Top 10 Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Trúc Tiên 114 0 Báo lỗi

Hiện nay, tủ lạnh đã không còn mấy xa lạ với mọi gia đình, nó không chỉ có công dụng làm đá mà còn có thể bảo quản rất nhiều thức ăn, giúp các gia đình dự trữ ... xem thêm...

  1. Top o

    Thức ăn không giữ trong tủ lạnh

    Có một số món ăn không nên bảo quản trong tủ lạnh để giữ đúng độ ngon như vốn có của chúng nhưng cũng có một số loại nếu chúng ta cứ tiếp tục sử dụng tủ lạnh để bảo quản có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng bởi thức ăn đã bị thay đổi thuộc tính. Đối với cơm, tốt nhất là chúng ta nên nấu một lượng vừa phải, đủ ăn vì ăn ngay sau khi chín là tốt nhất, nhưng nếu cơm còn dư, mọi người chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh không quá 1 ngày ở nhiệt độ dưới 5 độ C, tránh tình trạng cơm lâu ngày dễ gây ngộ độc thực phẩm. Cà chua nên được mua với số lượng vừa dùng trong ngày vì nếu bỏ vào tủ lạnh quá lâu sẽ khiến cho loại quả mọng nước này không còn tươi ngon.


    Dưa hấu là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe con người, đặc biệt là lycopene – một loại chất chống oxy hóa, bảo vệ làn da khỏi ánh nắng gay gắt. Nhưng khi lưu giữ dưa dấu trong tủ lạnh sẽ làm mất chất lycopene đồng thời cũng làm giảm số ngày sử dụng. Khoai tây sẽ dễ dàng bị hư héo, thối rửa cũng như mất chất lượng nếu để khoai tây vào tủ lạnh…

    Thức ăn không giữ trong tủ lạnh
    Thức ăn không giữ trong tủ lạnh
    Thức ăn không giữ trong tủ lạnh
    Thức ăn không giữ trong tủ lạnh

  2. Top o

    Thức ăn được đặt ở cánh tủ lạnh

    Cánh tủ lạnh là vị trí tiện lợi nhất dành cho những thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, sốt lọ, hộp, lon nước ngọt... có thể bảo quản lâu ở vị trí này, hạn bảo quản ổn định và có độ cao vừa phải. Cẩn thận đóng mở tủ khi có đồ vật dễ vỡ, rơi rớt.


    Lưu ý với trứng, bạn nên để trong vỉ và đặt ở ngăn mát tránh bể khi đóng mở tủ. Ở kệ dưới cùng, hãy cho các sản phẩm có khối lượng nặng vào. Tuy nhiên, nên bọc kỹ thịt, hải sản,… và cho chúng vào một hộp đựng nhỏ để tránh rỉ nước ra những thực phẩm khác.

    Thức ăn được đặt ở cánh tủ lạnh
    Thức ăn được đặt ở cánh tủ lạnh
    Thức ăn được đặt ở cánh tủ lạnh
    Thức ăn được đặt ở cánh tủ lạnh
  3. Top o

    Ngăn mát tủ lạnh

    Đây là nơi trú ẩn thích hợp nhất cho các loại thức ăn đã được làm sẵn và chỉ cần độ mát vừa phải. Ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ trung bình khoảng 5 độ C, do đó đây là môi trường thích hợp để bảo quản thức ăn đã nấu chín, rau củ quả tươi.


    Cũng giống như khi bảo quản trong ngăn đông, trước khi thực phẩm được đưa vào bảo quản trong ngăn mát cũng còn được bọc trong túi nilon hoặc đựng trong hộp đựng thức ăn. Rau củ quả không nên rửa trước khi cho vào tủ lạnh sẽ để được lâu hơn.

