Top 13 Thời điểm không nên thụ thai

Bà Già Đau Khổ 70 0 Báo lỗi

Sinh con là mong muốn sau khi kết hôn của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên có rất nhiều cặp vợ chồng chưa trang bị cho mình những kiến thức về sức khỏe sinh sản, ... xem thêm...

  1. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, các cặp vợ chồng không nên thụ thai ngay trong đêm tân hôn, bởi vì họ đã rất mệt mỏi phải chuẩn bị mọi thứ cho đám cưới, tiếp khách, cơ thể thường mệt mỏi, sức đề kháng giảm.


    Bên cạnh đó bạn đã có quá nhiều ngày trước đó lo lắng, ăn ngủ lại không đảm bảo, không đúng giờ giấc, sự thay đổi đột ngột như vậy dễ gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp. Đó là những điều kiện bất lợi cho việc mang thai.

    Không nên thụ thai vào đêm tân hôn
    Không nên thụ thai vào đêm tân hôn

  2. Tình cảm, cảm xúc của vợ chồng đều có thể ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, đặc biệt là cảm xúc của mẹ. Vì vậy nếu người cả hai vợ chồng bị ức chế, tinh thần căng thẳng sẽ khiến bào thai ở trong tình trạng bất an, nó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thai nhi, thậm chí còn có thể bị sảy thai rất nguy hiểm. Do vậy, nếu bạn có ý định mang thai nên tránh thời điểm này. Hãy cố gắng tạo cho mình tâm trạng thoải mái, hạnh phúc nhất để đón chào bé yêu.

    Không nên thụ thai khi bị ức chế
    Không nên thụ thai khi bị ức chế
  3. Khi tuổi đã cao phụ nữ không nên mang thai bởi vì sẽ phải đối mặt với những nguy cơ biến chứng về sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp. Ngoài ra nguy cơ khuyết tật bẩm sinh, nguy cơ trẻ sinh ra bị Down rất ca. Bên cạnh đó tỉ lệ sảy thai cũng tăng lên cùng với tuổi.


    Tuổi càng cao thì khả năng giãn tĩnh mạch và tích trữ nước trong quá trình mang thai càng cao. 35 tuổi là mốc quan trọng trong tiến trình sinh sản của người phụ nữ. Bởi từ độ tuổi này chất lượng trứng giảm rõ rệt: số lượng trứng non phát triển thành trứng trưởng thành giảm do sự thay đổi nồng độ các hormone nội tiết của người phụ nữ ở tuổi 35 – 40; hệ quả là số lượng trứng có hiện tượng phóng noãn và rụng, tức là có khả năng thụ thai giảm.


    Theo khuyến cáo bạn nên sinh con vào độ tuổi 25- 30 tuổi, để có chất lượng trứng và tinh trùng tốt nhất. Con sinh ra sẽ khỏe mạnh và thông minh hơn.

    Không nên sinh con khi tuổi đã cao
    Không nên sinh con khi tuổi đã cao
  4. Nếu nguyên nhân chủ yếu khiến phụ nữ lớn tuổi sinh con khó là do vấn đề ở buồng trứng thì với tuổi vị thành niên, công cuộc làm mẹ gặp trở ngại bởi khung xương chậu chưa giãn nở tối đa.Nếu sinh con trước 20 tuổi, cơ thể người phụ nữ chưa phát triển hoàn chỉnh. Cụ thể, khung chậu hẹp, khó dãn nở. Vì vậy, quá trình chuyển dạ thường gây đẻ khó. Chuyển dạ lâu thì thai nhi dễ bị ngạt, gây tai biến cho con. Mặt khác, tỉ lệ rách đường sinh cao hơn bình thường vì đường sinh hẹp. Do đó làm tăng nguy cơ băng huyết, tai biến cho mẹ. Cơ thể lúc này còn quá trẻ, sang chấn khi sinh thường gặp. Do đó, nguy cơ cần phải mổ lấy thai cũng cao hơn.


    Những đứa trẻ sinh ra khi mẹ mới đang vị thành niên thường có tỉ lệ tử vong cao hơn. Tỉ lệ em bé cân nặng thấp dưới 2500g cũng cao hơn những bà mẹ đủ tuổi. Bên cạnh lí do sinh lý chưa trưởng thành, người mẹ trẻ còn bị hạn chế khả năng học tập và cơ hội có nghề nghiệp ổn định. Những yếu tố này càng góp phần ảnh hưởng đến điều kiện tốt nhất để chăm sóc cho trẻ.

    Không nên có thai tuổi vị thành niên
    Không nên có thai tuổi vị thành niên
  5. Phụ nữ sau khi đẻ non hoặc bị sảy thai thì không nên có thai ngay, bởi vì sau khi đẻ non hoặc sảy thai thì chức năng sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, tử cung bị tổn thương, đặc biệt đối với những người đã từng bị phẫu thuật. Nếu có thai ngay thì sẽ rất dễ bị thai lưu và nó sẽ lặp lại có hệ thống. Tốt nhất là sau 6 tháng mới nên mang thai trở lại.
    Sau khi đẻ non hoặc sảy thai không nên thụ thai ngay
    Sau khi đẻ non hoặc sảy thai không nên thụ thai ngay
  6. Tại sao khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh lại không nên thụ thai? Đó là vì khi thời tiết quá nóng, nhiệt độ và độ ẩm cao phụ nữ mang thai không thể ăn uống tốt. Nên cơ thể sẽ thiếu chất ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngược lại nếu thụ thai vào thời tiết quá lạnh, phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, dễ bị cảm cúm ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, con sinh ra dễ bị sứt môi, hở hàm ếch.
    Thời tiết quá nóng không nên thụ thai
    Thời tiết quá nóng không nên thụ thai
  7. Ngay sau khi ngừng thuốc tránh thai, thuốc vẫn còn tác dụng ức chế sự rụng trứng và làm xáo trộn sự phát triển của niêm mạc tử cung. Bất kể là thuốc tránh thai nào, uống hay thuốc đặt thì việc thụ thai trong thời gian này đều có ảnh hưởng bất lợi cho tinh trùng và trứng. Trong trường hợp bạn vẫn đang sử dụng thuốc tránh thai mà vẫn mang thai và sinh con thì tỉ lệ trẻ dị tật tăng cao, đẻ non, thiếu tháng, nhẹ cân cao hơn so với những trẻ mang thai bình thường khác.


    Với những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai lâu dài tốt nhất nên ngừng uống thuốc tránh thai 6 tháng trước khi muốn mang thai và sử dụng biện pháp tránh thai an toàn khác. Vì như vậy sẽ khiến nội mạc tử cung và chức năng rụng trứng hoàn toàn hồi phục sau 6 tháng không sử dụng thuốc tránh thai.

    Không nên có thai ngày sau khi ngừng uống thuốc tránh thai
    Không nên có thai ngày sau khi ngừng uống thuốc tránh thai
  8. Khi mới chụp X quang bạn không nên có thai ngay bởi vì phim lượng chiếu xạ dùng trong y học rất ít nhưng nó ảnh hưởng đến tế bào sinh dục trong cơ thể. Mặc dù nó rất nhỏ nhưng vẫn có thể khiến nhiễm sắc thể của tế bào trứng phát sinh dị hình hoặc đột biến gen. Phụ nữ chụp X quang, đặc biệt là vùng bụng thì ít nhất phải sau 4 tuần mới nên thụ thai thì sẽ an toàn cho thai nhi.

    Không nên thụ thai khi mới chụp X quang
    Không nên thụ thai khi mới chụp X quang
  9. Nếu chị em thậm chí là cả chồng đang có thời gian làm việc trong môi trường ô nhiễm không an toàn, phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại như: môi trường nhiễm Cytomegalo virus, Rubella, kim loại nặng, thủy ngân, dung môi hữu cơ, những hóa chất trong thuốc trừ sâu... thì không nên mang thai lúc này.


    Bởi, khi bà mẹ mang thai tiếp xúc với hóa chất rất dễ làm cho thai nhi bị dị tật, thể trạng cơ thể yếu, hoặc gây sinh non, sẩy thai… Nếu có quyết định mang thai, bạn nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn cẩn thận

    Không nên thụ thai khi thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại
    Không nên thụ thai khi thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại
  10. Các chị em luôn được khuyên rằng, nên có kế hoạch mang bầu trước từ 3 - 6 tháng. Thời gian chuẩn bị dành để tiêm vacxin như rubella, thủy đậu hay cúm…, vừa để phòng tránh cho bản thân và đề phòng cho sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai, nên chuẩn bị tập trung chăm sóc sức khỏe cho thật tốt.


    Tuy nhiên ngay sau khi tiêm những loại vacxin này thì bạn đừng vội vàng có thai ngay. Mà cần kiêng có bầu từ 3 - 6 tháng để không bị ảnh hưởng đến thai nhi.

    Nên tiêm vacxin trước khi mang bầu từ 3- 6 tháng
    Nên tiêm vacxin trước khi mang bầu từ 3- 6 tháng
  11. Vòng tránh thai được đặt vào tử cung với thời gian dài hay ngắn đều có thể ảnh hưởng đến tử cung của người phụ nữ. Nếu có thai ngay sau khi tháo vòng tránh thai, sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

    Nếu muốn có thai thì thời điểm sau 2 - 3 tháng tháo vòng tránh thai để tử cung ổn định sẽ là thời điểm tốt hơn cho phụ nữ.

    Sau khi tháo vòng tránh thai không nên có thai ngay
    Sau khi tháo vòng tránh thai không nên có thai ngay
  12. Sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất để quyết định xem khi nào là thời gian hai bạn nên thụ thai và khi nào là không nên. Đối với phụ nữ, người mang bầu thì sức khỏe lại càng quan trọng hơn cả. Nếu chị em phụ nữ có sức khỏe đang yếu, đang mắc các bệnh bệnh mãn tính có khả năng ảnh hưởng đến kế hoạch có thai như tiểu đường, động kinh, cao huyết áp, bệnh thận, bệnh tuyến giáp, hen suyễn, bệnh tim mạch,..thì việc thụ thai cần phải cân nhắc và rất thận trọng.


    Nếu đang điều trị các bệnh trên, cần được bác sĩ điều trị đánh giá lại tình trạng sức khỏe trước khi có thai, hoặc điều trị cho thể trạng sức khoẻ tốt hơn rồi mới nên quyết định có thai. Vì trong thời gian trị bệnh, phải uống nhiều loại thuốc, trong đó có những thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, có thể làm cho thai nhi bị dị tật, ốm yếu…. cho nên, trước khi muốn có con, các cặp vợ chồng nên chuẩn bị sức khoẻ thật tốt...


    Nếu trong gia đình bạn có bệnh di truyền hoặc khuyết tật bẩm sinh...bạn nên đến cơ sở y tế, để nhận được tư vấn tốt nhất về vấn đề sinh sản.

    Khi bị bệnh không nên có thai
    Khi bị bệnh không nên có thai
  13. Mỗi năm, các cặp vợ chồng thường dành thời gian nghỉ ngơi, khám phá miền đất mới bằng những chuyến du lịch thật xa. Việc hâm nóng tình cảm bởi những chuyến đi chơi xa rất hiệu quả song để thụ thai thì đây không phải thời điểm lí tưởng. Bởi vì trong thời gian đó vợ chồng thường phải đi lại, di chuyển nhiều, cơ thể mệt mỏi, hơn nữa lại có sự thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, chế độ dinh dưỡng cũng thay đổi theo. Đó là lý do dẫn đến chất lượng tinh trùng và trứng không tốt. Việc hoạt động quá nhiều cũng có tác động không tốt tới tử cung dẫn đến những hậu quả không mong muốn trong quá trình mang thai như thai lưu hoặc xảy thai.

    Không nên thụ thai khi đi du lịch
    Không nên thụ thai khi đi du lịch



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy