    Ấn Độ: Kết hôn với một cái cây
  8. Hãy tưởng tượng nếu 3 ngày bị nhốt trong nhà mà không đi vệ sinh, không tắm rửa thì sẽ như thế nào? Với chúng ta, chỉ trong vài giờ đồng hồ không được giải quyết những nhu cầu đó quả thật rất khó chịu. Tuy nhiên, với những người dân của bộ tộc Tidong ở Indonesia thì điều này lại hoàn toàn bình thường. Người dân bộ tộc này cho rằng, cuộc sống hôn nhân giống như một hành trình địa ngục và lễ cưới là ngày đầu tiên của hành trình đó. Người ta tin rằng nếu không dùng nhà vệ sinh, cô dâu chú rể sẽ có thể vượt qua những ngày tháng địa ngục sau này một cách hạnh phúc. Nếu họ dùng phòng tắm trong thời gian 3 ngày, đó sẽ bị coi là điềm gở cho hôn nhân của họ. Người ta cảnh báo rằng, hôn nhân sẽ không được lâu dài mà sẽ tan vỡ sau đó, không có sự chung thủy giữa một trong hai người, hoặc con cái của họ sẽ bị chết yểu.


    Vì thế, hai vợ chồng mới cưới thường phải cố gắng nhịn không đi vệ sinh. Phong tục kì lạ này nhằm khiến cho cặp vợ chồng “tận hưởng” trọn vẹn từng phút giây của tuần trăng mật. Người Tidong thực hiện rất nghiêm túc tục lệ này, phần lớn các cặp đôi trước ngày cưới đều bị trông chừng nghiêm ngặt. Trong 3 ngày đó, đôi uyên ương chỉ được cung cấp một phần thức ăn và nước uống rất ít ỏi đủ để có thể duy trì sự sống. Hoàn thành nghi lễ này cặp đôi mới được đi vệ sinh và tắm rửa để bắt đầu một cuộc sống bình thường. Bên cạnh đó, đám cưới của bộ tộc người Tidong ở Indonesia còn có nhiều phong tục kỳ lạ. Chú rể không được nhìn mặt cô dâu ngay, mà phải đứng bên ngoài tấm rèm che ngăn cách hai người trên bệ sân khấu và hát vài bản tình ca thể hiện tình yêu với cô dâu. Rèm chỉ được vén lên khi cô dâu hài lòng với giọng hát của chú rể....

    Indonesia: Không đi vệ sinh
    Indonesia: Không đi vệ sinh
    Không đi vệ sinh
    Không đi vệ sinh
  9. Người Nga luôn quan niệm đám cưới truyền thống là sự phản ánh rõ nét nhất tập quán cũng như những nét độc đáo của người dân ở địa phương. Với người dân Nga, lễ cưới là một nghi thức rất đẹp và xúc động. Khi đứng làm phép cưới, cô dâu chú rể sẽ xin thề sẽ luôn chung thủy lúc hoạn nạn cũng như lúc sung sướng. Người Nga cho rằng, sau đó đôi vợ chồng sẽ nhận thức sâu sắc hơn sự phụ thuộc vào nhau và sẽ sống với nhau trong một thời gian dài vì đạo chính thống không cho phép ly hôn. Trước khi tiến hành đăng ký kết hôn, vị hôn phu phải “chuộc” cô dâu từ những vị khách theo truyền thống, anh ta cũng phải trải qua những thử thách là một loạt những cuộc thi nhỏ mà kết thúc người chồng chưa cưới theo truyền thống sẽ phải thanh toán với tất cả những người tham dự bằng tiền và quà tặng. Trước khi đám cưới diễn ra, chú rể sẽ phải đến thăm gia đình của cô dâu và đưa của hồi môn.


    Phong tục này từ thời xa xưa có ở nước ta. Nó tượng trưng cho sự chuyển đổi của phụ nữ từ tổ của cha mẹ trong gia đình chồng. ý nghĩa thiêng liêng của nghi lễ hầu như bị mất, nó bây giờ là một khoản tiền chuộc đã trở thành một hành động vui nhộn, được thiết kế để giải trí khách. Chú rể phải thể hiện sự khéo léo đáng chú ý để đối phó với tất cả các tình huống mà những người bạn của cô dâu đã chuẩn bị. Thường thì họ giúp đỡ để chứng minh người chồng tương lai như thế nào biết sống yêu quý và chung thủy với cô ấy không. Nếu chú rể không được thực hiện, thì sẽ phải trả hết tiền hoặc kẹo - từ thành viên nhỏ nhất. Trong mọi trường hợp, đòi tiền chuộc - một trong những nghi thức thú vị nhất. Nếu tiền hồi môn không đủ, nhà cô dâu sẽ đưa ra một cô gái khác hoặc một chàng trai mặc váy và ép chú rể mang người này về nhà. Cho đến khi chú rể mang được đủ của hồi môn đến thì cô dâu mới được nhà gái giao ra.

    Nga: Ăn mặc ngược giới tính
    Nga: Ăn mặc ngược giới tính
    Ăn mặc ngược giới tính
    Ăn mặc ngược giới tính
  10. Đám cưới là một sự kiện vô cùng trọng đại của đời người, nhiều người sẽ lựa chọn một hôn lễ truyền thống của quê hương, nhưng cũng không ít người lựa chọn một đám cưới theo phong tục của người Đức để tận hưởng cảm giác mới lạ và độc đáo. Đây là một truyền thống đám cưới của Đức từ xa xưa: dùng một chiếc cưa lớn có 2 tay cầm để cưa một khúc gỗ. Vào ngày cưới, mỗi người một tay, cặp vợ chồng Đức dùng cái cưa lớn để cưa một khúc gỗ dài. Người Đức gọi phong tục này là "baumstamm sägen", nghĩa là cô dâu chú rể cưa gỗ. Đây được coi là thử thách đầu tiên của mỗi cặp đôi khi chính thức bước chân vào chặng đường hôn nhân. Mỗi người phải đứng một đầu cầm cưa và đẩy đưa sao cho thật nhịp nhàng, uyển chuyển, không bị vấp, không nhanh, không chậm – đây là biểu tượng cho một cuộc hôn nhân hài hòa, nhịp nhàng, biết nhường nhịn lẫn nhau để đạt hạnh phúc.

    Nước Đức là xứ sở của những điều kỳ lạ, có rất nhiều phong tục tập quán nếu không được biết trước, các bạn sẽ vô cùng hoang mang và có thể gặp những tình huống khó xử. Phong tục cưới hỏi của người Đức là một ví dụ điển hình. Người Đức hiểu rằng, khi 2 người cùng cưa đứt được một thanh gỗ thì trong cuộc sống hôn nhân, chỉ cần đồng lòng với nhau thì mọi việc khó khăn đều có thể vượt qua nhờ sức mạnh của cả 2 người. Giống những phong tục cưới hỏi lạ kỳ như đập vỡ bát đũa, bắt cóc cô dâu, phong tục này góp phần làm cho các đám cưới ở Đức thêm phần thi vị. Ý nghĩa của hành động này là cặp vợ chồng sẽ cùng nhau ‘chung lưng đấu cật’ và vượt qua mọi trở ngại có thể xảy ra trong cuộc sống sau hôn nhân.

    Cưa gỗ (Đức)
    Cưa gỗ (Đức)
    Cưa gỗ (Đức)
    Cưa gỗ (Đức)
  11. Người Do Thái nổi tiếng là giống người khôn ngoan, tinh tế cho nên họ cũng có những tục truyền thống trong đám cưới rất quái đản. Khi lễ cưới của người Do Thái chấm dứt, cô dâu và chú rể sẽ dẫm chân lên một chiếc ly được bọc cẩn thân trong một túi vải để làm vỡ nó. Hành động này có nhiều ý nghĩa, và một trong số đó là để chứng minh rằng cuộc sống hôn nhân sẽ có cả nỗi buồn cũng như niềm vui, và điều này muốn bày tỏ rằng hai người sẽ cam kết luôn kề vai sát cánh với nhau trong cuộc sống. Nếu như vỡ gương luôn luôn là một điểm chẳng lành, thì may mắn thay, vỡ cốc chén hay vỡ bát bát đĩa mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong mỗi nền văn hóa trên thế giới mà đa số đều cho đó là một tín hiệu lành. Ly cốc vỡ là vật hy sinh trong văn hóa của người Ai Cập và cộng đồng người Do Thái, nó hứng chịu thay cho người làm vỡ những rủi ro có thể xảy đến trong tương lai.


    Điển hình hơn, đối với người Do Thái, cuộc hôn nhân hay tình yêu cũng mong manh dễ vỡ như thủy tinh, dẫm vỡ chiếc ly trong đám cưới là để nhắc nhở điều ấy, đồng thời là để chịu thay cuộc hôn nhân những rạn nứt không thể tránh khỏi sau này. Cùng với lời cầu nguyện: “Chiếc ly này đã vỡ, còn cuộc hôn nhân này thì không bao giờ.” Mọi cuộc hôn nhân dường như đều chịu lời nguyền đau khổ, chiếc ly vỡ và lời nguyện cầu giống như câu thần chú giải thoát các cặp đôi khỏi lời nguyền nghiệt ngã đó. Với họ, làm vỡ cốc đơn thuần chỉ là một tai nạn, dọn dẹp nó cẩn thận và an toàn mới là điều quan trọng nhất. Âm thanh chiếc cốc vỡ là để thức tỉnh trạng thái u mê, là điều nhắc nhở về sự mong manh và vô tri của vạn vật. May hay rủi. Hạnh phúc hay khổ đau. Thành công hay thất bại. Tất cả đều không là mãi mãi. Đổ vỡ là phải có để sinh ra cái mới. Cũng như cái chết là tất yếu, và là cơ sở, là mùn, là dưỡng chất để từ đó cái mới nảy mầm.

    Dẫm vỡ chiếc ly (truyền thống của người Do Thái)
    Dẫm vỡ chiếc ly (truyền thống của người Do Thái)
    Dẫm vỡ chiếc ly (truyền thống của người Do Thái)
    Dẫm vỡ chiếc ly (truyền thống của người Do Thái)
  12. Sự kiện được gọi là Mehendi là một lễ kỷ niệm đầy màu sắc được tổ chức vào đêm trước đám cưới của những phụ nữ của gia đình cô dâu. Ở Ấn Độ, Henna thường là môn vẽ trang trí cho phụ nữ. Tuy nhiên, vào một số dịp đặc biệt, đàn ông cũng vẽ Henna. Đám cưới thường là dịp để các nghệ sĩ Henna trổ tài. Cô dâu, chú rể và cả một số khách mời đám cưới đều được trang trí với những họa tiết Henna đẹp mắt. Trong trường hợp này Henna tượng trưng cho sự màu mỡ, sinh sôi nảy nở và tình yêu đôi lứa. Một họa sĩ chuyên nghiệp hay người thân sẽ vẽ henna “hình xăm” cho bàn tay và bàn chân của cô dâu và những người phụ nữ khác trong gia đình. Những họa tiết tượng trưng cho tinh thần phấn khởi, niềm vui, vẻ đẹp và phước lành.


    Truyền thống này cũng phổ biến ở nhiều nước châu Á khác. Ở Ấn Độ xa xưa, khi cô dâu và chú rể được hứa hôn từ gia đình, Henna là cách để họ nhận ra nhau trong đám cưới. Tên của người chồng cũng sẽ được khéo léo hòa quyện trong hoa văn tinh tế của Henna, biểu hiện một mối dây liên hệ khăng khít giữa hai người. Sau 2 – 12 giờ kể từ khi xăm vẽ, mực lá móng sẽ khô đi và cô gái có thể để lộ hình vẽ Henna của mình. Một họa tiết Henna thường giữ được 1 đến 3 tuần trên da. Henna khi xăm lên cơ thể có màu xanh lá tối, nhưng khi mờ đi sẽ có màu cam nhạt hay nâu đen. Những phụ nữ tham gia buổi lễ mặc trang phục đơn giản, màu sắc nhẹ nhàng. Địa điểm được trang trí bằng hoa và màn treo đầy màu sắc. Cô dâu mặc váy màu vàng nhạt hoặc màu xanh lá cây, tay áo ngắn để dễ vẽ. Chú rể mặc trang phục truyền thống Kurta Pajama, có màu sắc tươi sáng.

    Henna, Ấn Độ
    Henna, Ấn Độ
    Henna, Ấn Độ
    Henna, Ấn Độ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy