Top 44 Tin tức Sức khỏe hot nhất trong ngày hôm nay
Dưới đây là một số tin tức Sức khỏe được Toplist tổng hợp và cập nhật đến quý bạn đọc. Mong rằng những thông tin được tổng hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ... xem thêm...các bạn.
-
Trong ngày 02/12, TP Hà Nội đã phát hiện thêm 509 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 233 ca ngoài cộng đồng, 198 ca trong khu cách ly và 78 ca tại khu phong tỏa.
Cụ thể, 509 ca phân bố tại: Đống Đa (75 ca), Gia Lâm (45 ca), Ba Đình (41ca), Thanh Xuân (30 ca), Nam Từ Liêm (25 ca), Hà Đông (23 ca), Hoàn Kiếm (23 ca), Sóc Sơn (20 ca), Thường Tín (19 ca), Chương Mỹ (17 ca), Tây Hồ (17 ca), Hai Bà Trưng (16 ca), Hoài Đức (16 ca), Thanh Oai (16 ca), Bắc Từ Liêm (15 ca), Hoàng Mai (15 ca), Mỹ Đức (15 ca), Đan Phượng (14 ca), Mê Linh (12 ca), Thanh Trì (10 ca), Long Biên (8 ca), Quốc Oai (8 ca), Phú Xuyên (5 ca), Phúc Thọ (5 ca), Ba Vì (4 ca), Cầu Giấy (4 ca), Đông Anh (4 ca), Ứng Hòa (4 ca), Thạch Thất (2 ca), Sơn Tây (1 ca).
-
Nhận thấy số ca bệnh tăng lên nhanh chóng, Sở y tế Hà Nội đã ra yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai các phương án cách ly, quản lý và điều trị người mắc Covid-19 tại nhà.
Chỉ đạo nêu trên được thể hiện rõ trong Công điện số 26/CĐ-UBND do Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký, ban hành vào ngày 02/12 gửi đến lãnh đạo các Sở, ban, ngành và tất cả địa phương trên địa bàn TP.
Nội dung công điện nêu rõ, trong thời gian kể từ ngày 25/11 đến 01/12, Hà Nội đã ghi nhận 1.751 ca mắc Covid-19, trong đó số ca mắc ngoài cộng đồng chiếm tỷ lệ 38%. Nhiều chùm ca bệnh đã được kịp thời phát hiện, khoanh vùng, phong tỏa,... tuy nhiên số ca mắc vẫn còn rất cao. Chính vì thế nên thành phố cần triển khai những biện pháp cấp bách để thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19.
Cụ thể, UBND TP Hà Nội yêu cầu lãnh đạo các địa phương trên địa bàn khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai các phương án mở rộng cơ sở cách ly tập trung, tự nguyện tại các cơ sở lưu trú và cách ly tại nhà trên địa bàn: Khẩn trương phối hợp với Sở Y tế để triển khai các Cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 nhẹ, không có triệu chứng theo mô hình Trạm Y tế lưu động.
-
Ngày 2/12, ông Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã ký văn bản khẩn gửi lãnh đạo tất cả các bệnh viện trên địa bàn TP về việc sẵn sàng tiếp nhận người mắc Covid trong tình hình mới.
Sở Y tế TP yêu cầu các bệnh viện cần rà soát kỹ lưỡng, tái cấu trúc và chức năng bệnh viện để phù hợp với yêu cầu thu dung, điều trị Covid-19, cũng như các bệnh lý thông thường khác. Theo đó, các bệnh viện đã chuyển đổi công năng toàn bộ để điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 bao gồm: BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, BV Trưng Vương, BV An Bình, BV huyện Củ Chi.
Các bệnh viện đã tách đôi (có khối nhà riêng và có lối đi riêng) bao gồm: BV Quân dân y miền Đông, BV Phạm Ngọc Thạch, BV Từ Dũ, BV Hùng Vương, BV Nguyễn Tri Phương, BV Nhi đồng TP tiếp tục nhiệm vụ thu dung và điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở một nửa tách đôi dành cho Covid-19.
Tổng số giường bệnh của các BV chuyển đổi công năng chuyên tiếp nhận điều trị Covid-19 là khoảng 4.300 giường.
-
Ngày 2/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện số 26/CĐ-UBND về việc triển khai các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 trong tình hình mới.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, tính từ từ ngày 11/10 - 1/12, TP đã ghi nhận 6.568 ca nhiễm Covid-19. Trong 6 ngày gần đây, trung bình mỗi ngày có 291 ca, số ca mắc trong cộng đồng chiếm tỷ lệ 38%. Hiện tại, nhiều chùm ca bệnh đã được lực lượng chức năng khẩn trương khoanh vùng, cách ly và phong tỏa kịp thời, tuy nhiên số ca mắc vẫn còn rất cao. Mặc dù số ca bệnh nặng ở tầng 3 chiếm tỷ lệ dưới 0,8%, tuy nhiên khi số ca bệnh tăng nhanh sẽ là thách thức lớn.
Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai phần mềm quản lý về việc thu dung, điều trị F0 tại các cơ sở y tế và tại nhà trên toàn địa bàn. Yêu cầu mỗi xã, phường sẵn sàng 150 giường bệnh để đáp ứng thu dung điều trị, cách ly, quản lý và điều trị cho người nhiễm Covid-19.
-
Từ ngày 27/11 - 02/12, số ca nhiễm covid 19 ở Trà Vinh liên tục tăng ở mức cao, bình quân mỗi ngày có khoảng 300 ca. Đến 17h ngày 2/12, tỉnh Trà Vinh đã ghi nhận 8.507 ca dương tính với SARS-CoV-2; trong đó có 3.348 bệnh nhân đã được điều trị khỏi và 47 trường hợp tử vong.
Được biết, 7 bệnh viện dã chiến, 3 cơ sở thu dung điều trị Covid-19 của Trà Vinh với quy mô 1.320 giường bệnh hiện tại đã bị quá tải. UBND tỉnh Trà Vinh đã quyết định thành lập thêm 11 cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 nhẹ, không có triệu chứng tại các huyện như Cầu Kè, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang.
Để khắc phục tình trạng quá tải tại các bệnh viện dã chiến, các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 từ ngày 14/11 đến nay, các trung tâm y tế trong tỉnh phối hợp trạm y tế các xã, phường, thị trấn, các tổ điều trị Covid cộng đồng triển khai điều trị cho hơn 1.800 F0 tại nhà.
-
Ngày 2/12, Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết, trong ngày trên địa bàn đã phát hiện thêm 1.199 ca nhiễm Covid 19; 10 bệnh nhân Covid-19 tử vong.
Tính đến thời điểm hiện tại, TP Cần Thơ đã có 28.470 ca F0, 213 ca không qua khỏi. Trong ngày, TP có 394 bệnh nhân điều trị khỏi Covid-19. Hiện tại, Cần Thơ đang cho 11.329 F0 tự cách ly, điều trị tại nhà.
Sở Y tế TP Cần Thơ cũng đã gửi công văn cho Bộ Y tế để xin hỗ trợ thuốc Remdesivir 100mg để phục vụ cho điều trị Covid-19.
Theo báo cáo của UBND TP, địa phương này đã lập 62 đội y tế lưu động với sự tham gia của các y bác sĩ, sinh viên Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Họ được phân công các đội về từng địa phương cụ thể để hỗ trợ công tác quản lý, cách ly và điều trị F0, F1 tại nhà.
-
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết: Bộ Y tế sẽ có kế hoạch sử dụng số vaccine do Chính phủ và nhân dân Argentina trao tặng một cách hợp lý nhất nhằm phục vụ tốt công tác phòng chống dịch COVID-19.
Trưa ngày 2/12, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng Astra Zeneca của Chính phủ Argentina trao tặng Chính phủ Việt Nam nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.
Tại Lễ tiếp nhận vaccine, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến chính phủ và nhân dân Argentina, đồng thời ông cũng cho biết đã gần 50 năm kể từ khi hai nước thiết lập mối quan hệ ngoại giao năm 1973, quan hệ hợp tác giữa hai bên đang ngày càng tốt đẹp hơn.
Đặc biệt, tại buổi lễ, hai bên nhất trí sẽ tăng cường hợp tác nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ tầng y tế, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
-
Ngoài 86 em học sinh ở Hoằng Hóa phải nhập viện do phản ứng sau khi tiêm vắc xin Covid-19, một số huyện khác ở tỉnh Thanh Hóa cũng xảy ra tình trạng tương tự.
Theo CDC Thanh Hóa, tính đến 11h trưa ngày 02/12, Thanh Hóa đã sử dụng 56.766 trong tổng số 117.000 liều vaccine cho trẻ em ở 27 huyện, thành phố. Trong đó có 17 trường hợp bị phản ứng nặng, cụ thể: Vĩnh Lộc 5 (em), Hậu Lộc 3 (em), Thị xã Nghi Sơn(3 em), Hà Trung (2 em), Bỉm Sơn (2 em), Thạch Thành (1 em), Cẩm Thủy (1 em).
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung, Ông Vũ Văn Chính thông tin cho biết, vào ngày 01/12, huyện đã tổ chức tiêm chủng mũi 1 cho khoảng 1.500 học sinh Trường THPT Hà Trung.
Sau tiêm, có 22 học sinh (đa số là nữ) xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, chóng mặt nên đã được chuyển ngay đến Bệnh viện Đa khoa Hà Trung để theo dõi, điều trị.
Hiện sức khỏe của 17 học sinh đều đã ổn định và đang tiếp tục được theo dõi tại Bệnh viện.
-
Chiều ngày 01/12, tại TP Hà Nội, trong khuôn khổ của chương trình “Cùng Tiền Phong tiếp sức tuyến đầu chống dịch Covid-19”, Khối Thi đua các cơ quan Đảng Trung ương đã trao tặng 8 máy bơm tiêm điện cho Bệnh viện Dã chiến số 16 (TP Hồ Chí Minh).
Từ đầu cầu Thành Phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 16 TP Hồ Chí Minh, TS, BS Nguyễn Hoàng Hải, xúc động chia sẻ: “Món quà từ Khối Thi đua có giá trị về tinh thần, là nguồn động viên to lớn không gì có thể sánh được, nhất là ở thời điểm các nguồn lực đang khan hiếm sau đợt dịch thứ 4. Đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, cùng cả nước đẩy lùi Covid-19”.
-
Theo đó, ngày 01/12, Sở Y tế tỉnh Kon Tum ra thông báo khẩn truy tìm bệnh nhân F0 trốn khỏi Bệnh viện Dã chiến số 1 tại TP Kon Tum.
F0 này tên là Lê Văn B. (SN 1986, quê ở Nham Sơn - Tiên Dũng - tỉnh Bắc Giang), bệnh nhân nhập viện điều trị từ ngày 24/11/2021.
Cụ thể, khoảng 0h55 cùng ngày, B đã vượt rào bỏ trốn khỏi Bệnh viện. Lúc trốn, B. mặc áo thun màu xám trắng dài tay, quần đùi cộc đen, cầm theo một túi trắng, chân đi hơi khập khiễng do bệnh nhân tự đâm ở đùi phải.
Lực lượng chức năng đưa ra thông báo, đề nghị người dân nếu phát hiện B thì liên hệ ngay với chính quyền địa phương hoặc Bệnh viện Dã chiến số 1 tỉnh Kon Tum để tránh việc lây nhiễm ra cộng đồng.
-
Trong ngày 01/12, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trên địa bàn TP phát hiện thêm 469 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 202 ngoài ca cộng đồng.
Cụ thể, 469 ca bệnh được phân bố tại 160 xã, phường, thị trấn thuộc 26/30 quận, huyện sau: Đống Đa (53 ca), Bắc Từ Liêm (45 ca), Hai Bà Trưng (42 ca), Nam Từ Liêm (41 ca), Ba Đình (29 ca), Mê Linh (26 ca), Hà Đông (26 ca), Long Biên (25 ca), Mỹ Đức (21 ca), Đan Phượng (21 ca), Thanh Trì (20 ca), Đông Anh (17 ca), Chương Mỹ (17 ca), Hoàng Mai (15 ca), Thanh Oai (14 ca), Tây Hồ (10 ca), Quốc Oai (9 ca), Cầu Giấy (7 ca), Gia Lâm (7 ca), Hoàn Kiếm (6 ca), Phú Xuyên (5 ca), Hoài Đức (4 ca), Thanh Xuân (3 ca), Sơn Tây (3 ca), Phúc Thọ (2 ca), Thường Tín (1 ca).
-
Chiều ngày 30/11/2021, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk - bác sĩ Nay Phi La đã lên tiếng xác nhận thông tin về một trường hợp tử vong sau khi được tiêm vaccine Vero Cell.
Theo thông tin chúng tôi được biết, trường hợp tử vong là chị H.N.B, (41 tuổi, trú tại Kram, Đắk Liêng, huyện Lắk). Khoảng tầm 15h ngày 29/11, chị B đã đến điểm tiêm chủng tại Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột) để tiêm mũi 2 vaccine Vero Cell.
Chị H.N.B được các cán bộ y tế khám sàng lọc trước khi tiêm, kết quả không ghi nhận dấu hiệu bất thường. Sau khi tiêm, chị không có dấu hiệu bất thường trong 30 phút nên được cho ra về. Chị cũng được hướng dẫn tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định.
Sau khi tiêm vaccine về, B vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, cho đến khoảng 1h ngày 30/11 người ở lán trại cùng phát hiện chị B có dấu hiệu hôn mê, ngưng thở. Chị B được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên trong tình trạng hôn mê, tím tái, ngưng tim, mạch không bắt được, huyết áp không đo được,…
Hiện thi thể chị B đã được cơ quan chức năng bàn giao về cho gia đình an táng. Nguyên nhân tử vong vẫn đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
-
Sáng ngày 30/11/2021, bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thông tin cho biết, TP đã chuẩn bị các phương án, kịch bản để điều trị F0 tại nhà. Tuy nhiên, việc này vẫn phụ thuộc rất lớn vào tình hình dịch bệnh. Đây chính là thời điểm phù hợp để Hà Nội thực hiện kế hoạch này.
TP đã giao cho chính quyền các quận, huyện, xã, phường kiểm tra điều kiện cách ly F1 và điều trị F0 thể nhẹ tại nhà. “Khi phát hiện F0, chúng tôi sẽ xem xét điều kiện, thể trạng bệnh và dựa vào điều kiện gia đình để quyết định điều trị tại nhà hay tập trung”, bà Hà cho biết.
Được biết, Thành phố Hà Nội đã xây dựng kịch bản cho tình huống có 100.000 ca mắc Covid 19. Tuy Vậy, với tốc độ lây nhiễm nhanh như hiện nay, việc nhiều ca F0 trong cộng đồng cần tiếp tục có sự quyết liệt của chính quyền địa phương.
-
Trong ngày 30/11/2021, TP Hà Nội phát hiện thêm 468 ca dương tính với SARS-CoV-2, đây là số F0 trong ngày cao nhất kể từ khi bùng dịch.
Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong số 468 ca bệnh ghi nhận ngày hôm qua có 274 ca f0 cộng đồng, 109 ca tại khu vực cách ly và 61 ca tại khu phong tỏa.
Cụ thể, phân bố 468 bệnh nhân tại: Đông Anh (51 ca); Mê Linh (44 ca); Bắc Từ Liêm (41 ca); Quốc Oai (39 ca); Đống Đa (38 ca); Nam Từ Liêm (27 ca); Hoài Đức (25 ca); Gia Lâm (23 ca); Chương Mỹ, Hà Đông (21 ca); Cầu Giấy (19 ca); Hoàn Kiếm (18 ca); Sóc Sơn (16 ca); Thanh Oai, Thanh Trì (12 ca); Ba Đình (10 ca), Hoàng Mai (8 ca); Hai Bà Trưng, Thường Tín (7 ca); Thanh Xuân (6 ca); Đan Phượng (5 ca); Phú Xuyên (4 ca); Sơn Tây, Thạch Thất, Tây Hồ (3 ca); Phúc Thọ, Long Biên (1 ca).
-
Ngày 30/11/2021, Việt Nam đã ghi nhận 13.966 ca Covid-19 tại 62 tỉnh thành trên cả nước, trong đó có 7.549 ca ngoài cộng đồng. Hiện tại, cả nước đã tiêm được 122 triệu liều vaccine.
Cụ thể, tại TPHCM (1.497 ca), Cần Thơ (981 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (860 ca), Tây Ninh (727 ca), Sóc Trăng (714 ca), Bình Dương (626 ca), Đồng Tháp (602 ca), Bình Thuận (592 ca), Vĩnh Long (571 ca), Bạc Liêu (537 ca), Đồng Nai (514 ca), Bình Phước (459 ca), Bến Tre (439 ca), Kiên Giang (426 ca), Cà Mau (377 ca), Hà Nội (367 ca), Khánh Hòa (350 ca), An Giang (294 ca), Hậu Giang (286 ca), Lâm Đồng (219 ca), Tiền Giang (200 ca), Bình Định (186 ca), Trà Vinh (165 ca), Hải Phòng (154 ca), Đắk Lắk (140 ca), Đắk Nông (124 ca), Thừa Thiên Huế (119 ca), Gia Lai (101 ca), Nghệ An (90 ca), Thanh Hóa (89 ca), Bắc Ninh (85 ca), Long An (80 ca), Hà Tĩnh (78 ca), Đà Nẵng (75 ca), Quảng Ngãi (71 ca), Hà Giang (65 ca), Nam Định (64 ca), Hải Dương (62 ca), Ninh Thuận (61 ca), Thái Nguyên (57 ca), Quảng Nam (47 ca), Phú Yên (44 ca), Phú Thọ (39 ca), Hòa Bình (37 ca), Quảng Trị (36 ca), Vĩnh Phúc (35 ca), Quảng Ninh (33 ca), Tuyên Quang (29 ca), Thái Bình (27 ca), Yên Bái (23 ca), Lạng Sơn (20 ca), Hưng Yên (18 ca), Cao Bằng (17 ca), Quảng Bình (17 ca), Hà Nam (16 ca), Kon Tum (8 ca), Bắc Giang (7 ca), Điện Biên (3 ca), Lào Cai (2 ca), Bắc Kạn (2 ca), Ninh Bình (1 ca), Sơn La (1 ca).
-
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 khẳng định, Thành Phố Hồ Chí Minh đang kiểm soát được dịch Covid 19, cấp độ dịch chung là cấp 2. TP cũng đã chuẩn bị đầy đủ kịch bản để có thể xử lý tình huống khi số ca F0 mới tăng cao.
Chiều ngày 29/11/2021, tại buổi họp báo thông tin về tình hình dịch Covid-19 ở địa bàn thành phố, khi được phóng viên đặt câu hỏi: “Liệu TPHCM có nguy cơ quá tải hệ thống điều trị Covid-19 hay không, khi mà số ca nhiễm mới thời gian gần đây lại tăng cao?
Trả lời câu hỏi trên, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM - bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai thông tin, theo số liệu thống kê đã ghi nhận được, số ca F0 nhập viện tại các cơ sở điều trị Covid-19 tầng 2, 3 của TP là trên 11.000 bệnh nhân (báo cáo mới nhất ngày 29/11 là trên 14.580 người). Trong khi đó, tổng số giường điều trị của TPHCM là 31.000 giường.
Bà Mai chia sẻ, hiện TP đã xây dựng nhiều kịch bản, biện pháp để làm sao cho số F0 trên địa bàn dừng lại, tránh xảy ra tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, TP cũng đang làm rất tốt các công tác tiêm chủng cho người dân, để giảm tỷ lệ tử vong vì Covid-19.
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác, không hoang mang hay chủ quan lơ là, tiếp tục tuân thủ nguyên tắc 5K.
-
Trong ngày 29/11/2021, Việt Nam ghi nhận thêm 13.758 ca Covid-19 mới tại 59 tỉnh thành phố. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương chủ động xây dựng kịch bản để sẵn sàng xử lý các tình huống dịch trước biến chủng mới Omicron.
Cụ thể, tại TPHCM (1.554 ca), Cần Thơ (913 ca), Tây Ninh (719 ca), Bình Dương (697 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (648 ca), Đồng Tháp (608 ca), Sóc Trăng (588 ca), Bình Thuận (576 ca), Trà Vinh (560 ca), Vĩnh Long (559 ca), Đồng Nai (548 ca), Bạc Liêu (544 ca), Bình Phước (516 ca), Kiên Giang (443 ca), Hà Nội (429 ca), Cà Mau (396 ca), An Giang (375 ca), Bến Tre (335 ca), Khánh Hòa (308 ca), Hậu Giang (294 ca), Bình Định (195 ca), Lâm Đồng (174 ca), Hà Giang (163 ca), Bắc Ninh (145 ca), Nghệ An (143 ca), Long An (122 ca), Thừa Thiên Huế (119 ca), Đắk Nông (88 ca), Thanh Hóa (87 ca), Quảng Nam (84 ca), Hải Dương (69 ca), Đà Nẵng (65 ca), Ninh Thuận (56 ca), Nam Định (55 ca), Phú Thọ (54 ca), Vĩnh Phúc (50 ca), Tiền Giang (50 ca), Quảng Ngãi (47 ca), Hòa Bình (46 ca), Thái Nguyên (39 ca), Hải Phòng (36 ca), Phú Yên (35 ca), Tuyên Quang (30 ca), Gia Lai (26 ca), Hưng Yên (22 ca), Lạng Sơn (20 ca), Quảng Bình (18 ca), Quảng Trị (18 ca), Yên Bái (17 ca), Cao Bằng (13 ca), Hà Nam (11 ca), Bắc Giang (11 ca), Quảng Ninh (9 ca), Ninh Bình (9 ca), Kon Tum (7 ca), Thái Bình (7 ca), Điện Biên (4 ca), Lào Cai (3 ca), Sơn La (1 ca).
-
Chỉ trong ngày 29/11/2021, trên địa bàn TP Hà Nội đã ghi nhận thêm 390 ca dương tính với Covid 19, trong đó có 220 ca ngoài cộng đồng, 109 ca tại khu cách ly và 61 ca tại khu phong tỏa. Đây cũng là số F0 trong ngày cao nhất của Hà Nội từ khi bùng dịch.
390 bệnh nhân mới phân bố tại các quận, huyện trên địa bàn TP, cụ thể: Đống Đa (177 ca), Đông Anh (23 ca), Đan Phượng (23 ca), Gia Lâm (23 ca), Quốc Oai (16 ca), Hoài Đức (15 ca), Hai Bà Trưng (11 ca), Mê Linh (11 ca), Ba Đình (10 ca), Hà Đông (10 ca), Bắc Từ Liêm (8 ca), Thanh Oai (8 ca), Thường Tín (7 ca), Hoàn Kiếm (6 ca), Tây Hồ (6 ca), Chương Mỹ (5 ca), Sơn Tây (5 ca), Mỹ Đức (4 ca), Thanh Xuân (4 ca), Phú Xuyên (3 ca), Ba Vì (3 ca), Sóc Sơn (2 ca), Ứng Hòa (2 ca), Cầu Giấy (1 ca), Long Biên (1 ca), Nam Từ Liêm (1 ca), Thạch Thất (1 ca), Thanh Trì (1 ca).
-
Được biết, 10 tháng đầu năm 2021 TP HCM có gần 1.000 nhân viên y tế xin nghỉ việc, "tăng nhẹ" ở một số tuyến trạm y tế (Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM).
Chiều ngày 29/11/2021, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Thành Phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc họp báo để thông tin về tình hình dịch của địa phương trong 4 ngày gần nhất.
Trả lời về việc hàng loạt nhân viên y tế xin nghỉ việc trong thời gian gần đây, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM - bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, theo thống kê cho thấy trong năm 2020 TP có 597 cán bộ, nhân viên y tế xin nghỉ việc.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng 10 tháng đầu năm 2021, con số nộp đơn xin nghỉ việc là 988 người, có sự "tăng nhẹ" ở một số bệnh viện và trạm y tế. Nguyên nhân được thống kê là các yếu tố cá nhân, hoàn cảnh gia đình,… Bà Mai cũng cho biết nếu như các bác sĩ không làm việc ở hệ thống công lập thì họ có thể xin ra làm ở các hệ thống y tế tư nhân.
-
Được biết, những người đã từng bị Covid-19 có thể có nguy cơ tái nhiễm cao hơn với Omicron, so với các biến thể khác (Theo WHO). Đứng trước biến chủng nguy hiểm này, TP. HCM đã có những chuẩn bị để ứng phó như thế nào?
Chiều ngày 29/11/2021, tại cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch Covid-19 ở Thành Phố Hồ Chí Minh, khi được phóng viên đặt câu hỏi “TP HCM đã chuẩn bị những gì để đối phó với biến chủng mới Omicron vừa xuất hiện?”
Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM, Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai đã dẫn lời WHO cho biết, vẫn chưa rõ liệu biến chủng Omicron có dễ lây truyền hơn so với các biến thể khác hay không. Về mức độ nghiêm trọng của bệnh, WHO cho rằng hiện vẫn chưa thể chắc chắn liệu nhiễm Omicron có gây ra bệnh nặng hơn so với nhiễm các biến thể khác hay không.
Dù vậy, WHO cũng đã có bằng chứng sơ bộ cho thấy rằng có thể có tăng nguy cơ tái nhiễm Omicron. Nghĩa là những người đã từng mắc Covid-19 có khả năng bị tái nhiễm dễ dàng hơn với Omicron, nhưng thông tin này còn hạn chế. Tại nước ta, Bộ Y tế cho biết đến nay qua giám sát dịch tễ của virus SARS-CoV-2 chưa ghi nhận trường hợp nào mắc Covid-19 với biến chủng mới Omicron.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành Phố Hồ Chí Minh đã giao Sở Y tế, yêu cầu thường xuyên theo dõi, bám sát chỉ đạo của Bộ Y tế về công tác phòng chống biến chủng Omicron. TP cần chuẩn bị trước các kịch bản khoa học để sẵn sàng đối phó với biến thể mới này.
-
Ngày 25/11/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông báo xuất hiện biến chủng mới đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2, được gọi là Omicron (B.1.1.529). Biến chủng này có khả năng lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta, được phát hiện tại một số quốc gia nam châu Phi như Nam Phi, Botswana… Bộ Y tế đề xuất tạm dừng các chuyến bay đến các vùng lãnh thổ này.
Theo thông tin từ các nhà khoa học, ngày 24/11, Omicron được phát hiện lần đầu ở Botswana và có đến 32 đột biến ở protein gai. Đây cũng là loại biến thể nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2 từ trước đến nay, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác.
Tại Việt Nam, cho đến sáng 29/11/2021, qua giám sát dịch tễ của virus SARS-CoV-2 hiện vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào mắc biến chủng mới Omicron.
Để chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh, cũng như ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng Omicron vào nước ta, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường giám sát dịch Covid-19, khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là, nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và ngăn chặn kịp thời các ổ dịch.
Không những thế, Bộ cũng yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ thực hiện giải trình tự gen các trường hợp nghi nhiễm biến chủng mới, nhất là những người dân trở về từ các khu vực Nam Phi. Bộ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO để thông tin kịp thời về biến chủng Omicron . Từ đó có các biện pháp, phương án phòng chống dịch bệnh phù hợp với tình hình thực tế.
-
Số ca mắc Covid-19 của Vĩnh Long tăng liên tục trong những ngày vừa qua, tỉnh này đã quyết định thay đổi cấp độ dịch từ cấp 2 lên cấp 3. Quy định mới này sẽ được áp dụng kể từ ngày 30/11/2021.
Ngày 28/11, ông Lữ Quang Ngời - chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã ký văn bản nâng cấp độ dịch trên địa bàn để phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể, nâng từ mức nguy cơ trung bình (cấp độ 2 - màu vàng) lên nguy cơ cao hơn (cấp độ 3 - màu cam).
Vĩnh Long sẽ áp dụng các biện pháp chống dịch tương ứng cấp độ 3 kể từ ngày 30/11. Nguyên nhân tỉnh nâng cấp độ dịch từ 2 lên 3 là do trong 5 ngày qua, Vĩnh Long ghi nhận rất nhiều ca F0, trung bình mỗi ngày khoảng 500 ca nhiễm. Đứng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tỉnh Vĩnh Long đã thành lập 7 bệnh viện dã chiến, quy mô gần 4.000 giường bệnh để đảm bảo việc điều trị, chăm sóc các bệnh nhân nhiễm Covid 19.
-
Tính từ 16h ngày 27/11 - 16h ngày 28/11/2021, theo thông tin của Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận thêm 12.928 ca nhiễm Covid-19 mới tại 57 tỉnh thành, trong đó có 7.100 F0 ngoài cộng đồng. Hiện tại, chiến dịch tiêm vaccine cho người lớn, trẻ em độ tuổi từ 12-17 đang được thúc đẩy theo kế hoạch.
Cụ thể, tại TPHCM (1.454 ca), Cần Thơ (966 ca), Bình Dương (705 ca), Tây Ninh (692 ca), Bình Thuận (598 ca), Đồng Tháp (592 ca), Bình Phước (591 ca), Đồng Nai (553 ca), Vĩnh Long (545 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (531 ca), Bến Tre (522 ca), Bạc Liêu (512 ca), Sóc Trăng (491 ca), Kiên Giang (439 ca), Cà Mau (387 ca), Hậu Giang (294 ca), Hà Nội (277 ca), Khánh Hòa (258 ca), An Giang (215 ca), Bình Định (193 ca), Bắc Ninh (185 ca), Tiền Giang (155 ca), Thừa Thiên Huế (136 ca), Lâm Đồng (133 ca), Hải Phòng (128 ca), Long An (101 ca), Gia Lai (88 ca), Hà Giang (85 ca), Đắk Lắk (75 ca), Đắk Nông (72 ca), Thanh Hóa (71 ca), Nghệ An (70 ca), Đà Nẵng (66 ca), Hà Tĩnh (65 ca), Quảng Nam (64 ca), Vĩnh Phúc (58 ca), Thái Nguyên (58 ca), Ninh Thuận (57 ca), Hòa Bình (49 ca), Hải Dương (41 ca), Phú Thọ (40 ca), Nam Định (40 ca), Thái Bình (34 ca), Quảng Ngãi (31 ca), Quảng Ninh (28 ca), Tuyên Quang (27 ca), Hưng Yên (27 ca), Quảng Trị (26 ca), Phú Yên (23 ca), Quảng Bình (21 ca), Yên Bái (17 ca), Hà Nam (16 ca), Bắc Giang (11 ca), Điện Biên (7 ca), Lào Cai (5 ca), Bắc Kạn (2 ca), Sơn La (1 ca).
-
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Thuận, cao nhất vẫn là Thành phố Phan Thiết với 114 ca, trong đó có 73 ca nhiễm ngoài cộng đồng, kế đến là Tuy Phong với 104 ca, Đức Linh 87 ca và Bắc Bình 79 ca…
Tính từ ngày 27/4 đến 18h ngày 28/11/2021, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 15.651 ca mắc Covid-19 (trong đó, Phan Thiết 6.514 ca). Có 6.590 ca đang điều trị và 8.951 ca đã khỏi bệnh. Số ca tử vong hiện giờ lên đến 123 ca (13 ca tử vong tại TP.HCM).
Để hạn chế tình trạng lây nhiễm, Sở Y tế tỉnh tuyên truyền, kêu gọi người dân thực hiện nghiêm túc quy tắc 5K ở mọi lúc, mọi nơi dù cho đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19.
-
Trong vòng 24h sau khi nhận danh sách F0 từ địa phương, trạm y tế lưu động TP Hồ Chí Minh phải tiếp cận các hộ gia đình có F0 để đánh giá tình hình và điều kiện cách ly tại nhà.
UBND TP HCM đã ban hành quyết định 4028 về quy chế phối hợp quản lý, điều trị chăm sóc F0 tại nhà. Quyết định này nêu rõ, Sở Y tế phải xây dựng và triển khai các phương án điều trị cho bệnh nhân Covid 19 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ: Kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của đội ngũ y bác sĩ chăm sóc F0 tại nhà.
Đối với trạm y tế, phải sẵn sàng tiếp nhận và cập nhật danh sách F0 tại địa phương, phối hợp lập hồ sơ điều trị tại nhà cho các bệnh nhân F0.
Chiều ngày 27/11/2021, trao đổi với phóng viên, bà H (Quận 3 -TP HCM) người đang có người thân điều trị Covid 19 tại nhà cho biết: “Đây là phương án rất thông minh và sáng suốt, giúp chúng tôi biết cách chăm sóc cho người nhà một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn”.
Trạm y tế xã, phường phải chịu trách nhiệm rà soát, cập nhật thông tin, số điện thoại liên lạc của các hộ gia đình có người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, béo phì, có thai,... để có những kế hoạch bảo vệ, chăm sóc phù hợp nhất. Bên cạnh đó, phải công bố số điện thoại của trạm và số điện thoại của các trạm y tế lưu động trên cùng địa bàn để người dân biết và gọi khi cần hỗ trợ. Hơn nữa, phải có một bác sĩ, 1-2 điều dưỡng do Sở Y tế điều động và ít nhất 3 nhân sự (không phải y tế) do địa phương điều động.
-
Chiều ngày 27/11/2021, Bộ Y tế công bố thêm 13.063 ca mắc Covid 19 mới, trong đó có 13.048 ca ghi nhận trong nước.
Cụ thể, các tỉnh, thành phố có ca bệnh mới là: TP.HCM (1.773 ca), Cần Thơ (954 ca), Bình Dương (716 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (697 ca), Tây Ninh (672 ca), Đồng Tháp (604 ca), Bạc Liêu (574 ca), Đồng Nai (567 ca), Bình Thuận (562 ca), Vĩnh Long (539 ca), Sóc Trăng (449 ca), Kiên Giang (427 ca), Cà Mau (422 ca), Trà Vinh (328 ca), An Giang (324 ca), Hà Nội (310 ca), Hậu Giang (287 ca), Bến Tre (265 ca), Khánh Hòa (239 ca), Bình Định (197 ca), Hà Giang (165 ca), Lâm Đồng (159 ca), Bình Phước (139 ca), Bắc Ninh (137 ca), Nghệ An (124 ca), Tiền Giang (121 ca), Long An (109 ca), Gia Lai (109 ca), Thừa Thiên Huế (106 ca), Vĩnh Phúc (104 ca), Đắk Nông (85 ca), Đà Nẵng (66 ca), Hòa Bình (60 ca), Quảng Nam (59 ca), Quảng Ngãi (56 ca), Thanh Hóa (55 ca), Thái Nguyên (54 ca), Ninh Thuận (46 ca), Hải Dương (39 ca), Phú Yên (36 ca), Phú Thọ (33 ca), Thái Bình (32 ca), Tuyên Quang (29 ca), Nam Định (29 ca), Lạng Sơn (28 ca), Quảng Bình (27 ca), Quảng Trị (24 ca), Hưng Yên (22 ca), Hải Phòng (22 ca), Quảng Ninh (15 ca), Cao Bằng (10 ca), Điện Biên (9 ca), Bắc Giang (9 ca), Hà Tĩnh (8 ca), Sơn La (4 ca), Bắc Kạn (4 ca), Yên Bái (3 ca), Kon Tum (2 ca), Hà Nam (2 ca), Lào Cai (1 ca).
Đợt dịch thứ 4 (kể từ ngày 27/4) đến nay, Việt Nam đã có thêm 1.192.200 người mắc COVID-19, trong đó 954.107 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
-
Biến thể B.1.1.529 đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên cho là Omicron, xếp vào nhóm biến thể đáng lo ngại vì có thể gia tăng nguy cơ tái nhiễm Covid.
Ngày 27/11/2021, WHO đã có cuộc họp cùng với các nhà khoa học để thảo luận về biến thể B.1.1.529 mới xuất hiện ở khu vực Nam Phi. Các chuyên gia y tế đang rất lo ngại về khả năng truyền nhiễm của biến thể này do chúng có một loạt đột biến bất thường, khác với các biến thể khác.
Số trường hợp mắc Covid 19 gia tăng mạnh ở tỉnh Gauteng (Nam Phi) - nơi lần đầu tiên xác định được biến thể Omicron - có thể do chủng này nhiều khả năng thoát khỏi miễn dịch hơn các biến thể khác.
-
Chiều ngày 27/11/2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội đã công bố thêm 272 người nhiễm Covid 19.
Trong 272 ca bệnh mới này có 146 ca mắc trong cộng đồng, 88 ca tại khu cách ly và 38 ca nhiễm tại khu vực phong tỏa.
Cụ thể, các bệnh nhân được xác định tại 27/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố, bao gồm: Đống Đa (71 ca); Đông Anh (26 ca); Bắc Từ Liêm (19 ca); Chương Mỹ, Cầu Giấy (14 ca); Tây Hồ (12 ca); Quốc Oai, Thanh Xuân (10 ca); Sóc Sơn, Hà Đông (9 ca); Nam Từ Liêm, Long Biên, Thanh Trì (8 ca); Thanh Oai (7 ca); Gia Lâm (6 ca), Mê Linh, Thường Tín, Hoàn Kiếm (5 ca); Hoài Đức, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai (4 ca); Thạch Thất, Phú Xuyên (3 ca); Mỹ Đức (2 ca), Đan Phượng, Đống Đa (1 ca).
Như vậy, trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4 - đến nay), TP Hà Nội đã ghi nhận thêm 9.368 trường hợp dương tính Covid 19, trong đó số ca mắc trong cộng đồng là 3.602 và số ca được cách ly là 5.766 ca.
-
Theo trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, ngày đầu tiên triển khai tiêm vaccine cho các em học sinh lớp 9, thành phố đã tiêm được 38.233 mũi.
Hà Nội cũng tiếp tục triển khai tiêm 11.466 mũi vaccine cho trẻ từ 15 - 17 tuổi. Tính từ 23/11/2021 đến 17:30 chiều ngày 27/11/2021, toàn thành phố đã tiêm 277.747 mũi cho trẻ dưới 18 tuổi. Các em học sinh được chia khung giờ tiêm theo từng lớp, vị trí khác nhau, đảm bảo khoảng cách an toàn, giúp công tác tiêm chủng diễn ra thuận lợi.
-
Theo thông tin từ Đại diện Sở Y tế Hà Nội, thành phố sẽ triển khai tiêm vaccine Covid cho trẻ lớp 9 từ ngày hôm nay 27/11/2021.
Cụ thể, việc tiêm chủng cho trẻ lớp 9 sẽ được thực hiện tương tự như các em học sinh 15 - 17 tuổi. Địa điểm tiêm là ngay tại trường các em đang theo học hoặc trạm y tế. Riêng đối với những trường hợp trẻ bị mắc bệnh bẩm sinh, tiêu hóa, máu,... thì trung tâm ý tế của các quận, huyện, thị xã sẽ đưa vaccine để bệnh viện có thể tiêm cho trẻ.
Công tác tiêm chủng sẽ được đảm bảo đúng và đủ đối tượng, sử dụng vaccine một cách hiệu quả, triển khai theo hình thức cuốn chiếu từng trường. Dự kiến, 791.921 trẻ ở Hà Nội sẽ được tiêm vaccine, trong đó trẻ từ 12 -15 tuổi là 519.547 và 272.374 trẻ từ 15 - 17 tuổi.
-
Chiều ngày 26/11/2021, Đại sứ quán Mỹ cho biết 1,3 triệu liều Vaccine Pfizer mà Mỹ tặng Việt Nam qua cơ chế Covax đã về tới thủ đô Hà Nội.
Cụ thể, hơn 2 triệu liều vaccine Pfizer đã về tới nước ta vào sáng 26/11. Một số lô vaccine khác cũng đang trên đường vận chuyển tới Việt Nam. Đại sứ quán Mỹ cho biết, Mỹ đã trao tặng Việt Nam hơn 18 triệu liều Vaccine thông qua cơ chế Covax, đây được coi như là một cam kết kiên định của Mỹ trong việc giúp Việt Nam chiến đấu với Covid 19.
Tính đến chiều 26/11, cả nước ta đã tiêm được 116.430.866 triệu liều vaccine Covid 19 cho người dân (Theo thông tin từ Bộ Y tế).
-
Chiều tối ngày 26/11/2021, Ban chỉ đạo phòng, chống Covid 19 ở An Giang đã tổ chức họp trực tuyến với các huyện, thị xã,.... cùng các ban ngành liên quan để bàn giải pháp hạn chế số người tử vong do số người nhiễm Covid 19 tử vong của tỉnh này đang ở mức đáng báo động.
Giám đốc Sở Y tế An Giang, ông Trần Quang Hiền cho biết, đến nay tỉnh đã ghi nhận 340 ca tử vong. Trong đó, 340 trường này đều là những người cao tuổi có bệnh nền, sức khỏe già yếu,... có 308 trường hợp chưa tiêm mũi vaccine nào; 12 trường hợp mới tiêm mũi 1. Từ đó cho thấy, những người chưa tiêm vaccine có nguy cơ tử vong cao hơn so với người đã tiêm vaccine.
Đại diện các bệnh viện lo ngại, nếu số F0 có triệu chứng nặng tiếp tục tăng thì các bệnh viện sẽ quá tải nhân lực và thiết vật lực trong quá trình điều trị. Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid của tỉnh ông Lê Hồng Quang yêu cầu tất cả các cán bộ lãnh đạo cần tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu rõ hơn về hậu quả khi không thực hiện tiêm vaccine, khi nhiễm Covid nguy cơ tử vong sẽ cao hơn với những người đã tiêm. Đồng thời, lưu ý thành phố, các huyện, thị xã tiếp tục tăng cường giám sát và nhắc nhở người dân không được lờ là, chủ quan với dịch bệnh.
-
Ngày 26/11/2021, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết đội ngũ y bác sĩ vừa phẫu thuật thành công ca bệnh u trung thất hiếm gặp. Bệnh nhân là nữ (19 tuổi, trú tại Phú Xuyên - Hà Nội). Sau một thời gian đau tức ngực, khó thở, cô gái đã quyết định đến Bệnh viện khám và phát hiện có khối u quái đường kính 20cm trong lồng ngực. Khối u nặng hơn 1kg, đè đẩy tim và chèn ép phổi, dính các cơ quan nội tạng xung quanh.
Vị trí khối u nằm ở trung thất trước phía bên phải, có cả lông, tóc, xương. Nếu phát hiện sớm, khối u kích thước nhỏ có thể phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên, bệnh nhân lại đi khám muộn, để khối u quá lớn khiến việc tiến hành phẫu thuật gặp nhiều khó khăn. Các bác sĩ cũng khuyến khích người dân nên đi khám khi có các triệu chứng, biểu hiện bất thường.
-
Trao đổi với phóng viên báo chí chiều 26/11/2021, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cho biết, huyện Sơn Động có 4 em học sinh bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine phòng Covid 19. Trong đó, 2 em chuyển biến nặng đã được đội ngũ y tế chuyển đi cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai.
Theo đó, vào sáng 24/11, trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện và điểm tiêm chủng lưu động THPT Sơn Động 2 đã tổ chức tiêm vaccine Pfizer mũi đầu tiên cho học sinh. Trong quá trình tiêm, bốn em có phản ứng khác thường. 2 em bị nặng xuất hiện triệu chứng đau tức ngực, choáng váng, buồn nôn, khó thở,... cả hai ngay lập tức được chuyển lên Trung tâm Y tế huyện bằng xe chuyên dụng, trên đường chuyển viện, các bệnh nhân có biểu hiện da bị tái, nhịp tim chậm, SpO2 dưới 90%. 2 học sinh nhẹ hơn được theo dõi tại Trung tâm Y tế huyện.
Sau hai ngày được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai, hiện sức khỏe của 2 em đã tiến triển rất tốt và qua cơn nguy kịch.
-
Tối ngày 26/11/2021, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trên địa bàn phát hiện 264 ca dương tính Covid 19, trong đó có 130 ca ngoài cộng đồng, 111 ca trong khu cách ly và 23 ca ở khu vực phong tỏa.
264 F0 phân bố tại 29/30 quận, huyện, cụ thể: Đống Đa (36 ca), Hà Đông (29 ca), Long Biên (19 ca), Nam Từ Liêm (15 ca), Hoàng Mai (14 ca), Thanh Trì (13 ca), Mê Linh (13 ca), Hai Bà Trưng (13 ca), Ba Đình (12 ca), Đông Anh (12 ca), Gia Lâm (11 ca), Cầu Giấy (10 ca), Quốc Oai (10 ca), Bắc Từ Liêm (9 ca), Thanh Xuân (7 ca), Ứng Hòa (6 ca), Thanh Oai (5 ca), Sơn Tây (5 ca), Phú Xuyên (4 ca), Tây Hồ (4 ca), Thường Tín (4 ca), Hoài Đức (2 ca), Chương Mỹ (3 ca), Mỹ Đức (2 ca), Thanh Oai (2 ca), Hoàn Kiếm (2 ca), Thanh Trì (1 ca), Đan Phượng (1 ca), Sóc Sơn (1 ca).
-
Tối ngày 25/11/2021, Sở Y Tế tỉnh Thanh Hóa đã có báo cáo gửi đến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid 19 tỉnh đánh giá của Hội đồng chuyên môn về nguyên nhân phản ứng vaccine ở công ty TNHH giày Kim Việt (huyện Nông Cống). Nguyên nhân khiến 3 trường hợp công nhân tử vong và 1 trường hợp đang nguy kịch là do sốc phản vệ sau khi tiêm. Kết luận này được đưa ra tại cuộc họp Hội đồng tư vấn chuyên môn, tổ chức ngay tại công ty xảy ra sự việc trên.
Trước đó, vào ngày 18/11, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) được cấp 53.000 liều vaccine Vero Cell theo kế hoạch tiêm phòng Covid 19. Cũng trong đợt 16/2021, huyện nhận được hai loại vaccine khác là Moderna và Abdala, toàn bộ quy trình vận chuyển và bảo quản những loại vaccine này đều được thực hiện theo đúng quy chuẩn.
Đến ngày 23/11, huyện Nông Cống bắt đầu tiến hành tiêm Vaccine Vero Cell cho người dân. Tuy nhiên, khi các nhân viên y tế mới tiêm được khoảng 10.000 liều thì hàng chục công nhân nữ của công ty Giày Kim Việt xuất hiện các triệu chứng bất thường. Ngay lập tức, họ được sơ cứu và chuyển thẳng đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh để điều trị.
Tính đến ngày 25/11 đã có 3 công nhân tử vong, 9 người còn lại đang được tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa, trong đó có một bệnh nhân tiên lượng nặng. Khoảng 60 người có triệu chứng nhẹ hơn hiện vẫn đang được tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện huyện Nông Cống.
-
Hiện tại, số ca F0 tại TP Hồ Chí Minh đã giảm rất nhiều so với tháng 7, tháng 8, tuy nhiên tỷ lệ tử vong do Covid 19 vẫn còn cao, khoảng trên 50 ca/ngày.
Chiều ngày 25/11/2021, Chánh Văn phòng Sở Y tế thành phố bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, những ngày qua, số ca F0 mới tiếp tục tăng nhẹ, vì thế nên số bệnh nhân tử vong vẫn chưa giảm nhiều. Bà Mai cũng cho rằng, việc lấy số ca tử vong và tổng các ca bệnh nặng để tính tỷ lệ tử vong là chưa phù hợp, bởi có nhiều bệnh nhân nặng sẽ phải điều trị trong thời gian dài, do đó, không thể lấy số người nhập viện đem chia cho số ca tử vong trong ngày để tính ra tỷ lệ.
Cũng theo phân tích của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, một lượng bệnh nhân không nhỏ được chuyển từ các tỉnh thành khác về, một số có tiên lượng nặng không qua khỏi làm cho số ca tử vong tại thành phố từ đó tăng lên. Chánh Văn phòng Sở Y tế đưa ra 2 nguyên nhân lý giải tại sao số lượng bệnh nhân tử vong do Covid còn cao. Thứ nhất là do bệnh nhân có nhiều bệnh nền, kèm thêm Covid 19 khiến cho cơ thể suy đa cơ quan nhanh chóng. Thứ hai là nhiều người bệnh chưa tiêm đủ vaccine, trong đó người già trên 65 tuổi chiếm tỷ lệ cao.
Sở Y tế thành phố đã tham mưu UBND nhiều giải pháp, chiến lược trong công tác quản lý F0 tại nhà, công tác điều trị bệnh nhân trên địa bàn quận, huyện, từ đó hướng đến mục tiêu giảm F0 trở nặng, giảm số ca tử vong.
-
Chiều ngày 25/11/2021, lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Nghĩa Đàn đã thông tin về việc thầy trò trường THCS bán trú Lợi Lạc buộc phải cách ly do thuộc diện F1 của chị B.T.T (người bán hàng tạp hóa trước cổng, chồng chị là bảo vệ của trường).
Được biết, trường THCS bán trú Lợi Lạc có tất cả 474 học sinh. Ngoài 199 giáo viên, học sinh thuộc F1 phải cách ly tập trung ra thì số còn lại sẽ phải cách ly tại nhà.
Theo thông tin, ngày 23/11/2021, chị T xuất hiện biểu hiện khác thường, cơ thể nóng, ho, sốt, test nhanh ra kết quả dương tính. Ngay lập tức, bệnh nhân đã được lấy mẫu để gửi đi Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh để kiểm tra. Đến ngày 24/11/2021, chị được xác định dương tính với Covid 19.
-
Miền Tây đang là điểm nóng của dịch bệnh Covid 19, lần đầu tiên trong ngày, TP Cần Thơ ghi nhận số ca mắc vượt mức 4 con số.
Theo báo cáo của Sở Y tế Thành phố Cần Thơ, trong ngày 25/11/2021, địa phương này ghi nhận thêm 1.310 ca mắc covid 19 mới, chạm ngưỡng kỷ lục số ca mắc trong ngày cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn thành phố. Trong vòng một tuần qua, tổng số ca mắc Covid 19 tại Cần Thơ lên đến 6.495 ca. Tính đến thời điểm hiện tại, Cần Thơ có 3.056 F0 được điều trị tại bệnh viện, 6.841 F0 điều trị tại nhà.
Cũng trong ngày 25/11/2021, tỉnh Sóc Trăng ghi nhận số ca mắc kỷ lục mới với 532 ca, Cà Mau thêm 287 ca, Tiền Giang 123 ca, tỉnh Đồng Tháp là 609 ca, An Giang phát hiện thêm 387 ca. Số người nhiễm Covid 19 tại các tỉnh miền Tây liên tục tăng nhanh trong các tuần gần đây.
-
Trong 12.450 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 25/11/2021 có 12.429 ca tại 59 tỉnh thành, tăng 640 ca so với hôm qua, trong đó các tỉnh phía Nam dẫn đầu về số ca nhiễm.
Như vậy, hôm nay là lần đầu tiên sau 75 ngày số ca nhiễm cả nước trên 12.000. Trong 24 giờ qua, 5.587 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (tăng 376 ca), 6.842 ca cộng đồng (tăng 264 ca). 8 tỉnh thành ghi nhận số ca nhiễm trong ngày hơn 500, gồm: TP HCM, Cần Thơ, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Đồng Nai. Các tỉnh tăng ca nhiễm nhiều nhất hôm nay là Lâm Đồng tăng 211 ca, Bạc Liêu tăng 199 ca, Bình Phước tăng 197 ca; còn Bắc Ninh giảm 119 ca, TP. HCM giảm 84 ca, Vĩnh Phúc giảm 79 ca. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 10.666 ca/ngày.
Từ 17h30 ngày 24/11 đến 17h30 ngày 25/11 ghi nhận 164 ca tử vong gồm: Tại TP. HCM: 59 ca tử vong trong đó 12 trường hợp là người các tỉnh, thành phố khác được chuyển đến điều trị, gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Quảng Trị và Tiền Giang mỗi nơi một, Long An 4. Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang 17, Tiền Giang và Bình Dương đều 13, Kiên Giang 10, Tây Ninh, Đồng Nai, Cần Thơ đều 8, Long An 7, Vĩnh Long 6, Sóc Trăng 5, Đồng Tháp và Bạc Liêu 2, Đăk Lăk, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hậu Giang, Quảng Ngãi, Trà Vinh mỗi nơi một.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 133 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 24.407 ca, tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm. Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm trong nước là 1.163.054, trong đó 940.071 người đã được công bố khỏi bệnh. -
Tối 25/11/2021, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, mang theo hơn 1.540.000 liều vaccine AstraZeneca do Nhật Bản viện trợ. Số vaccine này được Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio công bố viện trợ cho Việt Nam trong cuộc hội đàm chiều 24/11 với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Tại sân bay, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đã trao số vaccine này cho Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.
Bộ trưởng Giang cũng trao cho Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng một triệu USD của Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) tài trợ Chính phủ Việt Nam phục vụ phòng chống dịch. Như vậy, đến nay, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam tổng cộng 5,6 triệu liều vaccine phòng Covid-19 và nhiều trang thiết bị, vật tư y tế. Hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong nghiên cứu, sản xuất vaccine và thuốc điều trị Covid-19.
Trong các ngày 22-25/11, Thủ tướng và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 25/11, cả nước đã tiêm 114,5 triệu liều vaccine phòng Covid-19, trong đó 68,4 triệu liều mũi một, 46,1 triệu liều mũi hai. Các địa phương đang triển khai tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi một và trả mũi hai cho những người đã tiêm mũi một đủ thời gian. Gần 30 tỉnh, thành phố đã tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi, với tổng số hơn 2 triệu liều.
Bộ Y tế cũng đang chuẩn bị kế hoạch tiêm mũi ba cho những nhóm ưu tiên, dự kiến triển khai vào cuối tháng 12. Các địa phương đã rà soát và đăng ký nhu cầu vaccine tiêm từ nay đến cuối năm cũng như năm 2020, để Bộ Y tế lên kế hoạch tiếp cận nguồn vaccine. -
Vào 20:00 ngày 25/11/2021 đã diễn ra chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề Nội soi tầm soát và điều trị ung thư đường tiêu hóa với sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: TS.BS Đỗ Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa; BS Trần Vương Thảo Nghi, Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh; BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa.
Tham gia chương trình lúc 20:00 các chuyên gia, bác sĩ sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp về các vấn đề nội soi tầm soát và điều trị như:
1. Những ai nên đi nội soi dạ dày, thực quản, đại trực tràng
2. Thời điểm phù hợp để thực hiện nội soi tầm soát
3. Những ưu điểm của dịch vụ nội soi gây mê (nội soi không đau)
4. Ngoài nội soi tầm soát còn có phương pháp tầm soát nào khác hay không?
5. Những tiến bộ trong phương pháp điều trị ung thư đường tiêu hóa
Buổi tư vấn thu hút hàng triệu lượt người xem trực tuyến. Trong suốt chương trình, rất nhiều câu hỏi được các chuyên gia vấn đáp tận tình. -
Sáng 25/11/2021, UBND TP Hà Nội vừa ban hành phương án đáp ứng thu dung điều trị “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn TP. Theo đó, căn cứ vào thực trạng cơ cấu tổ chức giường bệnh, nhân lực tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố. Hà Nội tạm dự kiến tỷ lệ người bệnh theo phân tầng điều trị trong thời gian tiếp theo như sau: 2% người bệnh nặng nguy kịch, 6% người bệnh mức độ vừa và 92% người bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Hà Nội tiếp tục chia việc thu dung, điều trị ca mắc Covid-19 theo 3 tầng, dựa vào mức độ của các bệnh nhân. Ngoài ra, thành phố cũng chia làm 3 giai đoạn để bổ sung năng lực điều trị, tương ứng với 10.000, 40.000 và 100.000 ca mắc Covid-19: Tầng 1 phụ trách thu dung cách ly, điều trị F0 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng tại một số cơ sở tập trung của thành phố (thành phố quản lý) và trạm y tế lưu động trên địa bàn xã, phường (địa phương quản lý). Tầng 2 điều trị F0 mức độ vừa tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện, bệnh viện tuyến thành phố. Tầng 3 điều trị F0 mức độ nặng và nguy kịch tại bệnh viện tuyến thành phố, và Trung ương, bộ, ngành.
Đối với trạm y tế lưu động, Hà Nội sẽ thí điểm ở 5 quận, huyện trước gồm: Trung tâm Văn hóa, thể thao phường Thạch Bàn, quận Long Biên - 150 giường; Trường THCS Tiền Yên, huyện Hoài Đức - 300 giường; Phòng khám đa khoa Minh Phú, huyện Sóc Sơn - 200 giường; Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì - 300 giường; Trường Mầm non Lê Thanh A, xã Lê Thanh huyện Mỹ Đức - 200 giường. -
Ngày 24/11/2021, Nga đã thông báo những tiến bộ trong việc bào chế vaccine ngừa COVID-19, trong đó có vaccine Sputnik phiên bản dành cho trẻ em và dạng xịt mũi mà Tổng thống Vladimir Putin đã dùng làm liều tăng cường. Người đứng đầu Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) tuyên bố nước này có kế hoạch xuất khẩu vaccine dạng xịt mũi nói trên cho các quốc gia khác vào năm sau.
Tổng thống Putin cho biết ông đã tiêm liều vaccine tăng cường vào tuần trước, sau 6 tháng tiêm 2 liều vaccine Sputnik V, sau đó sử dụng thêm loại vaccine dạng xịt mũi nói trên. Ông cho biết không gặp vấn đề gì về sức khỏe sau khi sử dụng các vaccine trên.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Tatiana Golikova cho biết Bộ Y tế nước này sẽ đăng ký loại vaccine Sputnik M mới dành cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Dự kiến, loại vaccine này sẽ được đưa vào sử dụng từ cuối tháng 12. Hiện tỷ lệ người đã tiêm chủng đầy đủ tại Nga là khoảng 37%. Trong khi đó, những tuần gần đây, nước này ghi nhận hơn 1.000 ca tử vong vì Covid-19 mỗi ngày. Theo số liệu của chính phủ, đến nay, Nga ghi nhận tổng cộng hơn 9,4 triệu trường hợp mắc bệnh, cao thứ 5 thế giới, trong đó hơn 266.000 ca tử vong.