Top 10 thói quen không tốt gây ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn

Lee Jue 6968 1 Báo lỗi

Hàng ngày chúng ta phải học tập và làm việc, giải trí, nhưng không ngờ chính những hoạt động, thói quen xấu của chúng ta lại ảnh hưởng không nhỏ đến trí nhớ. ... xem thêm...

  1. Top 1

    Ngủ không đủ giấc

    Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe của não bộ. Thường xuyên mất ngủ sẽ khiến các tế bào não bị tổn thương rất nghiêm trọng. Nó khiến cho não bộ thiếu đi sự minh mẫn, và con người không thể tập trung được trong công việc cũng như học tập vào ngày hôm sau nếu như hôm trước đó bạn không ngủ hoặc ngủ không đủ giấc.


    Không tập trung được đồng thời có nghĩa là bạn cũng không thể ghi nhớ được, từ đó hiệu quả công việc và học tập giảm sút. Vì vậy, hãy tập thói quen đi ngủ sớm, trước khi đi ngủ nên đọc sách để thư giãn, tránh xa các thiết bị điện tử gây ảnh hưởng đến mắt như máy tính, điện thoại…

    Ngủ không đủ giấc
    Ngủ không đủ giấc

  2. Top 2

    Làm việc quá sức

    Khi bạn làm việc quá sức sẽ dẫn đến bộ nhớ và não bộ phải chịu đựng và làm việc quá mức. Điều đó khiến bạn không thể tập trung vào bất cứ điều gì, đồng thời ngăn chặn quá trình lưu trữ những hồi ức trong não bộ.


    Khi chúng ta làm việc quá sức, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, não bộ cũng vì thế mà làm việc không hiệu quả, từ đó ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn. Vì vậy, bạn hãy làm việc một cách khoa học và hiệu quả nhé.

    Làm việc quá sức
    Làm việc quá sức
  3. Top 3

    Không ăn sáng

    Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn. Khi bạn bỏ bữa sáng, mức độ đường trong máu thấp hơn, dẫn đến không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho não bộ gây thoái hóa não, đó là chưa kể đến suy giảm sức khỏe, hệ miễn dịch, sức đề kháng, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, làm việc kém hiệu quả. Vì vậy, hãy tạo cho mình thói quen ăn sáng đều đặn, đúng giờ nhé.


    Nhiều nghiên cứu cho thấy, bữa ăn sáng có tác động lớn đến việc cơ thể hoạt động trong suốt thời gian còn lại trong ngày. Một bữa ăn sáng lành mạnh vừa giúp duy trì trọng lượng khỏe mạnh, vừa cung cấp cho cơ thể năng lượng cần thiết để hoạt động hiệu quả.


    Ngoài ra không ít ý kiến còn cho rằng, việc ăn sáng đều đặn giúp cải thiện trí nhớ ở những người lao động trí óc quá nhiều?. Vì vậy, hãy tạo cho mình thói quen ăn sáng đều đặn, đúng giờ nhé.

    Không ăn sáng
    Không ăn sáng
  4. Top 4

    Uống ít nước

    Nước có vai trò quan trọng để cơ thể thực hiện nhiều chức năng và não bộ luôn cần tới nước. Nhiều người có thói quen đợi đến khi nào thấy khát mới uống nhưng họ lạikhông biết rằng lúc ấy cơ thể đã mất đi một lượng nước cần thiết để tham gia vào quá trình trao đổi chất, hô hấp, tuần hoàn trong cơ thể.


    Không những thế khi khát họ lại uống quá nhiều nước khiến cơ thể từ chỗ mất nước đến quá tải nước cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

    Uống ít nước
    Uống ít nước
  5. Top 5

    Sử dụng nhiều chất kích thích

    Sử dụng chất kích thích như: hút thuốc, uống quá nhiều rượu bia, lạm dụng cà phê đều không chỉ gây ra nhiều bệnh liên quan đến phổi mà còn gây ảnh hưởng đến não bộ, ảnh hưởng đến trí nhớ.

    Rất thiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khi hút thuốc nó sẽ cản trở quá trình đưa oxi lên não bộ. Khi não bộ thiếu oxi sẽ hoạt động kém hơn và gây ảnh hưởng tới trí nhớ.

    Đối với những người không hút thuốc nhưng nếu họ hít phải khối thuốc lá thường xuyên thì cũng sẽ ảnh hưởng tới phổi và một phần đi lên não. Vì vậy, bạn nên ngừng sử dụng chất kích thích cũng như tránh xa khói thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cũng như bộ não của mình.

    Sử dụng nhiều chất kích thích
    Sử dụng nhiều chất kích thích
  6. Top 6

    Lười giao tiếp

    Ngôn ngữ được một vùng não bộ quản lí. Khi bạn ít giao tiếp, sự biểu đạt của ngôn ngữ không được vận động tối đa, nó sẽ dần dần làm suy giảm trí nhớ của bạn. Do đó, bạn nên tích cực thực hiện các hoạt động giao tiếp, thuyết trình,… sẽ khiến não bộ bạn nhanh nhạy hơn đấy.


    Việc giao tiếp nhiều sẽ khiến khoang miệng hấp thu được nhiều khí oxy lên não hơn, đây cũng chính là nguyên nhân vì sao khi giao tiếp nhiều khiến não bộ hoạt động mạnh mẽ và khỏe. Ngược lại, nếu bạn lười giao tiếp, não bộ cũng vì thế mà trở nên ỳ trệ, trí nhớ cũng không thể cái thiện và thậm chí còn kém dần đi.

    Lười giao tiếp
    Lười giao tiếp
  7. Top 7

    Căng thẳng quá nhiều

    Một nguyên nhân gây giảm trí nhớ không thể không kể đến ở đây là do chúng ta căng thẳng quá. Những người lo lắng, căng thẳng thường xuyên dễ mất tập trung, kém linh hoạt hơn trong công việc và cuộc sống. Khi đang bị stress hoặc căng thẳng, tâm trí của chúng ta sẽ bị phân tán do những kích thích quá mức cần thiết dẫn đến khả năng ghi nhớ bị chèn ép, lâu dần sẽ hủy hoại cơ thể về nhiều mặt, đặc biệt là việc tác động đến não bộ và làm chúng ta ngày càng giảm trí nhớ.


    Ngoài ra, bộ não của con người sẽ là tốt nhất khi tập trung làm một việc trong một lúc. Tuy nhiên, áp lực công việc và thời gian đã khiến chúng ta phải làm quá nhiều việc và phải làm nhiều việc cùng một lúc dẫn đến bộ não bị “quá tải”. Đó chính là lý do dẫn đến chứng giảm trí nhớ gày càng phổ biến hơn bao giờ hết. Do đó, để ngăn ngừa bệnh giảm trí nhớ, chúng ta hãy cố gắng tập một lối sống thanh thản, biết kiểm soát cảm xúc và tách mình ra khỏi những lo lắng không thực sự cần thiết để não bộ luôn mạnh khỏe và thoải mái hơn nhé!

    Căng thẳng quá nhiều
    Căng thẳng quá nhiều
  8. Top 8

    Trùm chăn khi ngủ

    Mùa đông, nhiều người thường có thói quen trùm chăn khi ngủ để giữ ấm. Tuy nhiên, đây thực chất lại là một thói quen không tốt. Khi ngủ trùm chăm kín đầu, bạn bị cách ly với không khí bên ngoài qua lớp chăn dày.


    Trong chăn, khí ôxy ngày càng ít đi, còn lượng CO2 ngày một nhiều. Các cơ quan do không được cung cấp đủ dưỡng khi nên hoạt động kém đi. Cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất là não. Tình trạng thiếu ôxy kéo dài sẽ khiến các tế bào não bị tổn thương, khiến giảm trí nhớ và hay bị mệt mỏi .

    Trùm chăn khi ngủ
    Trùm chăn khi ngủ
  9. Top 9

    Ăn nhiều đồ ngọt, đặc biệt là đường

    Theo Viện khoa học thần kinh Mahoney (thuộc ĐH Harvard, Mỹ), khi tiếp xúc với quá nhiều đường, đồ ngọt não bị ảnh hưởng cả về nhận thức lẫn khả năng tự kiểm soát. Với nhiều người, đường tạo nên cảm giác nghiện, dẫn đến tình trạng mất mất kiểm soát bản thân, ăn nhiều quá mức, và hậu quả gây tăng cân. Ngoài tác động tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì, tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường còn gây giảm trí nhớ.

    Những thực phẩm nhiều đường khi ăn vào sẽ kích hoạt các khu vực não liên quan đến những đáp ứng tưởng thưởng và gây tăng cảm giác đói hơn những thực phẩm chứa ít đường. Nghiên cứu đăng trên chuyên san của Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ phát hiện những thực phẩm có chỉ số đường cao sẽ kích thích nhiều hơn hoạt động của các khu vực não liên quan đến hành vi ăn uống, đáp ứng tưởng thưởng và cảm giác thèm khát.

    Một nghiên cứu đăng trên tạp chí PLOS cho thấy thức ăn ngọt có thể gây nghiện hơn cả cocaine. Đường cũng ảnh hưởng trên trí nhớ, giảm chức năng nhận thức và giảm sút trí nhớ và sự tập trung.

    Những bệnh nhân bị đường máu cao kéo dài có thể bị ảnh hưởng đến khả năng đọc, nhớ, tốc độ hoạt động vận động và các chức năng nhận thức khác.

    Ăn nhiều đồ ngọt, đặc biệt là đường
    Ăn nhiều đồ ngọt, đặc biệt là đường
  10. Top 10

    Ngủ nhiều

    Không chỉ ngủ ít mà ngủ quá nhiều đều là nguyên nhân làm suy giảm trí nhớ. Các nhà nghiên cứu của Framingham Heart đã phát hiện ra rằng, những người già ngủ hơn 9 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao gấp đôi.


    Còn khi bạn thiếu ngủ sẽ khiến cho các cơ quan của não bộ hoạt động không tốt. Cơ thể bạn sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi cũng như tái tạo năng lượng. Điều này sẽ khiến não bộ khó tiếp nhận cũng như nhớ lại thông tin. Đây cũng là lý do các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên ngủ trung bình 7 đến 9 tiếng mỗi đêm.

    Ngủ nhiều
    Ngủ nhiều




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy