Top 54 Tin tức Thế giới hot nhất trong ngày hôm nay

  1. Top 1 COVID-19 tới 6h sáng 3/12 (3/12/2021)
  2. Top 2 Cố vấn chính phủ Pháp: Omicron có thể lan rộng chỉ trong vài tuần (2/12/2021)
  3. Top 3 Ngoại trưởng Nga, Mỹ hội đàm bên lề hội nghị OSCE (2/12/2021)
  4. Top 4 Mỹ - Hàn Quốc công bố "Kế hoạch tham chiến mới" cho xung đột với Triều Tiên (2/12/2021)
  5. Top 5 Chuyên gia Ukraine: Nga và Đức đang cố tình chậm khởi động Nord Stream 2 (2/12/2021)
  6. Top 6 Căng thẳng leo thang, Nga bắt giữ 3 "gián điệp Ukraine" (2/12/2021)
  7. Top 7 Biến chủng Omicron đã lan tới ít nhất 26 quốc gia, vùng lãnh thổ (2/12/2021)
  8. Top 8 WHO: Vaccine có thể chống lại nguy cơ trở nặng khi nhiễm Omicron (2/12/2021)
  9. Top 9 Facebook xóa tài khoản của phong trào chống vaccine ngừa COVID-19 (2/12/2021)
  10. Top 10 Moderna sắp tung ra loại vaccine chống lại được biến thể Omicron (2/12/2021)
  11. Top 11 Lực lượng biên phòng Iran và Taliban đấu súng qua biên giới (2/12/2021)
  12. Top 12 OECD: Biến thể Omicron có nguy cơ tác động tiêu cực đến phục hồi kinh tế toàn cầu (1/12/2021)
  13. Top 13 WHO thông qua nghị quyết về xây dựng hiệp ước quốc tế phòng chống đại dịch (1/12/2021)
  14. Top 14 Tổng thống Putin: Nga và NATO cần thỏa thuận về việc triển khai quân (1/12/2021)
  15. Top 15 Đức: Một quả bom phát nổ tại Munich, nhiều người bị thương (1/12/2021)
  16. Top 16 Trung Quốc yêu cầu Indonesia ngừng khoan thăm dò dầu khí ở Biển Đông (1/12/2021)
  17. Top 17 Anh tìm thấy xác tiêm kích tàng hình F-35 rơi ở Địa Trung Hải (1/12/2021)
  18. Top 18 WTO lùi thời gian tổ chức hội nghị cấp bộ trưởng đến tháng 3/2022 (30/11/2021)
  19. Top 19 Nhật Bản ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron (30/11/2021)
  20. Top 20 Lập trường cứng rắn của Iran ở Vienna trước phản ứng của Mỹ về thỏa thuận hạt nhân (30/11/2021)
  21. Top 21 Nga khai hỏa tên lửa siêu thanh Zircon, xóa sổ mục tiêu cách 400 km (30/11/2021)
  22. Top 22 Mỹ sẽ mở rộng các căn cứ quân sự ở đảo Guam và Australia (30/11/2021)
  23. Top 23 Rơi trực thăng quân sự tại Azerbaijan khiến 14 người thiệt mạng (30/11/2021)
  24. Top 24 WHO ra cảnh báo mới về biến thể Omicron, hối thúc 194 nước "hành động" ngay (29/11/2021)
  25. Top 25 EU - Nhật nhất trí hợp tác vì Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở (29/11/2021)
  26. Top 26 Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng làm trung gian hòa giải giữa Ukraine - Nga (29/11/2021)
  27. Top 27 Nam Phi cảnh báo số ca mắc mới COVID-19 tăng mạnh do biến thể Omicron (29/11/2021)
  28. Top 28 Trung Quốc không mời các quan chức Mỹ dự Olympic (29/11/2021)
  29. Top 29 Trung Quốc cam kết cung cấp 1 tỉ liều vắc xin Covid-19 cho châu Phi (29/11/2021)
  30. Top 30 Campuchia: Hoàng thân Norodom Ranariddh qua đời tại Pháp (28/11/2021)
  31. Top 31 WHO kêu gọi Đông Nam Á cảnh giác trước biến thể Omicron (28/11/2021)
  32. Top 32 Australia, Áo, Hà Lan phát hiện các trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron (28/11/2021)
  33. Top 33 Bộ trưởng Y tế Czech mắc Covid-19 (28/11/2021)
  34. Top 34 Israel đóng cửa với toàn bộ người nước ngoài vì biến chủng Omicron (28/11/2021)
  35. Top 35 Italy giải cứu hàng trăm người di cư lênh đênh trên biển (28/11/2021)
  36. Top 36 Nhật tăng cường năng lực quốc phòng trước lo ngại về Trung Quốc, Triều Tiên (27/11/2021)
  37. Top 37 Người dân Thổ Nhĩ Kỳ xếp hàng dài mua iPhone như một khoản đầu tư vì đồng nội tệ giảm mạnh (27/11/2021)
  38. Top 38 Hé lộ danh sách 12 công ty TQ vừa bị Mỹ đưa vào danh sách đen (28/11/2021)
  39. Top 39 Ukraine tuyên bố phát hiện âm mưu đảo chính (27/11/2021)
  40. Top 40 "Siêu biến thể" Omicron gây lo ngại: Nhiều người hoảng loạn, tháo chạy gấp khỏi Nam Phi (27/11/2021)
  41. Top 41 NASA điều tra vụ phạm tội đầu tiên trong không gian (27/11/2021)
  42. Top 42 Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Thụy Sĩ phát triển mạnh mẽ (26/11/2021)
  43. Top 43 Quốc tế "sốt sắng" phản ứng trước biến thể mới "tồi tệ hơn Delta" (26/11/2021)
  44. Top 44 Trung Quốc xoa dịu Philippines sau vụ chặn tàu tiếp tế (26/11/2021)
  45. Top 45 Mỹ bế tắc trong cuộc chiến giá dầu (26/11/2021)
  46. Top 46 Mỹ tuyên bố áp lệnh cấm bay với các nước phía nam châu Phi (26/11/2021)
  47. Top 47 Anh cấm bay từ 6 nước châu Phi vì lo ngại biến chủng Covid-19 mới (26/11/2021)
  48. Top 48 Hàn Quốc: thử nghiệm robot hỗ trợ giảng dạy trong trường mầm non (25/11/2021)
  49. Top 49 Máy bay chở khách của Nga ném bom, xả đạn vào nhiều mục tiêu (25/11/2021)
  50. Top 50 Châu Âu: Phê chuẩn vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi (25/11/2021)
  51. Top 51 Mỹ đưa hàng loạt công ty Trung Quốc vào danh sách đen (25/11/2021)
  52. Top 52 Anh, Pháp đổ lỗi cho nhau về thảm kịch người di cư trên biển (25/11/2021)
  53. Top 53 Nam Phi phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với số lượng đột biến rất cao (25/11/2021)
  54. Top 54 Tòa án cấp cao Ai Cập tuyên phạt tử hình 22 phần tử thánh chiến (25/11/2021)

Top 54 Tin tức Thế giới hot nhất trong ngày hôm nay

Hoàng Thu Thuỷ 128 1 Báo lỗi

Dưới đây là một số tin tức Thế giới được Toplist tổng hợp và cập nhật đến quý bạn đọc. Mong rằng những thông tin được tổng hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ... xem thêm...

  1. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 633.000 ca nhiễm và 6.426 ca tử vong. Đức thực hiện phong toả toàn quốc với người chưa tiêm vaccine, trong khi Mỹ và một loạt nước khác phát hiện thêm nhiều ca nhiễm biến thể Omicron.


    Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 3/12 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng là 264.358.658 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.248.292 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 634.709 và 6.426 ca tử vong mới. Số bệnh nhân bình phục đã đạt 238.411.202 người, 20.699.164 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 86.941 ca nguy kịch.


    Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 90.065 ca; Đức đứng thứ hai với 73.486 ca; tiếp theo là Anh (53.945 ca). Nước Nga tiếp tục đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.221 người chết trong ngày; tiếp theo là Mỹ (848 ca) và Ukraine (525 ca tử vong).


    Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 49.662.001 người, trong đó có 805.869 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 34.609.741 ca nhiễm, bao gồm 469.724 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.118.782 ca bệnh và 615.179 ca tử vong.


    Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 82,3 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với trên 74,25 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 59,37 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 39,02 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 8,76 triệu ca và châu Đại Dương trên 372.000 ca nhiễm.


    Trước đó, theo CNN, chính quyền Đức ngày 2/12 đã tuyên bố phong toả toàn quốc đối với những người chưa tiêm chủng, trong bối cảnh chính phủ ủng hộ kế hoạch tiêm chủng bắt buộc trong những tháng tới. Những người chưa được tiêm chủng sẽ bị cấm tiếp cận tất cả các cơ sở, ngoại trừ cơ sở kinh doanh thiết yếu nhất, như siêu thị, hiệu thuốc, để hạn chế lây lan. Hộ gia đình có người chưa tiêm chủng chỉ được phép gặp thêm tối đa 2 người của một hộ gia đình khác, không tính trẻ dưới 14 tuổi.


    Trong khi đó, các quan chức y tế Mỹ ngày 2/12 cho biết đã có 3 bang ở nước này- gồm California, Colorado và Minnesota - ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên do biến thể Omicron. Các trường hợp trên đều đã được tiêm phòng đầy đủ và chỉ có các triệu chứng nhẹ.

    Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 1/12/2021. (Ảnh: THX)
    Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 1/12/2021. (Ảnh: THX)
    Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 bằng máy bay của quân đội, tại sân bay Memmingen, Bavaria, miền Nam Đức ngày 26/11/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 bằng máy bay của quân đội, tại sân bay Memmingen, Bavaria, miền Nam Đức ngày 26/11/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

  2. Cố vấn chính phủ Pháp Jean-Francois Delfraissy ngày 2/12 nói rằng "kẻ thù thực sự" lúc này vẫn là biến chủng Delta với làn sóng lây nhiễm thứ năm, theo Reuters.


    Tuy nhiên, ông cho rằng Pháp sẽ chứng kiến sự gia tăng của biến chủng Omicron trong thời gian tới. Biến chủng này có thể thay thế Delta và “chi phối” tại Pháp "vào cuối tháng 12/2021", ông cho biết. Bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh Pháp ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên ở gần thủ đô Paris vào ngày 2/12. Bệnh nhân được thông báo là người trở về từ Nigeria.


    Trước đó, ngày 30/11, giới chức y tế Pháp cũng xác nhận một ca nhiễm biến chủng Omicron tại vùng lãnh thổ Reunion của Pháp trên Ấn Độ Dương. Bệnh nhân này từng tới Mozambique và có chặng chuyển tiếp ở Nam Phi trước khi đến Reunion.


    Dù đưa ra những cảnh báo đáng ngại về biến chủng Omicron, ông Jean-Francois Delfraissy vẫn cho rằng người dân Pháp vẫn có thể trải qua một mùa Giáng sinh yên bình nếu thực hiện tốt các biện pháp hạn chế. “Giáng sinh sẽ không ở trên bờ vực nguy hiểm nếu người dân và chính phủ đều thận trọng”, ông cho biết. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh rằng việc giãn cách xã hội và tiêm vaccine tăng cường là chìa khóa để chống lại sự lây nhiễm của các biến chủng Covid-19.


    Ngày 1/12, Bộ Y tế Pháp thông báo ghi nhận gần 50.000 trường hợp mắc Covid-19 mới chỉ trong vòng 24 giờ.

    Cố vấn chính phủ Pháp Jean-Francois Delfraissy (Ảnh: Reuters)
    Cố vấn chính phủ Pháp Jean-Francois Delfraissy (Ảnh: Reuters)
    Ảnh minh họa (Ảnh: Internet)
    Ảnh minh họa (Ảnh: Internet)
  3. Tối 2/12, ngoại trưởng Nga và Mỹ đã có cuộc hội đàm tại Stockholm, Thụy Điển, bên lề Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), một trong số ít diễn đàn đối thoại quốc tế mà cả Mỹ và Nga cùng tham gia. Sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Moscow thời gian gần đây tiếp tục xấu đi.


    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov sẽ có cuộc hội đàm bên lề Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), một trong số ít diễn đàn đối thoại quốc tế mà cả Mỹ và Nga cùng tham gia. Đây sẽ là cuộc thảo luận cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Nga kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Geneva (Thụy Sĩ) tháng 6 vừa qua.


    Trước đó, ngoại trưởng hai nước đã gặp nhau vào tháng 5 tại Reykjavik (Iceland), bên lề hội nghị cấp bộ trưởng các nước thành viên Hội đồng Bắc Cực - gồm Mỹ, Nga, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan và Iceland.


    Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, một phần do căng thẳng liên quan đến Ukraine. Theo đó, Ukraine đã cáo buộc Nga bố trí các đơn vị quân sự gần biên giới quốc gia Đông Âu này sau các cuộc tập trận. Tuy nhiên, Điện Kremlin đã mạnh mẽ bác bỏ thông tin trên, khẳng định đây là tin giả.


    Tại một hội nghị của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra ngày 1/12 tại Riga (Latvia), Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho rằng ngoại giao là giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng có thể xảy ra giữa Moskva và Kiev.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải). (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải). (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. (Ảnh: Reuters)
    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. (Ảnh: Reuters)
  4. Washington và Seoul ngày hôm qua (2/12) đã nhất trí cập nhật các kế hoạch tham chiến chung của họ và duy trì số lượng lính Mỹ hiện tại ở Hàn Quốc để ngăn chặn các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa đang phát triển của Triều Tiên.


    Trong một cuộc họp báo ngày 2/12 Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết hai quốc gia đã “thảo luận về nhiều chủ đề, bao gồm sự thống nhất của chúng tôi khi đối mặt với mối đe dọa từ Triều Tiên, và sự tiến bộ của chúng tôi trong quan hệ đồng minh song phương, sự sẵn sàng và huấn luyện”.


    Tuyên bố rằng liên minh đóng góp vào sự ổn định trong khu vực, Bộ trưởng Quốc phòng Austin nói rằng, Mỹ - Hàn đã tái khẳng định “đánh giá chung rằng CHDCND Triều Tiên đang tiếp tục thúc đẩy các chương trình tên lửa và vũ khí, điều này đang ngày càng gây bất ổn cho sự ổn định của khu vực”.


    "Hoa Kỳ và Hàn Quốc vẫn cam kết tiếp cận ngoại giao với CHDCND Triều Tiên và chúng tôi tiếp tục kêu gọi CHDCND Triều Tiên tham gia đối thoại. Nhưng chúng tôi cũng thảo luận về các biện pháp để nâng cao thế trận răn đe tổng hợp của chúng tôi và để phòng thủ trước toàn bộ các mối đe dọa", Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin nhấn mạnh.


    Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Wook cho biết, Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện của khoảng 28.500 quân tại Hàn Quốc và chuyển giao việc kiểm soát các hoạt động cho cơ quan chức năng Hàn Quốc.


    Tài liệu mới về các kế hoạch hoạt động thời chiến, Hướng dẫn lập kế hoạch chiến lược được cập nhật chiến lược kiềm chế mối đe dọa từ Triều Tiên sau khi các nhà phê bình cho rằng các kế hoạch trước đó đã lỗi thời sau những tiến bộ lớn trong chương trình phát triển vũ khí của Triều Tiên, bao gồm vũ khí hạt nhân tinh chế, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và tên lửa siêu thanh.

    Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Wook. (Ảnh: AP)
    Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Wook. (Ảnh: AP)
    Ảnh minh họa (Ảnh: KCNA)
    Ảnh minh họa (Ảnh: KCNA)
  5. 2/12, theo chuyên gia an ninh năng lượng người Ukraine Valentin Zemlyansky, Nga và Đức đang cố tình trì hoãn việc khởi động Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2), do việc tạm đình chỉ cấp chứng nhận dự án.


    Chuyên gia này cho rằng, Nga có thể làm điều này vì “động cơ lợi ích”. “Xét cho cùng, quy trình cấp giấy chứng nhận đường ống dẫn khí không khác mấy so với lần thứ nhất, các điều kiện đều giống nhau nhưng không hiểu sao cả Đức lẫn Nga đều không thể làm việc với nhà điều hành đường ống. Như vậy có lẽ họ biết về điều này nhưng cố tình vi phạm”, tờ Glavred dẫn lời ông Zemlyansky.


    Ông Zemlyansky tin rằng, tình hình thị trường khí đốt châu Âu hiện nay diễn biến có vẻ đúng với ý đồ của Gazprom. “Đối với Gazprom, nguyên tắc là làm sao để việc chứng nhận dự án diễn ra tuyệt đối theo đúng pháp luật, cộng thêm lợi ích có được từ diễn biến tình hình trên thị trường châu Âu”, chuyên gia người Ukraine giải thích.


    Đáp trả lại những tuyên bố của chuyên gia Ukraine, Phó Duma Quốc gia Nga kiêm chuyên gia kinh tế Mikhail Delyagin chia sẻ với Lenta.ru, “chỉ có Đức và ngành công nghiệp nước này cần Nord Stream 2, Nga không quan tâm ai và làm thế nào sẽ tiêu thụ khí đốt của mình”.


    Chính trị gia này giải thích rằng, nếu dự án không được khởi động, các công ty khác sẽ bắt đầu cung cấp khí đốt hóa lỏng cho châu Âu và lục địa này sẽ không mất gì. “Vì vậy, người hưởng lợi chính ở đây là Đức, nếu không có nguồn cung cấp giá rẻ và đáng tin cậy, ngành công nghiệp của nước này sẽ bị sụp đổ”, chính trị gia người Nga nói.

    Nga và Đức bị cáo buộc đang cố tình chậm khởi động Nord Stream 2. (Ảnh: RIA)
    Nga và Đức bị cáo buộc đang cố tình chậm khởi động Nord Stream 2. (Ảnh: RIA)
    Nga và Đức bị cáo buộc đang cố tình chậm khởi động Nord Stream 2. (Ảnh: Réuters)
    Nga và Đức bị cáo buộc đang cố tình chậm khởi động Nord Stream 2. (Ảnh: Réuters)
  6. Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) ngày 2/12 cho biết họ đã bắt giữ 3 gián điệp Ukraine bị cáo buộc thu thập bí mật và âm mưu tấn công khủng bố. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước leo thang sau khi Kiev cáo buộc Moscow triển khai quân đội áp sát biên giới.


    Hãng tin Interfax dẫn lời FSB cho biết cả 3 công dân Ukraine kể trên đều "thú nhận được các cơ quan quân sự và an ninh của Ukraine tuyển mộ".


    Cơ quan tình báo Nga nói rằng 1 trong 3 người bị bắt giữ định kích nổ 2 thiết bị nổ tại một địa điểm không được tiết lộ. FSB xác định người này là Oleksandr Tsilyk - sau đó đã thú nhận được uỷ ban tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine tuyển mộ vào tháng 5/2021.


    Hai "gián điệp" còn lại - là 2 cha con Zinoviy và Ihor Koval - cho hay họ được Cơ quan An ninh Ukraine đề nghị "chụp ảnh cầu đường và đường sắt cũng như một nhà máy nhiệt điện" để đổi lấy phần thưởng 10.000 USD, theo Interfax.


    Đơn vị chống khủng bố của FSB thông báo họ tìm thấy "vũ khí tự động và thiết bị bảo vệ cá nhân" trong chiếc xe của 2 cha con này và đã gửi đi khám nghiệm pháp y.


    Đáp lại các cáo buộc của phương Tây, Moscow đổ lỗi cho Kiev vì đã huy động hàng chục ngàn quân đến gần lãnh thổ do phe ly khai thân Nga kiểm soát ở Đông Nam Ukraine.


    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuần này kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời về "kế hoạch điều động quân đội Nga gần biên giới Ukraine" nhưng ông chủ Điện Kremlin chưa phản hồi.

    Ông Zinoviy Koval. (Ảnh: TASS)
    Ông Zinoviy Koval. (Ảnh: TASS)
    Các xe tăng Ukraine trong một cuộc tập trận quân sự giáp Crimea, Nga ngày 14/4 (Ảnh: Reuters)
    Các xe tăng Ukraine trong một cuộc tập trận quân sự giáp Crimea, Nga ngày 14/4 (Ảnh: Reuters)
  7. Chỉ sau hơn một tuần, biến chủng Omicron đã xuất hiện ở hàng loạt quốc gia, vùng lãnh thổ. Điểm chung có thể dễ dàng nhận thấy ở những nơi đã ghi nhận bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron đó là các ca nhiễm đầu tiên đều là hành khách có tiền sử trở về từ châu Phi, nước ngoài.


    Các quốc gia trên khắp thế giới đang chạy đua để phát hiện sớm nhất những ca nhiễm biến chủng Omicron. Giới chức y tế toàn cầu lo ngại về sự nguy hiểm của biến chủng mới và đưa ra hàng loạt biện pháp phòng dịch khắt khe.


    Biến chủng Omicron được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi và được cảnh báo có khả năng lây truyền cao hơn, thậm chí gấp nhiều lần Delta. Sau đó, nó nhanh chóng lan ra các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.


    Theo thống kê của GISAID, CNN, tính đến sáng 2/12, ít nhất 26 quốc gia, vùng lãnh thổ đã phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron.


    Các quốc gia xuất hiện biến chủng Omicron:

    • Châu Phi: Nam Phi, Ghana, Botswana, Nigeria
    • Vương quốc Anh và EU: Vương quốc Liên hiệp Anh, Scotland, Cộng hòa Czech, Đức, Italy, Hà Lan, Bồ Đào Nha
    • Châu Âu: Israel, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bỉ, Áo, Đan Mạch, Pháp
    • Bắc Mỹ và Mỹ Latin: Canada, Brazil
    • Châu Á: Hong Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản
    • Châu Đại Dương và vùng Vịnh: Australia, Saudi Arabia
    Người dân đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ khi đi bộ ở trung tâm Lisbon, Bồ Đào Nha (Reuters)
    Người dân đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ khi đi bộ ở trung tâm Lisbon, Bồ Đào Nha (Reuters)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  8. Bà Soumya Swaminathan, Trưởng nhóm khoa học của WHO ngày 2/12/2021, cho biết: “Vắc xin có thể có một số tác dụng bảo vệ. Chúng tôi cần tìm hiểu liệu vắc xin có suy giảm khả năng bảo vệ hay không. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng vắc xin vẫn sẽ bảo vệ chống lại bệnh nghiêm trọng ở người nhiễm Omicron như với các biến thể khác”, bà Swaminathan nói thêm.


    Bà Maria van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về Covid-19, nói với các phóng viên, WHO hy vọng sẽ có thêm thông tin về khả năng lây truyền của biến thể mới Omicron trong vài ngày tới.


    Trước đó, WHO dự đoán sẽ mất vài tuần để đánh giá tình hình dựa trên dữ liệu có sẵn về Omicron. Tổ chức này đã đưa Omicron vào nhóm “gây lo ngại”, xếp hạng cao nhất về mức độ nguy hiểm của các biến thể.


    Bà Van Kerkhove cho biết, một kịch bản có thể xảy ra là biến thể Omicron - lần đầu tiên được ghi nhận ở miền nam châu Phi - có thể dễ lây truyền hơn biến thể Delta đang chiếm ưu thế. Giới chuyên môn chưa biết liệu Omicron có khiến người bệnh trở nặng hơn hay không.


    Trong khi đó, nhóm cố vấn vắc xin của WHO sẽ họp vào tuần tới để xem xét dữ liệu về các liều vắc xin Covid-19 tăng cường. Bà Swaminathan không đưa ra ngày cụ thể nhưng cho biết cơ quan này sẽ đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng liều tăng cường.

    Ảnh: Reuters
    Ảnh: Reuters
    Bà Soumya Swaminathan, Trưởng nhóm khoa học của WHO. (Ảnh: Firstpost)
    Bà Soumya Swaminathan, Trưởng nhóm khoa học của WHO. (Ảnh: Firstpost)
  9. Meta - công ty chủ quản của Facebook, vừa xóa tài khoản một phong trào chống vaccine ngừa COVID-19 có hành vi quấy rối và lăng mạ các nhân viên y tế, nhà báo và quan chức. Trong thông báo ngày 2/12, Meta cho biết đã xóa các tài khoản có liên quan đến phong trào "V_V" chuyên phát tán thuyết âm mưu ở Pháp và Italy.


    Nhằm kêu gọi tẩy chay vaccine ngừa COVID-19, các tài khoản này đã "tấn công" các bài đăng có nội dung ủng hộ vaccine với hàng chục nghìn bình luận tiêu cực. Những người ủng hộ phong trào "V_V" cũng nhắm đến tài khoản của những nhân vật có sức ảnh hưởng trên các trang mạng xã hội như YouTube, Twitter, VKontakte..., đồng thời phỉ báng các bác sỹ và nhà báo có quan điểm ủng hộ tiêm vaccine.


    Theo công ty phân tích truyền thông xã hội Graphika, tài khoản của phong trào "V_V" trên Telegram có khoảng 20.000 người theo dõi. Facebook đang nỗ lực ngăn chặn việc phát tán tin giả về đại dịch COVID-19 nói chung và vaccine nói riêng.


    Trong báo cáo hồi tháng 8 vừa qua, Facebook cho biết đã xóa khoảng 20 triệu bài đăng, đưa ra cảnh báo đối với hàng triệu nội dung khác và chặn 3.000 tài khoản vi phạm các chính sách chống tin sai, tin giả về COVID-19, đồng thời kết nối người dùng với những nguồn thông tin y tế đáng tin cậy.


    Hãng tuyên bố đã góp phần đáng kể vào những nỗ lực lọc tin sai, tin giả về COVID-19 cũng như vaccine ngừa bệnh này, nhờ đó tỷ lệ do dự tiêm vaccine đang giảm ở nhiều nước.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Reuters)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Reuters)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  10. Ngày 2/12, hãng dược Moderna tuyên bố, vào tháng 3 tới, hãng sẽ đệ đơn lên FDA xin cấp phép loại vaccine tăng cường của hãng có khả năng chống được biến thể Omicron.


    Chủ tịch tập đoàn Moderna Stephen Hoge cho biết, ông tin rằng việc tiêm mũi vaccine tăng cường có mang các gene tấn công được các đột biến có trong biến thể Omicron sẽ là cách nhanh nhất giải quyết được vấn đề các vaccine ngừa Covid-19 hiện nay đang bị biến thể này làm giảm hiệu quả.


    Ông Hoge nêu rõ, hiện Moderna đã bắt tay vào dự án nghiên cứu này; đồng thời cũng nghiên cứu cả loại vaccine có thể chống được tới 4 biến thể của virus SARS-CoV-2 khác, bao gồm cả Omicron.


    Theo người đứng đầu hãng Moderna, việc nghiên cứu và phát triển các loại vaccine tăng cường chống được biến thể Omicron phải mất ít nhất 3, 4 tháng hoặc thậm chí lâu hơn, nhưng hãng sẽ đưa ra thị trường ngay khi hoàn thiện.


    Ông cũng cho biết, FDA hiện đang đánh giá khả năng biến thể Omicron làm mất tính hiệu quả của các vaccine hiện có như thế nào, từ đó có thể có những thay đổi trong quy định để lộ trình phê duyệt vaccine mới được nhanh hơn.


    Chủ tịch Hoge cũng cho rằng, các vaccines hiện có hoàn toàn có khả năng làm chậm lại sự xâm nhập của biến thể Omicron, nếu như không ngăn chặn được hoàn toàn.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  11. Ngày 2/12, các lực lượng biên phòng Iran và Taliban tại Afghanistan đã đấu súng qua biên giới chung ở khu vực miền Đông Iran, giáp tỉnh Nimroz của Afghanistan.


    Hãng thông tấn Tasnim (Iran) đưa tin vụ việc xảy ra bắt nguồn từ một sự hiểu lầm khi các nông dân Iran đã vượt qua khu vực tường rào bảo vệ bên trong lãnh thổ nước này và phía Taliban đã nổ súng ngăn chặn hành vi xâm phạm biên giới.


    Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh thông báo vụ việc hiện đã được giải quyết. Các cuộc đấu súng đã chấm dứt sau khi lực lượng biên phòng hai nước trao đổi liên lạc với nhau.


    Iran và Afghanistan có đường biên giới chung dài 900km. Nước Cộng hòa Hồi giáo chưa công nhận chính quyền hiện nay tại Afghanistan sau khi lực lượng Taliban trở lại lãnh đạo vào tháng Tám năm nay.


    Cuối tháng 10 vừa qua, trong khuôn khổ cuộc họp gồm 6 nước có chung đường biên giới với Afghanistan, Iran đã kêu gọi Taliban có cách tiếp cận thân thiện với các quốc gia láng giềng.

    Ảnh minh họa. (Ảnh: aninews.in)
    Ảnh minh họa. (Ảnh: aninews.in)
    Ảnh minh họa (Ảnh: Tasnim)
    Ảnh minh họa (Ảnh: Tasnim)
  12. Chiều 1/12, Nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Laurence Boone cảnh báo biến thể Omicron có nguy cơ đe dọa đến đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.


    Trong báo cáo cập nhật về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021, OECD đã bày tỏ quan ngại rằng biến thể Omicron đang tạo thêm nhiều rủi ro và có khả năng trở thành mối đe dọa đối với đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2021, đồng thời kêu gọi các nước nhanh chóng triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19, do lo ngại nguy cơ xuất hiện các biến thể mới nguy hiểm hơn.


    Cụ thể, OECD dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 5,6%, thấp hơn so với mức dự báo 5,7% được đưa ra trước đó. Theo tổ chức này, kinh tế toàn cầu vẫn đang trong quá trình phục hồi, nhưng đã bị mất đà và ngày càng trở nên mất cân bằng. OECD cảnh báo rằng vấn đề y tế, lạm phát cao, tắc nghẽn chuỗi cung ứng và sai lầm chính sách đều là những mối quan ngại lớn.


    Trong kịch bản "khả quan hơn", các nước vẫn tiếp tục áp đặt hạn chế đi lại, kéo theo các hệ quả lâu dài đối với thị trường lao động, năng lực sản xuất và giá cả. Còn trong kịch bản "tồi tệ hơn", tỷ lệ tiêm phòng thấp sẽ tạo cơ hội cho các biến thể mới nguy hiểm hơn xuất hiện, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Mặc dù hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay, nhưng OECD vẫn giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng cho năm sau là 4,5%. Báo cáo không bao gồm đánh giá tác động của biến thể Omicron.

    Nhà kinh tế trưởng của OECD, bà Laurence Boone. (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Nhà kinh tế trưởng của OECD, bà Laurence Boone. (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  13. Ngày 1/12, các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí tiến hành đàm phán nhằm xây dựng một hiệp ước quốc tế nhằm ngăn chặn và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.


    Tại phiên họp đặc biệt kéo dài 3 ngày của Hội đồng Y tế thế giới ở Geneva (Thụy Sĩ), 194 nước thành viên của WHO đã thông qua nghị quyết thành lập một cơ quan đàm phán liên chính phủ nhằm thảo luận và phác thảo về một hiệp ước, thỏa thuận hoặc công cụ quốc tế khác nhằm ngăn ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.


    Cuộc họp đầu tiên của cơ quan này sẽ diễn ra muộn nhất là vào ngày 1/3/2022 nhằm chọn ra 2 đồng chủ tịch và 4 vị phó chủ tịch. Báo cáo tiến độ sẽ được trình tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng Y tế thế giới vào năm 2023 với kết quả cuối cùng sẽ được đưa ra xem xét tại phiên họp năm 2024.


    Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Thụy Sĩ Lotte Knudsen khẳng định thế giới cần có sự thay đổi trong mô hình y tế toàn cầu để cộng đồng quốc tế có thể phối hợp ứng phó với các đại dịch trong tương lai một cách hiệu quả và nhanh chóng. Theo Đại sứ Knudsen, đây là một quyết định mang tính lịch sử. Thế giới cần tăng cường công tác phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh để tình trạng hiện nay (trong đại dịch COVID-19) không tái diễn trong tương lai.


    Trong khi đó, Đại sứ Australia Sally Mansfield, người đồng chủ trì nhóm công tác, cho rằng: "Văn bản này là kết quả của các cuộc thảo luận sâu rộng, trao đổi thẳng thắn và thỏa hiệp. Chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết tiến về phía trước để thực hiện những công việc khó khăn trước mắt".

    Ảnh: Reuters
    Ảnh: Reuters
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  14. Phát biểu trong buổi tiếp đại sứ các nước đến trình quốc thư tại Điện Kremlin ngày 1/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông sẽ đề nghị đối thoại với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để đảm bảo rằng liên minh quân sự này sẽ không tiếp tục triển khai quân đội gần biên giới của Nga.


    Người đứng đầu nước Nga tuyên bố như trên trong bối cảnh Ukraine dự kiến cho phép các nước phương Tây triển khai quân đội trong lãnh thổ nước này. Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga kiên quyết thực hiện các biện pháp để bảo đảm rằng NATO không có thêm bất kỳ hành động nào tiến tới gần biên giới phía Đông hay triển khai vũ khí đe dọa gần lãnh thổ Nga.

    Theo ông, điều này cần phải có sự đảm bảo về mặt pháp lý thay vì các cam kết bằng lời nói như hiện nay.


    Tổng thống Putin nhấn mạnh Moskva sẽ thực hiện các bước đi nhằm bảo đảm biên giới quốc gia, nhưng sẽ không gây ra mối đe dọa nào đối với phương Tây.


    Người đứng đầu nước Nga tuyên bố như trên trong bối cảnh NATO gia tăng sự hiện diện của liên minh này ở khu vực phía Đông châu Âu. Ngày 30/11, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết nhiều đơn vị và vũ khí của các nước thành viên NATO, trong đó có Mỹ và Anh, đang được vận chuyển đến gần biên giới của Nga.


    Trong khi đó, phát biểu với hãng tin CNN mới đây, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự này đang mở rộng quy mô lực lượng lên gấp 3 lần và tăng cường sự hiện diện của khối ở khu vực biển Đen và biển Baltic. Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Arleigh Burke của Hải quân Mỹ đã được triển khai đến biển Đen vào tuần trước, không lâu sau khi 2 tàu chiến khác cũng của Mỹ đi qua vùng biển này.

    Ảnh minh họa (Ảnh: AFP)
    Ảnh minh họa (Ảnh: AFP)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AFP)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AFP)
  15. Cảnh sát Đức cho biết một quả bom cũ đã phát nổ ở khu vực cầu Donnersberg, gần một ga tàu vốn rất đông đúc ở Munich, vào ngày 1/12. Trên thông báo trên mạng xã hội Twitter, cảnh sát Đức cho biết vụ nổ làm ít nhất 4 người đã bị thương, trong đó một người bị thương nặng.


    Cảnh sát đã loại trừ khả năng vụ việc có liên quan đến khủng bố. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bayern Joachim Herrmann cho biết các công nhân trong khi khoan phá đã vô tình chạm phải quả bom nặng 250kg.


    Theo công ty vận tải đường sắt Deutsche Bahn, đơn vị điều hành nhà ga trên, các chuyến tàu đến và đi từ nhà ga này phải tạm dừng do vụ việc trên. Hiện các chuyên gia về chất nổ cũng đã được huy động đến hiện trường vụ nổ để kiểm tra.


    Mỗi năm, nhà chức trách Đức phát hiện hơn 2.000 tấn bom và đạn dược chưa phát nổ, được cho là còn sót lại từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.

    Nơi xảy ra vụ nổ. (Ảnh: DPA)
    Nơi xảy ra vụ nổ. (Ảnh: DPA)
    Vụ nổi khiến 4 người bị thương (Ảnh: DPA)
    Vụ nổi khiến 4 người bị thương (Ảnh: DPA)
  16. Trong thư gửi tới Bộ Ngoại giao Indonesia ngày 1/12/2021, phía Trung Quốc yêu cầu Jakarta ngừng hoạt động thăm dò dầu khí đối với giàn khoan ở vùng biển thuộc quần đảo Natuna vì Bắc Kinh coi đây là khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc, trong khi Indonesia luôn bác bỏ yêu sách này.


    Theo Muhammad Farhan, Nghị sĩ, ủy viên Ủy ban an ninh quốc gia thuộc Quốc hội Indonesia, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã gửi cho Bộ Ngoại giao Indonesia một lá thư. Trong đó, Bắc Kinh yêu cầu Jakarta dừng hoạt động tại một giàn khoan ngoài khơi vì nó đang diễn ra trên lãnh hải Trung Quốc. Ông Farhan cũng cho biết phía Indonesia đã đưa ra phản ứng rất kiên quyết, theo hướng không ngừng hoạt động khoan thăm dò, bởi khu vực này thuộc chủ quyền của Indonesia.


    Indonesia khẳng định vùng cực nam của Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Chính quyền Jakarta năm 2017 cũng đã đặt tên khu vực này là biển Bắc Natuna.


    Trung Quốc phản đối việc đổi tên và khẳng định tuyến đường thủy này nằm trong vùng chủ quyền mở rộng theo cái gọi là "đường 9 đoạn" – một yêu sách chủ quyền đơn phương và bất hợp pháp của Bắc Kinh, bị Tòa Trọng tại Thường trực (PCA) ở La Hay Hà Lan bác bỏ hồi năm 2016 trong vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc.

    Tổng thống Indonesian Joko Widodo phát biểu trước báo giới trong một chuyến thị sát tới quần đảo Natuna. (Ảnh: AFP)
    Tổng thống Indonesian Joko Widodo phát biểu trước báo giới trong một chuyến thị sát tới quần đảo Natuna. (Ảnh: AFP)
    Ảnh minh họa (Ảnh: Reuters)
    Ảnh minh họa (Ảnh: Reuters)
  17. Phát biểu trước các nghị sĩ Anh ngày 1/12, ông Stephen Lovegrove – Cố vấn An ninh Quốc gia Anh, cho biết các chuyên gia đã xác định chính xác địa điểm đáy biển nơi có xác, mảnh vỡ của tiêm kích F-35. Lực lượng chức năng đã định vị được vị trí, nhưng vẫn chưa thể trục vớt xác máy bay lên.


    Trả lời câu hỏi trong phiên điều trần tại Ủy ban quốc phòng thuộc Hạ viện Anh, ông Lovegrove ngầm thừa nhận phía Nga có quan tâm và có hành động gần vùng biển máy bay gặp nạn. Tuy nhiên, Anh đã thực hiện các biện pháp bảo vệ, phong tỏa hiện trường, không để bí mật của dòng máy bay tàng hình hiện đại này rơi vào tay nước ngoài.


    Về diễn biến tiếp theo, ông Lovegrove nói rằng việc phục hồi, trục vớt hộp đen cũng như mảnh vỡ của máy bay đóng vai trò then chốt trong xác định nguyên nhân gây ra vụ tai nạn. “Nhanh chóng trục vớt xác máy bay là điều chúng tôi muốn làm và Anh đang phối hợp chặt chẽ với đồng minh nhằm đẩy nhanh nỗ lực đó. Nhưng tôi không thể cung cấp thông tin chi tiết vì lý do an ninh”, cố vấn Lovegrove phát biểu.


    Chiếc F-35B của Hải quân Anh cất cánh từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth ở phía Đông Địa Trung Hải, ngày 17/11, nhưng gặp sự cố, buộc phi công phải phóng ghế thoát hiểm. Phi công sau đó được cứu hộ an toàn và đưa về chiến hạm. Hình ảnh do hệ thống camera giám sát trên tàu sân bay cho thấy thay vì tăng tốc vọt lên, máy bay đã đâm chũi mũi xuống biển khi vừa tiến đến gờ dốc cất cánh trên boong tàu.

    Tiêm kích F-35 đỗ theo hàng trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Anh. (Ảnh: AP)
    Tiêm kích F-35 đỗ theo hàng trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Anh. (Ảnh: AP)
    Tiêm kích F-35B của Anh mới đây gặp sự cố rơi xuống biển  (Ảnh: Lockheed Martin)
    Tiêm kích F-35B của Anh mới đây gặp sự cố rơi xuống biển (Ảnh: Lockheed Martin)
  18. Ngày 30/11/2021, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết do tác động của đại dịch COVID-19, tổ chức này đã lùi đến tháng 3/2022 mới tổ chức hội nghị cấp bộ trưởng để giải quyết các vấn đề thương mại gai góc, trong đó đánh bắt cá và sở hữu trí tuệ.


    Hội nghị này ban đầu dự kiến diễn từ ngày 30/11 đến 3/12 tới, với sự tham dự của khoảng 4.000 quan chức, trong đó có các nguyên thủ quốc gia và hơn 100 bộ trưởng chính phủ.


    WTO cho biết quyết định mới trên được đưa ra dựa trên "tình hình dịch bệnh xấu đi, dẫn tới việc áp đặt các hạn chế đi lại" do sự xuất hiện của biến thể mới Omicron.WTO đề xuất tổ chức hội nghị này trong tuần đầu tiên của tháng 3/2022 nếu tình hình cho phép.

    Đây sẽ là hội nghị bộ trưởng WTO đầu tiên kể từ khi nhà kinh tế học người Nigeria Ngozi Okonjo-Iweala đảm nhận chức Tổng giám đốc WTO từ tháng 3/2020 nhằm thúc đẩy vai trò của tổ chức này trong bối cảnh bất đồng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.

    Trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới (Ảnh: Internet)
    Trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới (Ảnh: Internet)
    Trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới (Ảnh: Internet)
    Trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới (Ảnh: Internet)
  19. Ngày 30/11, một nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2. Hãng Kyodo dẫn nguồn thạo tin cho biết một nhà ngoại giao Namibia khoảng 30 tuổi được phát hiện nhiễm biến thể Omicron sau khi ncó kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 khi tới sân bay Narita (Tokyo).


    Trước đó, Ngày 29/11, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết nước này sẽ tái áp đặt biện pháp hạn chế nhập cảnh đối với người nước ngoài bắt đầu từ ngày 30/11, trong bối cảnh gia tăng quan ngại về biến thể Omicron phát hiện lần đầu tại Nam Phi.

    Trong bối cảnh nguy cơ xuất hiện biến thể Omicron ngày càng gia tăng, tất cả các bệnh viện và cơ sở y tế lớn đang đẩy mạnh chuẩn bị các biện pháp ứng phó, trong đó có hệ thống cung cấp oxy, dự trữ đủ thuốc và bổ sung nhân lực. Trước đó, ngày 29/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá biến thể Omicron có khả năng lây lan trên toàn thế giới, gây ra nguy cơ toàn cầu ở mức "rất cao", có thể gây ra những hậu quả nặng nề ở những khu vực dịch bệnh lây lan mạnh.

    Nhân viên y tế thực hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Yokosuka, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Nhân viên y tế thực hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Yokosuka, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Sân bay Narita (Ảnh minh họa)
    Sân bay Narita (Ảnh minh họa)
  20. Ngày 30/11/2021 Iran thể hiện lập trường cứng rắn trong ngày đầu tiên tham gia hội nghị Vienna, khẳng định các vòng đàm phán ngoại giao trước có thể phải thảo luận lại.


    Theo truyền thông nhà nước Iran, đây là các bình luận của ông Ali Bagheri – nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu của Iran và ông Mohammed Eslami – người đứng đầu hạt nhân dân sự của đất nước trong cuộc họp ở Vienna ngày hôm nay. Tín hiệu mới cho thấy lập trường cứng rắn của chính quyền Tổng thống mới của Iran và tiết lộ các rào cản về khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015 trong thời gian tới.


    Trước đó, theo CNN, một số quan chức cấp cao của Mỹ đã nhiều lần cảnh báo rằng nếu các tiến bộ trong chương trình hạt nhân và khả năng làm giàu uranium của Iran tiếp tục không suy giảm thì Washington sẽ cân nhắc đến lựa chọn khác. Mỹ đã quyết định ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump vào năm 2018. Kể từ khi thỏa thuận hạt nhân sụp đổ, Iran đã tăng cường làm giàu uranium có độ tinh khiết lên tới 60% - cơ hội cho Tehran nhanh chóng sở hữu được vũ khí hạt nhân trong thời gian ngắn. Iran cũng tiến hành kích hoạt máy ly tâm tiên tiến và nâng cấp kho dự trữ uranium vượt quá mức độ cho phép. Tổng thống Mỹ - Joe Biden đã lên tiếng Washington sẵn sàng vào lại thỏa thuận cho dù các quan chức Mỹ không hề tham gia các cuộc đàm phán trước kể từ khi Washington rút khỏi thỏa thuận.


    Phát biểu trên truyền hình nhà nước Iran, nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu của Iran - ông Bagheri nhấn mạnh các vòng đàm phán trước chỉ là "dự thảo". "Các bản dự thảo vẫn có thể thương lượng lại. Vì vậy, không có gì chắc chắn cho đến khi quyết định thống nhất từ các bên", ông nói. "Về cơ bản, tất cả các cuộc tranh luận sẽ diễn ra trong 6 vòng và kết luận phụ thuộc vào các vòng đàm phán. Điều đó có nghĩa tất cả các bên đều chấp nhận tham gia cuộc họp ngày 30/11."

    Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)
    Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)
    Ali Bagheri (Ảnh minh họa)
    Ali Bagheri (Ảnh minh họa)
  21. Theo Bộ Quốc phòng Nga, vụ phóng tên lửa ngày 30/11/2021 được xem là một phần của giai đoạn cuối cùng của các cuộc thử nghiệm vũ khí tên lửa siêu thanh mà nước này thực hiện.


    "Vụ phóng thử tên lửa được tiến hành từ Biển Trắng. Tên lửa bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách trên 400 km. Tên lửa siêu thanh đã tuân thủ các thông số được chỉ định trong quá trình thử nghiệm. Vụ phóng thử từ tàu khu trục Đô đốc Gorshkov đã thành công và mục tiêu đã bị xóa sổ”, Bộ Quốc phòng Nga cho hay.


    Tên lửa hành trình siêu thanh Zircon được thiết kế để tạo ra ưu thế trên biển và có thể đạt tốc độ Mach-9 (gấp 9 lần tốc độ âm thanh, tương đương 10.000 km/h).


    Theo các quan chức Nga, tên lửa hành trình siêu thanh Zircon có lợi thế trong việc tấn công tàu sân bay của đối phương. Tốc độ của tên lửa Zircon, kết hợp với tiết diện radar giảm, về mặt lý thuyết sẽ cho phép tên lửa tiếp cận các tàu sân bay mục tiêu nhanh đến mức lực lượng bảo vệ tàu không có cơ hội phòng thủ hoặc trả đũa. Zircon cũng có thể đánh chặn tên lửa siêu thanh của đối phương.


    Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Vladimir Putin hồi đầu tháng xác nhận rằng các tên lửa sắp hoàn thành và sẽ được chuyển giao cho hải quân nước này từ năm 2022.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  22. Ngày 30/11/2021, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố Báo cáo Đánh giá hoạt động bố trí quân của nước này trên toàn cầu (GPR) trong năm 2021. Dựa trên kết quả đánh giá trong suốt gần 10 tháng, Lầu Năm Góc cho biết Mỹ sẽ tăng cường triển khai quân, nâng cấp và mở rộng các căn cứ quân sự ở đảo Guam và Australia, đồng thời kêu gọi hợp tác với các nước đồng minh và đối tác để đối phó với các mối đe dọa.


    Tuyên bố nêu rõ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đánh giá hướng tới tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác nhằm thúc đẩy các sáng kiến góp phần ổn định khu vực và đối phó với các mối đe dọa.


    Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, GPR đánh giá hoạt động bố trí quân của nước này trên các khu vực chính bên ngoài lãnh thổ, điều chỉnh hoạt động bố trí trong ngắn hạn, phân tích các vấn đề chiến lược dài hạn.


    Liên quan đến Bán đảo Triều Tiên, GPR thông qua việc triển khai thường trực phi đội trực thăng tấn công luân phiên cùng sở chỉ huy sư đoàn pháo binh. Ngoài ra, GPR cho rằng Trung Đông vẫn là khu vực cần thay đổi việc bố trí quân liên tục và Washington luôn có khả năng triển khai nhanh chóng lực lượng tới khu vực này.


    Phát biểu với báo giới, quan chức tham gia hoạch định chính sách của Lầu Năm Góc, bà Mara Karlin khẳng định Mỹ luôn đảm bảo khả năng sẵn sàng và hiện đại hóa các lực lượng.

    Căn cứ Al Tanf được thành lập vào năm 2016 (Ảnh: AFP)
    Căn cứ Al Tanf được thành lập vào năm 2016 (Ảnh: AFP)
    Căn cứ Al Tanf của Mỹ (Ảnh: AFP)
    Căn cứ Al Tanf của Mỹ (Ảnh: AFP)
  23. Ngày 30/11/2021, ít nhất 14 người thiệt mạng trong một vụ rơi trực thăng quân sự ở Azerbaijan.


    Theo hãng tin Reuters, ngày 30/11, lực lượng Biên phòng Azerbaijan cho biết một máy bay trực thăng quân sự của nước này đã bị rơi khi bay huấn luyện, làm một số thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.


    Theo các quan chức Azerbaijan, chiếc trực thăng quân sự thuộc biên chế lực lượng an ninh biên giới bị rơi ở khu vực miền Đông của nước này khi đang thực hiện chương trình huấn luyện. Trong số 14 người thiệt mạng có 13 binh lính. Vụ tai nạn cũng khiến 2 người khác bị thương.

    Ảnh minh họa (Ảnh: Internet)
    Ảnh minh họa (Ảnh: Internet)
    Ảnh minh họa (Ảnh: Internet)
    Ảnh minh họa (Ảnh: Internet)
  24. Biến thể Omicron nhiều khả năng sẽ lây lan ra toàn thế giới và có nguy cơ rất cao gây bùng phát ca nhiễm, đem lại "hệ quả nghiêm trọng" với một số nơi, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lên tiếng cảnh báo vào ngày 29/11/2021.


    WHO cho hay: Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có ca tử vong nào liên quan tới Omicron được ghi nhận nhưng vẫn cần có thêm các nghiên cứu để đánh giá khả năng né miễn dịch tạo ra từ vaccine hoặc các đợt nhiễm bệnh trước đó. Chuẩn bị cho tình huống gia tăng ca bệnh khi biến thể mới lan rộng, WHO đã hối thúc 194 quốc gia thành viên đẩy nhanh quá trình tiêm chủng đối với các nhóm đối tượng ưu tiên và đảm bảo dự phòng các kế hoạch nhằm duy trì hệ thống y tế.


    "Omicron có số lượng đột biến ở protein gai nhiều chưa từng thấy, trong đó, một số đột biến rất đáng ngại vì ảnh hưởng tiềm tàng của chúng đối với quỹ đạo của đại dịch", WHO nhấn mạnh, "Nguy cơ toàn cầu liên quan tới biến thể mới được đánh giá là rất cao".

    Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng lên tiếng cảnh báo về tình hình hiện tại. "Sự xuất hiện của biến thể đột biến cao Omicron cho thấy tình thế của chúng ta nguy hiểm và bấp bênh tới mức nào", ông Tedros nói.

    Biến thể Omicron
    Biến thể Omicron
    Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus  (Ảnh: Internet)
    Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Internet)
  25. Trong cuộc điện đàm ngày 29/11/2021,Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã nhất trí hợp tác trong nỗ lực hiện thực hóa một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.


    Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong cuộc điện đàm kéo dài 20 phút này, hai bên đã trao đổi quan điểm các vấn đề liên quan đến Trung Quốc và Triều Tiên, đồng thời khẳng định sẽ hợp tác trong các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu.

    Cuộc điện đàm giữa nhà lãnh đạo Nhật Bản và ông Michel diễn ra do kế hoạch thăm Tokyo vào ngày 29/11 của người đứng đầu EC bị hoãn lại do một thành viên của đoàn EC có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.


    Trong những năm gần đây, EU và Nhật Bản đều coi trọng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. EU triển khai hàng loạt chính sách, biện pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu thúc đẩy vai trò và ảnh hưởng tại địa bàn nhiều tiềm năng này. EU nhận định rằng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiện là tâm điểm của thế giới về địa-kinh tế và địa-chính trị, trong đó bất kỳ sự gián đoạn nào xảy ra đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các lợi ích chủ chốt của EU.

    Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Tokyo. (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Tokyo. (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Chủ tịch hội đồng Châu Âu (Ảnh: Internet)
    Chủ tịch hội đồng Châu Âu (Ảnh: Internet)
  26. Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Ukraine và Nga. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã khẳng định như vậy chiều 29/11/2021, đồng thời cho biết Ankara muốn tham gia đóng góp đưa ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng này.


    Phát biểu với báo giới trên chuyến bay trở về từ Turkmenistan, Tổng thống Erdogan nêu rõ Thổ Nhĩ Kỳ muốn trở thành một phần giải pháp cho cuộc khủng hoảng giữa Ukraine và Nga thông qua việc tổ chức các cuộc đàm phán với Kiev và Tổng thống Nga Vladimir Putin.


    Tuyên bố của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra trong bối cảnh Ukraine cáo buộc Nga bố trí các đơn vị quân sự gần biên giới quốc gia Đông Âu này sau các cuộc tập trận. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và có quan hệ tốt với cả Ukraine và Nga.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong cuộc gặp người đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Sochi, ngày 29/9/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong cuộc gặp người đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Sochi, ngày 29/9/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Tổng thống Ukraine (Ảnh minh họa)
    Tổng thống Ukraine (Ảnh minh họa)
  27. Một nhà dịch tễ học hàng đầu Nam Phi ngày 29/11/2021 cảnh báo biến thể Omicron có thể khiến các ca bệnh hằng ngày tại Nam Phi tăng gấp ba lần trong tuần này. AFP đưa tin chuyên gia dịch tễ Nam Phi Salim Abdool Karim trong cuộc họp báo trực tuyến của Bộ Y tế Nam Phi ngày 29/11 cảnh báo số ca mắc Covid-19 tại nước này sẽ tăng lên nhanh chóng. Ông Karim cũng dự đoán khả năng lây nhiễm của biến thể Omicron cao hơn so với chủng SARS-CoV-2 ban đầu.


    "Số ca nhiễm mới mỗi ngày ở Nam Phi có thể vượt mức 10.000 vào cuối tuần này và chúng ta sẽ thấy các bệnh viện phải chịu áp lực trong vòng hai, ba tuần tới", ông Karim phát biểu.


    Giới chức y tế Nam Phi ngày 28/11 báo cáo hơn 2.800 ca mắc Covid-19, tăng đáng kể từ mức trung bình 500 ca mỗi ngày trong tuần trước và 275 ca trong tuần trước đó.


    Các nhà khoa học Nam Phi cho rằng biến thể Omicron là nguyên nhân các ca nhiễm ở nước này tăng lên nhanh chóng. Số người nhập viện đã tăng hơn gấp đôi trong tháng qua ở Gauteng, tỉnh đông dân nhất Nam Phi và là tâm của đợt lây nhiễm mới.

    Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại thị trấn Bhambayi, phía Bắc Durban, Nam Phi (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại thị trấn Bhambayi, phía Bắc Durban, Nam Phi (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Hành khách xếp hàng tại quầy làm thủ tục ở Sân bay Quốc tế OR Tambo, Johannesburg, Nam Phi vào ngày 27.11 (Ảnh: AFP)
    Hành khách xếp hàng tại quầy làm thủ tục ở Sân bay Quốc tế OR Tambo, Johannesburg, Nam Phi vào ngày 27.11 (Ảnh: AFP)
  28. Tờ báo Global Times ngày 29/11/2021 trích dẫn lời một nhân vật giấu tên nắm được quá trình chuẩn bị của sự kiện thể thao quốc tế trên cho biết để chống dịch COVID-19, Bắc Kinh sẽ không mời khách diện rộng.


    Tuy nhiên, Global Times chỉ ra rằng bối cảnh chính trị hiện nay đã dẫn đến quyết định không mời các quan chức Mỹ tham dự. Nhân vật giấu tên cho hay Trung Quốc tin tưởng thành công của Olympic mùa Đông không liên quan đến hiện diện của một số chính trị gia ủng hộ tư tưởng “tẩy chay ngoại giao” sự kiện này.


    Trước đó, Tổng thống Biden từng tuyên bố Mỹ có thể xem xét không cử phái đoàn chính phủ đến Olympic mùa Đông năm 2022 theo lời kêu gọi của các nhà lập pháp Mỹ, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.


    Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 29/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân nhấn mạnh Olympic Bắc Kinh 2022 là sự kiện dành cho những người yêu thích các bộ môn thể thao mùa Đông và những vận động viên trên toàn thế giới, chứ không phải mục tiêu để chính trị hóa.


    Hồi tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên xác nhận sẽ dự lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh. Động thái này xuất hiện khi Bắc Kinh và Moskva đang nỗ lực đẩy mạnh các mối quan hệ. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng từng khẳng định mối quan hệ song phương đang ở thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử.

    Ngọn đuốc Thế vận hội được trưng bày tại giữa Tháp Olympic Bắc Kinh. (Ảnh: Getty Images)
    Ngọn đuốc Thế vận hội được trưng bày tại giữa Tháp Olympic Bắc Kinh. (Ảnh: Getty Images)
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân (Ảnh minh họa)
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân (Ảnh minh họa)
  29. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 29/11/2021 cam kết cung cấp 1 tỉ liều vắc xin ngừa Covid-19 cho châu Phi và khuyến khích các công ty Trung Quốc đầu tư tối thiểu 10 tỉ USD vào châu lục này trong 3 năm tới.


    Theo tờ South China Morning Post, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu trực tuyến ngày 29/11 tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - Châu Phi (FOCAC) do Senegal tổ chức tuyên bố Bắc Kinh sẽ cung cấp 1 tỉ liều vắc xin ngừa Covid-19 để giúp châu Phi chủng ngừa cho 60% dân số vào năm tới. Trong 1 tỉ liều vắc xin này, 600 triệu liều sẽ được Trung Quốc gửi trực tiếp. 400 triệu liều còn lại sẽ do các nước châu Phi và các công ty Trung Quốc cùng sản xuất.


    Ông Tập cũng tuyên bố Trung Quốc sẽ cử nhân viên y tế đến giúp châu Phi đối phó với đại dịch. “Trung Quốc sẽ thực hiện 10 dự án y tế và sức khỏe cho các nước châu Phi và cử 1.500 nhân viên y tế đến châu Phi”, Chủ tịch Tập phát biểu.


    Tính đến ngày 12/11, Trung Quốc đã gửi hơn 1,7 tỉ liều vắc xin ngừa Covid-19 cho hơn 110 quốc gia và tổ chức, bao gồm 50 quốc gia châu Phi và Ủy ban Liên minh châu Phi.

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết cung cấp cho châu Phi 1 tỉ liều vắc xin Covid-19  (Ảnh: Reuters)
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết cung cấp cho châu Phi 1 tỉ liều vắc xin Covid-19 (Ảnh: Reuters)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  30. Bộ trưởng Thông tin Campuchia Khieu Kanharith ngày 28/11/2021 thông báo Hoàng thân Norodom Ranariddh đã qua đời tại Pháp, thọ 77 tuổi. Bộ trưởng Kanharith cho biết ông đã nhận được thông tin từ Hoàng gia về việc Hoàng thân Ranariddh qua đời tại thủ đô Paris (Pháp) vào 9h40 sáng 28/11 (tức 15h40 giờ Việt Nam).


    Hoàng thân Norodom Ranariddh, sinh ngày 2/1/1944, là con trai cả của cố Quốc vương Norodom Sihanouk và là anh em cùng cha khác mẹ với Quốc vương Norodom Sihamoni. Hoàng thân Norodom Ranariddh từng giữ chức Thủ tướng thứ nhất của Campuchia từ năm 1993 đến 1997 và sau đó là Chủ tịch Quốc hội Campuchia từ năm 1998 đến năm 2006.

    Trong suốt nhiều năm, ông là lãnh đạo đảng Bảo hoàng Funcinpec tham gia các cuộc bầu cử.

    Năm 2017, ông tuyên bố hợp tác với đương kim Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen.

    Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh (Anhr: Internet)
    Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh (Anhr: Internet)
    Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh (Ảnh: Ineternet)
    Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh (Ảnh: Ineternet)
  31. Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhắc nhở các quốc gia Đông Nam Á không nên buông lỏng cảnh giác trong bối cảnh thế giới đang lo lắng về "biến thể đáng lo ngại" Omicron. Ngày 28/11/2021, bà Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của WHO kêu gọi các quốc gia trong khu vực này cảnh giác, tăng cường các biện pháp y tế và xã hội, cũng như tăng tỷ lệ tiêm chủng trong bối cảnh biến thể mới xuất hiện.


    Tiến sỹ Poonam Khetrapal Singh cho rằng các nước Đông Nam Á nên đánh giá nguy cơ xâm nhập của biến thể mới này thông qua khách quốc tế và đưa ra các biện pháp ứng phó thích hợp với biến thể mới.


    Bà Khetrapal Singh nêu rõ số ca mắc COVID-19 ở hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã giảm, song nhiều nơi trên thế giới đang chứng kiến tình trạng gia tăng số ca nhiễm mới, cùng sự xuất hiện "biến thể đáng lo ngại" mới. Theo bà, thực tế này là lời nhắc nhở về nguy cơ của dịch bệnh còn tồn tại và các nước cần tiếp tục nỗ lực để bảo vệ mình khỏi virus và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.


    Theo bà, tính đến nay, 31% dân số khu vực Đông Nam Á đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ, có 21% dân số tiêm mũi 1, trong khi gần 48% dân số, tương ứng khoảng 1 tỷ người chưa được tiêm chủng.

    Do đó, bà kêu gọi người dân khu vực Đông Nam Á tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay cả sau khi đã tiêm chủng để tránh bị nhiễm bệnh và lây nhiễm sang người khác.

    Hình ảnh dưới kính hiển vi một tế bào (màu xanh) của bệnh nhân COVID-19 bị nhiễm biến thể B.1.1.7 của virus SARS-CoV-2 (màu vàng). (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Hình ảnh dưới kính hiển vi một tế bào (màu xanh) của bệnh nhân COVID-19 bị nhiễm biến thể B.1.1.7 của virus SARS-CoV-2 (màu vàng). (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Bà Khetrapal Singh (Ảnh: Báo Quốc tế)
    Bà Khetrapal Singh (Ảnh: Báo Quốc tế)
  32. Giới chức y tế Australia chiều tối ngày 28/11/2021 thông báo 2 ca nhiễm COVID-19 tại bang đông dân nhất New South Wales đã được xác nhận nhiễm biến thể Omicron. Đây là những trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới được ghi nhận tại quốc gia này.


    Theo giới chức địa phương, hai người trên đến từ khu vực miền Nam châu Phi, nhập cảnh Sydney vào tối 27/11. Cả hai đều có kết quả xét nghiệm dương tính với biến thể Omicron và đều không biểu hiện bệnh. Hai trường hợp này đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 và đang trong thời gian cách ly. 12 hành khách đến từ khu vực miền Nam châu Phi trên cùng chuyến bay cũng đang cách ly 14 ngày tại khách sạn, trong khi khoảng 260 hành khách và phi hành đoàn đã được hướng dẫn cách ly.


    Trong khi đó, giới chức Áo thông báo phát hiện trường hợp đầu tiên nghi nhiễm biến thể Omicron tại nước này.

    Chính quyền thành phố Tirol - nơi ghi nhận ca nghi nhiễm, cho biết trường hợp này là một người trở về từ Nam Phi vào tuần trước. Xét nghiệm ban đầu được Viện virus học ở Innsbruck cho thấy trường hợp này dương tính với virus SARS-CoV-2, cùng những dấu hiệu nghi nhiễm biến thể Omicron. Hiện mẫu xét nghiệm đã được gửi lên Cơ quan an toàn thực phẩm và y tế Áo (AGES) để xét nghiệm thêm. Kết quả của AGES sẽ có trong vài ngày tới.Sau khi trở về từ Nam Phi cách đây 3 ngày, trường hợp này chủ yếu ở trong nhà và không biểu hiện triệu chứng.

    Do số ca nhiễm ngày một gia tăng, Áo đã trở thành quốc gia Tây Âu đầu tiên tái áp đặt các biện pháp phong tỏa vào ngày 22/11. Đề phòng sự lây lan của biến thể Omicron, nhà chức trách Áo đã yêu cầu xét nghiệm thêm những người từ khu vực miền Nam châu Phi nhập cảnh Áo trong 14 ngày qua.

    Cùng ngày, Hà Lan cho biết 61 trong tổng số 600 người từ Nam Phi mới nhập cảnh nước này đã được xác nhận nhiễm biến thể Omicron.

    Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Sydney, Australia. (Ảnh: TTXVN)
    Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Sydney, Australia. (Ảnh: TTXVN)
    Biến chủng Omicoron (Ảnh minh họa)
    Biến chủng Omicoron (Ảnh minh họa)
  33. Ngày 28/11/2021, Bộ trưởng Y tế Czech Adam Vojtech thông báo ông đã mắc Covid-19.


    Trên Twitter, Bộ trưởng Adam Vojtech cho biết ông cảm thấy không khỏe trong những ngày qua và đã đi kiểm tra qua phương pháp PCR. Sau đó, kết quả cho thấy ông mắc Covid-19 và phải thực hiện quá trình cách ly 14 ngày. Bộ trưởng Adam Vojtech chia sẻ thêm: "Nhờ vacine, tôi cảm thấy đầu óc khá tỉnh táo và sẽ làm việc từ nhà".

    Trước đó, ngày 25/11, Tổng thống Czech Milos Zeman được thông báo đã tái nhập viện vì dương tính với Covid-19 chỉ vài giờ sau khi vừa xuất viện.

    Theo lời khuyên của bác sĩ chăm sóc, Tổng thống Zeman được đưa trở lại Bệnh viện Quân đội Trung ương ở Prague ngay sau khi vừa xuất viện trước đó vài giờ. Truyền thông Czech đưa tin, ông Zeman đã nằm viện một tháng rưỡi để điều trị bệnh về gan.

    Bộ trưởng Y tế Czech mắc Covid-19
    Bộ trưởng Y tế Czech mắc Covid-19
    Covid 19 (Ảnh minh họa)
    Covid 19 (Ảnh minh họa)
  34. Tuyên bố được nêu rõ bắt đầu từ nửa đêm 28/11/2021 sang ngày 29/11/2021, các đường biên giới của Israel sẽ đóng cửa với toàn bộ khách quốc tế trong hai tuần, Reuters đưa tin. Những công dân Israel vẫn được phép nhập cảnh nhưng buộc phải cách ly bất kể tình trạng tiêm chủng như thế nào.


    Một ca nhiễm biến chủng Omicron đã được xác nhận ở Israel và 7 trường hợp khác nghi nhiễm biến chủng mới ở nước này. Thủ tướng Bennett cũng cho biết trong tuyên bố rằng những người mang biến chủng Omicron vào nước này sẽ bị kiểm soát bởi một công nghệ theo dõi điện thoại do cơ quan an ninh của Israel sử dụng để chủ động truy vết.


    Các động thái của Israel, quốc gia đầu tiên hạn chế tất cả du khách quốc tế để đối phó với biến chủng mới, cho thấy sự phản ứng nhanh chóng đang được đưa ra trong bối cảnh lo ngại biến chủng Omicron có thể kháng lại tác dụng của vaccine.

    Anh, Mỹ và nhiều quốc gia khác cũng đã phát lệnh hạn chế đi lại tới nhiều nước phía nam châu Phi sau khi các nhà khoa học Nam Phi phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên hôm 25/11.


    Bộ Ngoại giao Nam Phi hôm 27/11 bày tỏ bức xúc với lệnh cấm bay của nhiều nước trên thế giới, cho rằng nước này đang bị “trừng phạt” vì phát hiện biến chủng mới được WHO xác định là “đáng lo ngại” và lây truyền mạnh hơn biến chủng Delta.

    Thủ tướng Israel Naftali Bennett. (Ảnh: Reuters).
    Thủ tướng Israel Naftali Bennett. (Ảnh: Reuters).
    Biến chủng B.1.1.529 lần đầu tiên được phát hiện ở châu Phi. (Ảnh: New York Times)
    Biến chủng B.1.1.529 lần đầu tiên được phát hiện ở châu Phi. (Ảnh: New York Times)
  35. Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy đã giải cứu khoảng 250 người di cư trên một chiếc tàu ở vị trí cách bờ biển vùng Calabria không xa. Thông báo của của lực lượng này cho biết hoạt động giải cứu diễn ra trong đêm 28/11/2021, do tình hình thời tiết xấu và biển động nên kéo dài hơn 16 tiếng. Có tất cả 244 người trên tàu đã được cứu, trong đó có 41 trẻ nhỏ, đặc biệt có một trẻ sơ sinh.


    Hôm 25/11, lực lượng bảo vệ bờ biển Italy cũng vừa giải cứu 296 người đang tìm cách vượt biển Địa Trung Hải vào châu Âu.


    Những tuần qua số người di cư tới Italy qua đường biển tăng mạnh, gây sức ép lên chính phủ của Thủ tướng Mario Draghi về việc phải đạt thỏa thuận với các đối tác trong Liên minh châu Âu (EU) nhằm đối phó với dòng người nhập cư. Theo số liệu của Bộ Nội vụ Italy, từ đầu năm 2021 đến nay, khoảng 62.236 người di cư đã cập bến quốc gia này, tăng mạnh so với 32.542 người trong cùng kỳ năm ngoái.


    Liên quan đến vấn đề người di cư tới châu Âu, trong ngày 28/11, Pháp sẽ chủ trì cuộc họp cấp bộ trưởng với các nước châu Âu để thảo luận cách thức ngăn dòng người nhập cư theo đường biển. Cụ thể, Bộ trưởng phụ trách vấn đề nhập cư của Pháp, Đức, Hà Lan và Bỉ sẽ nhóm họp tại cảng Calais, phía Bắc nước Pháp, thảo luận về cách đối phó với các băng nhóm buôn người chuyên cung cấp tàu thuyền cho người di cư.

    Người di cư được giải cứu tại khu vực ngoài khơi bờ biển Libya, ngày 17/11/2021. (Ảnh: AFP)
    Người di cư được giải cứu tại khu vực ngoài khơi bờ biển Libya, ngày 17/11/2021. (Ảnh: AFP)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  36. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 27/11/2021 cam kết tăng cường khả năng quốc phòng, trong đó có khả năng tấn công căn cứ của đối phương, viện dẫn mối đe dọa từ Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.


    “Môi trường an ninh xung quanh Nhật đang thay đổi với tốc độ chưa từng thấy. Để tăng cường khả năng phòng thủ, chúng ta sẽ không loại trừ những lựa chọn như sở hữu khả năng tấn công căn cứ đối phương”, Thủ tướng Kishida phát biểu trước 800 binh sĩ tại doanh trại Asaka của Lực lượng Phòng vệ trên bộ của Nhật, theo tờ Nikkei Asia.


    Những đợt thử tên lửa tiên tiến gần đây của Triều Tiên đã gây ra quan ngại rằng hệ thống phòng thủ hiện nay của Nhật có thể trở nên vô hiệu, buộc các nhà hoạch định chính sách xem xét lựa chọn mới, trong đó có khả năng tấn công tên lửa ngay khi vũ khí này còn ở lãnh thổ đối phương.

    Thủ tướng Kishida nhấn mạnh: “Chúng ta không thể bỏ qua cách Triều Tiên phát triển những công nghệ vũ khí bội siêu thanh và tên lửa có thể thay đổi quỹ đạo bay”. Cách đây gần 2 tháng, Triều Tiên tuyên bố đã phóng thử thành công tên lửa bội siêu thanh, theo Hãng thông tấn KCNA.

    Thủ tướng Kishida còn chia sẻ quan ngại của ông về Trung Quốc trong bài phát biểu tại doanh trại nói trên, nằm giữa Tokyo và tỉnh Saitama.

    Thủ tướng Nhật Fumio Kishida trên một chiếc xe tăng ở doanh trại Asaka thuộc Lực lượng Phòng vệ mặt đất ngày 27.11  (Ảnh chụp màn hình NIKKEI ASIA)
    Thủ tướng Nhật Fumio Kishida trên một chiếc xe tăng ở doanh trại Asaka thuộc Lực lượng Phòng vệ mặt đất ngày 27.11 (Ảnh chụp màn hình NIKKEI ASIA)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  37. Theo ghi nhận ngày 27/11/2021, người dân nước này đang xem đồ điện tử hạng sang và mỹ phẩm như một khoản đầu tư, khiến Apple buộc phải đóng cửa trang web bán online.


    Từ ngày 24/11, đồng tiền lira của Thổ Nhĩ Kỹ đã giảm 15% trong một ngày, đạt mức thấp kỷ lục và gây ra các ảnh hưởng diện rộng với nền kinh tế sau khi Tổng thống Tayyip Erdogan tiếp tục bảo vệ việc cắt giảm lãi suất mạnh gần đây, bất chấp những lời chỉ trích lan rộng và kêu gọi đảo ngược chính sách. Đồng lira đã mất 43% giá trị trong năm nay và hơn 22% chỉ tính riêng từ đầu tuần trước.


    Điều này đã khiến một loạt hàng hóa được định giá bằng đồng nội tệ đã được giảm giá mạnh so với giá ở những nơi khác, khiến các nhà bán lẻ phải vật lộn để theo kịp với việc điều chỉnh giá trong bối cảnh thị trường hỗn loạn. Nổi bật trong số đó là các thiết bị điện tử cao cấp như iPhone. Trang web tại Thổ Nhĩ Kỳ của Apple đã phải ngừng bán hầu hết các sản phẩm, hiển thị thông báo "Hiện không có sẵn". Bởi giá nội địa của điện thoại và máy tính của nhà sản xuất này đang thấp hơn 10% so với giá bán tại Mỹ, sau sự giảm giá đột ngột của đồng lira. Trước đó người dân cũng đã xếp hàng dài trước các Apple Store để tranh mua sắm.

    Một đại diện bán hàng tại một cửa hàng Apple ở Istanbul cho biết mọi người đang nghĩ về đồ điện tử như một khoản đầu tư.

    gười xếp hàng chờ để vào Apple Store ở Istanbul ngày 27/11/2021 (Ảnh: Cumhuriyet)
    gười xếp hàng chờ để vào Apple Store ở Istanbul ngày 27/11/2021 (Ảnh: Cumhuriyet)
    Đám đông đang mua sắm tại một cửa hàng Apple ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 27/11/2021 (Ảnh: Cumhuriyet)
    Đám đông đang mua sắm tại một cửa hàng Apple ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 27/11/2021 (Ảnh: Cumhuriyet)
  38. Theo SCMP, mới đây chính phủ Mỹ đã bổ sung thêm 12 công ty Trung Quốc vào danh sách đen thương mại. 12 công ty được thêm vào danh sách đen của Bộ Thương mại tính đến ngày 28/11/2021 bao gồm: Corad Technology (Shenzhen), Hangzhou Zhongke Microelectronics, Hefei National Laboratory for Physical Sciences at Microscale, Hunan Goke Microelectronics, New H3C Semiconductor Technologies, Peaktek Company, Poly Asia Pacific (PAPL), QuantumCTek, Shaanxi Zhi En Electromechanical Technology, Shanghai QuantumCTek, Xi’an Aerospace Huaxun Technology và Yunchip Microelectronics.


    “Thương mại toàn cầu nên hỗ trợ hòa bình và thịnh vượng chứ không phải gây rủi ro an ninh quốc gia”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ - Gina Raimondo cho biết trong một tuyên bố. “Bộ Thương mại cam kết sử dụng hiệu quả các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng tôi,” bà Raimondo cho biết.

    Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ sự lo ngại về một số tiến bộ quân sự của Bắc Kinh, đặc biệt là vụ thử tên lửa siêu thanh (có khả năng hạt nhân) của Trung Quốc vào mùa hè, được cho là nguy hiểm hơn bất cứ thứ gì Mỹ đang có.

    Chính quyền Biden và trước đó là chính quyền Trump đã cố gắng ngăn cản các doanh nghiệp, nhà đầu tư Mỹ làm ăn với Trung Quốc. Jacob Stokes, thành viên của Trung tâm An ninh Mỹ, một tổ chức tư vấn ở Washington, cho biết: “Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đang cố gắng cắt đứt dòng chảy các công nghệ quan trọng đến Trung Quốc thông qua kênh thương mại”.

    Bên cạnh đó, Washington còn ngăn chặn các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phần của các công ty liên kết với ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc, đồng thời bổ sung thêm hàng loạt công ty Trung Quốc khác vào danh sách đen thương mại.

    Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gina Raimondo. (Ảnh: Bloomberg)
    Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gina Raimondo. (Ảnh: Bloomberg)
    Bộ Thương mại cho biết các công ty được thêm vào danh sách đen đã hỗ trợ quân đội Trung Quốc. (Ảnh: Bloomberg)
    Bộ Thương mại cho biết các công ty được thêm vào danh sách đen đã hỗ trợ quân đội Trung Quốc. (Ảnh: Bloomberg)
  39. Chiều 27/11/2021, Tổng thống Ukraine cho biết cơ quan tình báo nước này đã phát hiện ra một âm mưu liên quan đến một nhóm người Nga và Ukraine nhằm lật đổ chính phủ của ông vào tuần tới.


    “Chúng tôi có những thách thức không chỉ từ Nga, mà cả những thách thức lớn trong nội bộ. Tôi nhận được thông tin rằng một cuộc đảo chính sẽ diễn ra ở đất nước chúng tôi vào ngày 1-2/12”, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói, theo Guardian.

    Đồng thời, ông cho biết tình báo Ukraine đã thu được đoạn ghi âm của những người thảo luận về kế hoạch lật đổ. Theo ông, những người này muốn nhận được sự ủng hộ của người giàu nhất Ukraine, ông Rinat Akhmetov.


    Ông Akhmetov không tham gia vào âm mưu này, ông Zelenskiy nói. Tuy nhiên, ông không đưa ra thêm chi tiết và không cáo buộc Điện Kremlin liên quan đến việc này. Phía Nga đã nhanh chóng phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào.

    Ông Akhmetov cho biết trong một tuyên bố rằng “thông tin được ông Volodymyr Zelenskiy công khai về những nỗ lực lôi kéo tôi vào một cuộc đảo chính hoàn toàn là một lời nói dối”. Nga đang xây dựng lực lượng gần biên giới với Ukraine. Ukraine, Mỹ và NATO trong những ngày gần đây đã bày tỏ quan ngại về một cuộc tấn công có thể xảy ra của Nga, song Điện Kremlin đã bác bỏ lập luận này.

    Tổng thống Volodymyr Zelenskiy bày tỏ lo ngại về âm mưu đảo chính. (Ảnh: Reuters.)
    Tổng thống Volodymyr Zelenskiy bày tỏ lo ngại về âm mưu đảo chính. (Ảnh: Reuters.)
    Tổng thống Volodymyr Zelenskiy bày tỏ lo ngại về âm mưu đảo chính. (Ảnh: AP)
    Tổng thống Volodymyr Zelenskiy bày tỏ lo ngại về âm mưu đảo chính. (Ảnh: AP)
  40. Lo ngại trước sự xuất hiện của biến thể "siêu đột biến" Omicron, nhiều người đã đổ xô đến sân bay quốc tế ở Johannesburg, Nam Phi hôm 27/11/2021 để chờ "tháo chạy" khỏi nước này. Trang iNews (Anh) đưa tin, giá vé máy bay từ Nam Phi đến Vương Quốc Anh đã tăng gần gấp 3 lần, từ 416 bảng Anh lên 1.296 bảng Anh, chỉ trong vòng 24 giờ qua.

    Vương Quốc Anh là một trong các quốc gia đã nhanh chóng ban bố lệnh hạn chế nhập cảnh từ Nam Phi và các quốc gia lân cận kể từ chiều 26/11, nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt vào danh sách "biến thể đáng lo ngại".


    Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết việc liệt 6 quốc gia châu Phi vào "danh sách đỏ" - tức danh sách hạn chế di chuyển nhằm mục đích "cảnh giác và bảo vệ biên giới tốt nhất có thể". Kể từ 4h sáng ngày 28/11, toàn bộ hành khách tới Anh từ châu Phi sẽ phải cách ly bắt buộc.


    Biến thể Omicron được đánh giá có khả năng lây nhiễm nhanh và mạnh, khiến số ca nhiễm ở Nam Phi tăng vọt, dấy lên nhiều lo ngại trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trước những lo lắng của giới khoa học, Chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi, bà Angelique Coetzee hôm 27/11 đã lên tiếng trấn an rằng biến thể Omicron chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ như đau cơ, mệt mỏi trong 1-2 ngày và không có dấu hiệu gì nổi bật, nhiều người bệnh có thể tự điều trị tại nhà.

    Du khách xếp hàng dài ở sân bay chờ
    Du khách xếp hàng dài ở sân bay chờ "tháo chạy". (Ảnh: Reuters)
    Du khách xếp hàng dài ở sân bay chờ
    Du khách xếp hàng dài ở sân bay chờ "tháo chạy". (Ảnh: AP)
  41. Tờ New York Times ngày 27/11/2021 đã đưa tin NASA đang điều tra phi hành gia Anne McClain trước cáo buộc hình sự đầu tiên về hành vi phạm pháp thực hiện trong không gian.


    Bà Summer Worden cáo buộc phi hành gia McClain xâm nhập tài khoản ngân hàng của bà khi đang thực hiện một sứ mệnh kéo dài 6 tháng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Hai người phụ nữ này từng kết hôn đồng giới và đang trong quá trình li thân, giành quyền nuôi con trai của bà Worden trong suốt năm qua. Bà Worden bắt đầu nghi ngờ sau khi phát hiện ra bà McClain biết chi tiết về chi tiêu của bà.

    Bà Worden, cựu quan chức tình báo của Lực lượng Không quân, đã yêu cầu ngân hàng cho biết vị trí của các thiết bị đã sử dụng thông tin đăng nhập của bà để truy cập tài khoản gần đây. Lúc này, bà phát hiện ra một mạng máy tính được sử dụng có đăng ký với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA).

    Trong khi bà McClain xác nhận rằng bà truy cập vào tài khoản của bà Worden khi đang ở ngoài không gian, luật sư của bà McClain nói với tờ New York Times bà chỉ quan tâm tới vấn đề tài chính của cặp đôi. Tuy nhiên, bà Worden phủ nhận tuyên bố này và gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban Thương mại Liên bang. Gia đình bà Worden đã gửi đơn khiếu nại lên Văn phòng Tổng thanh tra của NASA, cáo buộc bà McClain ăn cắp danh tính và truy cập trái phép vào hồ sơ tài chính cá nhân của bà Worden.

    Nữ phi hành gia Anne McClain. (Ảnh: CBS News)
    Nữ phi hành gia Anne McClain. (Ảnh: CBS News)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  42. Trưa 26/11/2021 (theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn cấp cao Việt Nam đã tới thành phố Geneva, bắt đầu thăm chính thức Thụy Sĩ theo lời mời của Tổng thống nước này Guy Parmelin.


    Sau lễ đón chính thức tại TP.Bern (Thụy Sĩ), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Guy Parmelin. Tổng thống Guy Parmelin chào mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Thụy Sĩ đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (10/1971 - 10/2021).


    Chủ tịch nước khẳng định Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ và trân trọng sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của Thụy Sĩ. Năm 1971, khi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đang ở giai đoạn cam go nhất, Thụy Sĩ là một trong những nước phương Tây đầu tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.


    Tại hội đàm, hai bên đã thảo luận sâu rộng, toàn diện, thực chất trên tất cả các lĩnh vực hợp tác và đạt được sự nhất trí chung về nhiều biện pháp cụ thể để thúc đẩy quan hệ hai nước. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi và tiếp xúc cấp cao, cũng như giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước, qua đó làm sâu sắc hơn nữa sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực.

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Thụy Sĩ Guy Parmelin (Ảnh: TTXVN)
    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Thụy Sĩ Guy Parmelin (Ảnh: TTXVN)
    Ảnh: TTXVN
    Ảnh: TTXVN
  43. Trong một loạt các dòng tweet hôm thứ Sáu, ngày 26/11/2021, Văn phòng Tổng thống Nam Phi thông báo Tổng thống Cyril Ramaphosa đã triệu tập Hội đồng Chỉ huy chống virus Corona Quốc gia (NCCC) vào Chủ nhật để đánh giá những phát triển, bao gồm cả những phát triển khoa học liên quan đến biến thể mới.


    Tổng thống Ramaphosa kêu gọi người dân tự bảo vệ mình trước COVID-19 trong khi các nhà khoa học làm việc để xác định những gì họ có thể tìm hiểu về biến thể mới. "Kết quả của các cuộc thảo luận NCCC và các cuộc tham vấn thêm sẽ được thông báo trong những ngày tới", Văn phòng Tổng thống đã tweet.

    Các nhà khoa học Nam Phi cho biết hôm thứ Năm, B.1.1.529 có nhiều đột biến có thể giúp nó né tránh phản ứng miễn dịch của cơ thể và làm cho nó dễ lây lan hơn. Trong khi biến thể delta có hai đột biến và biến thể beta có ba đột biến, thì biến thể B.1.1.529 có ít nhất 32 đột biến protein. Các nhà khoa học cho biết, những người trẻ hơn dường như đang nhiễm và lây lan biến thể mới, nhưng những tuần tới sẽ là chìa khóa để xác định mức độ nghiêm trọng của biến thể này.

    Tại Đức, Bộ trưởng Y tế và Giám đốc cơ quan liên bang về kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, Viện Robert Koch (RKI), đã được hỏi về biến thể B1.1.529 trong cuộc họp báo hàng tuần của họ vào ngày thứ 6. Rất nhiều quốc gia ở châu Á và châu Âu bao gồm Đức, Cộng hòa Czech, Italy và Anh, đã nhanh chóng áp đặt các hạn chế nhập cảnh từ một số nước châu Phi vào thứ Sáu sau khi sự xuất hiện của biến thể này.

    Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU đã ngừng di chuyển bằng đường hàng không từ toàn bộ khu vực Nam Phi trong bối cảnh lo ngại về biến thể Nam Phi mới được phát hiện.

    Cuộc họp của nhóm làm việc do WHO triệu tập hôm nay sẽ xác định xem có chính thức dán nhãn cho biến thể mới là biến thể "cần quan tâm" hay không. Hiện chỉ có bốn biến thể đang được công nhận là "cần quan tâm".

    Ảnh minh họa (Ảnh: Breaking News)
    Ảnh minh họa (Ảnh: Breaking News)
    Ảnh minh họa (Ảnh: Breaking News)
    Ảnh minh họa (Ảnh: Breaking News)
  44. Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Hoàng Hoát Liên đăng Facebook ngày 26/11/2021: "Trung Quốc và Philippines là những nước láng giềng gần gũi. Chúng ta có hàng nghìn lý do để chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. Bạn bè, hàng xóm thân thiết xảy ra bất đồng là chuyện bình thường"


    Vụ chặn tàu khiến căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc leo thang. Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin phản đối hành vi của hải cảnh Trung Quốc, tuyên bố các tàu tiếp vận của nước này được bảo vệ theo hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ.

    Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 22/11 bày tỏ phản đối với đại sứ Hoàng Hoát Liên, đồng thời ra lệnh cho hai tàu tiếp vận quay lại bãi Cỏ Mây để tiếp tế cho binh sĩ trên xác tàu Sierra Madre. Hoạt động tiếp tế diễn ra cùng ngày mà không bị hải cảnh Trung Quốc cản trở.

    Tuy nhiên, một ngày sau, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên yêu cầu Philippines "tôn trọng cam kết" với nước này và thu hồi xác tàu chiến BRP Sierra Madre mắc cạn ở bãi Cỏ Mây. Bộ trưởng Lorenzana hôm qua tuyên bố yêu cầu rút tàu BRP Sierra Madre mà Trung Quốc đưa ra là "vô căn cứ", do Manila không đưa ra cam kết nào như vậy với Bắc Kinh. Ông cũng đòi hải cảnh Trung Quốc rút khỏi khu vực bãi Cỏ Mây.

    Xác chiến hạm BRP Sierra Madre trên bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: Soha)
    Xác chiến hạm BRP Sierra Madre trên bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: Soha)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  45. Theo Bloomberg, hôm qua (26/11/2021), giá dầu WTI giảm 5,16 USD/thùng (tương đương 6,58%) còn 73,23 USD/thùng, giá dầu Brent giảm 4,71 USD/thùng (tương đương 5,73%) còn 77,51 USD/thùng. Tuy nhiên, theo tờ Financial Times thì việc giá chứng khoán ở nhiều nước cũng như giá dầu giảm chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân biến thể mới của Covid-19 khiến cho diễn biến chống dịch trở nên ảm đạm hơn, nên nhà đầu tư chọn cách “trú ẩn” trong các loại tài sản an toàn hơn.


    Trong khi đó, liên quan thị trường năng lượng, giới quan sát đang chờ cuộc họp dự kiến diễn ra vào đầu tháng 12 của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu (OPEC) cùng với Nga và một số nước - hay còn gọi là nhóm OPEC+. Đây là cuộc họp quyết định việc OPEC+ có tăng sản lượng khai thác dầu hay không.

    Vài năm qua, OPEC+ đã phối hợp cắt giảm khai thác để sản lượng dầu ở mức thấp nhằm giữ giá ở mức cao, hướng đến lợi nhuận nhiều hơn. Theo Hiệp hội Ô tô Mỹ, giá xăng ở nước này hiện là 3,4 USD/gallon, cao hơn 50% so với cùng kỳ năm 2020.


    Giá dầu tăng cao trở thành nguyên nhân khiến giá xăng dầu tăng nhanh, kéo theo chỉ số giá tiêu dùng đang leo thang nhanh chóng tại Mỹ. Trong bối cảnh nước này đang nỗ lực hồi phục kinh tế thời hậu đại dịch Covid-19, diễn biến vừa nêu đã trở thành thách thức lớn cho chính quyền của Tổng thống Joe Biden. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã buộc chính sách sai lầm của Nhà Trắng dẫn đến việc vào tháng 10, lạm phát Mỹ chạm mức cao nhất 31 năm qua, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước - đây là mức tăng mạnh nhất trong 12 tháng kể từ năm 1990.

    Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, đặc biệt đáp ứng nhu cầu đi lại, của Mỹ ở mức rất cao (Ảnh minh họa)
    Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, đặc biệt đáp ứng nhu cầu đi lại, của Mỹ ở mức rất cao (Ảnh minh họa)
    ẢNh minh họa
    ẢNh minh họa
  46. Chính quyền Mỹ hôm 26/11/2021 đã tuyên bố các kế hoạch cấm đi lại giữa nước này và Nam Phi cùng một số quốc gia lân cận, chỉ vài giờ sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp biến thể Omicron của Covid-19 vào nhóm lây nhiễm cao gây lo ngại.


    “Việc hạn chế đi lại sẽ bắt đầu từ ngày 29/11/2021, áp dụng cho Nam Phi, Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Eswatini, Mozambique và Malawi. Chúng tôi quyết định làm vậy dựa trên các khuyến cáo từ chuyên gia hàng đầu trong nhóm tác chiến chống Covid-19 Anthony Fauci và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ”, tờ Politico dẫn lời một quan chức Mỹ cấp cao nói.


    “Những biến thể mới của Sars-CoV-2 cho thấy, dịch bệnh sẽ không kết thúc cho tới khi vắc xin phòng ngừa có mặt trên khắp thế giới. Tôi kêu gọi các quốc gia cử phái bộ tới họp cấp bộ trưởng tại Tổ chức Thương mại Thế giới vào tuần tới, chấp nhận lời kêu gọi của Mỹ từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ dành cho các vắc xin phòng Covid-19, để các loại vắc xin đó có thể được sản xuất trên toàn cầu.", ông Biden nói.

    Việc Mỹ áp lệnh cấm bay với các quốc gia thuộc phía nam châu Phi diễn ra trong bối cảnh các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và nước Anh trước đó cùng ngày đã có những động thái tương tự. “Kể từ 12h ngày 26/11 (giờ Anh), Nam Phi, Botswana, Eswatini, Lesotho, Namibia và Zimbabwe đã được liệt vào danh sách đỏ. Lệnh cấm bay tạm thời có hiệu lực, và các du khách từng ở những quốc gia đó phải được cách ly và xét nghiệm”, thông cáo đăng trên trang web của Chính phủ Anh nêu rõ.

    Người dân xếp hàng tại sân bay O.R. Tambo ở Johannesburg, Nam Phi. (Ảnh: AP)
    Người dân xếp hàng tại sân bay O.R. Tambo ở Johannesburg, Nam Phi. (Ảnh: AP)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  47. Theo Reuters đưa tin ngày 26/11/2021, Bộ Y tế Anh bày tỏ lo ngại về biến chủng mới đang phát tán ở Nam Phi có nguy cơ làm giảm hiệu quả vaccine. Anh đã nhanh chóng cấm chuyến bay từ 6 nước miền Nam châu Phi. “Điều chúng ta đã biết là biến chủng này có số lượng đột biến lớn, có lẽ là gấp đôi số đột biến ở chủng Delta”, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid nói về biến chủng mới với tên gọi B.1.1.529. “Điều này đồng nghĩa với việc biến chủng mới dễ lây nhiễm hơn và các loại vaccine hiện tại có thể kém hiệu quả hơn”, ông Javid nói.


    Một ngày trước, hôm 25/11, các nhà khoa học Nam Phi cho biết đã phát hiện biến chủng B.1.1.529 mới xuất hiện ở quy mô nhỏ và họ đang tìm hiểu về nó. B.1.1.529 chưa được phát hiện ở Anh, theo Cơ quan An ninh Y tế Anh (HSA). HSA còn cho biết B.1.1.529 có loại protein gai - cơ chế giúp virus bám vào tế bào người - rất khác so với chủng ban đầu của SARS-CoV-2. Theo Reuters, các quan chức Anh còn nhận định đây là “biến chủng tồi tệ nhất tới nay”.

    Anh gấp rút ra lệnh cấm tạm thời các chuyến bay từ Nam Phi và 5 quốc gia lân cận (gồm Namibia, Botswana, Zimbabwe, Lesotho và Eswatini). Công dân Anh trở về từ những nước trên sẽ phải cách ly. Theo Reuters, phản ứng lần này của Anh sớm hơn nhiều so với khi ứng phó các chủng trước.

    Biến chủng mới có số đột biến có thể gấp đôi chủng Delta. (Ảnh: WebMD/Reuters)
    Biến chủng mới có số đột biến có thể gấp đôi chủng Delta. (Ảnh: WebMD/Reuters)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  48. Ngày 25/11/2021, Hàn Quốc bắt đầu thử nghiệm sử dụng robot cỡ nhỏ làm thiết bị hỗ trợ giảng dạy tại 300 trường mầm non ở Seoul. Theo chính quyền thành phố, dự án này sẽ giúp các thế hệ trẻ tiếp xúc sớm với cuộc sống công nghệ cao trong tương lai. Chính phủ đề xuất chương trình này áp dụng đối với trẻ em từ 3 - 5 tuổi.


    Robot được sử dụng mang tên Alpha Mini chỉ cao 24,5cm, có thể nhảy, hát, kể chuyện và thậm chí dạy trẻ bắt chước các động tác thể dục như chống đẩy, giữ thăng bằng một chân. "Robot hỗ trợ thúc đẩy sự sáng tạo của bọn trẻ" - Byun Seo-yeon, giáo viên tại nhà trẻ Maru (Seoul, Hàn Quốc), nói. Đôi mắt của robot nháy, chớp và khi trò chuyện, đồng tử của nó biến thành hình trái tim. Được gắn máy ảnh trên mũ bảo hiểm, robot có thể chụp và gửi ảnh về các hoạt động giao tiếp với trẻ tới thiết bị di động.


    Việc sử dụng Alpha Mini đã trở thành một phần trong lịch trình hàng ngày của lớp học sinh từ bốn đến năm tuổi tại nhà trẻ Maru.

    Robot Alpha Mini. (Ảnh: Anthony Wallace/AFP)
    Robot Alpha Mini. (Ảnh: Anthony Wallace/AFP)
    Chính phủ đề xuất thử nghiệm robot đối với trẻ từ 3 - 5 tuổi. (Ảnh: Anthony Wallace/AFP/Getty Images)
    Chính phủ đề xuất thử nghiệm robot đối với trẻ từ 3 - 5 tuổi. (Ảnh: Anthony Wallace/AFP/Getty Images)
  49. Video được Bộ Quốc phòng Nga đăng tải hôm 25/11/2021 cho thấy, chiếc máy bay IL-76 mang theo các trái bom lắp ở cánh cùng pháo hai nòng GSh-23 ở đuôi, đã xuất phát từ sân bay quân sự ở vùng Pskov tới bãi huấn luyện Kushalino thuộc khu vực Tver nằm ở phía bắc thủ đô Moscow.


    Phi hành đoàn chiếc IL-76 đã cho ném các trái bom từ độ cao 500m vào những mô hình giả định máy bay của đối phương nằm trên đường băng bãi huấn luyện, cũng như xả đạn pháo GSh-23 lắp ở đuôi chiếc IL-76 xuống các mục tiêu bọc thép “đang hành quân” được đặt ở vị trí được lên kế hoạch từ trước.

    IL-76 là máy bay vận tải được hãng Ilyushin thiết kế và sản xuất dưới thời Liên Xô. Trọng lượng rỗng và cất cánh tối đa của IL-76 lần lượt là 92,5 và 195 tấn. Do vậy, máy bay này thường được sử dụng trong để chở người hoặc hàng hóa, máy móc có khối lượng nặng.

    Pháo GSh-23 lắp trên đuôi IL-76 nã đạn xuống các mục tiêu dưới mặt đất. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
    Pháo GSh-23 lắp trên đuôi IL-76 nã đạn xuống các mục tiêu dưới mặt đất. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
    Ảnh cắt từ clip
    Ảnh cắt từ clip
  50. Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 25/11/2021 đã phê chuẩn việc sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech để tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5-11, mở đường cho việc Liên minh châu Âu (EU) thông qua loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên dành cho trẻ trong độ tuổi này, trong bối cảnh các nước trong khối đang đối phó với làn sóng lây nhiễm ngày một tăng.


    Theo EMA, trẻ em trong độ tuổi từ 5-11 sẽ được tiêm 2 liều vaccine của Pfizer/BioNTech, có tên thương mại là Comirnaty, vào bắp tay. Mỗi liều 10 microgram, cách nhau 3 tuần. Liều vaccine của Pfizer/BioNTech dùng để tiêm cho người lớn là 30 microgram. EMA nhấn mạnh lợi ích của vaccine Comirnaty đối với trẻ trong độ tuổi từ 5-11 cao hơn rủi ro, đặc biệt là đối với những trẻ có nguy cơ mắc COVID-19 diễn tiến nặng.


    Thông báo của Pfizer/BioNTech cho thấy trong thử nghiệm lâm sàng đối với trẻ trong độ tuổi từ 5-11, vaccine Comirnaty có thể phát huy hiệu quả bảo vệ tới 90,7%.

    Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer/BioNTech. (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer/BioNTech. (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  51. Ngày 25/11/2021, Mỹ đã bổ sung hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách đen thương mại, với lý do gây lo ngại đối với an ninh quốc gia cũng như các chính sách đối ngoại của Washington.


    Theo CNBC, 8 thực thể công nghệ có trụ sở tại Trung Quốc đã bị thêm vào danh sách đen của Mỹ. Những thực thể này bị cáo buộc hỗ trợ các nỗ lực tiếp cận công nghệ tính toán lượng tử của quân đội Trung Quốc, và mua lại hoặc cố gắng “mua lại các mặt hàng có xuất xứ từ Mỹ để hỗ trợ các ứng dụng quân sự”. Giới chức Mỹ từ lâu đã phản ánh việc chính phủ và quân đội Trung Quốc núp bóng các doanh nghiệp trong nước để thu thập nhiều thông tin nhạy cảm. Phía Bắc Kinh thì tuyên bố họ không tham gia vào các hoạt động gián điệp công nghiệp.


    Bên cạnh đó, danh sách bổ sung của Bộ Thương mại Mỹ còn liệt thêm 16 tổ chức và cá nhân đang hoạt động ở Trung Quốc và Pakistan bị cho là có vai trò trong các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Islamabad. Tổng cộng, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã bổ sung 27 tổ chức và cá nhân ở Trung Quốc, Pakistan, Nga, Nhật Bản và Singapore vào danh sách đen thương mại. Các doanh nghiệp Mỹ sẽ không được bán nguyên vật liệu và thiết bị cho những công ty trong bản danh sách này.


    Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Lưu Bằng Vũ cho biết, Bắc Kinh "kiên quyết phản đối" những hành động của Washington nhắm vào doanh nghiệp Trung Quốc. Ông cho rằng Mỹ nên "ngừng lạm dụng hoặc phóng đại khái niệm an ninh quốc gia để trấn áp các doanh nghiệp Trung Quốc".

    Cờ Mỹ và Trung Quốc trước trụ sở một công ty tại Thượng Hải. (Ảnh: Reuters)
    Cờ Mỹ và Trung Quốc trước trụ sở một công ty tại Thượng Hải. (Ảnh: Reuters)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  52. Paris và London hôm nay (25/11/2021) đã đổ lỗi cho nhau sau khi ít nhất 27 người di cư thiệt mạng trong khi cố vượt Eo biển Manche trên một chiếc thuyền cao su bơm hơi. Theo hãng tin Reuters, do quan hệ giữa hai nước đã căng thẳng nhiều năm vì vấn đề Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu) và nhập cư, nên sự chú ý sẽ dồn vào việc Anh hay Pháp sẽ phải chịu trách nhiệm, cho dù cả hai bên đều cam kết phối hợp để tìm ra giải pháp chung.

    Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin nói với đài phát thanh RTL: “Phía Anh quản lý nhập cư kém”. Ông kêu gọi các nước châu Âu khác, nơi những người di cư tìm đường tới Pháp và sau đó tới Anh, hãy làm nhiều hơn để giúp đỡ. “Đó là một vấn đề quốc tế. Chúng tôi đã nói với những người bạn Bỉ, Đức và Anh rằng họ nên giúp chúng tôi chống lại bọn buôn người đang hoạt động ở cấp độ quốc tế. Một kẻ buôn lậu bị bắt đêm qua đã mua một chiếc thuyền bơm hơi ở Đức”.

    Khi được hỏi tại sao Anh thu hút quá nhiều người di cư trái phép, ông Darmanin chỉ vào các biện pháp quản lý di cư kém và thị trường lao động phát triển mạnh của Anh. Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel nói, bà sẽ họp bàn với ông Darmanin, vài giờ sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson đổ lỗi cho Pháp khi nói: “Chúng tôi gặp khó khăn trong việc thuyết phục một số đối tác, đặc biệt là người Pháp, làm những việc theo cách mà chúng tôi cho rằng phù hợp với tình hình”.

    Trong khi đó, các tình nguyện viên cứu hộ và các nhóm nhân quyền cho biết, vụ chết đuối thảm khốc có thể dự đoán được do những kẻ buôn người và người di cư sẵn sàng chịu nhiều rủi ro hơn để tránh sự hiện diện ngày càng tăng của cảnh sát. Hiện, 5 đối tượng buôn người đã bị bắt do có liên quan tới thảm kịch xảy ra ngày 24/11, ông Darmanin cho biết. Theo quan chức này, có hai người sống sót sau thảm kịch trên, một là người Somalia và một là người Iraq, đều bị hạ thân nhiệt nghiêm trọng và đã được vào bệnh viện ở Calais, phía bắc Pháp. Trong số 27 người thiệt mạng có 5 phụ nữ, 1 người vẫn mất tích.

    Anh, Pháp đổ lỗi cho nhau về nhóm người di cư thiệt mạng trên biển (Ảnh: Reuters)
    Anh, Pháp đổ lỗi cho nhau về nhóm người di cư thiệt mạng trên biển (Ảnh: Reuters)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  53. Ngày 25/11/2021, các nhà khoa học ở Nam Phi thông báo đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với nhiều đột biến, cho rằng đây có thể là nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 tại nước này tăng mạnh. Phát biểu họp báo, nhà virus học Tulio de Oliveira cho biết biến thể mới này, được gọi là B.1.1.529, "có số lượng đột biến rất cao". Biến thể này cũng đã được phát hiện ở Botswana và Hong Kong (Trung Quốc) trong số những du khách đến từ Nam Phi. Điều mà các nhà khoa học lo ngại là B.1.1.529 có thể tránh được phản ứng miễn dịch của cơ thể và có khả năng lây nhiễm cao.

    Về phần mình, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Joe Phaahla cho biết biến thể đặt ra "mối quan ngại nghiêm trọng" và có thể là nguyên nhân đằng sau sự gia tăng "theo cấp số nhân" số ca mắc COVID-19 tại Nam Phi. Tuy nhiên, quan chức này nhấn mạnh còn quá sớm để chính phủ quyết định về khả năng áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn để chống dịch.

    Trong ngày 24/11, Nam Phi ghi nhận trên 1.200 ca mắc mới COVID-19, gấp tới 12 lần so với mức khoảng 100 ca/ngày được ghi nhận hồi đầu tháng này. Năm ngoái, Nam Phi là nước đầu tiên đã phát hiện biến thể Beta mặc dù cho đến nay số ca mắc COVID-19 chủ yếu do biến thể Delta gây ra.

    Nam Phi là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch COVID-19 tại châu Phi với số ca mắc hiện lên tới khoảng 2,95 triệu ca, trong đó 89.657 ca tử vong.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Richmond, Johannesburg, Nam Phi. (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Richmond, Johannesburg, Nam Phi. (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  54. Ngày 25/11/2021, Tòa phúc thẩm cấp cao nhất của Ai Cập đã tuyên án tử hình đối với 22 phần tử thuộc nhóm thánh chiến Hồi giáo Ansar Beit al-Maqdis, về tội danh tham gia thực hiện 54 vụ tấn công khủng bố.

    Theo nguồn tin tư pháp của Ai Cập, nhóm Ansar Beit al-Maqdis đã từng tuyên bố cam kết trung thành với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vào năm 2014. Các đối tượng trên bị kết tội thực hiện 54 "hoạt động khủng bố" tại Ai Cập, trong đó bao gồm cả vụ sát hại một sỹ quan cảnh sát cấp cao, cũng như âm mưu ám sát cựu Bộ trưởng Nội vụ Mohamed Ibrahim của nước này.


    Ngoài các đối tượng trên, tòa án trên của Ai Cập cũng xử y án tù đối với 118 bị cáo khác trong cùng vụ án, với các mức án tù từ vài năm cho đến mức tù chung thân.

    Kể từ tháng 2/2018, quân đội Ai Cập đã ráo riết truy quét các phần tử nổi dậy ở Bắc Sinai - vốn hoạt động mạnh sau khi Tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ năm 2013. Nhóm thánh chiến Ansar Beit al-Maqdis ở Sinai do Hisham al-Ashmawy - do một cựu sỹ quan đặc nhiệm của Ai Cập - đứng đầu. Ashmawy - từng được coi là "kẻ bị truy nã gắt gao nhất" của Ai Cập - đã bị bắt năm 2018 tại thành phố Derna, miền Đông Libya, và sau đó được giao nộp cho phía Ai Cập. Tên này đã bị xử tử vào tháng 3/2020.

    Những tay súng thánh chiến tại Ai Cập. (Ảnh: AFP)
    Những tay súng thánh chiến tại Ai Cập. (Ảnh: AFP)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy