Top 10 triệu chứng ốm vặt bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay

Thai Ha Nguyen 172 1 Báo lỗi

Với những căn bệnh ốm vặt, bố mẹ thường cho rằng có thể tự đi mua thuốc cho bé uống ở nhà. Tuy nhiên không phải căn bệnh nào cũng có thể áp dụng cách này, có ... xem thêm...

  1. Ở trẻ em, sốt là một trong những dấu hiệu lâm sàng rất thường gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau trong suốt thời kỳ thơ ấu. Đôi khi sốt cũng xuất hiện do sự tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài như thời tiết quá nóng bức, cha mẹ ủ ấm trẻ quá kỹ, trẻ sốt sau tiêm chủng vắc xin... Chúng ta biết rằng nhiệt độ cơ thể trên 37,5 độ C là sốt nhưng hầu hết các bác sĩ nhi khoa đều nhấn mạnh rằng con số trên nhiệt kế không quan trọng bằng dấu hiệu bên ngoài của trẻ. Nếu chúng vẫn thoải mái chơi đùa và ăn uống bình thường thì có thể không cần phải lo lắng, nhưng nếu chúng có vẻ khó chịu hoặc lờ đờ bất thường thì đó là dấu hiệu rất đáng quan tâm. Đặc biệt nếu bé nhà bạn là trẻ sơ sinh dưới ba tháng có nhiệt độ cơ thể cao, bạn sẽ phải đưa con đi bệnh viện ngay.


    Hầu hết các cơn sốt ở trẻ em đều do cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm vi rút khác và có thể được điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc paracetamol dành cho trẻ em. Nhưng bố mẹ vẫn phải nhớ theo dõi để xem liệu có một sự tăng nhiệt độ bất thường nào khác trong một vài ngày sau đó và trở thành cảm cúm hoặc sốt vi-rút hay không, bởi điều này có thể cảnh báo nhiễm trùng tai hoặc họng biến chứng và sẽ cần đến thuốc kháng sinh. BS. Philippe Collin khuyến cáo, với trẻ dưới 3 tháng tuổi, sốt từ 38 độ trở lên thì ngay cả khi trẻ có biểu hiện bình thường, trẻ vẫn cần được bác sĩ khám và cho làm xét nghiệm máu để kiểm tra. Bác sĩ khuyến cáo, nếu trẻ sợ khám bác sĩ, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước nhằm bù dịch, cho trẻ nghỉ ngơi và theo dõi trẻ tại nhà. Bác sĩ cũng lưu ý các bậc cha mẹ tuyệt đối không tự động cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thuốc kháng sinh chỉ hiệu quả đối với trẻ bị sốt do nhiễm khuẩn, không có tác dụng nếu trẻ bị sốt do virus.

    Sốt cao
    Sốt cao
    Sốt cao
    Sốt cao

  2. Sốt phát ban và sốt xuất huyết đều có triệu chứng điển hình ban đầu là sốt cao nhưng hai căn bệnh này hoàn toàn khác nhau. Sốt phát ban là bệnh rất thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ từ 6- 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ trong giai đoạn bào thai và qua sữa mẹ đã giảm xuống trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Một trẻ có thể bị sốt phát ban ít nhất là một lần, thậm chí nhiều lần tùy theo tình trạng sức khỏe của trẻ và nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết nguyên nhân gây sốt phát ban cho trẻ là do virus lành tính, nếu được chăm sóc tốt, bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày.


    Các triệu chứng sốt kèm theo nốt mẩn đỏ, đau cổ và nhức đầu mà lại đi cùng với việc không thích đèn sáng, nôn mửa, khó đánh thức, hay nhầm lẫn, rối loạn hoặc thỉnh thoảng bị ngất lịm đi, có thể báo hiệu rằng trẻ có thể bị viêm màng não - một sự sưng tấy của màng não và xương sống có thể đe dọa đến tính mạng. Điều quan trọng cần lưu ý là đôi khi không phải tất cả các triệu chứng xảy ra cùng một lúc - ví dụ như trẻ có thể không bị đau cổ hoặc phát ban. Có rất nhiều bệnh gây nên phát ban, nhưng loại phát ban báo hiệu đó là dấu hiệu nhiễm trùng máu hoặc ngộ độc máu do viêm màng não sẽ biểu hiện dưới dạng các đốm hay vết sưng tấy ở bất cứ đâu trên cơ thể, và không bị mất màu đỏ khi dùng bề mặt bằng thủy tinh đè hoặc nén chúng. Khi nhiễm trùng máu xảy ra cùng lúc với viêm màng não, nó có thể gây triệu chứng đau chân, tróc da, lạnh bàn tay và bàn chân. Nếu bạn nhận thấy con mình bị bất cứ triệu chứng nào trong số này, hãy đến bệnh viện vì điều trị sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng có thể gây tử vong.

    Sốt kèm theo nốt mẩn đỏ, đau cổ và nhức đầu
    Sốt kèm theo nốt mẩn đỏ, đau cổ và nhức đầu
    Sốt kèm theo nốt mẩn đỏ, đau cổ và nhức đầu
    Sốt kèm theo nốt mẩn đỏ, đau cổ và nhức đầu
  3. Nhìn chung, 3 tháng đầu sau sinh sẽ là giai đoạn cha mẹ khá vất vả vì đây là thời kỳ bé quấy khóc nhiều nhất, đặc biệt là lúc chiều muộn và chớm tối. Trong 3 tháng đầu đời, rất khó đoán biết lý do khóc của trẻ, bé có thể bất chợt khóc bất chợt nín và nhiều khi việc ôm ấp, dỗ dành hay cho bú cũng chẳng thể làm dịu tiếng khóc của trẻ. Ngày càng có nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm cho rằng tiếng khóc của trẻ là tín hiệu có thang bậc, âm thanh càng cao hoặc càng mạnh thì sự bất an của trẻ càng lớn, nhưng không thể dựa vào đây để đoán biết chính xác lý do khiến bé khóc. Khi bé được khoảng 3 tháng tuổi, tiếng khóc đã mang nhiều thông điệp hơn và bé sẽ dùng các tiếng khóc khác nhau để thể hiện những điều khác nhau. Thay đổi này tương ứng với sự tăng trưởng khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.


    Không phải ngẫu nhiên mà trẻ quấy khóc nhiều. Thông qua tiếng khóc trẻ có thể thể hiện trạng thái tâm lý, cảm xúc từ những giây phút đầu đời của mình. Nhưng chúng ta cần dựa vào nhiều thông tin hơn để đoán biết chính xác lý do khiến bé quấy khóc. Bạn nên đưa con đi khám và trao đổi với bác sĩ để đảm bảo rằng không có vấn đề sức khỏe nào là nguyên nhân khiến bé khóc. Khi trẻ khóc nhiều bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè nếu thấy cần thiết. Điều này đôi khi rất hiệu quả trong việc giảm quấy khóc và giúp bạn bớt áp lực khi chăm bé. Các bác sĩ cho rằng cha mẹ đều có thể cảm nhận và phát hiện ra được khi nào con khóc quá nhiều hoặc tiếng khóc có vẻ gì đó bất thường. Nhưng nói chung, nếu trẻ khóc dai dẳng, liên tục, âm độ cao hơn bình thường và có sốt thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc thậm chí viêm màng não, vì vậy hãy nhờ giúp đỡ ngay lập tức hoặc đưa trẻ đến ngay cơ cở y tế gần nhất nhé!

    Khóc nhiều
    Khóc nhiều
    Khóc nhiều
    Khóc nhiều
  4. Nếu con bạn thở khò khè hoặc thở gấp và khó nhọc, trẻ sẽ cần sự giúp đỡ của y tế ngay lập tức. Các bạn có biết rằng vấn đề về hô hấp chiếm một phần ba số ca cấp cứu ở khoa nhi và là nguyên nhân phổ biến đứng thứ 5 gây tử vong ở trẻ em Anh từ 1 đến 14 tuổi. Nguyên nhân gây ra có thể là do hen suyễn, hoặc nhiễm vi rút như viêm phổi, đó là lý do tại sao khó thở thường đi theo các triệu chứng cảm lạnh như sốt, chảy nước mũi, ho hay đau họng. Những áp lực hoặc sự khó nhọc khi hít thở, có nghĩa là con của bạn không có đủ oxy và phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Các bệnh hô hấp thường gặp bao gồm: viêm phế quản cấp, viêm phổi do các loại vi khuẩn, virus; hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi. Các bệnh này chiếm khoảng 80% số các bệnh lý hô hấp, bên cạnh đó, còn nhiều bệnh hô hấp khác, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ ít hơn..


    Viêm phế quản cấp là bệnh rất thường gặp ở Việt Nam, hầu như bất cứ người nào cũng đều đã một hoặc nhiều lần bị viêm phế quản cấp, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hoặc người già, những người có bệnh mũi, xoang hoặc khuyết tật về phổi… Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng cũng là một trong những nhiễm trùng hô hấp rất thường gặp, hàng năm tại Hoa Kỳ có từ 2-3 triệu bệnh nhân mắc viêm phổi nhập viện điều trị, tại Khoa hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, khoảng 12% các bệnh nhân nhập viện điều trị vì viêm phổi. Hầu hết các bệnh lý hô hấp đều có biểu hiện ho, khạc đờm, đau ngực hoặc khó thở, tùy theo từng bệnh lý cụ thể, mà các triệu chứng có thể có những biểu hiện, diễn biến khác nhau...

    Các vấn đề về hô hấp
    Các vấn đề về hô hấp
    Các vấn đề về hô hấp
    Các vấn đề về hô hấp
  5. Đau bụng là một triệu chứng vô cùng phổ biến thường gặp ở trẻ và thường là do trẻ buồn bã, tức giận hay do sự thay đổi trong chế độ ăn hoặc do táo bón. Nhưng cơn đau nặng kéo dài hơn một vài giờ có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa, đặc biệt là nếu vùng đau tập trung ở phía dưới bên phải. Dấu hiệu viêm ruột thừa đột ngột này có thể đe dọa đến tính mạng nhưng tai hại hơn là ở chỗ nó dễ bị phớt lờ ở trẻ nhỏ vì trẻ hiếm khi có những dấu hiệu báo trước mà người lớn thường gặp phải như bị sốt, buồn nôn hoặc nôn. Vì thế, khi thấy con có dấu hiệu đau bụng kéo dài, hãy đưa con đi kiểm tra ngay. Đau bụng cấp tính: bé thường quằn quại, khóc thét, mặt tái xanh, vã mồ hôi. Vì vậy, người nhà cần bình tĩnh để nghe bác sĩ hỏi bệnh và thăm khám cho bé một cách thuận lợi. Một trong những bệnh đau bụng cấp tính ở bé hay gặp nhất là viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa ở bé trên 2 tuổi cũng có những dấu hiệu tương tự như người lớn.


    Một điều mà các nhà ngoại khoa cũng nhắc nhở là đau bụng do viêm ruột thừa ở bé lúc đầu có thể là đau ở vùng thượng vị, vùng quanh rốn, sau đó mới khu trú ở hố chậu phải. Bố mẹ, ông bà, thầy cô giáo khi thấy bé kêu đau bụng (bé lớn) hoặc có rối loạn tiêu hóa như: nôn, trớ, đầy bụng, chướng hơi, lười ăn hoặc không chịu ăn, hay khóc thét hoặc đi ngoài ra máu, đi tiểu khó, tiểu dắt, tiểu đau (tiểu buốt)… Cần nhanh chóng đưa cháu đi khám ở cơ sở y tế nơi gần nhất, không nên chần chừ, không nên chủ quan hoặc không nên xem thường cho là bé giả vờ. Khi chưa được khám và chưa có ý kiến của bác sĩ thì chưa nên dùng bất cứ một loại thuốc gì dù là thuốc Tây hoặc thuốc Nam. Khi đã được khám và được chỉ định điều trị của bác sĩ thì nên tuyệt đối tuân thủ. Nên cho bé đi khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh của bé như: viêm tiết niệu, nhiễm giun...

    Đau bụng dữ dội
    Đau bụng dữ dội
    Đau bụng dữ dội
    Đau bụng dữ dội
  6. Đau đầu là chuyện khá phổ biến nhưng những triệu chứng sau đây cần đặc biệt chú ý bao gồm: con bạn bị nôn mửa, thay đổi thị lực, chóng mặt, nhầm lẫn, nhạy cảm với ánh sáng hoặc tiếng ồn và thay đổi tâm trạng sau khi bị va chạm ở vùng đầu, vì những va chạm dù nhỏ nhưng với những đứa trẻ vẫn có thể gây choáng hoặc chấn thương não. Đau đầu dữ dội, đột ngột có thể gợi ý một vấn đề nghiêm trọng ở đầu hoặc hệ thần kinh trung ương và yêu cầu đánh giá nhanh chóng. Ngoài ra, đau đầu cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tâm lý khác. Trẻ em vốn hiếu động nên rất dễ bị té ngã. Những cú va chạm này tưởng như nhẹ nhàng nhưng lại có thể gây ra chấn thương đầu nghiêm trọng. Nếu như phụ huynh chủ quan, không chú ý đến những tai nạn nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày, hay không để ý đến những thay đổi nhỏ của con mình thì có thể đưa đến hậu quả nghiêm trọng cho các bé.


    Trong một số trường hợp, tuy bị chấn thương sọ não nhưng bé chưa có biểu hiện gì khi thăm khám và sẽ được bác sĩ cho về nhà. Bé cần được theo dõi tiếp trong vài ngày sau đó. Đưa bé đi khám lại nếu có một trong các dấu hiệu: quấy khóc nhiều; đau đầu gia tăng; buồn nôn hay nôn nhiều; gặp khó khăn khi đi lại, nói năng hoặc nhìn; lơ mơ, khó đánh thức; cử động bất thường, co giật. Nếu trong thời gian theo dõi không có biểu hiện gì bất thường thì về lâu dài cũng không có gì đáng lo ngại. Hãy nhớ rằng phần lớn các va đập khi ngã đều gây chấn thương nhẹ, nhưng hãy đưa bé đi khám bác sĩ nếu có bất cứ nghi ngờ gì.

    Đau đầu
    Đau đầu
    Đau đầu, đặc biệt là sau khi bị ngã
    Đau đầu, đặc biệt là sau khi bị ngã
  7. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị dị ứng da là vô cùng đa dạng. Do sức đề kháng của trẻ em còn rất non nớt nên dễ bị tác động khi tiếp xúc với các dị nguyên (nguyên nhân gây dị ứng). Các dị nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ qua nhiều đường như thở, ăn uống, tiêm hoặc tiếp xúc qua da. Hiện nay, có rất nhiều trường hợp trẻ em bị dị ứng như dị ứng thời tiết, đồ ăn, lông vật nuôi... Đặc biệt, dị ứng thực phẩm có thể gây tử vong. Dị ứng thời tiết chính là những phản ứng chống trả của cơ thể trước các tác nhân bên ngoài môi trường, khí hậu tác động đến trẻ, nhất là khi trẻ chuyển đột ngột từ vùng nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Những biểu hiện chung của dị ứng thời tiết là nổi những vết mẩn đỏ gây ngứa ngáy, làm cho bé cảm thấy rất khó chịu. Dị ứng vật nuôi xảy ra khi một người xuất hiện phản ứng miễn dịch với lông động vật (vảy da), nước bọt, nước tiểu hoặc phân...

    Khi một đứa trẻ bị dị ứng với vật nuôi do hít phải chất bẩn hoặc tiếp xúc với nước bọt hoặc phân của động vật hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ báo động và giải phóng histamin và hơn 40 hóa chất khác được thiết kế để chống lại chất gây dị ứng, gây ra các triệu chứng như hắt hơi và chảy nước mắt. Bất kỳ động vật nào có lông - bao gồm chó, chuột đồng, chuột lang, chim và đặc biệt là mèo - đều có thể gây ra phản ứng ở trẻ bị dị ứng. Ngay cả chó mèo không lông hoặc lông ngắn cũng có thể gây dị ứng. Tuy nhiên, một số trẻ bị dị ứng với vật nuôi thường dễ bị dị ứng hơn với một số giống hoặc thậm chí từng con vật riêng lẻ. Các mẹ hãy lưu ý những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng ở trẻ em nhiều nhất là trứng, cá, các loại hạt (đặc biệt là đậu phộng), hải sản và sữa. Các chất gây dị ứng nghiêm trọng khác bao gồm vòi ong và một số thuốc. Các dấu hiệu tiềm ẩn của loại phản ứng dị ứng có thể đe dọa đến mạng sống bao gồm khò khè hoặc khó thở, phát ban hay mề đay, sưng môi, cổ họng hoặc lưỡi...

    Những phản ứng nghiêm trọng
    Những phản ứng nghiêm trọng
    Những phản ứng nghiêm trọng
    Những phản ứng nghiêm trọng
  8. Ngất xỉu là hiện tượng xảy ra khi có sự giảm đột ngột lượng máu lên não. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra ngất xỉu, song chúng đều làm cho huyết áp tụt nhanh chóng và não tạm thời không được cung cấp oxy và máu. Khi bị ngất xỉu, trẻ sẽ thấy choáng váng, có thể kèm theo buồn nôn, da trẻ sờ thấy lạnh và rịn mồ hôi và trẻ sẽ mất nhận thức. Theo một cách nào đó, ngất xỉu là cơ chế phòng vệ của cơ thể khi người bị ngất xỉu nằm thẳng, máu của họ sẽ đưa lên não dễ dàng hơn, do đó giúp họ nhanh chóng phục hồi nhận thức. Trong hầu hết mọi trường hợp, trẻ sẽ tỉnh lại và nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh trong vòng một phút hoặc nhanh hơn, tuy rằng trẻ vẫn sẽ có cảm giác yếu và loạng choạng một lúc lâu sau đó.

    Ngất xỉu
    là một hiện tượng bất thường nếu xuất hiện ở trẻ trong khoảng trên dưới 10 tuổi. Hiện tượng này khác với hiện tượng nín thở dẫn đến ngất xỉu khi trẻ cảm thấy điều gì đó tồi tệ, mặc dù cơ thể phản xạ cơ bản trong hai trường hợp là như nhau. Tuy nhiên, ở trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên, ngất xỉu là hiện tượng tương đối phổ biến, hay gặp ở nữ hơn ở năm. Nếu thỉnh thoảng trẻ bị ngất thì đó chưa phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trong, bởi vì có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra ngất xỉu, quá phấn khích, gắng sức quá mức, sợ hãi, đói, hoặc ở lâu trong không gian hẹp, thiếu không khí và một số loại mùi cũng có thể gây ra ngất xỉu. Nếu trẻ đột ngột ngất xỉu dù chỉ là trong thời gian ngắn cũng là một dấu hiệu mà bố mẹ nên cảnh giác và đưa con đi gặp bác sĩ ngay. Nếu trẻ không hồi phục nhanh trong một vài giây, hít thở khó khăn, mạch đập yếu hay bị co giật thì hãy đưa con đi gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt bạn nhé.

    Ngất xỉu
    Ngất xỉu
    Nếu trẻ đột ngột ngất xỉu
    Nếu trẻ đột ngột ngất xỉu
  9. Nếu trẻ có triệu chứng đi tiểu nhiều, giảm cân, khát nước và đuối sức thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 1. Khi lượng đường huyết bắt đầu tích tụ lại, thận sẽ cố gắng loại bỏ lượng glucose thường bằng cách thường xuyên đi tiểu và đi tiểu nhiều hơn. Một đứa trẻ sẽ phải đi tiểu thường xuyên, khoảng 1 giờ một lần. Trẻ bị tiểu đường type 1 có thể sẽ bị tè dầm, trong khi trước kia trẻ không bị. Thận của trẻ sẽ tiếp tục hoạt động để loại bỏ lượng glucose thừa trong suốt cả đêm. Bệnh tiểu đường thường gây mệt mỏi do các tế bào không tiếp cận được các phân tử đường cần để cung cấp năng lượng cho toàn cơ thể, trẻ sẽ thấy mệt mỏi. Ngoài ra cơ thể sẽ bắt đầu phá vỡ các mô cơ và các tế bào lưu trữ mỡ để cung cấp năng lượng cho các tế bào đang bị "đói năng lượng", từ đó dẫn đến tình trạng giảm cân một cách đáng kể, không có chủ đích.


    Nếu bạn tin chắc rằng trẻ đang có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường, hãy đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Cũng đừng ngần ngại đặt các câu hỏi cho bác sĩ khi đi khám. Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh, bạn nên trao đổi về tình hình bệnh tật của trẻ với cô giáo và nhà trường để mọi người cùng nắm được và hỗ trợ bạn. Nhiều người thường xem nhẹ cảm giác mỏi mệt của trẻ, cho rằng nó sẽ khỏi khi cơ thể được nghỉ ngơi... Song, kết quả là bé nhà bạn vẫn mệt mỏi kéo dài. Để điều trị tình trạng này thì nắm rõ nguyên nhân rất quan trọng và điều quan trọng là phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì nó có thể dẫn đến tình trạng mất nước và hôn mê nghiêm trọng. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bé phải chống lại bệnh tật sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng...

    Đi tiểu nhiều, giảm cân, khát nước và đuối sức
    Đi tiểu nhiều, giảm cân, khát nước và đuối sức
    Đi tiểu nhiều, giảm cân, khát nước và đuối sức
    Đi tiểu nhiều, giảm cân, khát nước và đuối sức
  10. Các trường hợp tiêu chảy và nôn kéo dài vài giờ có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể dẫn đến mất nước - trạng thái nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Đối với trẻ em, bệnh tiêu chảy thường tự hết trong vòng 5-7 ngày và hiếm khi kéo dài hơn hai tuần. Khi trẻ bị nôn mửa, thường là vì cơ thể của trẻ đang cố gắng loại trừ vi khuẩn hoặc một số độc tố khác. Nôn mửa và tiêu chảy có thể khiến trẻ mất rất nhiều nước. Điều này rất nguy hiểm đặc biệt là khi thời tiết oi bức hoặc khi trẻ đang sốt. Thông thường, bé bị đi ngoài nhiều cộng thêm triệu chứng nôn trớ là vì lúc này bé đang bị rối loạn tiêu hóa, hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến hệ thông tiêu hóa mà nguyên nhân chủ yếu là vì: Trẻ bị ngộ độc hay dị ứng thực phẩm, ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh, ôi thiu… dẫn đến trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ.

    Do bố mẹ cho trẻ uống quá nhiều thuốc kháng sinh hoặc trẻ đang mắc phải một số bệnh lý đường ruột cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ. Bệnh tiêu chảy tưởng chừng như không nguy hiểm, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng thì hoàn toàn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Chính vì vậy khi phụ huynh thấy trẻ bị nôn ói, sốt và đi ngoài bất thường thì cần phải cảnh giác với bệnh tiêu chảy. Bệnh lý này dễ khiến trẻ gặp nguy hiểm khi tự ý điều trị tại nhà. Vì vậy, phụ huynh hãy nhanh chóng đưa trẻ đi đến các cơ sở y tế uy tín để được chữa trị an toàn. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy lưu ý một số điều quan trọng như: Cho trẻ uống thật nhiều nước lọc, nếu trẻ còn bú thì cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn. Việc này giúp bù nước hiệu quả và tránh tình trạng mất nước dẫn đến suy kiệt ở trẻ...

    Tiêu chảy và nôn kéo dài
    Tiêu chảy và nôn kéo dài
    Tiêu chảy và nôn kéo dài
    Tiêu chảy và nôn kéo dài




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy