Top 10 Thành phố lớn nhất Việt Nam hiện nay
Tiêu chí để là một trong những thành phố lớn nhất không chỉ phụ thuộc vào diện tích, dân số mà còn dựa vào sự phát triển của nền kinh tế, chính trị, giáo dục ... xem thêm...và cơ sở vật chất, hạ tầng ở thành phố đó. Hãy cùng Toplist.vn tìm hiểu về các thành phố lớn nhất Việt Nam hiện nay nhé.
-
Diện tích: 3.359,82 km²
Dân số: 8.435.700
Mật độ dân số: trung bình 2.511 người/km²
Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng bao gồm 12 quận, 17 huyện. Thành phố Hà Nội sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa phát triển bậc nhất của Việt Nam. Thành phố Hà Nội là thành phố Trực thuộc Trung ương được xếp vào hạng đô thị loại đặc biệt cùng với thành phố Hồ Chí Minh.
Trong nhiều năm trở lại đây, hàng loạt các trung tâm thương mại lớn như: Royal City, Time City, AEON Mall,… đã được xây dựng và trở thành nơi tập trung mua sắm của đông đảo người dân. Đây cũng là một trong những thành phố có tiềm năng phát triển du lịch với hàng loạt các bảo tàng, công trình kiến trúc lịch sử, bởi vì Hà Nội có quá trình hình thành lâu đời và cổ nhất Việt Nam, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Khi đến Hà Nội các bạn có thể tham quan lăng Hồ Chủ Tịch, hồ Gươm, Văn miếu Quốc Tử Giám, Cầu Long Biên,... và nhất định phải đi hết 36 phố phường nơi đây, để tận hưởng hết được nét truyền thống và đặc trưng của Hà Nội. Bạn cũng không cần lo lắng về phương tiện di chuyển, có rất nhiều phương tiện vừa rẻ lại tiện lợi ở nơi đây.
-
Diện tích: 2.095,39 km2
Dân số: 9.389.700 người
Mật độ dân số: trung bình 4.481 người/km²
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, đứng đầu trong nước về kinh tế, dân số và đứng thứ hai về diện tích. Được xem là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam.
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng ở nhiều lĩnh vực như thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, du lịch, tài chính, khai thác mỏ… thu hút nhiều dân cư và người lao động sinh sống. Ở thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đa dạng. Ngoài ra Thành Phố Hồ Chí Minh cũng là địa điểm tham quan du lịch nổi bật của cả nước. Với nền văn hóa truyền thống xen lẫn đô thị hiện đại, khách du lịch sẽ hài lòng khi đến đây tham quan. Đặc trưng của thành phố này là chợ Bến Thành - một biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn còn giữ vai trò quan trọng, nhà thờ Đức Bà, hay Bưu điện trung tâm thành phố,... Những món ăn ở thành phố thì có đủ mọi thể loại, từ những món ăn hàng quán thông thường đến nhà hàng sang trọng đảm bảo hài lòng thực khách. Khi đến thành phố, bạn có thể ngồi ở nhà thờ Đức Bà, uống một ly cà phê bệt, vừa thưởng thức vừa trò chuyện cùng người dân.
-
Diện tích: 1.526,52 km²
Dân số: 2.088.000
Mật độ dân số: trung bình 1.368 người/km2
Hải Phòng xếp top thành phố lớn nhất Việt Nam, là thành phố cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam trực thuộc Trung ương được xếp vào đô thị loại 1, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam, là trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.
Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân và Bộ Tư lệnh Quân Chủng Hải quân Việt Nam. Việc hoa phượng đỏ được trồng rộng rãi nơi đây, và sắc hoa đặc trưng trên những con phố, cũng khiến Hải Phòng được biết đến với mỹ danh Thành phố Hoa Phượng Đỏ. Nổi tiếng là thành phố cảng công nghiệp và có tiềm năng du lịch lớn với hàng loạt cáckiến trúc truyền thống bao gồm các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống... Hằng năm, Hải Phòng thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan.
-
Diện tích: 1.440 km²
Dân số: 1.252.348 người
Mật độ dân số: trung bình 870 người/km²
Cần Thơ là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương được xếp vào đô thị loại 1. Cần Thơ là thành phố lớn, hiện đại và phát triển nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực. Cần Thơ còn được biết đến là đô thị miền sông nước với hệ thống sông ngòi lớn, vườn cây quả bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông phù hợp cho phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, điện năng... Cần Thơ tập trung nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ và là trung tâm kinh tế - văn hóa của các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Nếu có thời gian bạn hãy ghé thăm Cần Thơ để ngắm nhìn vẻ đẹp toàn diện của thành phố lớn nhất Việt Nam này nhé. Chắc chắn thành phố lớn nhất Việt Nam này sẽ mang đến cho bạn nhiều dấu ấn đẹp trong chuyến đi của mình.
-
Diện tích: 1.284,73 km²
Dân số: 233.400người
Mật độ dân số: trung bình 960 người/km2
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương được xếp vào đô thị loại 1, nằm trong vùng Nam Trung Bộ. Là một trong những thành phố biển du lịch nổi tiếng của Việt Nam có nhiều điểm vui chơi như: Bà Nà Hills, Đèo Hải Vân, cầu tình yêu... Đà Nẵng được coi là thành phố đáng sống nhất, là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Đà Nẵng chính là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không của nước ta. Nhiều năm trở lại đây, hàng loạt các trung tâm thương mại lớn, các tòa cao ốc, đường sá được xây dựng, phát triển văn minh, hiện đại.
Đặc biệt, về đêm Đà Nẵng chuyển mình thật khác, như một cô gái đôi mươi xinh đẹp và quyến rũ. Đừng quên dành thời gian dạo quanh những cây cầu xinh đẹp, tìm đến những quán ăn đêm ngon ở Đà Nẵng để cảm nhận một thành phố thật khác.
-
Diện tích: 263,62 km²
Dân số: 1.272.235 người
Mật độ dân số: trung bình 4.826 người/km²
Thành phố Biên Hòa cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Đây là nơi đi tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp đầu tiên của nước ta với việc hình thành sớm KCN Biên Hòa I, Khu kĩ nghệ Biên Hòa,… Cũng vì lý do này mà không khó hiểu khi Biên Hòa nằm top thành phố lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, đặc điểm thiên nhiên phong phú, Biên Hòa còn là một địa điểm du lịch thu hút rất du khách đến mỗi năm. Điển hình như KDL Bảo Long, KDL Vườn Xoài,… Nếu có điều kiện bạn nên một lần ghé thăm nơi đây để trải nghiệm nhé!
-
Diện tích: 1.668,28 km2
Dân số: 1.946.800 người
Mật độ dân số: trung bình 1.167 người/km²Với diện tích 1.668,28 km2, dân số 1.946.800 người, Hải Dương là thành phố ở vị trí thứ 7 trong danh sách, đây là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Hải Dương, nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng. Với vị trí nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, thành phố Hải Dương hiện đang là trung tâm kinh tế, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, y tế và dịch vụ của khu vực.
Hải Dương được đánh giá là một trong những thành phố lớn nhất Việt Nam nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức 14 – 18%/năm. Thành phố này cũng phát triển đáng kể trong nhiều lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp cho đến thương mại, dịch vụ. Bên cạnh đó, cảnh quan thiên nhiên đa dạng cùng hệ thống di tích lịch sử, văn hóa độc đáo cũng góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của khu vực.
-
Diện tích: 265,99 km2
Dân số: 652.572 người
Mật độ dân số: trung bình 2.453 người/km²
Thành phố Huế với diện tích 265,99 km2, dân số 652.572 người, từng được biết đến là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại Tây Sơn và triều Nguyễn. Cho đến nay, thành phố này là một trong những đô thị lớn nhất tại Việt Nam, đồng thời là trung tâm văn hóa, du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ của miền Trung – Tây Nguyên. Thành phố Huế nằm ở vùng hạ lưu sông Hương, gần dãy núi Trường Sơn.
Nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, thành phố Huế sở hữu vị trí chiến lược quan trọng, giúp kết nối giao thương giữa 2 miền Nam – Bắc. Trên địa bàn thành phố cũng hình thành nhiều trung tâm thương mại lớn cùng một số khu đô thị cao cấp, góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Song song với đó, ngành du lịch tại Huế vẫn tiếp tục được chú trọng phát triển với hàng loạt điểm đến khám phá như: Đại Nội Huế, Quốc học Huế, Cầu Trường Tiền, Chợ Đông Ba, Đồi Vọng Cảnh, Lăng Tự Đức,… Với những giá trị văn hóa và lịch sử đặc sắc, Huế là điểm đến không thể bỏ qua khi bạn khám phá Việt Nam.
-
Diện tích: 83,71 km2
Dân số: 618.984 người
Mật độ dân số: trung bình 7.394 người/km²Thành phố Thuận An trực thuộc tỉnh Bình Dương, nằm giữa thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Thủ Dầu Một đứng ở vị trí thứ 9. Thành phố Thuận An với diện tích 83,71 km2, dân số 618.984 người, là một thành phố công nghiệp với nhiều khu công nghiệp lớn hàng đầu cả nước như: KCN VSIP 1, KCN Việt Hương, KCN Đồng An,… Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt mức cao với thu nhập bình quân đầu người nằm trong top đầu cả nước (gần 144 triệu đồng/năm).
Với mục tiêu trở thành trung tâm đô thị, dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ, thành phố đã và đang tăng cường ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó là các công tác hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất nhằm tận dụng vị trí tiềm năng của thành phố. Hiện nay, thành phố Thuận An được xếp vào đô thị loại 2 và đang đẩy mạnh nguồn lực đầu tư nhằm đạt được các tiêu chí trở thành đô thị loại 1. -
Diện tích: 211,56 km2
Dân số: 1.207.795 người
Mật độ dân số: trung bình 5.724 người/km²
Xếp thứ 10 trong danh sách là Thành phố Thủ Đức, thành phố này chính thức được thành lập vào cuối năm 2020 theo Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ của TP.HCM là Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức. Kể từ ngày 1/1/2021, Thủ Đức đã trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Nằm ngay cửa ngõ phía Đông của TP.HCM, với diện tích 211,56 km2, dân số 1.207.795 người, Thủ Đức hiện đang nắm giữ vai trò quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây đồng thời cũng là đầu mối giao thông huyết mạch, giúp kết nối TPHCM với các tỉnh Đông Nam Bộ. Hiện nay, chính quyền TPHCM đang chú trọng đầu tư xây dựng Thủ Đức thành một khu đô thị sáng tạo tương tác cao. Khu vực này được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng dịch vụ và đặc biệt là ngành logistics vận chuyển hàng hóa.
Nguyễn Hoàng Chương 2020-09-05 07:22:58
bài viết được chọn làm video cho kênh toplist.vn cảm ơn tác giả