Top 10 Sai lầm dễ mắc phải khi bảo quản thực phẩm
Khi dự trữ thực phẩm với số lượng lớn mà chưa cần phải sử dụng, bảo quản thực phẩm là một thao tác hết sức quen thuộc mà bà nội trợ nào cũng biết. Tuy nhiên, ... xem thêm...vẫn có một số sai lầm khi bảo quản thực phẩm khiến gây hại cho sức khỏe, giảm chất lượng đồ ăn, thức uống. Đó là những sai lầm nào hãy cùng toplist khám phá ngay qua bài viết dưới đây bạn nhé.
-
Bạn có biết, đôi bàn tay bạn là "kho" vi khuẩn không lồ luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây hại kinh hoàng cho sức khỏe? Thông qua sự xúc chạm với các đồ vật hàng này, vô tình tay được tiếp thêm vi khuẩn một cách trực tiếp. Rửa đồ ăn trước khi chế biến thực phẩm là thói quen tốt khi bảo quản thực phẩm.
Nhưng nếu quên rửa tay trước khi thực hiện thao tác này thì thật thiếu sót. Dù thức ăn có được rửa kĩ đến mức nào, nhưng đôi tay hàm chứa nhiều vi khuẩn vẫn khiến cho công sức của bạn trở thành công cốc khi gián tiếp truyền vi khuẩn sang thực phẩm.
-
Rất nhiều người vẫn có thói quen đánh giá đồ ăn, thức uống thông qua mùi vị hoặc màu sắc bên ngoài. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều thực phẩm ôi thiu, hư hại mặc dù hình thức bên ngoài trông vẫn rất bắt mắt. Điển hình, một số loại thức ăn, rau củ trong tủ lạnh dù để 3, 4 ngày nhưng mùi vị vẫn không bị ảnh hưởng, thậm chí trông rất tươi ngon.
Các bà nội trợ khi nhìn thấy dấu hiệu này thường lầm tưởng đồ ăn vẫn còn tốt nhưng thực chất, trong chúng cần có nguy cơ tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây ngộ độc mà không làm biến đổi hương vị cũng như màu sắc của đồ ăn. Đây là sai lầm rất phổ biến khi bảo quản thực phẩm.
-
Bảo quản trứng rất tiện ích thế nhưng, nếu không để ý về thời gian của những quả trứng nằm trong tủ lạnh đã là bao lâu, rất có thể bạn sẽ sử dụng phải trứng bị hư hại, chứa vi khuẩn gây ngộ độc mà nhìn ngoài mắt thường sẽ khó nhận biết.
Tốt nhất, khi bảo quản thực phẩm nói chung và trứng nói riêng, hãy để ý đến thời gian chúng được lưu lại trong đó để vứt bỏ khi không sử dụng được nữa.
-
Để bảo quản thịt được lâu, nhiều người Việt chọn cách làm đông chúng trên những ngăn đá, nhằm hạn chế các hoạt động gây hại của chúng ở nhiệt độ thấp. Khi có nhu cầu sử dụng, đa số các mẹ nội trợ đều chọn cách rã đông bằng cách nhúng thịt đông đá vào bồn nước. Vô tình, đây lại là cách làm thịt nhiễm khuẩn vì trong bồn rửa luôn tồn tại một lượng lớn vi khuẩn gây hại.
Ngược lại, trong thịt rã đông cũng chứa một lượng lớn vi khuẩn truyền qua bồn nước rửa, các bảo quản thực phẩm này lại làm cho vi khuẩn được lan truyền theo cơ chế chéo.
-
Tủ lạnh với tiện ích điều chỉnh nhiệt độ theo ý muốn được xem là một trong những công cụ hữu hiệu nhất giúp bảo quản thực phẩm tươi sống. Khi cất trữ quá nhiều đồ ăn, nước uống trong tủ lạnh, bạn cũng cần phân loại chúng để bảo quản ở nhiệt độ, độ ẩm phù hợp.
Chẳng hạn, thịt cá hay đồ ăn tươi sống từ động vật, bạn cần bảo quản ở ngăn có nhiệt độ thấp nhất, bọc bằng màng bọc thực phẩm để tránh nhiễm khuẩn. Đối với rau củ quả, nên đặt ở ngăn có nhiệt độ cao hơn và được sơ chế sạch sẽ.
-
Rau là nguồn thực phẩm tươi sống chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ rất cần thiết cho cơ thể. Sử dụng hợp lí rau củ trong bữa ăn hằng ngày giúp bạn tăng cường sức khỏe, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch,...
Cách chế biến rau củ phổ biến hiện nay vẫn là xào, luộc, nấu canh... Thế nhưng, sai lầm thường mắc phải vẫn là dùng rau sau khi để nguội. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau khi được nấu, nếu để ra đã chế biến ra điều kiện nhiệt độ thường càng lâu thì rau sẽ càng bị mất chất dinh dưỡng.
Cụ thể, nếu ăn ngay sau khi chế biến 1 giờ, lượng vitamin hao hụt 15%, để thêm 1 giờ nữa lượng dinh dưỡng hao hụt sẽ là 25% và con số này sẽ tăng gấp đôi nếu để sau 3 – 4 tiếng đồng hồ. Tốt nhất, nên ăn ngay rau sau khi chế biến để đảm bảo lượng dinh dưỡng hấp thụ được cao nhất. Đồng thời làm cách này cũng không khiến bạn phải đau đầu để bảo quản thực phẩm.
-
Trong thịt gà sống luôn tồn tại một lượng vi khuẩn sẵn sàng xâm hại sức khỏe của bạn. Rửa thịt gà sống dưới vòi nước mạnh sẽ làm lan truyền vi khuẩn có hại ra xung quanh do tác động của nguồn nước.
Thực tế, chỉ cần luộc kĩ ở 100 độ thì 90% vi khuẩn trong thịt gà sạch sẽ bị tiêu diệt. Nếu có rửa thịt gà sống, cũng cần nhẹ tay để thịt gà sống dưới vòi nước chảy nhẹ, tránh bắn ra xung quanh. Đây là cách bảo quản thực phẩm rất dễ dàng.
-
Khoai tây là loại củ rất dễ mọc mầm và sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ nóng ẩm. Mầm khoai tây được các bác sĩ cảnh báo là nguyên nhân gây ngộ độc hàng đầu khi người sử dụng ăn phải chúng.
Do đó, khi bảo quản thực phẩm, đặc biệt là khoai tây, cần phải để chúng ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp để hạn chế sự nảy mầm gây hại. Tuyệt đối, không ủ khoai tây trong các bao nilon, bao tải quá lâu vì sẽ khiến chúng dễ bị nấm mốc và nảy mầm.
-
Việc sơ chế, làm sạch trước khi bảo quản thực phẩm là bước rất cần thiết và quan trọng. Nó hạn chế một phần sự xâm nhập của vi khuẩn, phân loại đồ ăn thức uống và giúp bạn có cách bảo quản hợp lí với từng loại thực phẩm khác nhau.
Chẳng hạn, trước khi bảo quản rau củ, hãy phân loại và rửa chúng sơ qua cho sạch sẽ, khô ráo rồi mới đem và ngăn lạnh. Thực hiện nghiêm túc cách này là phương pháp an toàn bảo vệ sức khỏe bạn.
-
Bảo quản thực phẩm hợp lí và đúng đắn giúp bạn tiết kiệm chi phí tiền bạc, đồng thời bảo vệ sức khỏe tốt hơn khi tiêu thụ đồ ăn nước uống. Bên cạnh đó, vì một số lí do chủ quan, không ít người vẫn xe nhẹ việc bảo vệ thực phẩm vì cho rằng nó không quan trọng.
Sử dụng đồ ăn thừa không che đậy cẩn thận, không biết cách bảo quản đồ ăn, nước uống trong tủ lạnh là sai lầm rất nhiều người vẫn còn gặp phải. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bạn cũng như của chính những người xung quanh.