Top 4 Cách hâm sữa mẹ an toàn và đảm bảo chất dinh dưỡng nhất cho bé
Sữa mẹ là thức ăn thích hợp nhất, có lượng chất béo, đường, nước, protein và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Nếu các mẹ không ... xem thêm...thể cho con bú trực tiếp thì có thể bảo quản trong tủ lạnh cho bé, nhưng để không mất đi giá trị dinh dưỡng cũng như an toàn thì phải thực hiện đúng các việc cất giữ và hâm nóng. Vậy nên hãy cùng Toplist tìm hiểu những cách hâm sữa mẹ tốt nhất để đảm bảo hơn trong việc chăm sóc trẻ trong những năm tháng đầu đời.
-
Cách hâm sữa mẹ khi trữ đông
Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh là một trong những cách mà các mẹ hay dùng để bảo quản sữa trong thời gian lâu hơn. Bởi khi để sữa mẹ trong ngăn đá thì khi đem ra cần phải thực hiện đúng cách để đảm bảo cho sữa giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng cũng như an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của các bé. Toplist sẽ gợi ý cho bạn các bước để hâm sữa khi để tủ lạnh:
- Sữa mẹ phải được cho từ ngăn đá xuống ngăn mát trước 1 đêm, và chuyển ra ngoài nhiệt độ phòng để tan tự nhiên hoặc ngâm nước ấm vào ngày hôm sau. Tuyệt đối không rã đông bằng lò vi sóng.
- Sữa từ ngăn mát lấy vừa đủ dùng ra ngoài ngâm nước nóng hoặc cho vào máy hâm sữa, đạt nhiệt độ khoảng 40 độ C là có thể cho bé bú. Trường hợp nhiệt độ quá cao bắt đầu từ 70 độ C thì sữa bắt đầu mất chất làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé
- Khi tiến hành hâm nóng xong thì mẹ nên thử trước bằng cách đổ một chút sữa ra tay để kiểm tra độ nóng.
- Sữa đã hâm nóng cho con bú mà chưa hết, mẹ nên thay nắp khác hoặc núm ti khác đậy kín để nhiệt độ phòng bình thường và dùng hết trong vòng 2 giờ sau đó. Sở dĩ cần phải thay núm ti khác vì ở lần bú đầu tiên con đã ngậm núm, nước bọt dính trên núm là môi trường sản sinh vi trùng, vi khuẩn.
- Sau 2 giờ, con chưa bú thì không nên dùng tiếp vì việc để lâu hay thay đổi nhiệt độ liên tục cũng làm chất lượng sữa giảm. Do vậy, mẹ lấy đủ lượng sữa vừa dùng cho bé tránh lãng phí.
-
Hâm sữa mẹ bằng nước ấm
Hâm sữa bằng nước ấm tưởng chừng là một việc đơn giản nhưng nếu mẹ làm sai cách, chất dinh dưỡng trong sữa sẽ mất đi, hoặc bị biến chất ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi uống vào cơ thể. Sau khi sữa đã được rã đông thì mẹ sẽ tiến hành hâm sữa bằng nước ấm với các bước như sau:
- Lắc đều bịch sữa: Sau vài ngày bảo quản, sữa mẹ sẽ bị đông và bạn cần tiến hành rã đông bằng cách để xuống ngăn mát tủ lạnh trong vòng nửa ngày, khi đã tan hết thì bạn sẽ thấy dưỡng chất trong sữa sẽ bị lắng xuống đáy túi, cần được lắc lên giúp hòa đều các chất trước khi bé bú.
- Tiếp đó đổ sữa vào bình thủy tinh: Nếu mẹ sử dụng túi zip hoặc bình nhựa trữ sữa cho bé, mẹ đổ sữa sang bình thủy tinh (bình bé uống sữa) để hâm nóng vì chất liệu thủy tinh chịu nhiệt tốt và an toàn hơn.
- Chuẩn bị nước ấm: Nước để ngâm sữa có nhiệt độ khoảng 40 độ C, không nên sử dụng nước quá nóng (trên 60 độ C) vì ở nhiệt độ cao sẽ làm hỏng các chất dinh dưỡng trong sữa.
- Ngâm bình sữa vào nước: Đặt bình sữa vào bát nước và đợi trong khoảng từ 3-5 phút mẹ lắc nhẹ để sữa bên trong bình trao đổi nhiệt cho nhau, bình sữa ấm đều hơn. Cẩn thận hơn thì các mẹ có thể dùng nhiệt kế để đo được nhiệt độ sữa chính xác, nhiệt độ nước ngâm sữa khoảng 40 độ C là phù hợp để hâm sữa cho bé.
-
Sử dụng máy hâm sữa
Hiện nay các mẹ đã bớt được phần nào nỗi lo, tiết kiệm thời gian trong việc hâm sữa thủ công bằng nước ấm nữa vì đã có máy hâm sữa hiện đại để sử dụng. Tuy nhiên với mỗi máy hâm sữa sẽ có những thông số và các chi tiết kỹ thuật khác nhau. Chính vì vậy, mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng trên từng sản phẩm và tiến hành hâm sữa theo các bước sau. Lưu ý với trường hợp sữa chưa được rã đông thì cần phải rã đông trước 12-24 giờ sau đó mới tiến hành hâm sữa.
- Chỉ cần đặt bình sữa vào khoang hâm nóng của máy
- Tiếp đó, đổ nước vào ở mức vạch đánh dấu và chọn mức nhiệt độ hâm phù hợp nhất của máy.
- Chọn chế độ hâm sữa phù hợp và khởi động
- Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, máy sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm, mẹ có thể trữ trong máy và đợi đến giờ là có thể lấy ra cho bé ăn.
-
Những lưu ý khi hâm sữa mẹ
Những lưu ý khi hâm sữa mà các bà mẹ cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo độ dinh dưỡng và an toàn nhất cho các bé:
- Việc hâm sữa cần tiến hành rã đông trước, tuyệt đối không dùng lò vi sóng hay bất cứ cách thức hâm nóng bằng lượng nhiệt cao quá mức cho phép. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng trong sữa mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Luôn kiểm tra nhiệt độ sữa trong quá trình hâm sữa và đặc biệt là trước khi cho bé bú: Trước khi bé bú, mẹ nên nhỏ 1-2 giọt sữa ra tay để kiểm tra, mẹ cảm thấy ấm (ấm hơn trên da mẹ một chút) là bé có thể dùng được.
- Tuyệt đối không nắp bình, chọc thẳng tay vào sữa của bé tránh nhiễm khuẩn vào sữa con mẹ nhé.
- Sữa sau khi hâm nóng chỉ được dùng trong 2 giờ đồng hồ đổ lại sau đó không được bảo quản hay hâm lại lần nữa.