Top 11 Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ đúng cách để đảm bảo nguồn sữa cho con

Nguyễn An 278 0 Báo lỗi

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất giàu dinh dưỡng và vô cùng cần thiết cho trẻ nhỏ, mặc dù hiện nay nhiều các bà mẹ đã chuyển sang nuôi con theo cách phương tây cho ... xem thêm...

  1. Để đảm bảo an toàn nhất sữa cho bé, các mẹ cần tìm tới một dụng cụ đựng sữa không chứa chất BPA, tốt nhất là nên đựng trong bình thủy tinh hoặc các vật dụng chuyên dành riêng để đựng sữa cho trẻ.


    Cần phải rửa thật sạch, phơi khô sau khi mỗi lần sử dụng, trên thị trường hiện nay có bán loại túi zip túi này đang được khá nhiều các bà mẹ tin dùng vì rất đảm bảo và an toàn, tiện lợi hơn cả túi còn có chỗ để ghi ngày, tháng thời điểm hút sữa nên rất cần thiết.

    Các mẹ nên đựng sữa trong những đồ chuyên dụng
    Các mẹ nên đựng sữa trong những đồ chuyên dụng

  2. Nhiều các bà mẹ thường hay có tâm lý tiện vắt, nên mỗi lần vắt thường vắt với số lượng nhiều rồi để tủ cho trẻ dùng dần, nhưng cách này không nên và chỉ áp dụng khi các mẹ phải đi làm xa hay đi công tác, còn bình thường thì chỉ nên vắt khi trẻ dùng đến đâu vắt đến đó, như thế vừa đảm bảo chất lượng sữa luôn mới và cần bổ sung nhiều thực phẩm nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mẹ để đủ dưỡng chất trong sữa.


    Đối với trẻ 6 tháng mẹ nên vắt lượng sữa nhỏ khoảng 100 - 150ml là đủ cho bé dùng, đối với trẻ lớn hơn số lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và chế độ ăn uống hàng ngày của bé.

    Không nên vắt sữa và để quá lâu
    Không nên vắt sữa và để quá lâu
  3. Một số mẹ đã chọn mua túi làm lạnh để bảo quản sữa nhưng việc sử dụng chưa đúng cách khiến sữa không được đảm bảo an toàn.


    Trong túi làm lạnh sữa gồm bình sữa PP và 2 túi đá khô có nano diệt khuẩn Unimom. Túi được làm bằng sợi nylon với chất cách nhiêt bằng bạc lót bên trong. Đá khô giúp cho sữa lâu bị giã đông và làm lạnh sữa sau khi giã đông trong 8h đồng hồ kéo dài thời gian bảo quản sữa mẹ. Trên mặt túi đá khô có tích hợp nano bạc diệt khuẩn giúp cho sữa luôn trong môi trường sạch sẽ an toàn. Đặc biệt đá khô có thể tái sử dụng.


    Lỗi khiến sữa không đảm bảo ở đây 1 phần do các mẹ bảo quản sữa quá lâu (quá 8h trong túi làm lạnh). Quan trọng hơn là bạn phải làm sạch và tiệt trùng bình sữa trước khi cho sữa vào bảo quản đây là nguyên nhân chính khiến sữa không còn được an toàn.

    Một số mẹ đã chọn mua túi làm lạnh để bảo quản sữa
    Một số mẹ đã chọn mua túi làm lạnh để bảo quản sữa
  4. Nếu các mẹ chuẩn bị đi làm xa cần vắt một lượng sữa cần thiết cho bé dùng khi mẹ vắng nhà, nên cho sữa vào bình to hoặc túi trữ sữa sau đó ghi ngày tháng năm và cho vào tủ đông, do sữa trong ngăn mát có hạn sử dụng 48 tiếng nên cứ mỗi 2 ngày mẹ có thể dồn sữa và cho vào ngăn tủ đông một lần.


    Trước khi cho lên ngăn đá mẹ nên cho vào ngăn lạnh trước rồi sau đó mới chuyển lên ngăn đá, không nên cho sữa trực tiếp vào ngăn đá ngay, và cũng ngược lại khi muốn rã đông, mẹ nên cho từ ngăn đá xuống ngăn mát rồi mới cho ra ngoài, nhằm đảm bảo lượng dinh dưỡng trong sữa không mất đi khi bị chuyển môi trường nhiệt một cách đột ngột.

    Bảo quản sữa trong tủ đông
    Bảo quản sữa trong tủ đông
  5. Khi đang để sữa trong tủ lạnh và đột ngột bị mất điện các mẹ nên bỏ toàn bộ số sữa đó vào trong thùng xốp hoặc thùng giữ nhiệt và mua đá viên bỏ vào trong để sữa không bị hỏng.


    Trong thời gian này nên hạn chế mở thùng ra như thế đá sẽ lâu tan và sữa không bị hỏng.

    Nên cho sữa vào trong thùng xốp  và bỏ đá vào trong
    Nên cho sữa vào trong thùng xốp và bỏ đá vào trong
  6. Sau khi cho sữa ra khỏi tủ, các mẹ không cho bé dùng sữa khi đang còn lạnh, các mẹ các mẹ cần cho xuống ngăn mát tủ lạnh để cho sữa tan ra, sau đó nên cho sữa vào máy hâm sữa hoặc nếu không có thì nên ngâm sữa vào nước nóng khoảng tầm 40 độ C, tuyệt đối không được dùng nước sôi hoặc nước quá nóng để ngâm như thế sẽ làm mất dinh dưỡng trong sữa.

    Cho sữa vào máy hâm sữa để rã đông
    Cho sữa vào máy hâm sữa để rã đông
  7. Vì trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa đang còn khá yếu nên các mẹ cần bảo quản sữa cho trẻ một cách cẩn thận, tốt nhất là nên cho vào tủ lạnh, và thời gian bảo quản sữa tối đa cho trẻ như sau:

    • Phòng trên 26 độ C: 1giờ
    • Phòng máy lạnh nhiệt độ dưới 26 độ C: 6 giờ
    • Ngăn mát tủ lạnh: 48 giờ
    • Ngăn đá tủ: 2 tuần Tủ đông chuyên dụng: 6 tháng
    Một lưu ý nhỏ khi sữa đã bỏ vào tủ lạnh, khi bỏ ra cho trẻ dùng các mẹ cần để bớt lạnh hoặc rã đông theo cách tự nhiên hoặc làm nóng sữa cho trẻ uống, tránh để lạnh cho trẻ dùng ngay dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị đầy bụng.
    Các mẹ nên cho sữa vào tủ lạnh
    Các mẹ nên cho sữa vào tủ lạnh
  8. Hâm sữa trong lò vi sóng sẽ làm cho sữa nóng không đồng đều, ngoài ra còn làm mất đi đáng kể đặc tính chống viêm, miễn dịch ở sữa. Vậy nên, cách hâm nóng đúng cách nhất là bạn nên ngâm sữa vào một bát nước ấm hoặc để túi sữa trực tiếp dưới vòi nước ấm đang chảy.

    Hâm sữa trong lò vi sóng sẽ làm mất đi đáng kể đặc tính chống viêm, miễn dịch ở sữa
    Hâm sữa trong lò vi sóng sẽ làm mất đi đáng kể đặc tính chống viêm, miễn dịch ở sữa
  9. Khi trẻ uống không hết sữa, nhiều mẹ thấy còn thừa nhiều và giữ lại bảo quản cho lần uống tiếp theo của các con. Thế nhưng bạn có biết, điều này vô cùng có hại cho trẻ, bởi khi trẻ sử dụng sữa, một lượng lớn vi khuẩn từ miệng bé đã phát triển trong sữa, không tốt để bảo quản cho lần tiếp theo.

    Không dùng lại sữa mẹ vắt ra mà bé uống thừa
    Không dùng lại sữa mẹ vắt ra mà bé uống thừa
  10. Không lắc bình sữa mới rã đông vì khi lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột, sữa mẹ sẽ mất tính năng tự nhiên của một số phân tử protein bảo vệ (kháng thể).


    Các kháng thể Lactoferrin, Lysozyne... chỉ phát huy được chức năng chống viêm nhiễm, chống sưng tấy trong niêm mạc ruột khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu. Một vài cấu trúc vẫn giữ nguyên khi bị tác động, số khác có thể bị gãy thành các amino axit vẫn có lợi ích dinh dưỡng nhưng mất vai trò bảo vệ.

    Không lắc bình sữa mới rã đông
    Không lắc bình sữa mới rã đông
  11. Thực tế, việc ủ ấm sữa nếu không dùng ngay sẽ càng làm sữa dễ hỏng hơn, vì nhiệt độ ấm nóng sẽ tạo ra môi trường lý tưởng để các vi khuẩn phát triển.


    Do đó, sữa ủ ấm, ủ nóng ở 40 độ C chỉ nên giữ trong 1 giờ đầu. Sau thời gian đó, sữa này phải đổ bỏ, không được cho con bú, cũng không được tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh.

    Sữa ủ ấm, ủ nóng ở 40 độ C chỉ nên giữ trong 1 giờ đầu
    Sữa ủ ấm, ủ nóng ở 40 độ C chỉ nên giữ trong 1 giờ đầu




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy