Top 10 Tỉnh, thành phố giàu nhất Việt Nam hiện nay
Trong bài viết này, Toplist.vn sẽ giới thiệu đến các bạn top 10 tỉnh, thành phố giàu nhất Việt Nam hiện nay. Tiêu chí đánh giá chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên ... xem thêm...thiên nhiên, các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng và mức sống của người dân trong những năm gần đây. Hãy cùng Toplist.vn điểm qua các tỉnh, thành phố đó ngay sau đây nhé.
-
Bình Dương
Giai đoạn cuối năm 2023, việc tổng kết kinh tế giữa các tỉnh của Việt Nam với nhau đang được khá nhiều người quan tâm. Theo đó, câu hỏi đặt ra ở đây là năm 2023, tỉnh giàu nhất Việt Nam là tỉnh nào? Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê và dựa vào chỉ số GDP bình quân đầu người thì tỉnh Bình Dương là tỉnh giàu nhất Việt Nam với GDP bình quân đầu người đạt 113 triệu đồng/người/năm.
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương có phía Đông giáp với tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp với tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp với tỉnh Tây Ninh và một phần của thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp với thành phố Hồ Chí Minh và một phần của tỉnh Đồng Nai.
Năm 2020 là đơn vị hành chính đông thứ sáu về dân số và là tỉnh có dân số đông thứ tư cả nước, xếp thứ ba về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 8 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 2.465.000 người dân, GRDP đạt 389.500 tỉ Đồng (tương ứng với 16,81 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 172 triệu đồng (tương ứng với 7012 USD, cao nhất Việt Nam), tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến đạt 9,5%.
Bình Dương là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên (nay là huyện Bắc Tân Uyên và thành phố Tân Uyên), vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng An. Ngoài ra còn có khu du lịch Đại Nam là khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á.
-
Thành phố Hồ Chí Minh
Đứng thứ 2 là Thành phố Hồ Chí Minh với bình quân đầu người khoảng 107 triệu đồng/người/năm. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước ta, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kĩ thuật quan trọng của cả nước. Diện tích tự nhiên của thành phố là 2.095,01 km², thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiến đến 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước ngoài. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính… Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.
Với đa dạng các khu công nghiệp, công ty trong và ngoài nước phát triển không ngừng tại thành phố này đã khiến cho người dân của thành phố này cũng được xem là có thu nhập cao và biểu hiện rõ nét nhất đó là sức mua hàng online của thành phố Hồ Chí Minh cũng dẫn đầu cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trong những điểm đến lý tưởng mà rất nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn để đi du lịch, tham quan hoặc sinh sống và làm việc tại đây.
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn còn giữ vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Trung tâm thương mại Sài Gòn, Diamond Plaza … Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. -
Đồng Nai
Với bình quân đầu người 92 triệu đồng/người/năm thì Đồng Nai là thành phố xếp thứ 3 trong danh sách bài viết này. Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.894,73 km², chiếm 1,76% diện tích tự nhiên trên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Đồng Nai có vị trí địa lý thuận lợi ở nhiều mặt do phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh và phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
UBND Đồng Nai cho biết, năm 2019 thu nhập bình quân đầu người của Đồng Nai đạt 4.810 USD, cao hơn mục tiêu Nghị quyết của HĐND tỉnh đề ra là 210 USD/người. Nhiều năm qua Đồng Nai luôn giữ được mức tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) từ 8% đến 9%/năm. Đồng Nai đã có nhiều chính sách như thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp có chọn lọc từ cách đây gần 10 năm trên 2 lĩnh vực quan trọng là công nghiệp, nông nghiệp. Ngoài ra, Đồng Nai còn là tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. -
Bà Rịa - Vũng Tàu
Đứng thứ 4 trong danh sách này là Bà Rịa - Vũng Tàu với 88 triệu đồng/người/năm. Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam. Phía Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu giáp với tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp với tỉnh Bình Thuận, còn phía nam giáp với Biển Đông.
Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng đến năm 2020, trở thành thành phố cảng, đô thị cảng lớn nhất nước cùng với Hải Phòng, trung tâm logistics và công nghiệp hỗ trợ, trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Theo đó, GDP bình quân đầu người dự báo đạt 27.000 USD / người / năm (tương đương thu nhập của các nước phát triển).
Về lĩnh vực cảng biển: Bà Rịa-Vũng Tàu là trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ, thuộc nhóm cảng biển số 05 bao gồm: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Các thùng chứa trên 100.000 tấn có thể cập cảng BRVT đi thẳng sang các nước châu Âu, châu Mỹ. Tính đến nay, toàn tỉnh có 24/52 cảng đã đi vào hoạt động, cảng còn lại đang trong quá trình quy hoạch và xây dựng.
Về lĩnh vực du lịch: Vũng Tàu là trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Nổi tiếng đẹp nhất thành phố Vũng Tàu là bãi biển Thuỳ Vân hay Bãi Sau trên đường Thuỳ Vân. Các khu du lịch nổi tiếng như khu du lịch Biển Đông, khu du lịch Nghinh Phong … Các khách sạn nổi tiếng như khách sạn Thuỳ Vân, khách sạn Sammy, khách sạn Intourco Resort, khách sạn DIC … -
Hà Nội
Hà Nội là thành phố đứng thứ 5 trong danh sách với 87 triệu đồng/người/năm. Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và kĩ thuật đầu não của cả nước. Thủ đô Hà Nội nằm trong top 17 thủ đô có diện tích lớn nhất trên thế giới với diện tích là 3.324,92 km². Ở phía Bắc, Hà Nội nằm tiếp giáp với hai tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc, phía Nam giáp với Hà Nam và Hòa Bình, ở phía đông giáp với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên và cuối cùng là giáp với Hòa Bình và Phú Thọ ở phía tây.
Thủ đô Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên của sông Hồng, trong đó đồng bằng chiếm 3/4 diện tích của thành phố này. Bởi vậy Hà Nội là nơi có vị trí địa lý thuận lợi để trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kĩ thuật cũng như đầu mối giao thông quan trọng trong cả nước. Nền kinh tế của thủ đô tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng khá, hàng loạt trung tâm thương mại lớn đã được xây dựng như: Royal City, Time City, AEON Mall.… ra đời là nơi tập trung mua sắm của đông đảo người dân.
Hà Nội là một thành phố có tiềm năng phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam cho du khách nước ngoài thông qua nhà hát sân khấu dân gian, làng nghề truyền thống… Ngoài 11 khách sạn 5 sao là Daewoo, Horison, Hilton Hanoi Opera, Melia, Nikko, Sofitel Metropole, Sheraton, Sofitel Plaza, và InterContinental, Crown Plaza, Marriot, thành phố còn 6 khách sạn 4 sao và 19 khách sạn 3 sao.
Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống... Du lịch Hà Nội đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các du khách. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài. -
Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, nằm tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là thành phố trung tâm và lớn nhất của toàn bộ khu vực Miền Trung, đóng vai trò là hạt nhân quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Thành phố Đà Nẵng hiện là đô thị loại 1, là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia.
Về mặt địa lý, Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. Đà Nẵng cũng là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được đánh giá là thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt vào danh sách 10 địa điểm tốt nhất để sống ở nước ngoài do tạp chí du lịch Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của Đà Nẵng cao thứ 6 cả nước, trong đó, thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương tại thành phố Đà Nẵng đạt hơn 7,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 15,3% so với năm 2021. Năm 2022, GRDP bình quân đầu người ở Đà Nẵng đạt 102,6 triệu đồng, tăng 13,8% so với năm 2021.
Ngoài ra, Đà Nẵng tuy không có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng lại là điểm dừng chân của nhiều du khách trong và ngoài nước. Bất ngờ hơn, du lịch cũng là ngành đóng góp vào tổng GDP của thành phố ở mức tỷ lệ khá cao.
-
Khánh Hoà
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh là 11,55%, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 15,5%, giá trị nông lâm thủy sản tăng 2,81%, ngành dịch vụ du lịch tăng 14,5%. GDP bình quân đầu người năm 2011 là 1.710 USD cao hơn mức bình quân chung của Việt Nam. Dịch vụ – du lịch chiếm 45% cơ cấu kinh tế, công nghiệp – xây dựng là 42%, còn nông – lâm – thủy sản chiếm 13%. Năm 2019, chỉ số GRDP tăng 6,8%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7%, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11,2%, doanh thu du lịch tăng 24,2%, kim ngạch xuất khẩu tăng 13,5%, thu ngân sách tăng 10%...
Khánh Hòa là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Nhờ có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 12 vịnh đẹp nhất thế giới), Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰°C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, nên dịch vụ - du lịch là ngành phát triển nhất ở Khánh Hòa với số du khách hơn 1,6 triệu lượt vào năm 2009. Các hình thức du lịch ở Khánh Hòa rất phong phú với các hình thức như du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tham quan - vãn cảnh, du lịch văn hóa... Ngoài vị thế là một trung tâm du lịch lớn Nha Trang đã trở thành điểm đến của nhiều sự kiện lớn của Việt Nam và Thế giới như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010... cùng với Festival Biển (Nha Trang) được tổ chức 2 năm một lần đã góp phần quảng bá du lịch Khánh Hòa với thế giới.
Tổng kết 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số GRDP của Khánh Hòa tăng 7,8%. Trong đó, dịch vụ du lịch tăng 11,21% so với cùng kỳ năm trước với hơn 12.500 tỷ đồng, công nghiệp và xây dựng tăng 8,33%, nông - lâm - thủy sản tăng 0,077%,... Do đó, Khánh Hòa hiện đang đứng thứ 7 trong danh sách top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam.
-
Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố cảng ven biển, nằm ở phía Đông của miền duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp với Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp với Hải Dương, phía Tây Nam giáp với Thái Bình và phía Đông là bờ biển chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình.
Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, là thành phố lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ.
Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống. Năm 2005 đến nay Hải Phòng luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 3 sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm 2015, tổng thu ngân sách của thành phố đạt 56 288 tỷ đồng. Năm 2016 thu ngân sách 62640 tỷ đồng. Thu ngân sách năm 2017 đạt 72100 tỷ đồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013, thành phố Hải Phòng xếp ở vị trí thứ 15/63 tỉnh thành.
Hải Phòng là trung tâm công nghiệp có cảng biển lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Trong năm 2024, thành phố đã có sự phát triển vượt bậc về nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ. Chính vì vậy, Hải Phòng đã trở thành đô thị loại I tại Việt Nam. Về mặt kinh tế, thống kê tổng sản phẩm GRDP 6 tháng đầu năm ước tăng 9,94%. Trong đó, nông - lâm - thủy sản tăng 0,95%, ngành công nghiệp tăng 10,61%, dịch vụ du lịch tăng 11,12% và vận tải cảng biển tăng đến 16,29%.
-
Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Bộ. Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp với ba tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương, cuối cùng là phía Nam giáp với thành phố Hải Phòng. Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù với trữ lượng lớn và chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố khác trên toàn cả nước không có được như: than đá, đất sét, cao lanh tấn mài, cát thủy tinh, đá vôi…
Quảng Ninh là một tỉnh trọng điểm kinh tế, là đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới đó là vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 10,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.528 USD (gấp gần 2 lần bình quân chung cả nước), tiếp tục đứng trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách với tổng thu ước đạt trên 37.600 tỷ đồng, thực hiện tiết kiệm triệt để nguồn chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển với tỷ trọng trên 56,67% tổng chi ngân sách, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 60.600 tỷ đồng. Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao.
-
Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp với thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.
Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội lớn như: hội chùa Dâu, Hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho.Năm 2017, quy mô kinh tế tiếp tục mở rộng, vị thế của Bắc Ninh ngày càng nâng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 19.12 % (kế hoạch đề ra tăng 9,0-9,2%) là tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2017. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 75,2%, dịch vụ chiếm 21,8%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,0%. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 ước đạt 1.049 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước, sau TP. Hồ Chí Minh. Đây là động lực mới giúp cho kinh tế của tỉnh Bắc Ninh tăng trưởng cao trong năm 2017.
Năm 2021, Bắc Ninh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 22 về số dân số, với 1.462.945 người, xếp thứ tám về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người. GRDP đạt 227.615 tỉ Đồng (tương ứng gần 10 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 6.752 USD (tương ứng với 155,6 triệu đồng), tốc độ tăng trưởng GRDP 2021 đạt 6,9%.