    Ngăn mát tủ lạnh
    Ngăn mát tủ lạnh
    Ngăn mát tủ lạnh
    Ngăn mát tủ lạnh
  4. Top o

    Ngăn đông đá

    Ngăn đông đá rất tiện lợi cho chúng ta làm đá viên, tảng đồng thời kéo dài hạn sử dụng của thực phẩm một cách tự nhiên và an toàn, tuy nhiên, nếu bạn thích sử dụng nước đông lạnh, bạn không nên đậy kín chai trước khi đặt vào tủ lạnh vì khi đó, các chất lỏng sẽ nở ra, dễ gây nứt chai nhựa hay làm bể các loại vật chứa bằng thủy tinh…


    Tuyệt đối phải sử dụng thực phẩm sau khi đã lấy ra khỏi tủ lạnh vì nếu chúng ta cho thực phẩm đã rã đông vào lại tủ lạnh rất dễ gây nhiễm độc cho cơ thể. Mỗi khi mua thực phẩm cho vào tủ lạnh nên ghi nhớ, ghi chú trên bao bì để không phải sử dụng nhầm những thực phẩm quá cũ. Không nên đưa những thức ăn đã bị vi khuẩn tấn công, chứa nhiều độc tố vào tủ lạnh, dễ gây ảnh hưởng đến những sản phẩm khác.

    Ngăn đông đá
    Ngăn đông đá
    Ngăn đông đá
    Ngăn đông đá
  5. Top o

    Không dùng bình nhựa trong tủ lạnh

    Ở nhiệt độ thấp, nhựa rất dễ phát sinh ra các chất rất độc. Hầu hết các gia đình đều có thói quen dùng bình nhựa đựng nước lọc rồi bỏ vào tủ lạnh làm mát hay để đông đá. Khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin. Đây là một chất cực độc và là nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú.


    Không chỉ vậy, thành phần nhựa còn chứa các chất như bisphenol A(BPA), Phthalates... Các chất này rất gây hại cho con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em. Bisphol A có thể khiến thai nhi chết non hoặc phát triển dị dạng. Trẻ mới sinh dùng nhiều đồ nhựa như bình uống sữa sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển.

    Không dùng bình nhựa trong tủ lạnh
    Không dùng bình nhựa trong tủ lạnh
    Không dùng bình nhựa trong tủ lạnh
    Không dùng bình nhựa trong tủ lạnh
  6. Top o

    Vệ sinh tủ lạnh đều đặn

    Môi trường ẩm bên trong tủ lạnh có thể xuất hiện nấm mốc, vi khuẩn từ thực phẩm nếu bạn như bạn không vệ sinh tủ lạnh theo định kỳ khoảng 3 - 6 tháng/lần. Việc vệ sinh tủ lạnh sẽ giúp cho các động cơ bên trong tủ lạnh được nghỉ ngơi và hỗ trợ loại bỏ những cặn bẩn từ thực phẩm bám trên khay đựng, có thể len lỏi vào những khe của tủ lạnh. Ngoài ra, còn giúp loại bỏ mùi hôi và tạo bầu không khí tươi xanh bên trong không gian tủ.


    Vệ sinh tủ lạnh cũng chính là công việc quan tâm đến sức khỏe các thành viên trong gia đình (nhằm tránh vi khuẩn lây lan sang thức ăn khác, gây độc cho người sử dụng). Để thực hiện việc vệ sinh một cách dễ dàng, bạn nên biết cách phân loại, đóng hộp, gói cho từng loại sản phẩm trước khi cho vào tủ lạnh phù hợp để việc lau dọn được tiến hành nhanh chóng nhưng vẫn sạch sẽ, an toàn.

    Vệ sinh tủ lạnh đều đặn
    Vệ sinh tủ lạnh đều đặn
    Vệ sinh tủ lạnh đều đặn
    Vệ sinh tủ lạnh đều đặn
  7. Top o

    Cách bảo quản thực phẩm đóng hộp

    Trên từng sản phẩm đóng hộp đều có in hạn sử dụng rõ ràng và được đóng nắp chắc chắn. Những sản phẩm này đều đã được thêm vào chất bảo quản an toàn sức khỏe. Vì vậy, bạn hoàn toàn yên tâm có thể bảo quản thực phẩm đóng hộp ở nơi khô thoáng, mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời.


    Hoặc nếu bạn vẫn còn lo lắng thì có thể bảo quản thực phẩm đóng hộp trong ngăn mát tủ lạnh. Sau khi mở nắp hộp, bạn nên sử dụng thực phẩm hết một lần và nếu ăn hết thì hãy bỏ vào hộp đựng thực phẩm và đóng kín lại. Hôm sau hãy sử dụng hết phần còn thừa bạn nhé. Đừng để quá lâu khiến món ăn mất dinh dưỡng mà còn hình thành chất độc gây hại cơ thể.

    Cách bảo quản thực phẩm đóng hộ
    Cách bảo quản thực phẩm đóng hộ
    Cách bảo quản thực phẩm đóng hộ
    Cách bảo quản thực phẩm đóng hộ
  8. Top o

    Đặt nhiệt độ phù hợp để bảo quản từng loại thực phẩm

    Ngày nay, các dòng tủ lạnh mới giúp cho người tiêu dùng bảo quản thực phẩm tốt hơn khi trang bị thêm ngăn đông mềm (đối với thực phẩm tươi sống), ngăn rau quả có trang bị mắt lưới cáo kiểm soát độ ẩm. Hoặc công nghệ ánh sáng xanh (mô phỏng theo ánh nắng mặt trời) giúp cho rau củ quả trở nên tươi ngon và không bị mất chất.


    Mỗi nhóm thực phẩm đều được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đối với rau củ thường được bảo quản bên trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 - 4 độ C. Trong khi với thực phẩm tươi sống như hải sản, thịt và cá có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 1 - 3 độ C (nên sử dụng trong ngày, càng sớm càng tốt) hoặc ở ngăn đông -18 độ C (với thời gian sử dụng lâu hơn, từ 1 - 3 ngày).

    Đặt nhiệt độ phù hợp để bảo quản từng loại thực phẩm
    Đặt nhiệt độ phù hợp để bảo quản từng loại thực phẩm
    Đặt nhiệt độ phù hợp để bảo quản từng loại thực phẩm
    Đặt nhiệt độ phù hợp để bảo quản từng loại thực phẩm
  9. Top o

    Không để đồ ăn quá lâu

    Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là một trong những cách giúp bạn tiết kiệm thời gian chế biến, thời gian mua đồ và tránh lãng phí việc vứt bỏ thức ăn dư thừa trong ngày. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc bảo quản thực phẩm bên trong tủ lạnh cũng đều tốt. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu cho hay: việc bảo quản thịt, cá càng lâu bên trong tủ lạnh dễ làm giảm đi chất dinh dưỡng vốn có và thậm chí có thể sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe con người khi ăn phải.


    Hơn nữa, quá trình cấp đông và rã đông cũng có thể làm thất thoát 1/3 lượng chất béo hòa tan có trong thịt. Trung bình mỗi lần đông - rã có thể giảm đi 20% chất dinh dưỡng này. Do đó, tùy vào từng loại thực phẩm mà bạn cân nhắc việc bảo quản trong tủ lạnh, như thịt gà, lợn và vịt chỉ nên để khoảng 7 ngày; thịt bò và dê có thể được 10 ngày và các loại cá thì không nên để quá 2 ngày.

    Không để đồ ăn quá lâu
    Không để đồ ăn quá lâu
    Không để đồ ăn quá lâu
    Không để đồ ăn quá lâu
  10. Top o

    Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý

    Việc sắp xếp thực phẩm hợp lý cũng giúp bạn sử dụng thực phẩm đúng cách và giảm thiểu tình trạng vứt bỏ lãng phí. Hãy đặt thực phẩm mới vào phía bên trong tủ và những thực phẩm cũ trước đó đặt ở phía ngoài để tiện lấy ra sử dụng.


    Ngoài ra, xếp các hộp chứa thực phẩm gọn gàng, còn với các túi thực phẩm có thể xếp chồng lên và lót khay đối với thực phẩm tươi sống (như thịt, cá) để tránh nước từ các loại thực phẩm ấy tràn ra ngoài. Bạn có thể ghi chú thời gian và dán trên bao bì hộp hoặc túi thực phẩm để biết được thời gian sử dụng.

    Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý
    Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý
    Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý
    Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy