Top 10 Thói quen sử dụng tủ lạnh sai cách gây hại cho sức khỏe

Trúc Tiên 257 0 Báo lỗi

Ngày nay, tủ lạnh vốn là một vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình. Tuy nhiên, bạn đã biết sử dụng chúng đúng cách chưa? Sau đây là một số thói quen xấu ... xem thêm...

  1. Top 1

    Mở tủ lạnh quá lâu

    Cửa tủ lạnh đóng không kín hoặc mở tủ lạnh lâu khiến tủ lạnh hết mát, dễ làm hỏng thức ăn, thực phẩm, nước uống bên trong tủ. Khi đóng cánh cửa tủ trở lại sẽ khá tốn thời gian để tủ mát trở lại. Mở cửa tủ lạnh quá lâu hoặc quên không đóng cửa tủ lạnh còn là nguyên nhân khiến tủ lạnh nhanh hỏng, giảm tuổi thọ, gây ra tiếng ồn lớn. Nếu thường xuyên quên không đóng cửa tủ lạnh, thiết bị này sẽ tự biến mất tính năng tự ngắt, giảm tuổi thọ của block, thậm chú là bị tắc hệ thống lạnh nặng hơn.


    Trường hợp để tủ lạnh ở trong phòng ngủ, cạnh giường, quên đóng cửa tủ lạnh hoặ nếu cửa tủ lạnh đóng không khít rất dễ khiến bạn hoặc người thân bị cảm lạnh do hơi lạnh từ tủ lạnh tỏa ra, khiến ảnh hưởng đến sức khỏe. Mở cửa tủ lạnh quá lâu làm đá trên ngăn đã chảy nước, dễ làm han gỉ, hỏng tủ lạnh. Bạn có biết rằng việc mở tủ lạnh quá lâu sẽ là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tủ bị mất nhiệt. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các vi khuẩn, dễ gây ra các bệnh liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, trước khi mở tủ lạnh, bạn nên biết mình cần lấy gì và bạn không nên mở tủ lạnh quá lâu. Bên cạnh đó, bạn nên đóng tủ lạnh lại ngay sau khi đã thấy thức ăn xong.

    Không nên mở tủ lạnh quá lâu
    Không nên mở tủ lạnh quá lâu
    Nên đóng tủ lạnh lại ngay sau khi  đã thấy thức ăn xong
    Nên đóng tủ lạnh lại ngay sau khi đã thấy thức ăn xong

  2. Top 2

    Không đậy nắp thức ăn thừa

    Đồ ăn thừa, đặc biệt là thức ăn nấu chín nếu bảo quản trong tủ lạnh không đậy kín nắp sẽ rất dễ biến chất. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến hương vị món ăn mà còn nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Tốt nhất, bạn nên chọn mua những loại hộp chuyên dụng có nắp đậy, hạn chế dùng những sản phẩm nhựa kém chất lượng. Không đậy kín nắp cho đồ ăn thừa khiến vi khuẩn xâm phạm vào và lây các bệnh nguy hiểm cho con người thông qua thức ăn. Ngoài ra, không đậy nắp thức ăn mà để trong tủ lạnh thì thức ăn sẽ dễ dàng nhiễm các vi khuẩn kí sinh lan từ các loại thực phẩm với nhau gây nhiều bệnh nguy hiểm.


    Sau các bữa ăn, rất có thể vẫn còn một số thức ăn thừa còn sót lại, tuy nhiên khi bạn cất chúng vào tủ lạnh mà không đóng nắp thì vi khuẩn sẽ có điều kiện để sinh sôi nảy nở. Đây cũng là lý do khiến cho tủ lạnh luôn có mùi khó chịu. Vì thế, bạn nên trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch và đã được đậy kín bằng nắp hoặc bằng màng nilon rồi mới cho vào tủ lạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu mà không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ vì những loại tủ lạnh hiện đại đã được trang bị khả năng xử lý nhiệt thông minh.

    Trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch và đã được đậy kín bằng nắp hoặc bằng màng nilon
    Trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch và đã được đậy kín bằng nắp hoặc bằng màng nilon
    Nên đậy nắp thức ăn rồi mới cho vào tủ lạnh
    Nên đậy nắp thức ăn rồi mới cho vào tủ lạnh
  3. Top 3

    Để lẫn thực phẩm sống và chín

    Nhiều người đã sai lầm khi tin rằng thức ăn lạnh sẽ giết chết vi khuẩn. Theo giáo sư Humphrey của Viện nhiễm trùng và sức khỏe toàn cầu ở Đại học Liverpool (Anh): Thực phẩm đông lạnh làm chậm tốc độ sinh sôi của vi khuẩn nên chúng ta có thể dự trữ trong vài ngày thay vì vài giờ ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, một số vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm.


    Hơn nữa, đã và đang có rất nhiều gia đình có thói quen xem tủ lạnh như một vật chứa đồ, họ để tất cả mọi loại thực phẩm dù sống hay chín bỏ chung với nhau vào tủ lạnh mà không biết rằng rất có thể vi khuẩn và vi sinh vật từ 2 loại thực phẩm này sẽ gây ra tình trạng lây nhiễm chéo. Thậm chí, trong đó còn có những loại mang bệnh truyền nhiễm đường ruột như viêm gan, kiết lỵ,... rất nguy hiểm cho sức khỏe của người sử dụng. Vì thế, bạn nên phân loại thực phẩm sống, chín và để riêng ở 2 ngăn khác nhau.


    Phân loại thực phẩm sống, chín và để riêng ở 2 ngăn khác nhau
    Phân loại thực phẩm sống, chín và để riêng ở 2 ngăn khác nhau
    Không nên để lẫn thực phẩm sống và chín
    Không nên để lẫn thực phẩm sống và chín
  4. Top 4

    Không rửa thực phẩm sống

    Thực phẩm chưa làm sạch và những túi đựng thực phẩm sống ở chợ hay siêu thị chứa nhiều vi khuẩn bên ngoài. Do đó khi bạn cất trữ những thực phẩm này trực tiếp vào tủ lạnh khiến vi khuẩn lây lan sang các thực phẩm khác. Thêm vào đó, việc không sơ chế ngay khiến thịt, cá... sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, có mùi ôi, chảy nhớt và hỏng. Nếu bạn vẫn cố chấp ăn những thực phẩm này vào thì sẽ gây hại sức khỏe. Vì thế, khi mang chúng về cần sơ chế ngay rồi mới cho vào tủ lạnh. Đối với các loại thịt cá, tôm, mực, xương sườn... cần rửa thật sạch, nhiều lần dưới vòi nước. Sau đó dùng khăn giấy thấm khô cho vào hộp đựng đậy kín hoặc túi chuyên đựng thực phẩm buộc chặt lại, rồi đem đi cất vào tủ lạnh trữ đông.

    Còn với các loại rau quả, trước khi cho thực phẩm vào tủ lạnh, cần sơ chế qua nhưng không rửa chúng. Bởi rửa rau củ quả trước khi cho vào tủ lạnh sẽ làm chúng nhanh úng, thối. Bạn chỉ cần cắt bỏ bớt phần lá già, hỏng rồi cho vào túi đựng và buộc kỹ lại sau đó đặt trong tủ lạnh để bảo quản. Nếu bạn muốn rửa rau củ quản thì sau khi rửa xong, vẩy thật khô hoặc dùng khăn giấy thấm khô trước khi bỏ vào túi đem đi bảo quản. Bạn cần lưu ý rằng nếu bạn không rửa thực phẩm còn sống trước khi cho chúng vào tủ lạnh thì khả năng dẫn đến ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng là vô cùng lớn. Bởi việc này sẽ gây mất vệ sinh tủ lạnh, tạo cơ hội cho nhiều vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Cho nên để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của chính bản thân cũng như những người thân yêu trong gia đình, bạn cần phải rửa sạch đồ sống, sau đó cho vào túi hoặc hộp sạch và đậy kín rồi mới bảo quản trong tủ lạnh.


    Rửa sạch đồ sống, sau đó cho vào túi hoặc hộp sạch và đậy kín rồi mới bảo quản trong tủ lạnh.
    Rửa sạch đồ sống, sau đó cho vào túi hoặc hộp sạch và đậy kín rồi mới bảo quản trong tủ lạnh.
    Cần làm sạch thực phẩm sống rồi mới cho vào tủ lạnh
    Cần làm sạch thực phẩm sống rồi mới cho vào tủ lạnh
  5. Top 5

    Để thực phẩm quá nhiều trong tủ lạnh

    Thông thường các bà nội trợ bận rộn sẽ đi chợ một buổi vào ngày cuối tuần và sau đó về nhét đầy tủ lạnh, cả ngăn mát lẫn ngăn đá. Trên thực tế, để tủ lạnh "đủ lạnh" và giữ được thực phẩm tươi ngon thì bạn cần chừa lại một số khoảng trống để không khí có thể lưu thông. Nếu không có sự lưu thông không khí, tủ lạnh luôn phải "cố gắng" để giữ mát tủ, động cơ chạy liên tục vừa tốn điện vừa chóng hỏng, thực phẩm không đủ lạnh sẽ nhanh bị hỏng hơn. Để kiểm tra tủ lạnh có bị quá tải không, bạn sờ tay phía bên ngoài tủ hoặc mặt sau tủ, nếu thấy có hơi nóng thì lập tức phải giải phóng bớt đồ chứa trong tủ.


    Việc bạn để quá nhiều thực phẩm nhồi nhét trong tủ lạnh sẽ khiến cho luồng khí lạnh không thể được lưu thông. Điều này sẽ dẫn đến nhiệt độ không đều và ở một số vị trí trong tủ có thể bị tăng cao, dễ dàng gây hỏng thức ăn. Vì thế, nếu tủ lạnh của bạn đang chứa đầy thức ăn thì tốt nhất, bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống, đồng thời nhớ thường xuyên vệ sinh tủ lạnh, ít nhất là 1 lần/tuần với nước nóng và thuốc khử trùng. Riêng ngăn đựng thịt sống thì bạn nên vệ sinh cách nhau vài ngày/ lần.


    Bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống
    Bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống
    Kiểm tra tủ lạnh có bị quá tải không
    Kiểm tra tủ lạnh có bị quá tải không
  6. Top 6

    Không làm sạch rau sống

    Hầu hết các loại rau đều nên được giữ lạnh trước khi chế biến. Các loại rau như rau muống, rau ngót, rau dền, rau mồng tơi… thì không nên rửa trước khi cho vào tủ lạnh. Các loại lá này đều được bao bọc bên ngoài bởi một lớp bảo vệ tự nhiên. Thế nên, việc rửa rau đã vô tình khiến bạn loại bỏ lớp bảo vệ này làm rau nhanh hỏng hơn. Đối với các loại rau này, nên cho vào bọc nilon có đục lỗ rồi cất vào tủ lạnh. Nếu rau quá bẩn thì chỉ nên rửa thật nhẹ nhàng rồi đợi ráo nước mới đem bảo quản lạnh. Nói chung, các loại rau ăn lá phải cho vào bọc nilon hoặc túi giấy rồi mới trữ trong tủ lạnh để tránh cho rau nhanh bị héo. Thời gian bảo quản rau cũng chỉ nên kéo dài tối đa 4 ngày trở lại.


    Đối với rau củ còn dính bùn đất và phân bón, thì những vi khuẩn có trong rau củ quả sẽ sinh sôi phát triển qua các thực phẩm khác gây hại sức khỏe cho gia đình bạn. Vì vậy, đừng quên sơ chế trước khi cho vào tủ lạnh nhé. Không những thực phẩm sống mới có nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn mà ngay cả rau sống cũng có thể gây nhiễm chéo. Đặc biệt là vi khuẩn E.coli có nhiều trong đất trồng có thể sẽ lây sang thức ăn khác trong tủ lạnh và gây ra các bệnh đường ruột cho người dùng. Để đảm bảo an toàn sức khỏe thì sau khi mua rau về, bạn nên cắt hết phần gốc và giũ sạch hết phần đất còn vương trên rau, tiếp theo bọc rau bằng giấy rồi mới cho vào ngăn bảo quản rau.

    Nên làm sạch rau sống trước khi cho vào tủ lạnh
    Nên làm sạch rau sống trước khi cho vào tủ lạnh
    Nên làm sạch rau sống trước khi cho vào tủ lạnh
    Nên làm sạch rau sống trước khi cho vào tủ lạnh
  7. Top 7

    Đựng nước bằng bình nhựa

    Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường sử dụng hộp, chai nhựa... để đựng nước hay đồ ăn để bảo quản. Chúng ta thường vệ sinh chai nhựa để sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên cách vệ sinh đúng cách và triệt để khá khó thực hiện và nếu chỉ sót một chút vi khuẩn, chúng vẫn có khả năng sinh sôi và phát triển như khi bạn chưa vệ sinh. Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì nước chứa từ những chai nhựa được tái sử dụng có tỉ lệ nhiễm khuẩn cao và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Nếu sử dụng lâu dài các loại chai nhựa này còn có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, các vấn đề về tuần hoàn, đặc biệt còn có thể gây ra ung thư nếu gặp điều kiện môi trường gây ra quá trình biến chất đối với các thành phần cấu tạo của vỏ chai nhựa.


    Cụ thể hơn, nếu chai nhựa để ngoài nhiệt độ thấp thì sẽ gây ra chất dioxin, một chất có thể gây ung thư, gây biến dạng ở trẻ sơ sinh, gây ra các vấn đề dị tật, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Đa số các loại bình nhựa chính là vật sẽ sản sinh ra độc tố dioxin nếu bạn đặt chúng ở nhiệt độ thấp. Đây là loại chất chính gây ra ung thư và các chất khác như bisphenol A(BPA), Phtha-lates,... vô cùng gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Đặc biêt là đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn nên thay thế các loại chai nhựa sang sử dụng các chai thủy tinh hoặc nhựa PP (không chứa BPA), các loại nhựa này rất an toàn cho sức khỏe và hiện có bán trên thị trường.

    Thay thế bình nhựa bằng bình thủy tinh hoặc nhựa PP
    Thay thế bình nhựa bằng bình thủy tinh hoặc nhựa PP
    Hạn chế đựng nước bằng bình nhựa
    Hạn chế đựng nước bằng bình nhựa
  8. Top 8

    Để khoai tây trong tủ lạnh

    Nhiều người tiêu dùng có thói quen lưu trữ hầu hết các loại thực phẩm trong tủ lạnh để chúng có thời gian sử dụng lâu hơn nhưng không hề nghĩ đến những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu bảo quản không đúng cách. Khoai tây chính là một trong những trường hợp mà bạn tuyệt đối không nên bảo quản chúng trong tủ lạnh. Một số thực phẩm dễ bị hủy hoặc biến chất nếu bạn bảo quản trong tủ lạnh. Trong thành phần của khoai tây có lượng tinh bột, nếu để ở nhiệt độ thấp thì lượng tinh bột ấy sẽ chuyển hóa thành đường. Nếu bạn mang đi chiên hoặc chế biến thì đường sẽ kết hợp với axit amin asparagin trong nhiệt độ cao tạo thành hợp chất hóa học Acrylamide rất độc hại.

    Acrylamide là một hợp chất hóa học được sử dụng trong các loại thuốc nhuộm, nhựa hoặc xuất hiện trong khói thuốc lá. Ngoài ra, Acrylamide còn được hình thành trong quá trình chiên, rán thực phẩm như khoai tây, nếu bạn ăn phải những thực phẩm chứa acrylamide quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Khoai tây là một thực phẩm có thể được lưu trữ trong bao gói bằng giấy ở nhiệt độ thường đến tận 3 tuần mà không cần dùng đến tủ lạnh. Bên cạnh đó, nếu bạn để khoai tây vào tủ lạnh thì không những chúng sẽ bị mất hương vị, chất lượng tự nhiên mà nhiệt độ của tủ lạnh còn làm đẩy nhanh quá trình thối rữa của khoai tây. Vì vậy, thay vì để khoai tây trong tủ lạnh, bạn nên để chúng trong bao gói bằng giấy ở nhiệt độ thường để đảm bảo chất lượng của chúng.

    Không để khoai tây trong tủ lạnh
    Không để khoai tây trong tủ lạnh
    Nên để khoai tây ở nhiệt độ thường để đảm bảo chất lượng
    Nên để khoai tây ở nhiệt độ thường để đảm bảo chất lượng
  9. Top 9

    Để cơm nguội trong tủ lạnh

    Thực chất, đúng là cơm nguội để lâu trong thời gian dài sẽ có độc tố sinh ra, nguyên nhân là do thành phần chủ yếu của cơm là tinh bột, khi được làm nóng đến 60 độ C sẽ xảy ra quá trình gọi là “hồ hóa tinh bột” gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, sau một thời gian đủ lâu sẽ xuất hiện mùi vị rất kinh khủng mà chúng ta vẫn gọi là cơm bị thiu, chua. Ngoài ra, gạo (khi chưa nấu chín) có thể chứa các bảo tử Bacillus, một loại vi khuẩn gây ngộ độc ở người. Loại vi khuẩn này chính là nguyên nhân lớn, gây tổn hại đến sức khỏe người dùng và các triệu chứng như buồn nôn và bệnh tiêu chảy,...


    Khi chưa được nấu chín, các bào tử này có thể sống sót và vì một lý do nào đó như dùng chung chén đũa để đựng mà có thể dính vào cơm đã nấu chín. Nếu bạn cho vào tủ lạnh sẽ gây ra nhiễm khuẩn cho tủ lạnh. Vì thế, để tránh bị ngộ độc bạn chỉ nên nấu một lượng vừa đủ ăn. Nếu không ăn hết thì nên làm nguội cơm càng nhanh càng tốt (tốt nhất là trong một giờ) và chỉ bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh tối đa 24 giờ. Và tốt nhất là không nên bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh nhé.

    Không để cơm nguội trong tủ lạnh
    Không để cơm nguội trong tủ lạnh
    Không nên bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh
    Không nên bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh
  10. Top 10

    Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

    Tủ lạnh là một đồ dùng nhà bếp vô cùng quan trọng và không thể thiếu của các gia đình. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng nếu bạn không biết cách chăm sóc bảo dưỡng tủ lạnh thường xuyên thì tủ lạnh sẽ bị ám các mùi khó chịu do thực phẩm gây ra, điều đó sẽ gây ảnh hưởng tới thực phẩm được bảo quản bên trong. Nếu bạn không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên thì tủ lạnh của bạn sẽ dần bị bẩn và đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây hại cho sức khỏe của chính bạn.


    Vì thế, như đã nói ở trên, bạn nên lau tủ lạnh 1lần/tuần với nước ấm và thuốc khử trùng, còn ngăn đựng thịt sống nên được vệ sinh thường xuyên sau vài ngày nhé. Ngoài ra có một mẹo nhỏ sẽ giúp bạn khử mùi và diệt khuẩn cho tủ lạnh, đó là bạn hãy đặt một lượng dung dịch nước chanh/tắc hoặc chỉ cần vỏ chanh, quất, bưởi bên trong tủ lạnh là đủ.

    Thường xuyên vệ sinh cho tủ lạnh
    Thường xuyên vệ sinh cho tủ lạnh
    Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy