Top 10 Thành phố đông dân nhất Việt Nam
Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.395.023 người vào ngày 03/05/2024 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Vậy bạn có thắc mắc thành phố nào đông dân nhất ... xem thêm...tại Việt Nam không? Cùng Toplist khám phá bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.
-
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và khoa học hàng đầu của cả nước. Với tốc độ phát triển vượt bậc, dân số thành phố Hồ Chí Minh cũng có sự gia tăng liên tục trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là khi tỷ lệ dân cư từ khắp nơi đổ về đây để an cư lập nghiệp. Theo thống kê mới nhất vào 6 tháng đầu năm 2023, dân số TPHCM đạt gần 9 triệu người, đưa thành phố dẫn đầu về dân số trên cả nước.
Theo số liệu thống kê đến ngày 01/06/2023, dân số TPHCM là gần 8,9 triệu người (cụ thể là 8.899.866 người). Tuy nhiên, nếu tính cả những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số của thành phố thực tế lên đến gần 14 triệu người.
Dưới thời kỳ Pháp thuộc, dân số Sài Gòn chỉ có khoảng 20.000 – 30.000 người. Đến những năm 2000, dân số TP Hồ Chí Minh đã có hơn 5 triệu người, tăng khoảng 3,2 lần so với mức 2,5 triệu dân của Sài Gòn xưa vào năm 1975. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đứng đầu cả nước về dân số, chiếm khoảng 8,9% dân số Việt Nam.
-
Hà Nội
Thành phố Hà Nội là Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương và cũng là một trong hai đô thị loại đặc biệt của Việt Nam và thành phố này có vị trí từ 20°53’ đến 21°23’ vĩ độ Bắc và 105°44’ đến 106°02’ kinh độ Đông, thuộc khu vực trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng màu mỡ. Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên và Phú Thọ. Bên cạnh diện tích tự nhiên rộng lớn khoảng 3.358,6 km², Hà Nội còn có hệ thống sông ngòi phong phú và đa dạng như sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu, sông Đáy và sông Nhuệ.
Thành phố Hà Nội là tỉnh thành có nhiều đơn vị hành chính cấp huyện nhất Việt Nam (30 đơn vị). Đây là thành phố có nhiều quận, huyện nhất cả nước, trong đó có 1 thị xã, 12 quận và 17 huyện, là tỉnh thành có nhiều đơn vị hành chính cấp huyện nhất Việt Nam.Theo số liệu thống kê dân số trung bình được cập nhật của Tổng cục Thống kê thì dân số Thành phố Hà Nội năm 2024 là khoảng 8,5 triệu người. Được biết, dân số Thành phố Hà Nội là đông thứ hai của cả nước và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Với mật độ dân số là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước.
-
Thanh Hóa
Thanh Hóa là 1 trong những trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistic, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; 1 cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc Việt Nam.
Thanh Hóa là tỉnh có quy mô kinh tế đứng thứ 8 cả nước, cao nhất các tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng thời là địa phương có tổng vốn đầu tư FDI, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn nhất tại miền Trung.Tính đến ngày 31/12/2022, tỉnh Thanh Hóa có quy mô dân số là 4.357.523 người (bao gồm dân số thường trú là 4.209.293 người, dân số tạm trú quy đổi là 148.230 người). Tỷ lệ đô thị hóa tính theo dân số quy đổi là 38,02%. Tính đến ngày 01/04/2019, Thanh Hóa có 3.640.128 người, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 1.824127 người (50,11%). Về mật độ dân số của tỉnh là 328 người/km2, tăng 22,6 người/km2 và xếp thứ 28/63 tỉnh, thành trong cả nước. Tỷ số giới tính (số nam trên 100 nữ) tăng từ 95,6% (năm 1999) lên 98,0% (năm 2009), tương đương với mức chung của cả nước.
Tính đến ngày 01/04/2019, toàn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau đạt 159.466 người, nhiều nhất là Công giáo có 149.990 người, tiếp theo là đạo Tin Lành có 7.890 người, Phật giáo có 1.447 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 95 người, đạo Cao Đài có 23 người, Minh Sư đạo có 14 người, Phật giáo Hòa Hảo có 4 người, Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 2 người và 1 người theo Minh Lý đạo.
-
Nghệ An
Nghệ An là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, là địa phương có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, giàu truyền thống cách mạng và tinh thần hiếu học. Nghệ An còn là mảnh đất đã sản sinh nhiều anh hùng, hào kiệt, danh tướng, danh nhân lịch sử cho đất nước. Đặc biệt, Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Danh xưng Nghệ An xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1030 dưới triều Vua Lý Thái Tông khi nhà vua cho đổi tên gọi Hoan Châu thành châu Nghệ An. Từ đó, danh xưng Nghệ An trở thành tên gọi gần gũi, thân thương gắn liền vào lịch sử hào hùng của dân tộc và tồn tại sâu thẳm trong tâm thức các thế hệ người dân Nghệ An cho tới ngày nay. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Vinh. Tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện với 460 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 411 xã, 32 phường và 17 thị trấn.Dân số Nghệ An là 3.419.990 người tính đến năm 2022 theo ước tính trung bình của Tổng cục Thống kê Việt Nam, đứng thứ 4 cả nước.
-
Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh cũ là Biên Hòa và Long Khánh, Việt Nam. Đây là tỉnh đông dân thứ 5 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An.
Tính đến năm 2019, dân số toàn tỉnh Đồng Nai đạt 3.097.107 người, mật độ dân số đạt 516,3 người/km², dân số thành thị chiếm 48.4%, dân số nông thôn chiếm 51.6%. Đây cũng là tỉnh đông dân nhất vùng Đông Nam Bộ với hơn 3 triệu dân (nếu không tính Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là tỉnh có dân số đông thứ nhì ở miền Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh), đông thứ 5 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An) và có dân số đô thị đứng thứ 4 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương). Tỉnh có diện tích lớn thứ nhì ở Đông Nam Bộ (sau Bình Phước) và thứ ba ở miền Nam (sau Bình Phước và Kiên Giang).
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Nai có 51 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó người Kinh có 2.311.315 người, người Hoa có 95.162 người, người Nùng có 19.076 người, người Tày có 15.906 người, người Khmer có 7.059 người, còn lại là những dân tộc khác như Mường, Dao, Chăm, Thái... Ít nhất là người Si La và Ơ Đu chỉ có một người...Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 là hơn 45%. -
Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Tỉnh lỵ của tỉnh Bình Dương là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 13. Đây là tỉnh có dân số đông thứ 6 trong tổng số 63 tỉnh thành và có tỷ lệ gia tăng dân số cơ học rất cao do có nhiều người nhập cư sinh sống, hơn 50% dân số ở Bình Dương là dân nhập cư. Bình Dương cũng là tỉnh đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam hiện nay có 5 thành phố.
Dân số trung bình năm 2021 của tỉnh Bình Dương là 2.685.513 người, tăng 104.963 người, tương đương tăng 4,07% so với năm 2020, bao gồm: dân số thành thị 2.266.771 người, chiếm 84,4%; dân số nông thôn 418.742 người, chiếm 15,6%; dân số nam là 1.373.424 người, chiếm 51,1%; dân số nữ là 1.312.089 người, chiếm 48,9%; mật độ dân số là 997 người/km2. Tổng tỷ suất sinh năm 2021 đạt 1,62 con/phụ nữ. Tỷ suất sinh thô là 18,22%; tỷ suất chết thô là 3,6%. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 8,7%. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 14,35%. Tuổi thọ trung bình của dân số tỉnh năm 2021 là gần 75 năm, trong đó, nam hơn 72 năm, nữ gần 78 năm. Tỷ lệ tăng dân số chung của tỉnh là 4,54%, trong đó, cả 02 khu vực thành thị và nông thôn đều có tỷ lệ tăng dân số chụng là 4,5%. Trên địa bàn Bình Dương có khoảng 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khmer,... Bình Dương cũng là tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước với tỷ lệ 84,95% (tính đến năm 2024).
Theo thông cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 thì toàn quốc có 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ suất di cư thuần dương, nghĩa là người nhập cư nhiều hơn người xuất cư. Trong đó, tỉnh Bình Dương có tỷ suất di cư thuần dương cao nhất (200,4‰) với hơn 489 nghìn người nhập cư nhưng chỉ có khoảng 38 nghìn người xuất cư khỏi tỉnh này trong 5 năm trước. Như vậy, cứ 5 người từ 5 tuổi trở lên ở tỉnh Bình Dương thì có 1 người đến từ tỉnh khác. Hơn nữa theo thông cáo này, Bình Dương cũng là tỉnh có tỷ lệ người di cư phải thuê/mượn nhà cao nhất cả nước (74,5%).
-
Hải Phòng
Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Đây là thành phố lớn thứ ba Việt Nam, thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam. Hải Phòng hiện là đô thị loại I, là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia. Trong quá khứ, Hải Phòng cũng là nơi có điện đầu tiên ở Việt Nam và Đông Dương.
Hải Phòng còn được gọi là Đất Cảng hay Thành phố Cảng. Việc hoa phượng đỏ được trồng rộng rãi nơi đây, và sắc hoa đặc trưng trên những con phố, cũng khiến Hải Phòng được biết đến với mỹ danh Thành phố Hoa Phượng Đỏ. Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống.
Dân số Hải Phòng là 2.088.020 người tính đến năm 2022 theo ước tính trung bình của Tổng cục Thống kê Việt Nam, đứng thứ 7 cả nước.
-
An Giang
An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. An Giang là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Là tỉnh có dân số đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh đứng thứ 8 cả nước về dân số. Một phần của An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. An Giang sở hữu diện tích khá lớn ở miền Tây Nam Bộ, trong đó có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có sông nước mênh mông, có núi non kỳ vĩ, có rừng tràm, có đồng ruộng bát ngát,…
Theo thống kê năm 2020, tỉnh An Giang có diện tích 3.536,83 km², dân số năm là 1.904.532 người, mật độ dân số đạt 539 người/km². An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng là tỉnh có dân số đông thứ 8 tại Việt Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An và Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng). Một phần diện tích của tỉnh An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên.
Tính đến ngày 9 tháng 8 năm 2019, dân số toàn tỉnh An Giang là 2.164.200 người, mật độ dân số 612 người/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, 31.6% dân số sống ở đô thị và 68.4% dân số sống ở nông thôn. Dân cư phân bố tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven sông (dọc theo sông Tiền và sông Hậu)... Huyện Chợ Mới và thành phố Long Xuyên là hai địa phương có dân số đông nhất tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2023 đạt 42%. Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh. -
Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Năm 2021, Hải Dương là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 8 về số dân với 1.936.774 người, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,5%. GRDP đạt 149.700 tỉ đồng (tương ứng với 6,480 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 77 triệu đồng (tương ứng với 3.347 USD).
Hải Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương (hiện là đô thị loại I), cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Đông, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 45 km về phía Tây. Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương nằm trong vùng thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp của toàn vùng.
Năm 2020 Tỉnh Hải Dương có 1.936.774 người. Đây cũng là tỉnh đông dân nhất Bắc Bộ (nếu không tính Hà Nội và Hải Phòng - 2 thành phố trực thuộc Trung ương). Thành phần dân số: Nông thôn: 65,8%, Thành thị: 34,2%.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 6 tôn giáo khác nhau, đạt 62.274 người. Nhiều nhất là Công giáo có 52.812 người, tiếp theo là Phật giáo có 9.290 người, đạo Tin Lành có 163 người. Còn lại các tôn giáo khác như: Hồi giáo có bảy người, Phật giáo Hòa Hảo và đạo Cao Đài mỗi tôn giáo chỉ có một người.
-
Đắk Lắk
Đắk Lắk (trước đây là Darlac) là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, miền Trung của Việt Nam. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Buôn Ma Thuột. Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam có diện tích lớn thứ 4, đông thứ 10 về dân số, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 triệu người dân, số liệu kinh tế - xã hội thống kê GRDP đạt 78.686 tỉ Đồng (tương ứng với 3,4175 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 41,00 triệu đồng (tương ứng với 1.781 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,82%.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt 2.207.244người, mật độ dân số đạt 135 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 462.013 người, chiếm 24,7% dân số Lưu trữ 2022-05-27 tại Wayback Machine toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.407.309 người, chiếm 75,3% dân số[45]. Dân số nam đạt 942.578 người, trong khi đó nữ đạt 926.744 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,75 ‰. Đây cũng là tỉnh đông dân nhất vùng Tây Nguyên với hơn 1,8 triệu dân. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2023 đạt 25,76%.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Đắk Lắk có 13 Tôn giáo khác nhau chiếm 577.920 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo với 265.760 người, thứ hai là Đạo Tin Lành với 181.670 người, thứ ba là Phật giáo với 126.660, thứ tư là Đạo Cao Đài có 3.572 người, cùng với các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo có 162 người, Hồi giáo có 65 người, Bửu sơn kỳ hương có 23 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có ba người, Bahá'í có hai người, ít nhất là Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo và Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa mỗi đạo có một người.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh chiếm đông nhất với 1.161.533 người, thứ hai là Người Ê Đê có 298.534 người, thứ ba là Người Nùng có 71.461 người, thứ tư là Người Tày có 51.285 người. Cùng các dân tộc ít người khác như M'nông có 40.344 người, Người Mông có 22.760 người, Người Thái có 17.135 người, Người Mường có 15.510 người...