Top 10 Truyện cổ tích phù thủy Việt Nam và thế giới hay nhất

Phương Kem 319 0 Báo lỗi

Truyện cổ tích phù thủy luôn được các bé vô cùng yêu thích. Hôm nay hãy cùng Toplist khám phá ngay top các truyện cổ tích phù thủy Việt Nam và thế giới hay ... xem thêm...

  1. Hồi ấy đang giữa mùa đông, hoa tuyết như những lông chim bay khắp bầu trời, có một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ. Khung cửa làm bằng gỗ mun đen nhánh. Hoàng hậu ngồi khâu nhưng lại mải ngắm tuyết rơi nên bị kim đâm vào ngón tay, và ba giọt máu đỏ rơi xuống tuyết trắng phau. Nhìn màu đỏ tươi nổi bật trên tuyết, hoàng hậu tự nhủ:

    - Giá mình có một đứa con da trắng như tuyết, môi đỏ hồng hào như màu máu đỏ tươi, tóc đen nhánh như gỗ mun khung cửa sổ này thì hay quá nhỉ.


    Ít lâu sau bà sinh được một cô con gái da trắng như tuyết, môi đỏ như son và tóc đen nhánh như gỗ mun, vì thế bà đặt tên con gái là Bạch Tuyết. Nhưng ngay sau khi đứa trẻ sinh ra thì hoàng hậu qua đời.


    Sau một năm để tang, nhà vua lấy vợ khác. Hoàng hậu mới xinh đẹp, nhưng tính tình kiêu ngạo, ngông cuồng. Mụ sẽ tức điên người khi nghe thấy nói rằng còn có người đẹp hơn mình. Mụ này có một chiếc gương thần, mỗi khi đứng ngắm mình trước gương, thường hỏi:

    - Gương kia ngự ở trên tường,

    Nước này ai đẹp được dường như ta.

    Gương trả lời:

    - Muôn tâu hoàng hậu, hoàng hậu chính là người đẹp nhất ở nước này.

    Hoàng hậu hài lòng lắm, vì mụ biết rằng gương nói thật.


    Bạch Tuyết càng lớn, càng đẹp. Khi Bạch Tuyết lên bảy nàng đẹp như nắng sớm mai và đẹp hơn chính cả hoàng hậu nữa. Có lần hoàng hậu ngồi trước gương và hỏi:

    - Gương kia ngự ở trên tường,

    Nước này ai đẹp được dường như ta.


    Gương trả lời:

    - Thưa hoàng hậu,

    Ở đây bà đẹp tuyệt trần

    Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.


    Hoàng hậu nghe nói giật mình, mặt tái xanh lại vì ghen tức. Từ đó trở đi, mỗi khi thoáng nhìn thấy Bạch Tuyết là mụ đã khó chịu, bực tức, rồi đâm ra căm ghét cô bé. Những cơn ghen ghét và lòng đố kỵ của mụ ngày càng mãnh liệt làm cho mụ ngày đêm bực bội, bứt rứt. Mụ cho gọi một người thợ săn đến và bảo:- Ngươi hãy mang con bé này vào trong rừng sâu, ta không muốn nhìn mặt nó nữa. Ngươi hãy giết nó đi, mang gan, phổi nó về cho ta để chứng tỏ ngươi đã giết nó.


    Người thợ săn vâng lệnh và dẫn cô bé vào rừng sâu. Nhưng khi bác rút dao ra định đâm thì cô bé khóc và nói:

    - Trời ơi, bác thợ săn yêu quý, bác hãy để cháu sống, cháu sẽ chạy trốn trong rừng hoang vu này, cháu xin thề là sẽ không bao giờ trở lại cung nữa.


    Thấy cô bé xinh đẹp, bác thợ săn động lòng thương và bảo:

    - Con trốn vào rừng đi, tội nghiệp con quá.


    Bác nghĩ: "Rồi có khi thú dữ lại ăn thịt cô bé mất thôi!." Nhưng dù sao bác cảm thấy trút được gánh nặng trong lòng vì chẳng phải giết người. Đúng lúc đó có một con lợn rừng con nhảy tới, bác đâm chết lấy gan phổi mang về nộp hoàng hậu làm bằng chứng. Mụ dì ghẻ độc ác sai nhà bếp xào gan phổi cho mụ ăn. Mụ đinh ninh là gan phổi Bạch Tuyết nên mụ cố ăn cho kỳ hết.


    Còn lại cô bé bất hạnh lủi thủi một mình trong rừng rộng mênh mông, cô sợ hãi, ngơ ngác nhìn lá cây ngọn cỏ chẳng biết làm gì. Đột nhiên cô cắm đầu chạy, chạy giẫm cả lên gai và đá nhọn. Thú dữ lượn quanh cô, nhưng chẳng có con nào đụng đến người cô. Cô bé cứ thế chạy mãi, chạy mãi, tới lúc trời sẩm tối cô mới nhìn thấy một căn nhà nhỏ, liền vào đó nghỉ chân.


    Trong nhà tất cả mọi đồ vật đều nhỏ xíu, xinh xắn và sạch sẽ đến nỗi không thể chê vào đâu được. Giữa nhà có một cái bàn trải khăn trắng tinh, trên bàn bày bảy cái đĩa nhỏ xinh xinh, mỗi đĩa có một thìa con, một dao con, một nĩa on và cạnh đó là một ly cũng nho nhỏ xinh xinh như thế. Sát hai bên tường kê bảy chiếc giường nhỏ nối tiếp nhau, giường nào cũng phủ khăn trắng như tuyết.


    Đang đói và khát, Bạch Tuyết ăn ở mỗi đĩa một ít rau, ít bánh và uống ở mỗi ly một hớp rượu vang, vì cô không muốn để một ai phải mất phần. Suốt ngày chạy trốn trong rừng, giờ cô đã thấm mệt muốn đặt mình xuống giường nằm ngủ nhưng giường lại không vừa, cái thì dài quá, cái khác lại ngắn quá. Thứ đến cái thứ bảy mới thấy vừa, Bạch Tuyết nằm và ngủ thiếp đi.


    Khi trời tối mịt, những chủ nhân của căn nhà nhỏ mới về: đó là bảy chú lùn thường ngày đào bới quặng sắt ở trong núi. Họ thắp bảy ngọn đèn xinh xinh, và khi đèn tỏa sáng khắp căn nhà, họ cảm thấy hình như có ai đã vào nhà, vì mọi vật không còn giữ nguyên như khi họ rời căn nhà đi làm nữa.


    Chú thứ nhất nói:

    - Ai đã ngồi lên ghế xinh đẹp của tôi?

    Chú thứ hai nói:

    - Ai đã ăn ở đĩa nho nhỏ của tôi?

    Chú thứ ba nói:

    - Ai đã ăn bánh của tôi?

    Chú thứ tư nói:

    - Ai đã nếm rau ở đĩa của tôi?

    Chú thứ năm nói:

    - Ai đã lấy nĩa bé xíu của tôi đem cắt gì rồi?

    Chú thứ sáu nói:

    - Ai đã lấy dao xinh xắn của tôi đem cắt gì rồi?

    Chú thứ bảy nói:

    - Đã có ai uống nước ở ly xinh đẹp của tôi?

    Những chú khác cũng chạy lại giường mình và kêu:

    - Hình như đã có ai nằm lên giường tôi?

    Khi chú thứ bảy nhìn vào giường mình thì thấy Bạch Tuyết đang ngủ. Thế là chú gọi những chú kia chạy tới. Ai nấy đều ngạc nhiên, họ cầm bảy ngọn đèn soi Bạch Tuyết và reo lên:

    - Cha, cô bé sao mà xinh đẹp thế!

    Cả bảy chú đều vui mừng lắm, không đánh thức cô dậy, để yên cho cô bé ngủ.

    Chú lùn thứ bảy đành ngủ nhờ giường bạn, mỗi người một giờ, thế rồi cũng hết một đêm.

    Khi trời hửng sáng, Bạch Tuyết tỉnh dậy thấy bảy chú lùn đứng nhìn quanh thì rất sợ. Nhưng bảy người đều vui vẻ thân mật, hỏi cô:

    - Cô tên là gì?

    Cô trả lời:

    - Em tên là Bạch Tuyết.

    Mấy chú lùn lại hỏi tiếp:

    - Làm sao mà cô tới được nhà của chúng tôi?

    Thế là cô kể cho họ nghe chuyện dì ghẻ định ám hại cô, nhưng người thợ săn đã để cho cô sống và cô đã chạy trốn suốt cả ngày trong rừng tới khi sẩm tối thì thấy căn nhà của họ.

    Các chú lùn bảo cô:

    - Nếu cô đồng ý trông nom nhà cửa, nấu ăn, rũ giường, giặt quần áo, khâu vá, thêu thùa, quét tước, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ ngăn nắp thì cô có thể ở lại với chúng tôi, cô sẽ chả thiếu thứ gì cả.

    Bạch Tuyết nói:

    - Vâng, thực lòng mà nói, em cũng muốn vậy.

    Và từ đó, Bạch Tuyết ở với bảy chú lùn. Cô đảm đương mọi việc trong nhà, sáng sáng các chú lùn vào mỏ tìm sắt và vàng cho mãi tới chiều tối mới về, thì thức ăn của họ đã bày sẵn trên bàn. Suốt cả ngày, Bạch Tuyết ở nhà một mình. Các chú lùn tốt bụng nhắc nhở, căn dặn cô:

    - Hãy canh chừng mụ dì ghẻ nhé! Chẳng bao lâu mụ sẽ biết là cô ở đây. Đừng có cho ai vào nhà đấy!Hoàng hậu đinh ninh tưởng mình đã ăn gan phổi Bạch Tuyết nên chắc rằng chỉ còn có mình là người đẹp nhất trần gian.

    Mụ đứng ngắm mình trước gương và hỏi:

    - Gương kia ngự ở trên tường,

    Nước này ai đẹp được dường như ta.


    Gương trả lời:

    - Thưa hoàng hậu,

    Ở đây bà đẹp tuyệt trần,

    Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn,

    Nàng ta ở khuất núi non,

    Nơi nhà của bảy chú lùn sống chung.


    Mụ giật mình, vì mụ biết rằng gương không bao giờ nói dối. Mụ nghĩ ngay là người thợ săn đã đánh lừa mụ và Bạch Tuyết hãy còn sống. Mụ ngồi nghĩ mưu giết Bạch Tuyết cho bằng được, chừng nào mụ chưa được gương gọi là người đẹp nhất thì ghen tức còn làm cho mụ mất ăn mất ngủ.


    Sau mụ nghĩ ra một kế, mụ bôi mặt, mặc quần áo trá hình thành một bà lão bán hàng, ai có gặp cũng khó lòng nhận ra được. Với hình dạng như vậy, mụ vượt bảy ngọn núi tới nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa và rao:

    - Hàng tốt, hàng đẹp đây, có ai mua không, mua đi!

    Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ hỏi:

    - Chào bà, bà có gì bán đấy?

    Bà lão trả lời:

    - Hàng tốt hàng đẹp đây, dây lưng đủ màu đây!

    Vừa nói bà vừa rút ra một chiếc dây lưng ngũ sắc dệt bằng tơ.

    Bạch Tuyết nghĩ:

    - Bà cụ này thật thà mình có thể cho vào nhà được.

    Bạch Tuyết mở cửa và mua một chiếc dây lưng thật đẹp.

    Bà lão nói:

    - Con ơi, trông con buộc vụng về lắm, lại đây bà buộc thật đẹp, cẩn thận cho con.

    Bạch Tuyết không chút e ngại, lại đứng trước bà cụ để bà buộc chiếc dây lưng mới cho.

    Thế là mụ già buộc thoăn thoắt, mụ thắt chặt cứng làm cho Bạch Tuyết nghẹt thở, ngã lăn ra bất tỉnh.

    Mụ nói:

    - Giờ thì con chỉ là người đẹp của quá khứ mà thôi.

    Rồi mụ vội vã ra về.


    Một lát thì trời tối, bảy chú lùn về nhà, thấy Bạch Tuyết yêu quý của họ nằm sóng soài trên mặt đất như chết, người không hề nhúc nhích cử động, họ rất lo lắng. Họ nhấc cô lên thì thấy chiếc dây lưng thắt chặt cứng, lấy dao cắt đứt dây, Bạch Tuyết lại khe khẽ thở và dần dần tỉnh dậy.


    Sau khi nghe Bạch Tuyết kể chuyện vừa xảy ra, bảy chú lùn bảo cô:

    - Mụ già bán hàng ấy chắc chẳng ai khác ngoài mụ hoàng hậu độc ác, cô phải giữ mình cẩn thận nhé, khi chúng tôi đi vắng thì đừng cho ai vào nhà cả.


    Về tới nhà, mụ hoàng hậu độc ác đến trước gương soi và hỏi:

    - Gương kia ngự ở trên tường,

    Nước này ai đẹp được dường như ta.


    Cũng như mọi lần, gương trả lời:

    - Thưa hoàng hậu,

    Ở đây bà đẹp tuyệt trần,

    Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn,

    Nàng ta ở khuất núi non,

    Nơi nhà của bảy chú lùn sống chung.


    Khi nghe vậy, hoàng hậu máu trào sôi lên vì tức giận, mụ biết chắc là Bạch Tuyết đã sống lại.


    Mụ nói:

    - Được rồi, tao sẽ nghĩ ra kế khác để cho mày về âm phủ.

    Với những phép quỷ thuật, mụ làm một chiếc lược tẩm thuốc độc. Mụ ăn mặc trá hình thành một bà già khác lần trước, rồi vượt bảy ngọn núi tới nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa và rao to:

    - Hàng tốt, hàng đẹp, ai mua ra mua!

    Bạch Tuyết ngó ra và nói:

    - Bà đi đi, tôi không được phép cho một ai vào nhà.

    Mụ già nói:

    - Nhưng chắc không ai cấm con cầm cái lược này xem chơi một chút chứ?

    Rồi mụ lấy chiếc lược tẩm thuốc độc giơ lên.

    Bạch Tuyết thích chiếc lược quá nên quên cả lời dặn dò, chạy vội ra mở cửa.

    Khi đôi bên thỏa thuận giá cả xong, mụ già nói:

    - Giờ để bà chải cho con nhé, bà chải cho thật đẹp nhé!

    Cô bé đáng thương ấy không nghi ngờ gì cả, cô để mụ chải đầu cho. Nhưng lược vừa mới cắm vào tóc, Bạch Tuyết đã bị ngấm thuốc độc, ngã lăn ra bất tỉnh.

    Mụ già độc ác nói:

    - Thế là người đẹp nhất nước đã đi đời nhà ma!

    Nói xong mụ bỏ đi.


    Nhưng may thay trời sắp tối, một lát au thì bảy chú lùn về tới nhà. Thấy Bạch Tuyết nằm như chết ở dưới đất, họ nghi ngay mụ dì ghẻ, họ lùng sục và tìm thấy chiếc lược tẩm thuốc độc cài trên đầu, vừa mới lấy lược ra thì Bạch Tuyết tỉnh dậy kể lại sự việc đã xảy ra. Một lần nữa bảy chú lùn lại căn dặn cô phải cẩn thận, bất cứ ai đến cũng không mở cửa.


    Bước chân về tới nhà, hoàng hậu lại soi gương và hỏi:

    - Gương kia ngự ở trên tường,

    Nước này ai đẹp được dường như ta.


    Cũng như mọi lần, gương trả lời:

    - Thưa hoàng hậu,

    Ở đây bà đẹp tuyệt trần,

    Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn,

    Nàng ta ở khuất núi non,

    Nơi nhà của bảy chú lùn sống chung.


    Nghe gương như vậy toàn thân mụ run lên vì tức giận, mụ thét lên:

    - Bạch Tuyết, mày phải chết, dù tao có mất mạng cũng cam lòng.


    Sau đó mụ vào một căn phòng hẻo lánh trong lâu đài nơi không hề có ai bước chân tới, và mụ tẩm thuốc độc vào táo, quả táo chín đỏ trông rất ngon, ngon đến nỗi ai nhìn thấy cũng muốn ăn. Nhưng ai ăn một miếng sẽ chết ngay tức khắc.


    Khi tẩm thuốc xong, mụ bôi mặt, mặc quần áo trá hình thành một bà nông dân. Rồi mụ lại vượt bảy quả núi đến nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa, Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ nói:

    - Cháu không được phép cho ai vào nhà, vì bảy chú lùn đã cấm rồi.


    Bà già nói:

    - Thế cũng chẳng sao. Chỗ táo ngày bà muốn bán rẻ nốt để còn về. Đây, để bà cho con một quả.

    Bạch Tuyết nói:

    - Không, cháu không được phép nhận một thứ gì cả.


    Bà già nói:

    - Con sợ ăn phải thuốc độc chứ gì? Trông đây này, bà bổ táo làm hai, con ăn nửa táo chín đỏ, bà ăn phần táo trắng còn lại.


    Quả táo được tẩm thuốc rất khéo léo: chỉ nửa táo chín đỏ ngấm thuốc độc, Bạch Tuyết mắt hau háu nhìn quả táo chín ngon, thấy bà nông dân ăn mà không sao cả nên không dằn lòng được nữa, thò tay ra đón lấy nửa táo ngấm thuốc độc. Cô vừa cắn được một miếng thì ngã lăn ra chết liền.


    Hoàng hậu nhìn cô với con mắt gườm gườm, rồi cười khanh khách và nói:

    - Trắng như tuyết, đỏ như máu, đen như gỗ mun. Lần này thì những thằng lùn đừng hòng đánh thức con sống lại nữa, con ạ!


    Vừa về đến cung, mụ hỏi ngay gương:

    - Gương kia ngự ở trên tường,

    Nước này ai đẹp được dường như ta.

    Lần này gương đáp:

    - Muôn tâu hoàng hậu, hoàng hậu chính là người đẹp nhất ở nước này.


    Lúc đó, tính ghen ghét đố kỵ của mụ mới nguôi, mụ mới cảm thấy mãn nguyện.


    Theo thường lệ, đến tối bảy chú lùn mới về nhà, vừa bước vào cửa thì thấy ngay Bạch Tuyết nằm dưới đất, tim đã ngừng đập, không thấy hơi thở ra nữa, Bạch Tuyết đã chết.


    Bảy chú lùn nâng cô dậy, tìm xem có dấu vết chất độc nào không, rồi lấy nước và rượu lau mặt cho cô nhưng chẳng ăn thua gì; cô bé tội nghiệp ấy đã chết, chết thật rồi. Họ cho cô vào quan tài, cả bảy người ngồi quanh quan tài, khóc cô ba ngày liền. Sau đó họ muốn đem đi chôn nhưng thấy sắc người cô vẫn tươi tỉnh như người sống, đôi má xinh đẹp vẫn ửng hồng. Họ nói với nhau:

    - Thi hài như vậy, ai nỡ lòng nào đem vùi xuống đất đen ấy.


    Họ đặt làm một chiếc quan tài trong suốt bằng thủy tinh, bốn phía đều nhìn thấy được. Họ đặt cô vào trong đó, khắc tên Bạch Tuyết bằng chữ vàng và đề thêm rằng cô là một nàng công chúa. Rồi họ khiêng đặt quan tài nàng trên núi, cắt phiên nhau gác. Các loài vật cũng đến viếng khóc Bạch Tuyết.


    Bạch Tuyết nằm trong quan tài đã lâu lắm mà thi thể vẫn nguyên, nom như nàng đang nằm ngủ, vì nàng vẫn trắng như tuyết, đỏ hồng như máu, tóc vẫn đen như gỗ mun.


    Hồi đó, có một hoàng tử nước láng giềng đi lạc vào rừng và tới căn nhà của bảy chú lùn xin ngủ nhờ qua đêm. Hoàng tử nhìn thấy chiếc quan tài thủy tinh trên núi, Bạch Tuyết nằm trong chiếc quan tài có khắc dòng chữ vàng, đọc xong dòng chữ hoàng tử nói:

    - Để cho tôi chiếc quan tài này, các anh muốn lấy bao nhiêu tôi cũng trả.


    Bảy chú lùn đáp:

    - Đem tất cả vàng trên thế giới này để đổi, chúng tôi cũng chẳng bằng lòng.Hoàng tử nói:

    - Thế thì tặng tôi vậy, vì tôi không thể sống nếu không được trông thấy Bạch Tuyết, tôi thương yêu và kính trọng nàng như người yêu nhất trần đời của tôi.


    Nghe hoàng tử nói tha thiết vậy, những chú lùn tốt bụng động lòng thương và bằng lòng. Hoàng tử sai thị vệ khiêng quan tài trên vai mang về. Thị vệ đi vấp phải rễ cây rừng làm nảy thi hài Bạch Tuyết lên, miếng táo tẩm thuốc độc nàng ăn phải bắn ra khỏi cổ họng.Ngay sau đó, nàng từ từ mở mắt ra, nâng nắp quan tài lên, ngồi nhỏm dậy và nói:

    - Trời ơi, tôi đang ở đâu đây?

    Mừng rỡ, hoàng tử nói:

    - Ta quý nàng hơn tất cả mọi thứ trên đời này, nàng hãy cùng ta về cung điện của vua cha, nàng sẽ là vợ của ta.


    Bạch Tuyết bằng lòng theo hoàng tử về hoàng cung. Lễ cưới Bạch Tuyết và hoàng tử được tổ chức rất linh đình và trọng thể. Mụ dì ghẻ độc ác của Bạch Tuyết cũng được mời tới dự. Sau khi ăn mặc thật lộng lẫy, mụ lại đứng trước gương soi và hỏi:

    - Gương kia ngự ở trên tường,

    Nước này ai đẹp được dường như ta.


    Gương trả lời:

    - Thưa hoàng hậu,

    Ở đây bà đẹp tuyệt trần,

    Nhưng hoàng hậu trẻ muôn phần đẹp hơn.


    Mụ dì ghẻ độc ác chửi đổng một câu, mụ trở nên sợ hãi không biết tính thế nào. Mới đầu mụ toan không đi dự đám cưới, nhưng mụ đứng ngồi không yên, mụ sốt ruột và muốn xem mặt hoàng hậu trẻ.


    Khi bước vào phòng, mụ nhận ngay ra Bạch Tuyết. Sợ hãi và hoảng loạn mụ đứng đó như trời trồng, không dám nhúc nhích. Nhưng giày sắt đã đặt trên lửa rồi, nhà vua trừng phạt buộc mụ phải xỏ chân vào đôi giày sắt nung đỏ và nhảy cho tới khi ngã lăn ra đất mà chết.

    Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn
    Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn
    Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn

  2. Ngày xưa, ở một khu rừng nọ, có một mụ yêu tinh hung ác chuyên ăn thịt người. Ngày nào, mụ cũng rình rập chờ đợi xem có ai vào rừng săn bắn, đốn củi hoặc hái nấm. Kẻ xấu số nào vô tình lọt vào lãnh địa của mụ thì sẽ bị mụ bắt ăn thịt ngay.


    Rồi một ngày nọ, có đám trẻ rủ nhau vào rừng hái nấm nhưng chẳng may chúng bị lạc hướng đi nhầm vào lãnh địa của mụ yêu tinh. Mụ yêu tinh phát hiện thấy có lũ trẻ bị lạc nên đã đuổi bắt định tóm chúng để ăn thịt dần. Lũ trẻ đã nhanh trí leo hết lên cây cao để trốn mụ. Vì không trèo được cây nên mụ đành bất lực ở dưới chờ đợi lũ trẻ đói khát phải tụt xuống. Vì biết cứ ở mãi trên cây cũng không xong, lũ trẻ nghĩ cách lừa mụ yêu tinh để có thể chạy thoát thân. Vì sự ngu ngốc của mình, mụ đã bị lũ trẻ lừa trói lên cây.


    Lũ trẻ đã thoát khỏi mụ yêu tinh, nhưng không ngờ rằng, không ít phút sau mụ thoát ra được khỏi sợi dây trói và đuổi bắt lũ trẻ. Lần này thì lũ trẻ đã bị mụ quăng lưới bắt được, duy chỉ có một đứa trẻ là thoát được vì đang nấp sau phiến đá gần đó. Bằng sự mưu trí của mình, đứa trẻ đã quay lại và giải cứu thành công những đứa trẻ còn lại. Không những thế lũ trẻ đã cho mụ yêu tinh bị dòng nước siết của con suối cuốn đi.


    Truyện cổ tích mụ yêu tinh và bầy trẻ cho các em thấy rằng, chỉ cần thông minh nhanh trí thì hoàn toàn có thể chiến thắng được kẻ gian ác hung tàn.

    Mụ phù thủy và bầy trẻ con
    Mụ phù thủy và bầy trẻ con
    Mụ phù thủy và bầy trẻ con
  3. Ngày xưa có một ông vua và một bà hoàng hậu ngày nào cũng nói: “Ước gì mình có đứa con!” mà mãi vẫn không có. Một hôm hoàng hậu đang tắm thì có con ếch ở dưới nước nhảy lên nói:

    – Điều bà mong ước bấy lâu sẽ thành sự thực. Hết năm nay bà sẽ sinh con gái.

    Lời ếch tiên tri quả đúng thật. Hoàng hậu sinh con gái đẹp tuyệt trần.

    Vua thích lắm, mở hội lớn ăn mừng. Vua mời họ hàng thân thuộc, bạn bè, lại mời cả các bà mụ đến để họ tận tâm chăm sóc, thương yêu con mình.

    Trong nước có mười ba bà mụ. Nhưng vua chỉ có mười hai cái đĩa vàng để mời ăn, do đó mời thiếu một bà. Hội hè linh đình. Lúc tiệc sắp tàn, các bà mụ niệm chú mừng đứa bé những điều kỳ lạ: bà đầu chúc đức hạnh, bà thứ hai chúc sắc đẹp, bà thứ ba của cải… cứ như vậy chúc tất cả các điều có thể mơ ước được ở trần gian. Mười hai bà vừa dứt lời chúc tụng thì bỗng bà mụ thứ mười ba bước vào. Bà muốn trả thù vì không được mời dự tiệc. Bà xăm xăm bước thẳng vào chẳng thèm nhìn ai, chào ai. Bà hét lên:

    – Công chúa đến năm mười lăm tuổi sẽ bị mũi quay sợi đâm phải mà chết.

    Rồi bà chẳng nói thêm nửa lời, bỏ đi. Mọi người chưa hết kinh ngạc thì bà thứ mười hai bước lên. Bà tuy chưa niệm chú chúc tụng nhưng cũng không giải được lời chú độc, mà chỉ làm nhẹ đi được thôi. Bà nói:

    – Công chúa sẽ không chết, chỉ ngủ một giấc dài trăm năm thôi.

    Vua muốn tránh cho con khỏi bị nạn ra lệnh cấm kéo sợi trong cả nước. Tất cả những lời chúc của các bà mụ đều thành sự thực: công chúa đẹp, đức hạnh, nhã nhặn, thông minh, ai thấy cũng phải yêu.

    Năm ấy, công chúa vừa đúng mười lăm tuổi. Một hôm, vua và hoàng hậu đi vắng, nàng ở nhà một mình. Nàng đi khắp cung điện để xem tất cả các buồng, thích đâu tạt vào đó. Sau cùng nàng tới một lầu cao. Nàng trèo lên chiếc thang xoáy ốc chật hẹp, tới một cửa nhỏ. Ổ khóa có cắm một chiếc chìa đã gỉ, nàng cầm chìa quay thì cửa mở tung ra. Trong buồng có một bà già ngồi trên tấm ghế nhỏ đang chăm chú kéo sợi. Nàng nói:

    – Chào bà. Bà làm gì đấy?

    Bà lão gật gù đáp:

    – Bà kéo sợi đay.

    – Cái gì nhảy nhanh như cắt thế kia hở bà?

    Nàng cầm lấy xa định kéo sợi. Vừa sờ đến thì lời chú thực hiện, nàng bị mũi quay đâm vào tay.

    Nàng ngã ngay xuống giường và ngủ mê mệt. Tất cả cung điện đều ngủ. Vua và hoàng hậu vừa về, mới bước chân vào buồng đã nhắm mắt ngủ. Cả triều đình cũng lăn ra ngủ. Ngựa trong chuồng, chó ngoài sân, bồ câu trên mái nhà, ruồi trên tường, đều ngủ. Cả ngọn lửa đang chập chờn trên bếp cũng ngủ yên. Thịt quay cũng ngừng xèo xèo. Bác đầu bếp thấy chú phụ bếp đãng trí đang kéo tóc chú cũng buông ra ngủ. Gió lặng yên trên cây trước lâu đài, không một chiếc lá nào rung. Bụi gai mọc quanh mỗi ngày một rậm, phủ kín cả lâu đài, trong miền ấy, nhân dân truyền tụng là có Đóa Hồng xinh đẹp đương ngủ triền miên. Người ta gọi công chúa là Đóa Hồng. Thỉnh thoảng các Hoàng tử nghe kể chuyện định chui qua bụi vào lâu đài nhưng không nổi vì bụi gai như có tay, nắm chặt họ lại khiến họ bị mắc nghẽn.

    Năm tháng trôi qua đã nhiều. Một hôm lại có một Hoàng tử tới nước này. Chàng nghe một ông lão kể lại là trong tòa lâu đài sau bụi gai có nàng công chúa tên là Đóa Hồng ngủ triền miên đã được trăm năm. Vua, hoàng hậu và cả triều đình cũng đều ngủ cả. Ông lão còn bảo là theo lời tổ phụ để lại thì đã có nhiều Hoàng tử tìm cách chui qua bụi rậm nhưng bị mắc lại ở đấy. Chàng liền bảo:

    – Tôi không sợ, tôi muốn chui vào tìm nàng Đóa Hồng xinh đẹp.

    Ông lão hết sức can ngăn, chàng nhất định không nghe. Thời hạn trăm năm đã qua. Đã đến lúc Đóa Hồng tỉnh giấc. Hoàng tử đến gần bụi gai thì chỉ thấy toàn những đóa hoa to tươiđẹp tự động giãn lối để chàng khỏi bị thương. Chàng đi rồi thì bụi cây khép lại. Ở sân lâu đài, chàng thấy ngựa và những con chó lốm đốm đang nằm ngủ. Chim bồ câu rũ đầu vào cánh đậu trên mái nhà. Chàng vào cung thì thấy ruồi bậu trên tường ngủ, bác đầu bếp còn giơ tay như định tóm lấy chú phụ bếp. Còn cô hầu gái thì đương ngồi làm lông con gà đen. Chàng đi vào cung điện chính thì thấy cả triều đình đều ngủ. Chàng lại tiếp tục đi. Im lặng như tờ. Có thể nghe thấy hơi thở của chàng. Sau chàng tới một tòa lầu, mở cửa vào một phòng nhỏ là nơi Đóa Hồng đang ngủ. Nàng nằm trông đẹp lộng lẫy. Chàng không rời mắt ra được, quì xuống hôn.

    Chàng vừa đụng môi thì Đóa Hồng mở mắt, nhìn chàng trìu mến. Hai người dắt nhau xuống lầu. Vua, rồi hoàng hậu và cả triều đình đều tỉnh dậy, giương mắt nhìn nhau. Ngựa ngoài sân đứng lên quẫy mình; chó săn nhảy lên ngoe nguẩy đuôi; bồ câu trên mái nhà vươn cổ ngóc đầu nhìn quanh rồi bay qua cánh đồng; ruồi bậu trên tường lại tiếp tục bò; lửa trong bếp bùng lên, chập chờn và đun thức ăn, thịt quay lại xèo xèo, bác đầu bếp tát chú phụ bếp một cái bạt tai làm hắn kêu lên, các cô hầu làm nốt lông gà.

    Lễ cưới của Hoàng tử và nàng Đóa Hồng được tổ chức linh đình. Hai vợ chồng sống suốt đời sung sướng. Nàng công chúa được Hoàng Tử đánh thức sau giấc ngủ một trăm năm. Lời nguyền độc ác của bà mụ thứ mười ba bị hóa giải, nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc.

    Nàng công chúa ngủ trong rừng
    Nàng công chúa ngủ trong rừng
    Nàng công chúa ngủ trong rừng
  4. Chuyện kể là từ rất lâu trước đây, có hai anh em nhà nọ, người anh là Hansel, người em gái là Gretel. Hai người họ cùng sống chung với cha và người mẹ kế ở trong ngôi nhà nhỏ gần khu rừng rộng lớn. Gia đình của họ vô cùng nghèo khó, đến cơm cũng không đủ để ăn. Vào năm nọ thì trời làm cho đói kém, vì vậy mỗi ngày đến miếng bánh cũng không có để mà ăn.

    Một buổi tối, Hansel vô tình nghe được cuộc trò chuyện giữa cha mình và người mẹ kế:

    – Bây giờ thì có vấn đề gì? Nếu như ta không làm như vậy thì cả nhà đều ngồi đó nhìn nhau chết đói đấy?

    – Bà nói cũng có lí, nhưng là tôi thương xót mấy đứa lắm! Tôi thật sự không biết phải làm như thế nào bây giờ?

    – Tôi đã sẵn có kế hoạch đây rồi. Chúng ta chỉ cần đem chúng vào tận sâu trong rừng rậm kia, sau đó bỏ chúng lại đấy rồi đi làm.

    – Không được. Tôi sao có thể làm việc đó được cơ chứ? Tôi nào nỡ lòng đem những đứa con của mình mà bỏ vào trong rừng được.

    – Vậy thì để cho cả bốn chúng ta cùng chết đói hả? Nếu như chúng ta làm như tôi nói thì chí ít hai chúng ta cũng được sống sót.

    – Nhưng mà…

    Sau cùng thì người cha cũng bị bà mẹ kế dụ dỗ mà nghe theo lời bà ta đem hai đứa trẻ bỏ vào trong rừng sâu. Bởi vì ăn không đủ no, nửa đêm Hansel cảm thấy đói quá mà thức dậy mới có thể nghe được hết kế hoạch kia.

    Buổi sáng ngày hôm sau thì cha cùng bà mẹ kế liền đưa theo hai anh em Hansel và Gretel vào trong rừng. Bởi vì đêm trước Hansel đã nghe được hết kế hoạch mà cha mẹ mình đã bàn tính nên cả đêm cậu lẻn khỏi nhà, tìm nhặt được rất nhiều những viên sỏi và nhét tất cả chúng vào trong túi áo của mình. Đi dọc đường cậu đều lén thả những viên sỏi ở trong túi xuống đường để có thể đánh dấu con đường về nhà.

    Khi cả nhà đã vào đến tận trong rừng sâu thì cha cùng mẹ kế liền dừng lại và bảo với hai anh em rằng:

    – Các con ngoan, giờ các con hãy chờ chỗ này nhé, chúng ta sẽ đi kiếm củi.

    Sau đó hai người liền bỏ lại hai anh em ở trong rừng mà đi mất.

    Hansel cùng em gái Gretel đứng nơi đó đợi mãi cho đến tận tối muộn cũng không hề thấy cha và mẹ quay trở lại đón mình. Trời thì cứ tối dần, và mặt trời cũng đã tắt hẳn, ở trong rừng thì có không biết là bao nhiêu con vật hung dữ và đáng sợ.

    Cô em gái Gretel vì quá sợ hãi mà òa lên khóc nức nở:

    – Anh ơi, bây giờ chúng ta làm sao có thể ra khỏi khu rừng này được chứ? Cha mẹ bỏ rơi chúng ta ở đây rồi. Giờ thì làm sao chúng ta có thể tìm được đường về nhà chứ?

    Hansel lập tức dỗ dành em mình:

    – Em gái ngoan, hãy cố chờ một lát nữa, đợi cho trăng lên sáng tỏ, chúng ta chắc chắn sẽ tìm được đường về nhà mà.

    Và khi trăng lên cao, Hansel liền nắm chặt tay em gái mình rồi lần theo những viên sỏi trắng lấp lánh mà trước đó cậu đã rải lại làm dấu trên đường, và họ cũng tìm được về tới nhà.

    Khi hai anh em gõ cửa thì người cha cùng mẹ kế vô cùng ngạc nhiên khi chúng có thể tìm được đường về nhà khi bị bỏ lại ở trong rừng sâu.

    – Rốt cuộc thì tại sao mà chúng có thể tìm được đường trở về cơ chứ? Ngày mai chúng ta phải đem chúng vào tận sâu trong rừng, như vậy chúng mới không tìm được đường về.

    Sáng ngày hôm sau, họ lại dẫn hai đứa trẻ đi vào tận sâu trong rừng. Bởi vì buổi tối ngày hôm qua bà mẹ kế khóa cửa quá chặt nên là Hansel không cách nào ra ngoài mà nhặt sỏi được. Vì vậy nó đành phải bẻ vụn đống bánh mì, cứ đi một đoạn nó lại dừng lại để rắc một chút bánh xuống đất để làm dấu.

    Người cha cùng với bà mẹ kế dắt hai đứa trẻ vào tít trong rừng sâu, nơi đó họ cũng chưa bao giờ tới, sau đó lại bỏ chúng ở lại đó mà đi về nhà.

    Cũng chẳng lâu sau thì trời bắt đầu tối, và Gretel lại sợ hãi mà khóc thét:

    – Anh Hansel à, làm sao chúng ta có thể tìm được đường để trở về nhà đây?

    – Em gái ngoan, em đừng lo, vì anh đã có cách đánh dấu lại con đường trở về nhà chúng ta rồi!

    Khi trăng vừa lên thì Hansel lại dắt tay em gái lần theo vết bánh mì vụn để trở về, nhưng cậu lại không thể tìm thấy chút vụn bánh mì nào còn sót lại, vì tất cả đều đã bị lũ chim ở trong rừng nhặt sạch sẽ rồi. Bấy giờ thì Hansel cùng Gretel chính thức bị bỏ lại ở trong rừng sâu u tối, không biết đường về, cũng không có cách nào để tìm trở về nhà được cả.

    Hai anh em cứ dắt nhau đi, đi mãi vào trong rừng sâu, nhưng khi chúng đã gần mất hết mọi hy vọng trở về nhà thì lại vô tình nhìn thấy một ngôi nhà rất kỳ lạ. Khi chúng lại gần hơn thì rõ ràng trông thấy ngôi nhà này được xây hoàn toàn bằng bánh mì, mái nhà thì dùng bánh ngọt, còn cửa ra vào lại chính là sô cô la.

    Cô em gái Gretel nhìn thấy thì rất vui mừng mà reo lên:

    – Anh Hansel, hãy trông kài, cánh cửa sổ kia được làm từ bánh quy đấy, còn cửa chính lại được làm từ sô cô la.

    – Chúa ơi, bọn họ còn đem kẹo đính hết lên trên tường này…

    Bởi vì Hansel với Gretel đều cảm thấy đói vô cùng nên cả hai lập tức với tay bẻ mấy thứ bánh kạo ở trên tường của ngôi nhà mà ăn ngấu ăn nghiến. Đột nhiên thì cánh cửa chính làm từ sô cô la kia bật mở, một bà lão có khuôn mặt trông khá dữ tợn hầm hầm bước vào trong nhà. Nhìn thấy hai anh em, bà ta quát lớn:

    – Các ngươi là ai? Tại sao lại đến gặm nhà của ta thế này?

    – Chúng cháu vô cùng xin lỗi bà, bởi vì chúng cháu quá đói nên mới làm như vậy thưa bà!

    – Hai cháu bị lạc ở trong rừng phải không? Thôi, cả hai cứ tự nhiên mà ăn thỏa thích đi, đừng ngại nhé. Lúc nào ăn xong rồi thì hãy vào trong này mà nghỉ ngơi một chút.

    Khi hai anh em đã được ăn uống vô cùng no nê thì lại theo bà lão vào trong nhà và ngủ một giấc thật sâu. Bà lão cũng tỏ ra vô cùng tử tế, bà ta mang ra rất nhiều những thức ăn ngon lành để mời chúng ăn. Và chúng cứ thế ăn rất nhiều, ăn xong thì lại lăn ra ngủ say.

    Tuy nhiên thì mụ già này chỉ là giả bộ như tử tế ở bên ngoài mặt thôi. Bởi vì mụ ta vốn là mụ phù thủy độc ác chuyên môn rình để bắt cóc trẻ con mà. Mụ ta nhốt Hansel vào trong một cái cũi, Gretel thì lại phải cật lực làm công việc nhà cho mụ ta.

    Ngày qua ngày mụ ta đều dụ cho Hansel ăn thêm thật nhiều thức ăn ngon lành, cốt là để vỗ béo cậu, đợi cho đến khi nào mà cậu thật béo thì mụ ta mới đem ra ăn thịt được. Và sáng nào thì mụ ta cũng tới chỗ mụ nhốt Hansel, kiểm tra xem cậu đã béo đến mức nào.

    – Hansel, hãy giơ ngón tay của mày lên để tao xem nó béo chưa nào.

    Nhưng là Hansel thông minh liền giơ cho mụ xem cái xương gà rất nhỏ. Bởi vì mắt kém nên mụ ta cứ nghĩ đó chính là ngón tay thật, và cũng lấy làm lạ lắm vì không hiểu sao mãi không thấy nó béo hơn chút nào.

    – Chắc tao phải để mày ăn thêm nhiều nữa mới được rồi.

    Lại qua một khoảng thời gian nữa nhưng mụ phù thủy vẫn chẳng thấy Hansel béo hơn một chút nào, vì vậy mụ sốt ruột lắm, cũng không muốn chờ thêm chút nào nữa. Vậy là mụ liền quyết định, mặc kệ Hansel kia béo hay là gầy thì mụ vẫn làm thịt để ăn.

    – Con Gretel ở đâu rồi? Mày mau mau đốt lửa lò lên để cho tao nấu thằng Hansel nào!

    Bởi vì Gretel quá thương anh trai nên khóc lóc vô cùng thảm thiết. Nhưng chợt em nhớ ra một điều, mụ phù thủy kia mắt không được tốt cho lắm, vì vậy em quyết định sẽ tìm cách đánh lừa mụ ta để có thể cứu anh trai mình thoát nạn.

    Trước tiên thì Gretel vẫn giả bộ nghe lời mụ, đi ra trước lò nướng và làm như mình đang đốt lửa nhóm lò vậy, mụ phù thủy ở gần cũng liên tục dậm chân tỏ vẻ sốt ruột quát mắng:

    – Mày còn không mau mau đốt lửa nữa à?

    – Cháu không cách nào làm cho lửa cháy lên được.

    – Đồ ngu, mày mau tránh ra và nhìn ta làm đây.

    Bởi vì mắt kém nên mụ phù thủy phải đứng ngay sát bên lò nướng thì mới có thể nhìn rõ được. Ngay khi mụ vừa thò đầu vào bên trong thì Gretel lấy hết sức mà đẩy mụ ta vào hẳn bên trong lò nướng. Và mụ phù thủy độc ác ấy bị lửa cháy thiêu trụi thành đống tro tàn.

    Giải quyết xong mụ phù thủy độc ác ấy thì Gretel liền chạy tới chỗ cái cũi để mở cửa cứu anh trai Hansel của mình ra ngoài. Sau đó hai anh em lại đi vòng vòng xung quanh nhà của mụ phù thủy, vô tình họ nhìn thấy ở trong phòng có đặt những chiếc hòm lớn chứa đầy những vàng bạc và châu báu vô giá.

    Hansel cùng Gretel nhặt lấy một cái túi rồi nhét đầy của cải vào trong, sau đó dắt nhau tìm đường để trở về nhà mình. Hai anh em cứ đi mãi, tìm mãi ở trong rừng sâu, mất rất nhiều thời gian thì mới tìm về được ngôi nhà yêu dấu của mình. Chúng kích động mà gọi to:

    – Thưa cha mẹ, hai chúng con về rồi đây!

    Từ khi bỏ hai đứa con ở trong rừng thì cuộc sống của người cha cùng bà mẹ kế lại càng thêm nghèo khổ hơn nữa, họ cũng không khi nào được vui vẻ cả. Đến lúc này họ mới cảm thấy hối hận khi đã đem mấy đứa con của mình bỏ vào trong rừng. Họ cũng đã cố gắng trở lại khu rừng ấy để tìm kiếm hai con nhưng cũng không cách nào tìm được chúng.

    Bây giờ thì họ cả ngày đều ngồi ở nhà mà khóc than bởi sai lầm của bản thân, lúc nào họ cũng cầu nguyện và hy vọng rằng Hansel cùng Gretel của họ có thể tìm được đường để trở về nhà như trước đây.

    Đột nhiên thì Hansel với Gretel cùng lúc nhảy bổ vào trong nhà và hét lớn:

    – Thưa cha, thưa mẹ, hai chúng con vô cùng nhớ hai người!

    Sau đó hai anh em liền đưa hết số vàng bạc và châu báu vơ vét được ở nhà mụ phù thủy cho cha mẹ mình. Và từ đó trở đi cả nhà họ không bao giờ phải lo chịu đói chịu khổ nữa. Cả gia đình về sau được sống bên nhau vô cùng no đủ và hạnh phúc

    Hansel và Gretel
    Hansel và Gretel
    Hansel và Gretel
  5. 1. Nhà vua và điều kiện của phù thủy

    Lần ấy, vua đi săn trong một khu rừng rộng mênh mông, nhà vua mải đuổi săn theo một con thú rừng, quân hầu không ai theo kịp.

    Khi bóng đêm đổ xuống cánh rừng, nhà vua mới đứng lặng nhìn quanh, bối rối, thấy mình đã lạc đường, không tìm được đường ra. Bỗng nhà vua thấy một bà già đầu lắc lư đi tới – đó là một phù thủy – nhà vua bảo:

    – Bà cụ ơi, bà có thể làm ơn chỉ cho tôi lối ra khỏi rừng không?

    Bà già đáp:

    – Tâu bệ hạ, được ạ. Cái đó già làm được, nhưng chỉ khi nào điều kiện đặt ra được thực hiện, bằng không, bệ hạ không ra được khỏi khu rừng và sẽ chết đói ở đây.

    Nhà vua hỏi:

    – Điều kiện ấy như thế nào?

    – Già có một đứa con gái xinh đẹp không ai trên trần gian sánh bằng. Nó thật xứng đáng thành hoàng hậu. Nếu bệ hạ ưng chọn làm hoàng hậu, già sẽ chỉ cho bệ hạ đường ra khỏi khu rừng.

    Trong lúc hoảng sợ, vua bằng lòng ngay. Mụ già dẫn vua đến căn nhà nhỏ của mụ. Cô con gái mụ ngồi bên bếp lửa. Cô đứng dậy chào đón vua như thể đang chờ vua tới. Tuy thấy cô gái đẹp nhưng nhà vua trong lòng vẫn còn chưa ưng, cảm thấy rờn rợn. Sau khi vua đưa cô lên ngựa, mụ chỉ đường cho vua. Vua về trở lại hoàng cung để làm lễ cưới.

    Nguyên vua đã có vợ, hoàng hậu sinh được bảy người con, sáu trai một gái. Cả bảy người con đều được vua yêu quý vô cùng. Sợ người dì ghẻ đối với con mình không tốt, thậm chí có thể hành hạ chúng nữa, nên vua cho các con mình đến ở trong một lâu đài hiu quạnh nằm khuất giữa rừng sâu. Đường đi đến đó khó mà tìm ra được. Chính vua cũng không tìm thấy đường đến đó. Một bà lão đã cho nhà vua một cuộn chỉ có phép lạ. Nhà vua chỉ cần ném cuộn chỉ về phía trước, nó sẽ tự cuộn lại và chỉ đường đi cho vua.

    Nhà vua thường xuyên đi thăm các con yêu dấu. Sự vắng mặt của nhà vua làm hoàng hậu để ý. Mụ trở nên tò mò, muốn biết vua đi một mình vào rừng làm gì. Mụ ban phát cho thị vệ rất nhiều tiền để chúng đi rình mò, nói lộ bí mật sự việc, chúng nói cho mụ biết cả về cuộn chỉ có phép lạ, biết đưa đường.

    Mụ đứng ngồi không yên, lục tìm khắp mọi nơi cho đến khi thấy cuộn chỉ mới thôi.

    Mụ may một số áo bằng lụa trắng và khâu bùa phép vào áo, bùa phép này khi xưa mụ được mẹ truyền lại cho.


    2. Sáu con thiên nga

    Một hôm nhà vua đi săn vắng, mụ mang áo và cuộn chỉ chỉ đường vào rừng. Bọn trẻ thấy từ xa có bóng người đi đến tưởng là cha kính yêu nên mừng chạy ra đón. Mụ tung trùm lên mỗi đứa một chiếc áo lụa trắng, áo vừa chạm người thì chúng biến ngay thành sáu con thiên nga, bay vượt cánh rừng biến mất.

    Mụ hớn hở về nhà, tưởng như vậy là đã trừ được lũ con chồng. Nhưng mụ không ngờ là cô con gái, cô không cùng các anh chạy ra đón.

    Một hôm, vua đến thăm các con thì chỉ thấy con gái. Vua hỏi:

    – Các anh con đâu?

    Cô đáp:

    – Trời ơi, cha kính yêu! Các anh con đi bỏ lại con một mình ở đây.

    Rồi cô kể cho vua rằng, khi cô đứng ở cửa sổ thì nhìn thấy các anh biến thành thiên nga và bay vượt qua cánh rừng, rồi cô đưa cho vua xem những lông chim cô nhặt được ở ngoài sân.

    Vua rất buồn, nhưng không nghĩ hoàng hậu làm việc độc ác như vậy. Vua sợ con gái cũng sẽ bị bắt nên có ý định mang cô về hoàng cung. Nhưng cô sợ dì ghẻ nên xin vua cho cô đêm nay ngủ lại trong lâu đài giữa rừng. Cô nghĩ bụng:

    – Mình không ở đây lâu hơn được nữa, mình phải đi tìm các anh!

    Khi bóng đêm phủ xuống, cô lẻn vào trong rừng. Cô đi mãi, đi hoài, đi thâu đêm và suốt cả ngày hôm sau. Khi chân tay rã rời mỏi mệt, cô dừng chân thì thấy phía trước có một căn lều. Cô đi tới, bước vào nhà thì thấy có sáu chiếc giường nhỏ. Cô không dám ngả lưng trên chiếc giường nào, mà chui xuống gầm một chiếc giường, định ngủ qua đêm trên nền nhà đất.

    Lúc mặt trời sắp lặn, cô nghe có tiếng lào xào và thấy sáu con thiên nga bay qua cửa sổ vào nhà. Cả sáu con đứng trên nền nhà và thổi lông cho nhau. Bộ lông thiên nga trút ra như chiếc áo. Cô gái nhận ra các anh mình nên rất mừng, chui từ gầm giường ra. Các anh gặp lại em gái nên hết sức mừng rỡ, biết vui chẳng được bao lâu, các anh bảo em:

    – Em không ở lại đây được. Đây là sào huyệt của bọn cướp, chúng về thấy em, sẽ giết em ngay.

    Em gái hỏi:

    – Thế các anh có cách nào che chở em không?

    Các anh đáp:

    – Không có cách nào cả. Tối tối các anh chỉ có thể trút bộ lông thiên nga, hiện nguyên hình người trong một khắc đồng hồ – mười lăm phút – sau đó lại biến thành thiên nga.

    Em gái òa lên khóc và hỏi:

    – Thế không có cách nào giải thoát được các anh sao?

    Các anh đáp:

    – Trời, không được đâu! Điều kiện khó lắm, em không được nói cười sáu năm. Trong thời gian ấy em may cho các anh sáu cái áo bằng hoa thủy cúc. Chỉ cần một lời từ miệng em là mọi việc đều hỏng cả.Các anh vừa nói xong thì khắc đồng hồ đã điểm, các anh lại biến thành thiên nga, bay vút qua cửa sổ.

    Cô quyết định giải thoát cho các anh bằng mọi cách, dù cho có nguy hiểm tới tính mạng đi chăng nữa. Cô rời chiếc lều hoang vắng, đi mãi vào trong rừng sâu, leo lên cây ngủ đêm. Sáng sớm hôm sau cô đi hái hoa thủy cúc, và bắt đầu khâu áo. Rừng vắng lặng chẳng nói được với ai, và cô cũng chẳng buồn hé miệng cười. Cô ngồi chăm chú khâu áo.


    3. Nỗi oan của công chúa

    Ngày tháng cứ thế trôi qua. Một ngày kia, có một ông vua cùng tùy tùng đi săn. Họ vào trong rừng sâu và thấy có cô gái trên cây. Họ gọi hỏi cô:

    – Cô là ai mà ở đây.

    Không có tiếng đáp. Họ nói:

    – Cứ xuống đây với chúng tôi, chúng tôi không làm gì cô đâu!

    Cô chỉ lắc đầu. Họ cứ hỏi mãi, hỏi hoài, khi ấy cô tung sợi dây chuyền bằng vàng xuống, tưởng thế để mình yên thân. Nhưng đám người kia vẫn cứ đứng đó. Cô cởi dây lưng thả xuống, rồi đến vớ và những thứ cô có. Trên thân cô chỉ còn đồ lót. Đám thợ săn không lui đi mà còn trèo lên cây ẵm cô xuống, và dẫn cô tới chỗ vua. Vua hỏi:

    – Nàng là ai? Nàng ngồi trên cây làm gì?

    Cô không đáp. Vua hỏi cô bằng nhiều thứ tiếng, nhưng cô vẫn nín lặng như cá trong nước. Sắc đẹp của cô làm lòng vua rộn ràng xao xuyến. Vua cảm thấy yêu cô vô cùng. Vua quàng áo ngự lên người cô, để nàng ngồi phía trước và đưa về hoàng cung. Cô được mặc quần áo sang trọng, vẻ đẹp của cô trở nên lộng lẫy như một ngày nắng đẹp chan hòa, nhưng cô vẫn nín lặng, không nói nửa lời. Vào bàn ăn, cô được ngồi bên cạnh vua. Dáng điệu khiêm nhường và thùy mị của cô làm vua rất hài lòng. Vua nói:

    – Ta thiết tha được chung sống với nàng, chứ không với ai khác trên đời này!

    Mấy ngày sau, hôn lễ được cử hành.

    Vua có một bà mẹ ghẻ độc ác, bà không ưng thuận việc cưới xin này nên bà nói xấu hoàng hậu trẻ tuổi. Bà bảo:

    – Không biết con này ở đâu ra, mà nó câm, không nói được nửa lời. Nó chẳng xứng đáng làm hoàng hậu.

    Hơn một năm sau, khi hoàng hậu sinh con đầu lòng, mụ bắt trộm đi và lừa khi nàng ngủ, bôi máu vào mồm nàng. Rồi mụ đi tâu vua, nàng là loài ăn thịt người. Vua không tin và không để ai hại nàng. Lúc nào nàng cũng chăm chú ngồi khâu áo. Năm sau, nàng lại sinh một đứa con trai kháu khỉnh. Mụ ghẻ chồng độc ác lại quỷ quyệt lừa vua như lần trước, nhưng vua nhất định không tin lời mụ. Vua bảo:

    – Nàng ngoan đạo và tốt bụng, nên không thể làm việc ấy. Nếu nàng không bị câm thì nàng có thể tự minh oan, để cho mọi việc sáng tỏ.

    Nhưng đến lần thứ ba, dì ghẻ lại ăn trộm đứa bé mới sinh và lại tố cáo hoàng hậu. Vua không làm sao khác được là đưa quan tòa xét xử. Nàng bị tội chết thiêu.

    Ngày hành hình cũng là ngày cuối cùng của hạn sáu năm nàng không được nói, được cười.

    Đó là ngày nàng sẽ giải thoát được các anh khỏi yêu thuật. Sáu chiếc áo đã khâu xong, cái cuối cùng còn thiếu cánh tay trái. Khi nàng đã bị dẫn tới giàn hỏa thiêu, nàng vắt mấy chiếc áo lên cánh tay. Khi nàng đứng trên giàn hỏa thiêu, ở dưới sắp châm lửa, nàng nhìn quanh thì thấy sáu con thiên nga từ xa bay tới. Nàng biết mình sắp được cứu thoát, lòng mừng khôn xiết.

    Thiên nga vỗ cánh lượn sà xuống chỗ nàng để nàng phất quàng áo lên. Áo vừa đụng chim thì bộ lông thiên nga rơi xuống liền, các anh nàng hiện nguyên hình là những chàng trai khôi ngô, tươi cười đứng trước nàng. Chỉ có người em út nhận chiếc áo thiếu cánh tay trái nên còn một cánh thiên nga ở lưng. Anh em vui mừng ôm hôn nhau thắm thiết. Hoàng hậu bước lại phía nhà vua, khi vua còn rất đỗi ngạc nhiên, hoàng hậu nói:

    – Hoàng thượng kính mến, giờ thiếp mới được phép nói và thổ lộ hết nỗi oan của mình.

    Rồi nàng kể cho vua việc mụ già đã lấy ba đứa con giấu đi. Được gặp lại các con, vua rất mừng. Còn mụ dì ghẻ độc ác thì phải đền tội.

    Vua và hoàng hậu cùng sáu anh hưởng hạnh phúc thái bình suốt đời.

    Sáu con thiên nga
    Sáu con thiên nga
    Sáu con thiên nga
  6. Xưa có một bà hoàng hậu già, vốn là một mụ phù thủy. Mụ sinh được một cô con gái đẹp vào bậc nhất trên đời. Nhưng mụ vốn chỉ tìm cách hại người nên mụ vẫn bảo: Ai đến cầu hôn cũng phải làm một việc đã, làm được mụ sẽ gả con gái cho, mà làm không xong thì mất mạng. Đã nhiều người chỉ vì mê nhan sắc phải liều thân nhưng làm chẳng nổi các việc mụ giao đành chịu quì gối rơi đầu. Có vị hoàng tử nghe đồn về sắc đẹp của người con gái ấy, tâu vua cha:

    - Cha cho con đi cầu hôn thử.

    Vua khuyên hoàng tử:

    - Không khi nào cha ưng đâu con ạ. Con đi là đi vào cõi chết đấy!

    Hoàng tử ốm tương tư nằm liệt giường suốt bảy năm không thầy thuốc nào chữa được. Vua thấy đã tuyệt vọng, buồn lắm, bảo con:

    - Thôi thế con cứ đi mà cầu may vậy. Cha cũng chẳng còn cách nào khác để giúp con nữa.

    Hoàng tử nghe cha nói, đứng dậy ngay. Chàng thấy trong người lại khỏe và hớn hở lên đường.

    Một hôm chàng đang phi ngựa qua cánh đồng hoang, bỗng thấy ở xa lù lù một vật gì tựa đống cỏ lớn. Lại gần nhìn kỹ, hóa ra đấy là bụng một anh chàng đang nằm dài dưới đất. Cái bụng ấy bằng quả núi con. Gã béo thấy có người phi ngựa đến vội đứng lên thưa:

    - Nếu như ngài cần người, tôi xin theo hầu.

    Hoàng tử đáp:

    - Cồng kềnh như ngươi, ta biết dùng làm gì đây?

    Gã béo nói:

    - Thưa, chưa thấm vào đâu, tôi mà phình người ra thật sự, còn lớn gấp ba ngàn lần nữa.

    Hoàng tử bảo:

    - Nếu quả như thế thì có cơ dùng được. Ngươi đi với ta.

    Gã béo đi theo hoàng tử. Lúc sau, lại thấy một người nằm dài dưới đất ghé tai sát mặt cỏ.

    Hoàng tử hỏi:

    - Ngươi làm gì thế?

    Người ấy đáp :

    - Tôi đang lắng nghe.

    - Nghe gì mà chăm chú thế?

    - Nghe xem trên thế gian mới có chuyện gì xảy ra. Chẳng có gì lọt được khỏi tai tôi. Đến tiếng cỏ mọc tôi cũng nghe thấy.

    Hoàng tử bảo:

    - Thế ngươi thử nói xem, ngươi đã nghe thấy gì trong triều của bà hoàng hậu già có cô con gái đẹp nhất đời ấy?

    Gã đáp:

    - Tôi nghe có tiếng gươm chém soàn soạt: hẳn có kẻ đến cầu hôn bị chặt đầu.

    Hoàng tử bảo gã:

    - Đi với ta, có thể ta cần đến ngươi.

    Ba người cùng đi. Lúc sau, họ thấy như có hai bàn chân ai ở trước mặt họ. Họ thấy cả bắp chân nhưng không nhìn được suốt hết. Họ lại đi một quãng đường nữa mới trông thấy thân người, rồi đi mãi mới trông thấy đầu. Hoàng tử thét lên:

    - Chao ôi! Người đâu mà dài quá!

    Gã người dài đáp:

    - Nào đã thấm vào đâu! Tôi mà vươn ra thật sự thì còn dài đến gấp ba ngàn lần nữa, cao hơn quả núi cao nhất thế giới. Nếu người cần hỏi tôi, tôi xin theo hầu.

    Hoàng tử bảo gã:

    - Đi với ta, có thể ta cần đến ngươi.

    Họ đi một quãng, thấy có người hai mắt bịt chặt ngồi bên lề đường. Hoàng tử hỏi:

    - Mắt ngươi hỏng hay sao mà không dám nhìn ra ánh sáng thế?

    Gã đáp:

    - Không phải đâu! Tôi không dám gỡ khăn bịt mắt chính là vì nhãn quang mạnh lắm. Tôi đã nhìn vật gì, vật ấy ắt nổ tung. Nếu người dùng được tôi, tôi xin theo hầu.

    Hoàng tử bảo gã:

    - Đi với ta, có thể ta cần đến ngươi.

    Họ lại đi và thấy một người đang nằm sưởi giữa nắng mà cứ run cầm cập, tay chân lẩy bẩy. Hoàng tử hỏi:

    - Trời đang nóng ngội ngạt mà sao người lại rét được?

    Gã đáp:

    - Trời ơi, cơ thể tôi nó rất lạ. Người ta càng thấy bức thì tôi càng thấy rét, rét thấu xương thấu tủy. Ngược lại trời càng giá thì tôi càng thấy oi bức. Tôi ngồi giữa đồng bằng mà thấy oi bức không chịu nổi. Lúc ngồi giữa đống lửa mà thấy rét không chịu nổi.

    Hoàng tử bảo:

    - Thật là người kỳ dị! Ngươi có muốn theo ta thì đi với ta.

    Họ lại đi tiếp và gặp một người đang vươn cổ mà dòm qua các chỏm núi. Hoàng tử hỏi:

    - Ngươi làm gì mà hăng thế?

    Gã bảo:

    - Tôi có cặp mắt rất sáng, nhìn thấu mọi núi cao, rừng rậm, đồng ruộng, lũng sâu, có thể thấy khắp cả thế gian.

    Hoàng tử bảo gã:

    - Nếu ngươi thuận thì đi với ta. Ta đang thiếu người có tài ấy.

    Hoàng tử đem sáu người hầu đến thẳng thành đô, chỗ mụ hoàng hậu già ngự trị. Chàng không để lộ tung tích, chỉ nói:

    - Nếu người định gả con gái cho tôi thì sai gì tôi cũng làm.

    Mụ phù thủy thấy chàng đẹp trai, thế mà sa vào tay mụ thì mừng lắm. Mụ bảo:

    - Tao sẽ giao cho mày ba việc, làm được cả thì ta gả con cho.

    Chàng hỏi:

    - Việc thứ nhất là việc gì?

    - Trước tao có đánh rơi xuống Hồng Hải mất một cái nhẫn, mày đi tìm về cho tao.

    Hoàng tử lẻn về bảo sáu người hầu:

    - Việc thứ nhất không dễ đâu, ta phải tìm một cái nhẫn rơi ở Hồng Hải, biết làm sao bây giờ?

    - Để tôi xem nó chỗ nào? - Gã mắt sáng nói.

    Gã ngó một lúc rồi nói:

    - Kia rồi! Nó bị mắc trên một mũi đá ngầm.

    Gã người dài lưng nói:

    - Tôi lấy được ngay, chỉ tiếc chưa nhìn thấy.

    Gã béo hét:

    - Chỉ cần thế thôi à?

    Gã nằm phục xuống, ghé miệng sát mặt nước. Sóng biển xô nhau vào một hang ngầm. Gã uống một hơi dài cạn sạch nước, còn trơ đáy biển ráo khô như bãi cỏ. Lúc ấy, gã người dài mới cúi xuống, gã chỉ hơi nghiêng mình đã nhặt được nhẫn. Hoàng tử cầm nhẫn, mừng lắm, mang ngay về cho mụ già. Mụ kinh ngạc quá, kêu:

    - Ừ, đúng cái nhẫn này rồi!

    Rồi mụ nói tiếp:

    - Việc thứ nhất may mắn đã xong, nhưng còn việc nữa. Mày có thấy ba trăm con bò mộng đang ăn cỏ ở ngoài bãi trước lâu đài không? Mày phải ăn được bằng hết ba trăm con bò ấy, phải ngốn cả da, lông, xương, sừng. Dưới hầm có ba trăm thùng rượu vang, mày cũng phải nốc cho bằng cạn. Không được để sót một sợi lông bò, một giọt rượu. Bằng không, mày sẽ không còn được hoàn mạng.

    Hoàng tử hỏi:

    - Liệu tôi có được mời bạn cùng ăn không? Ăn uống thiếu bạn phỏng còn thú vị gì.

    Mụ già cười nham hiểm:

    - Cho mày mời một đứa bạn, nhưng chỉ được một đứa thôi.

    Hoàng tử ra tìm sáu người hầu và bảo gã béo:

    - Hôm nay ngươi là khách của ta, cứ việc ăn thật no nhé.

    Gã béo căng bụng ăn một lúc hết sạch đàn bò ba trăm con, đến sợi lông cũng không còn. Ăn xong gã còn hỏi liệu sau bữa điểm tâm ấy có gì nữa không. Gã tu cạn mấy trăm thùng rượu, chẳng cần rót ra cốc, chẳng bỏ sót một giọt.

    Bữa ăn đã xong, Hoàng tử vào báo cho mụ già biết.

    Mụ kinh ngạc lắm, bảo:

    - Chưa có đứa nào làm được thế, nhưng còn việc nữa.

    Mụ nghĩ bụng: "Đằng nào rồi mày cũng mất đầu, thoát khỏi tay ta sao được". Mụ hẹn:

    - Tối nay, tao sẽ cho con gái vào phòng mày. Mày phải ôm nó mà ngồi suốt đêm, cấm ngủ. Đúng nửa đêm, tao sẽ đến xem. Nếu lúc ấy mày buông tay ra rồi, tức là mày thua cuộc.

    Hoàng tử nghĩ thầm: “Khó gì việc này, ta thức được”. Nhưng chàng vẫn gọi các người hầu vào, nói cho họ biết và bảo:

    - Ai biết mưu sâu của nó thế nào! Cẩn thận vẫn hơn, các ngươi hãy thức canh và phải chú ý, chớ để nàng ra khỏi phòng.

    Tối, mụ già đưa con lại, giao tận tay hoàng tử. Gã người dài vội nằm khoanh lại thành một cái vòng quanh hai người, còn gã béo đứng cạnh ngay trước cửa. Họ tưởng thế là chắc, không ai lọt vào nổi. Hai người ngồi trong, cô gái chẳng nói một câu nhưng nhờ ánh trăng rọi chếch qua cửa sổ soi tỏ khuôn mặt cô nên Hoàng tử vẫn thấy được dung nhan tuyệt vời ấy. Chàng cứ ngắm hoài, yêu thương, mừng rỡ tràn đầy, không hề thấy mỏi mắt. Khoảng mười một giờ khuya, mụ già niệm chú cho mọi người thiếp đi, rồi mụ hóa phép cướp người con gái. Họ thiếp đi cho đến tận mười một giờ bốn lăm. Khi ấy yêu thuật hết linh nghiệm mọi người tỉnh dậy. Hoàng tử kêu:

    - Vạ đến nơi rồi! Ta thua cuộc rồi!

    Mấy người trung thành cũng bắt đầu than thở, bỗng gã thính tai bảo:

    - Im nào, để tôi xem nào!

    Gã lắng tai nghe một lúc rồi bảo:

    - Cô ấy đang ngồi than thân trong một quả núi đá, cách đây ba trăm giờ đi bộ. Cậu người dài là người duy nhất làm nổi việc này: cậu cứ duỗi dài người ra thì chỉ cần bước dăm bước là đến nơi.

    Gã người dài bảo:

    - Được, nhưng cậu mắt sắc phải đi với tớ, ta sẽ cùng dọn quả núi ấy đi.

    Nói đoạn, gã xốc luôn gã bịt mắt lên vai và chỉ trong nháy mắt, chưa kịp trở bàn tay hai gã đã đứng trước quả núi yểm bùa. Gã người dài vội tháo cái khăn bịt mắt gã kia. Gã kia mới trừng mắt, cả quả núi đã nổ tan ra ngàn vạn mảnh. Gã người dài vội bế bổng cô thiếu nữ lên và chỉ trong nháy mắt, gã đã về đến nơi. Gã lại đi đón nốt bạn về, cũng nhanh như thế. Trước khi đồng hồ điểm mười hai tiếng, họ đã ngồi lại cả ở đó, tỉnh táo và hớn hở. Đúng nửa đêm, mụ già rón rén bước lại. Vẻ mặt mụ kiêu kỳ như muốn bảo: "Giờ thì mày ở trong tay tao rồi".

    Mụ cứ tưởng con gái vẫn còn ngồi trong núi cách đây ba trăm dặm. Ngờ đâu mụ thấy con vẫn ngồi nguyên trong tay hoàng tử. Mụ kinh hãi quá, kêu:

    - Thằng này thật cừ hơn ta!

    Mụ còn biết nói sao nữa, đành phải gả con gái cho Hoàng tử, nhưng mụ khẽ rỉ tai con:

    - Thật là nhục cho con, không kiếm được tấm chồng tương xứng, để từ nay cứ phải vâng theo một đứa thường dân.

    Người con gái bị tổn thương lòng kiêu kỳ sinh căm giận, nghĩ cách báo thù. Sáng hôm sau, nàng sai chở ba trăm thước gỗ đến rồi nói với hoàng tử: "Mặc dầu ba việc đã làm xong, ta sẽ chỉ lấy chàng khi nào có kẻ dám ngồi giữa đống gỗ cháy mà chịu được lửa".

    Nàng nghĩ chẳng kẻ hầu nào chịu thiêu mình vì chủ đâu, và vì yêu nàng tất chàng sẽ phải đích thân ngồi vào, thế là nàng thoát. Sáu người hầu bàn nhau: "Bọn mình ai cũng đã được một việc, chỉ có cậu rét run chưa làm gì, giờ đến lượt cậu ấy". Họ đã khiêng gã rét run lên đống gỗ rồi đốt lửa. Lửa cháy suốt ba ngày, cả đống gỗ ấy ra tro. Nhưng lửa vừa mới lụi đã thấy người rét run đứng dậy giữa đống tro run rẩy như tầu lá mà bảo.

    - Đời tôi chưa khi nào thấy rét như thế này, rét thêm tý nữa chắc là chết cóng mất!

    Người con gái đẹp không còn kế nào khác, đành nhận lời lấy chàng trai lạ mặt. Nhưng lúc họ lên xe ra nhà thờ làm lễ cưới, mụ già lại nói:

    - Tao không chịu được cái nhục này!

    Mụ sai binh tướng đuổi theo, hạ lệnh chúng phải giết sạch và đem bằng được con gái về cho mụ. Không ngờ gã thính tai nghe được cả những lời dặn dò kín đáo ấy. Gã hỏi gã béo:

    - Làm thế nào đây?

    Nhưng gã này đã có kế rồi, gã nhổ ngay nước biển đã uống khi trước, mới nhổ vài bãi đã thành cái hồ lớn chặn đường cỗ xe. Đám binh tướng của mụ già không sao tiến được và bị chết đuối rất nhiều. Mụ già biết tin lại cho một đội giáp binh nữa đuổi theo. Nhưng gã thính tai đã kịp nghe thấy tiếng đồ binh giáp va nhau lách cách. Gã giật cái khăn bịt mắt gã mắt sắc. Gã này mới chỉ hơi trừng mắt, quân thù đã tan tành như mớ thủy tinh vụn. Đoàn người yên chí đánh xe đi tiếp.

    Khi cặp vợ chồng vào nhà thờ làm phép cưới đã xong, sáu người hầu nói với chủ:

    - Giờ Người đã toại nguyện, không cần đến chúng tôi nữa. Chúng tôi xin đi nơi khác tìm vận hội.

    Ở trước cung điện của hoàng tử, cách độ một nửa giờ đi bộ, có một cái thôn nhỏ. Lúc họ đi ngang đấy, thấy một người đang chăn lợn ngoài thôn. Hoàng tử bảo vợ:

    - Nàng có biết thật ta là ai không? Ta không phải là con vua đâu mà chỉ là con của một người chăn lợn. Người chăn lợn kia chính là cha ta đấy. Rồi đôi ta cũng sẽ phải giúp cha một tay.

    Nói đoạn, chàng xuống xe, dắt nàng vào quán trọ. Chàng rỉ tai bảo kẻ hầu trong quán, đợi đêm lấy trộm quần áo sang trọng của hai người đi. Sáng hôm sau, lúc hai người thức dậy, quần áo mất sạch chẳng còn gì mặc. Mụ chủ cầm vào cho nàng một cái áo cũ với đôi tất đen cũng đã cũ. Mụ còn làm như món quà lớn lắm, mụ bảo:

    - Không có chồng cô, tôi chẳng cho cô tí gì đâu!

    Nàng lại càng tin: "Đúng chồng mình chỉ là anh chăn lợn". Nàng cũng đi chăn lợn với chồng và nghĩ bụng: "Cũng là đáng đời mình, cứ hay kiêu kỳ ngạo nghễ". Như thế được tám hôm, chân nàng đau nhức quá không thể chịu được nữa. Khi ấy có một người đến hỏi nàng có biết chồng nàng là ai không. Nàng đáp:

    - Có chứ! Là anh chàng chăn lợn. Nhà tôi vừa ra xong, hình như đi mua dây bán rợ gì đấy.

    Nhưng mấy người nọ bảo:

    - Lại đằng này đi, chúng tôi sẽ đưa chị đến nơi. Họ dẫn nàng lên cung điện. Lúc nàng vào đến phòng lớn thì chồng nàng đã ở đấy, mình khoác hoàng bào, nhưng nàng không nhận ra. Mãi đến lúc chồng bá cổ hôn nàng mới biết. Chàng bảo:

    - Ta chịu khổ vì em đã nhiều, nên em cũng cần chịu khổ vì ta.

    Đám cưới được tổ chức ngay và người kể chuyện này cũng rất muốn đến dự.

    Sáu người kỳ tài
    Sáu người kỳ tài
    Sáu người kỳ tài
  7. Một bác thợ xay có ba con trai, một nhà xay lúa, một con lừa và một con mèo. Các con trai xay bột, lừa đi lấy lúa về và chở bột đi, mèo thì bắt chuột. Khi bác chết, ba con chia nhau gia tài: con cả được cái nhà xay lúa, con thứ hai được con lừa, con thứ ba không còn gì khác đành lấy con mèo vậy. Anh này buồn bã, nói một mình:

    - Mình xí được phần tồi quá! Anh cả mình có thể xay bột, anh hai mình còn được cưỡi lừa, mình thì làm ăn gì được với con mèo! Bất quá lột da nó làm được đôi bao tay là hết.

    Mèo nghe hiểu hết, liền nói:

    - Cậu ơi, cậu giết tôi lấy da làm đôi bao tay khổ làm gì? Cậu cứ bảo làm cho tôi một đôi hia để tôi ra ngoài cho nó đường hoàng thì rồi chả mấy lúc tôi sẽ làm cho cậu mở mày mở mặt.

    Người con bác thợ xay thấy mèo nói vậy rất ngạc nhiên. Nhân có người thợ giày đi qua, anh gọi vào bảo đo chân mèo làm cho nó một đôi hia. Hia làm xong, mèo đi vào, lấy một cái bị, đổ đầy thóc xuống đáy, buộc miệng bị, rồi quẩy bị lên vai. Đoạn mèo bước ra cửa
    đi hai chân như người. Lúc đó trong nước có một ông vua thích ăn chim đa đa. Nhưng
    tiếc thay không ai bắt được con nào. Rừng thì đầy chim đa đa, nhưng chim nhát quá, không người đi săn nào tới gần được. Mèo biết chuyện ấy, bèn nghĩ cách làm ăn cho khá hơn. Nó vào rừng mở bị, tãi thóc ra, để dây xuống cỏ, rồi luồn dây vào sau một bụi rậm.
    Nó cũng lẩn quất quanh ở đó để rình. Được một lát, chim đa đa bay đến, thấy thóc liền theo nhau nhảy vào bị. Khi được một số kha khá, mèo giật dây bắt được một số con chim.
    Rồi nó quẩy bị lên vai đi thẳng đến cung vua.

    Lính canh hô:

    - Đứng lại! Đi đâu?

    Mèo đáp gọn:

    - Ta vào gặp nhà vua!

    - Mày điên à? Mèo mà dám vào gặp nhà vua!

    Một tên lính khác bảo:

    - Thôi cứ để nó đi. Nhà vua thường hay buồn phiền biết đâu mèo gừ gừ lại chẳng làm cho hoàng thượng khuây khỏa.

    Mèo đến yết kiến nhà vua, cúi chào rồi tâu:

    - Tâu bệ hạ, chủ tôi là bá tước...- mèo bịa ra một cái tên quí phái thật dài - xin trân trọng gửi lời chào hoàng thượng và xin kính dâng hoàng thượng một ít chim đa đa bẫy được.

    Vua thấy chim béo mừng rỡ, truyền lệnh cho mèo lấy vàng ở kho chất vào bị, tha hồ mang được bao nhiêu thì cứ việc lấy. Vua phán:

    - Cho ngươi mang về biếu chủ ngươi và nói là ta đa tạ về món quà biếu.

    Trong lúc đó, người con bác thợ xay lúa nghèo nàn, ngồi bên cửa sổ chống đầu vào tay nghĩ: còn bao nhiêu tiền đã bỏ ra sắm đôi hia cho mèo mất rồi, không biết có ăn thua gì không? Vừa khi ấy, mèo bước vào, bỏ bị xuống, cởi bị ra đổ vàng xuống trước mặt chủ
    mà nói:

    - Thưa cậu, đây có ít nhiều trả tiền đôi hia cho cậu. Nhà vua còn gửi lời chào và đa tạ cậu.

    Anh ta mừng vì được của nhưng không hiểu đầu đuôi ra sao. Mèo ta vừa tháo hia vừa kể lại chuyện và bảo:

    - Giờ thì quả là cậu có đủ tiền rồi, nhưng không phải chỉ có thế thôi đâu. Đến mai tôi lại xỏ hia vào, cậu sẽ lại giàu có hơn nữa. Tôi cũng đã tâu với vua cậu là một vị bá tước.

    Hôm sau, mèo lại y lời, đi hia cẩn thận rồi đi săn, mang đến cho vua một mớ chim đa đa. Ngày nào mèo cũng mang vàng về nhà, mèo được vua yêu quí, tha hồ ra vào cung điện.
    Có lần mèo đứng sưởi bên lửa trong bếp nhà vua. Tên đánh xe vào và nguyền rủa: "Ma quỉ hãy bắt vua và công chúa đi cho rảnh! Ai lại mình định ra quán đánh chén và chơi bài một phen, thì lại phải đánh xe cho họ ra hồ chơi!".

    Nghe vậy, mèo vội lén về nhà bảo chủ:

    - Nếu cậu muốn thành bá tước và trở nên giàu có thì cậu hãy đi với tôi ra hồ, rồi xuống hồ mà tắm.

    Người con bác thợ xay im lặng, đi theo mèo, cởi sạch quần áo nhảy xuống nước. Mèo lấy quần áo mang đi giấu một chỗ. Vừa làm xong thì xe vua đi tới. Mèo liền lên tiếng than vãn nghe mà não ruột:

    - Trời ơi! Tâu bệ hạ, bá tước chủ tôi đương tắm ở dưới hồ thì có một tên ăn trộm đến lấy quần áo để ở trên bờ. Chủ tôi đang ở dưới nước lên không được; nếu ở lâu nữa thì đến cảm mà chết mất thôi!

    Vua nghe vậy, cho dừng xe lại, phán cho một tên hầu chạy về lấy bộ quần áo của nhà vua. "Bá tước" mặc bộ quần áo lộng lẫy vào. Nhà vua biệt đãi chàng vì cứ tưởng chàng biếu chim đa đa là bá tước thật, và cho chàng ngồi lên xe. Công chúa cũng lấy làm thích
    vì bá tước vừa trẻ vừa xinh trai, lại dễ thương. Mèo đi trước tới một cánh đồng cỏ rộng mênh mông có trên một trăm người đương cắt cỏ.

    Mèo hỏi:

    - Cánh đồng nhà ai thế?

    - Của thầy phủ thủy đấy.

    Mèo dặn họ:

    - Các bác này, nhà vua sắp đi xe qua đấy. Nếu vua hỏi cánh đồng cỏ của ai thì các bác cứ đáp là của bá tước nhé. Nếu các bác không nói thế là bị đánh chết tươi đấy.

    Mèo lại đi nữa, tới một cánh đồng lúa bát ngát ai đi qua cũng phải để ý. Có tới trên một trăm người đang gặt lúa. Mèo hỏi:

    - Các bác ơi, lúa nhà ai thế?

    - Của thầy phù thủy đấy.

    Mèo dặn:

    - Các bác này, nhà vua sắp đi xe qua đấy. Nếu vua hỏi lúa của ai thì các bác cứ đáp là của bá tước nhé. Nếu các bác không nói là bị đánh chết tươi đấy.

    Mèo đi mãi tới một khu rừng đẹp, có trên ba trăm người đang đẵn những cây sồi to để lấy củi. Mèo hỏi:

    - Các bác ơi, rừng nhà ai thế?

    - Của thầy phù thủy đấy.

    Mèo dặn:

    - Các bác này, nhà vua sắp đi xe qua đấy. Nếu vua hỏi rừng của ai thì các bác cứ đáp là của bá tước nhé. Nếu các bác không nói thế thì bị giết hết đấy.

    Mèo lại đi nữa. Mọi người đều nhìn theo thấy mèo có vẻ kỳ dị, nom như người đi hia thì sợ lắm. Một lát sau mèo tới lâu đài của thầy phủ thủy, ngang nhiên tiến vào. Lão phù thủy nhìn mèo một cách khinh khỉnh hỏi nó muốn gì. Mèo vái chào nói:

    - Tôi nghe nói ông có thể tùy ý muốn biến ra con vật gì cũng được. Tôi tin là biến ra chó, cáo hay cả chó sói thì còn được, chứ biến thế nào ra voi được. Do đó tôi đến tận nơi để xem có đúng không.

    Lão phủ thủy dương dương tự đắc đáp:

    - Làm quái gì cái vặt ấy.

    Rồi trong nháy mắt lão biến ra voi.

    Mèo bảo:

    - Khá lắm, nhưng có biến ra sư tử được không?

    Lão phù thủy đáp:

    - Dễ không!

    Rồi lão biến ra sư tử.

    Mèo làm ra bộ sợ hãi kêu lên:

    - Thật là trên trời đất chưa từng thấy! Ngay trong giấc mơ, tôi cũng chưa từng thấy. Nhưng nếu thầy biến ra thành một con vật nhỏ như con chuột thì mới thật là tài thánh. Thầy nhất định là giỏi hơn các thầy phù thủy trên đời, nhưng chắc không làm nổi đâu.

    Lão phủ thủy nghe phỉnh bùi tai, có vẻ thích lắm nói:

    - Này chú mèo thân mến ạ, việc đó ta cũng làm được.

    Lão biến ra con chuột nhắt nhảy tung tăng trong buồng. Mèo theo sau vồ lấy chuột ăn.

    Vua cùng bá tước và công chúa đi xe tới cánh đồng cỏ mênh mông.

    Vua hỏi:

    - Cỏ của nhà ai đấy?

    Mọi người đều trả lời theo mèo dặn:

    - Tâu bệ hạ, của đức ông bá tước ạ.

    Vua phán:

    - Bá tước có mảnh đất đẹp quá.

    Tới cánh đồng lúa bát ngát, vua hỏi:

    - Lúa nhà ai đấy chúng bay?

    - Tâu bệ hạ, của đức ông bá tước ạ.

    Vua phán:

    - Chà chà! Đất vừa rộng đẹp quá.

    Tới rừng, vua hỏi:

    - Rừng nhà ai thế chúng bay?

    - Tâu bệ hạ, của đức ông bá tước ạ.

    Vua càng ngạc nhiên hơn nữa bảo:

    - Bá tước ạ, bá tước hẳn là giàu lắm. Ta chưa chắc đã có một khu rừng đẹp đến thế.

    Đi tới lâu đài thì đã thấy mèo đứng đợi ở đầu cầu thang. Xe vừa đỗ, mèo đã nhảy xuống mở cửa nói:

    - Tâu bệ hạ, đây là lâu đài của bá tước chủ tôi. Bệ hạ tới đây thật là hân hạnh suốt đời cho chủ tôi.

    Vua xuống xe, ngạc nhiên thấy tòa nhà lộng lẫy, to hơn và đẹp hơn cả cung điện của mình. Bá tước dẫn công chúa vào phòng tiếp tân sáng loáng vàng ngọc châu báu.
    Công chúa đính hôn với bá tước và khi vua mất, bá tước lên nối ngôi, phong cho mèo đi hia làm tể tướng.

    Chú mèo đi hia
    Chú mèo đi hia
    Chú mèo đi hia
  8. Một anh lính đang đi trên đường cái. Một, hai! Một, hai! Bọc đồ trên lưng và gươm cạnh sườn, anh vừa tham chiến về, đang trên đường trở lại quê hương.
    Dọc đường, anh bỗng gặp một mụ phù thuỷ già. Nom mụ thật gớm ghiếc. Môi dưới trễ xuống đến tận ngực. Mụ đon đả:
    – Chào thầy quyền! Thầy có cái gươm đẹp quá, lại có cái kích to đến thế! Thầy có cần tiền không? Muốn bao nhiêu già này cũng cho.
    Anh lính đáp:
    – Thế thì cảm ơn bà mẹ lắm!
    – Anh có nom thấy cái cây to này không? Nó rỗng giữa đấy. Leo lên ngọn cây, anh sẽ thấy một cái lỗ, chui vào là tụt được xuống đến đáy. Ta sẽ buộc chiếc thừng này vào người anh, hế anh gọi là ta kéo lên.
    Anh lính hỏi:
    – Xuống đến đó rồi làm gì nữa, hở bà mẹ?
    – Anh sẽ thấy một con đường rộng, sáng trưng vì có thắp những hơn một trăm ngọn đèn. Anh cũng sẽ trông thấy và phải mở ba cái cửa. Chìa đã cắm sẵn ở ổ khoá rồi đấy. Vào đến căn phòng thứ nhất, có một con chó ngồi trên mặt hòm. Mắt nó to bằng cái chén tống uống nước, nhưng chớ có sợ. Này! Cầm lấy cái tạp dề kẻ ô xanh này của ta. Anh sẽ trải xuống đất, xong đi thẳng tới chỗ con chó, giữ lấy nó rồi mở hòm ra, muốn lấy bao nhiêu silinh thì lấy, lấy bằng thích thì thôi. Đấy là tiền bằng đồng, còn nếu anh thích bạc hơn thì sang buồng bên cạnh. Bên ấy có một con chó mắt to bằng cái bánh xe cối xay, nhưng chớ có lo ngại gì. Lấy cái tạp dề mà túm lấy nó rồi cứ thế mà lấy bạc. Nếu muốn lấy vàng thì bao nhiêu cũng có, chỉ sợ anh không có sức mang thôi, nhưng phải sang căn phòng thứ ba. Có điều là con chó ngồi trên hòm tiền vàng lại có đôi mắt to như những cái tháp tròn cơ đấy. Gớm! Chó đấy thì có một không hai! Đừng sợ. Lại lấy cái tạp dề mà túm lấy nó. Nó sẽ chẳng làm gì được, và anh sẽ tha hồ lấy vàng trong hòm.
    Anh lính bảo:
    – Bà mẹ nói nghe được đấy. Nhưng tôi phải trả lại cho bà mẹ cái gì cơ? Chắc bà mẹ cũng sắp đòi tôi điều gì chứ chẳng để không đâu.
    Mụ đáp:
    – Không, tôi chẳng đòi gì anh đâu. Tôi chỉ muốn nhờ anh lấy lên cho tôi chiếc bật lửa của bà tôi lần trước xuống đấy để quên thôi.
    Anh lính bằng lòng.
    – Được, buộc dây thừng vào người tôi đi.
    Mụ già mừng rỡ:
    – Có ngay, còn đây, cái tạp dề kẻ ô xanh đây.
    Anh lính trèo lên cây, chui vào bên trong thân cây và tới một con đường lớn có thắp hàng trăm ngọn đèn.
    Anh mở cái cửa thứ nhất. Eo ôi! Trong ấy có con chó mắt to bằng cái chén tống uống nước. Nó đang nhìn anh chằm chằm.
    – Này đây, quỷ sứ nhà giời!- Anh lính vừa nói vừa lấy cái tạp dề của mụ phù thuỷ trùm lấy con chó, rồi lấy tiền silinh bằng đồng bỏ vào bọc đầy ứ, không nhét được nữa mới thôi. Sau đó anh đóng hòm lại cẩn thận, đặt con chó vào chỗ cũ rồi qua căn phòng thứ hai. Bên trong lại có một con chó khác, mắt to tựa đôi bánh xe cối xay. Anh lính bảo:
    – Sao mày cứ nhìn tao trừng trừng thế? Khéo không có đau mắt đấy!
    Anh quăng cái tạp dề của mụ phù thuỷ trùm lên con chó, rồi thấy hòm đựng đầy tiền bạc, anh vội vứt hết đám silinh bằng đồng ban nãy đi và ních tiền bằng bạc đầy bọc và túi quần áo.
    Thế rồi anh vào căn phòng thứ ba. Khiếp quá! Đúng là có con chó mắt to bằng những tháp tròn đang chồm chỗm ở đấy thật! Mắt nó cứ đảo tít như bánh xe đang lăn thế này này!
    Anh lính đưa tay lên mũ và cất tiếng:
    – Chào mày!
    Anh chưa bao giờ trông thấy con chó nào như thế. Anh nhìn nó một lúc rồi nói: “Thôi xin đủ!” và lấy cái tạp dề để trùm lên nó. Sau đó anh mở hòm. Ối giời ơi! Toàn những vàng là vàng! Nhiều đến nỗi đủ để mua tất cả kinh thành Côpenhagơ, tất cả của ngọt của các bà già bán kẹo, tất cả của ngọt của các bà già bán bánh kẹo, tất cả các chú lính chì, tất cả những con quay trên thế gian này!
    Số tiền bằng bạc lấy đầy bao và túi quần áo ở buồng bên anh lính vất đi lấy vàng nhét thay vào. Anh còn tống thêm vào mũ và quần nịt đến nỗi gần như không bước đi được nữa.
    Anh lại đặt con chó lên mặt hòm, đóng cửa buồng và cất tiếng to gọi mụ phù thuỷ:
    – Kéo tôi lên đi thôi!
    Mụ hỏi:
    – Anh đã cầm chiếc bật lửa chưa?
    Anh lính đáp:
    – Ồ, chết chửa, tôi quên khuấy đi mất!
    Anh quay lại lấy cái bật lửa. Rồi mụ phù thuỷ kéo anh ta lên và…anh lại đang đứng giữa đường cái. Anh hỏi:
    – Bà mẹ lấy cái bật lửa này làm gì thế?
    Mụ đáp:
    – Không việc gì đến anh. Lấy được tiền rồi thì giả ta cái bật lửa đây.
    Anh lính cương quyết:
    – Không! Nói ngay cho ta biết mụ định lấy chiếc bật lửa làm gì, không thì ta rút gươm chém cổ mụ bây giờ.
    Mụ phù thuỷ vẫn khăng khăng:
    – Không được!
    Thế là anh lính liền chặt phăng ngay đầu mụ. Sau đó anh lấy cái tạp dề của mụ gói tất cả tiền lại, vác lên vai, giấu chiếc bật lửa vào túi áo rồi ra thành phố.
    Đó là một thành phố đẹp. Anh vào một khách sạn sang trọng nhất, thuê một căn phòng lịch sự nhất và gọi một bữa cơm đắt tiền nhất. Anh có thể tự cho phép mình làm như thế, vì bây giờ anh đã giàu có.
    Câu bé đánh giày nói rằng đôi ủng của anh cũ quá, không xứng đáng với một vị phú ông như anh. Tại anh chưa có thì giờ đi mua giày mới chứ! Nhưng đến ngày hôm sau, anh đã có đôi ủng mới tinh và quần áo cực đẹp. Anh lính của chúng ta đã trở thành một nhân vật quan trọng. Người ta nói cho anh biết tất cả những cái gì đáng xem, đáng để ý đến trong thành phố, và có nói cả đến nhà vua và nàng công chúa đẹp tuyệt vời.
    Anh hỏi:
    – Có thể gặp nàng được không?
    Người ta trả lời anh:
    – Không thể được. Công chúa ở trong một toà lâu đài tứ phía có tường thành và tháp canh bao bọc. Trừ vua ra không một ai đến gặp nàng được, vì có người nói là số nàng phải lấy một anh lính tầm thường, và nếu thật thế thì đức vua sẽ vô cùng đau khổ.
    Anh lính nghĩ thầm:
    – Giá mà mình được gặp nàng! Nhưng làm thế nào được bây giờ?
    Anh sống một cuộc đời ăn chơi, vào khắp các rạp hát, đi vào vườn thượng uyển bằng xe ngựa bốn bánh. Anh hay bố thí cho kẻ nghèo vì anh thường nhớ đến những năm cơ hàn, bản thân anh không có lấy một xu dính túi. Ngày nay, anh đã giàu có, ăn mặc sang trọng, có nhiều bạn bè, nói tóm lại là một phong lưu công tử toàn thiện toàn mỹ. Anh lấy thế làm vẻ vang lắm.
    Nhưng vì cứ có tiêu mãi mà không kiếm ra được đồng nào nên đến một hôm anh chỉ còn có hai silinh thôi. Anh đành phải rời bỏ những căn phòng sang trọng đến ở một căn gác xép nhỏ xíu sát mái nhà, phải tự mình đánh bóng lấy đôi ủng và tự tay đính lại các khuy áo. Không có ông bạn nào đến thăm anh cả, cũng một phần vì phải leo thang gác nhiều quá.
    Một buổi trời tối đen như mực (anh không còn tiền mua nến nữa) anh ta bỗng nhớ ra là mình còn cái bật lửa con nhặt ở dưới đáy cái cây dạo nọ. Anh lấy nó ra và bật lên. Khi những tia lửa vừa phát ra từ viên đá thì cửa bỗng mở, con chó có đôi mắt to như đôi chén tống uống nước bước ra và bảo anh:
    – Ông muốn sai gì tôi?
    Anh lính sửng sốt:
    – Gì thế này? Cái bật lửa thần diệu quá! Ta muốn gì cũng được à? Thế thì lấy tiền về đây cho ta!
    Con chó đi trong nháy mắt rồi trở lại, mõm ngậm một cái túi to tướng đựng đầy silinh.
    Giờ thì anh lính đã biết phép màu của chiếc bật lửa. Nếu anh bật một cái tức khắc hiện ra con chó ngồi trên hòm đựng tiền silinh đồng, bật hai cái là gọi con chó giữ tiền bằng bạc, bật ba cái là gọi con chó giữ tiền vàng.
    Anh lính của chúng ta lại trở về những căn buồng lịch sự và lại diện quần áo sang trọng. Tất cả các bạn anh lại đến thăm anh và quả quyết rằng họ rất yêu mến anh.
    Một hôm, anh tự nhủ:
    – Thật lạ quá, sao người ta lại không được gặp nàng công chúa phi thường ấy nhỉ? Ai cũng nói rằng nàng đẹp lắm, nhưng nếu cứ cấm cung trong toà lâu đài thì đẹp mà làm gì? Liệu ta có thể gặp được nàng không? Bật lửa của ta đâu nhỉ?
    Anh bật một cái. Xoẹt! Con chó mắt to bằng cái chén tống uống nước hiện ra trước mặt anh. Anh lính bảo:
    – Kể cũng hơi muộn, nhưng ta muốn gặp nàng công chúa, một lát thôi cũng được.
    Anh vừa dứt lời, con chó đã vọt ra cửa và trở về ngay, trên lưng cõng nàng công chúa đang thiêm thiếp giấc nồng. Nàng đẹp đến nỗi thoạt trông thấy ai cũng biết ngay nàng là một vị công chúa. Anh lính không thể đừng, ôm lấy nàng mà hôn, theo kiểu các thầy quyền chính cống. Con chó lại đem trả nàng về ngay lập tức. Nhưng sáng hôm sau, lúc uống trà, công chúa tâu với vua cha và hoàng hậu là nàng đã mơ một giấc mơ kỳ lạ về một con chó và một anh lính. Nàng đã cưỡi trên lưng con chó và anh lính đã hôn nàng.
    Hoàng hậu bảo:
    – Chuyện kỳ quái thật!
    Một người cung nữ già được lệnh ngồi cạnh bên giường công chúa suốt đêm hôm sau để xem có đúng là một giấc mơ thật hay không.
    Anh lính thèm được gặp công chúa đến chết đi được. Thế là đêm đến con chó lại bắt nàng đi. Người cung nữ già xỏ giày băng túp vào và theo hút con chó. Thấy nó vào một cái nhà lớn, bà tự nhủ: “Giờ thì ta đã biết chỗ rồi.” Bà lấy phấn vạch một chữ thập lên cánh cửa rồi về nhà đi ngủ. Con chó lại đưa công chúa về. Nhưng khi nó thấy nhà anh lính bị đánh dấu nó bèn lấy phấn vạch chữ thập vào tất cả các nhà trong thành phố. Giờ thì đố người cung nữ già làm thế nào mà nhận ra nhà anh lính được.
    Sáng sớm tinh mơ, đức vua, hoàng hậu, người cung nữ già và tất cả triều đình đều muôố xem công chúa đã bị bắt đến chỗ nào.
    Vừa trông thấy cái cửa đầu tiên có đánh dấu chữ thập, đức vua nói: “Đây rồi.”
    – Không phải đâu ông bạn thân mến ạ, đây cơ!- Thì ra hoàng hậu trông thấy một cái cửa khác cũng đánh dấu chữ thập.
    Bọn quân thần cũng nói:
    – Đây cũng có một cái nữa này!
    Chẳng nên tìm làm gì nữa, tìm cũng vô ích thôi.
    Hoàng hậu là một người sáng ý, bèn lấy một tấm lụa to ra, dùng một cái kéo lớn bằng vàng cắt một miếng, rồi đem khâu thành một cái túi con. Người nhét bột mịn vào đầy túi, rồi buộc vào lưng công chúa. Sau đó, hoàng hậu chọc thủng một lỗ con để công chúa đi đến đâu thì bột rơi đến đó suốt dọc đường.
    Đêm hôm sau, con chó lại đến cõng công chúa lên lưng, đem nàng chạy về gặp anh lính đang buồn phiền vì chẳng phải là hoàng tử để có thể lấy được người mình yêu dấu.
    Con chó không biết là bột rơi suốt dọc đường từ toà lâu đài cho đến tận cái cửa sổ nó vừa cõng công chúa trên lưng nhảy qua để vào phòng anh lính.
    Sáng hôm sau, vua và hoàng hậu tìm ra nơi công chúa vẫn bị đưa đến. Thế là anh lính bị bắt giam vào ngục.
    Anh ngồi trong tù. Sao mà ẩm ướt và tối tăm đến thế!
    Người ta báo cho anh biết: “Ngày mai mày sẽ bị treo cổ.” Anh lại để quên chiếc bật lửa ở nhà mới chán chứ!
    Qua hàng chấn song sắt phòng giam anh trông thấy nhân dân thành phố kéo nhau đến xem người ta treo cổ anh. Anh nghe thấy tiếng trống và thấy binh lính diễu qua. Thiên hạ chạy ồn ào. Một cậu học việc thợ giày, ngực đeo tạp dề, chân đi băng túp, đánh văng mất một chiếc, bèn chạy vào gần bờ tường để nhặt. Đằng sau bức tường ấy, anh lính đang ngồi nhòm ra ngoài chấn song sắt.
    Anh lính gọi cậu bé:
    – Này anh bạn, đi đâu mà vội thế? Tôi chưa ra thì họ chưa bắt đầu đâu. Anh hãy chạy về tâu với tôi, lấy giúp tôi cái bật lửa, có được không? Tôi sẽ cho anh bốn silinh, nhưng ba chân bốn cẳng lên mới được.
    Cậu học việc thấy nói được bốn silinh không mong gì hơn, mừng quá, bèn chạy đi lấy cái bật lửa đem đến cho anh lính và thế là…
    Bây giờ các bạn hãy chăm chú nghe tôi kể tiếp:
    Ngay cổng thành phố đi vào người ta đã dựng lên một cây giá treo cổ cao ngất, có một hàng rào lính canh, xung quanh có đến hàng chục vạn người xem. Đức vua và hoàng hậu ngự trên một cái ngai vàng lộng lẫy. Anh lính đã ở trên ngọn thang rồi. NHưng đến lúc người ta sắp sửa tròng dây vào cổ, anh xin phép hút một tẩu thuốc lá, hút tẩu cuối cùng trên thế gian này. Đó là một đặc ân thường được ban cho phạm nhân.
    Đức vua không từ chối. Anh lính rút bật lửa ra đánh. Một, hai, rồi ba lần! Lập tức con chó mắt to như đôi chén tống uống nước, cả con chó mắt to như cái bánh xe cối xay lẫn con có mắt to bằng những tháp tròn lớn, cả ba con chạy ngay đến. Anh lính kêu to:
    – Hãy bảo vệ ta khỏi bị treo cổ!
    Vừa nghe dứt lời, lũ chó nhảy chồm ngay tới tên đao phủ và những tên xử án, vồ lấy chân tên này, vồ lấy tay tên khác, rồi tung chúng lên trên không. Quân lính và nhân dân bắt đầu hoảng sợ bỏ chạy tán loạn.
    Lúc bấy giờ Nhà vua hét lên: “Thôi, dừng lại!
    Anh lính vội kêu bầy chó ngừng lại. Sau đó anh nói " Vậy xin bệ hạ hãy tha tội cho tôi, chỉ vì tôi đã trót đem lòng yêu thương con gái của ngài. Xin ngài hãy cho phép tôi được kết hôn với nàng."
    Nhà vua đồng ý vì ngài không muốn quân lính và nhân dân của ngài bị hại, hơn nữa có một phò mã quyền lực như vậy không phải không có lợi. Ngài ban hôn ước cho chàng.
    – Anh lính bé nhỏ, anh sẽ là phò mã người sẽ cưới nàng công chúa xinh đẹp!
    Mọi người tung hô, ba con chó vui mừng, vừa chạy xung quanh, vừa sủa nhắng lên. Trẻ con chạy theo sau. Quân lính bồng súng chào.
    Tiệc cưới kéo dài trong tám ngày. Tất nhiên là ba con chó cũng có chỗ trên bàn tiệc. Còn phải nói, chúng mở mắt đến là to.

    Chiếc bật lửa
    Chiếc bật lửa
    Chiếc bật lửa
    Chiếc bật lửa
  9. Ngày xửa ngày xưa có một lâu đài cổ nằm sâu giữa một khu rừng rộng lớn rậm rạp. Sống trong lâu đài là một mụ phù thủy độc ác. Ban ngày thì mụ biến thành một con mèo hiền lành, có khi mụ lại biến thành một con cú. Nhưng cứ tối đến mụ hiện nguyên hình như một bà già. Mụ khiến gió thổi, gọi chim bay về hướng mình đứng. Rồi mụ bắt chim làm thịt, đem rán ăn.

    Người nào đến gần lâu đài của mụ, khi còn cách một trăm bước thì bỗng nhiên người đó như bị trời trồng, không nhúc nhích như tượng. Nếu đó lại là một thiếu nữ trinh tiết thì mụ phù thủy biến người đó thành chim, mụ nhốt chim vào trong lồng và đem treo trong một phòng của lâu đài. Mụ có tất cả bảy nghìn lồng chim với đủ các loài chim hiếm.

    Đẹp nhất làng là cô Jorinde, cô đã hứa hôn cùng với chàng Joringel. Trong những ngày ăn hỏi, họ càng quyến luyến nhau. Có lần họ rủ nhau đi chơi rừng, họ vừa đi vừa thủ thỉ tâm tình. Trời đã xế bóng lúc nào mà họ cũng không hay, giờ này người ta chỉ còn thấy những tia nắng yếu ớt chiếu qua rừng cây rậm rạp âm u. Tiếng chim cu gọi nhau về tổ nghe lòng càng bồn chồn buồn tiếc.

    Joringel nói với người yêu:

    – Em nhớ nhé, không được tới gần lâu đài!

    Thỉnh thoảng Jorinde lại khóc, cô ngồi khóc nức nở, than thở với ánh nắng xế chiều; Joringel cũng vậy. Họ than thân trách phận cứ như là họ sắp phải vĩnh biệt nhau.

    Bóng tối đã đổ xuống, chỉ còn nhìn thấy nửa mặt trời đang khuất dần sau núi xa xa. Họ đã lạc trong rừng sâu lúc nào mà không hay, giờ không biết tìm đường ra khỏi rừng. Joringel ngẩng đầu lên nhìn qua bụi cây thì thấy mình đang đứng gần lũy cổ, chàng kinh hoàng và choáng váng muốn té xỉu. Jorinde hát:

    Chim đeo vòng đỏ hót vangTiếc thay, tiếc thay, chẳng may:Bồ câu đã xuống suối vàngMang theo luyến tiếc bạn đời, chim ơi!

    Joringel nhìn quanh thì thấy giờ đây Jorinde đã hóa thành chim họa mi, chim hót: “Xin chào bạn đời!.”

    Rồi có một con cú bay tới, mắt nó như đốm lửa, nó lượn ba vòng quanh chim họa mi, rồi kêu: “Xu, hu, hu, hu”.

    Joringel không tài nào nhúc nhích được chân tay, chàng đứng đó như bức tượng đá, không khóc mà cũng không nói được tiếng nào, chàng đứng chết lặng đi.

    Giờ đây mặt trời đã khuất hẳn sau núi, chim cú bay lượn xuống một bụi cây gần đó. Từ trong bụi cây một bà già lưng còng bước ra, bà gầy khẳng khiu, da vàng khè, có đôi mắt đỏ chói to tướng; có chiếc mũi đã quặp lại dài nom đến là kinh. Bà ta lẩm bẩm gì đó, rồi bước tới gần chim họa mi, lấy tay tóm lấy chim mang đi.

    Joringel không tài nào nhấc được chân lên, và cũng chẳng nói được một lời nào.

    Một lát sau, bà già kia lại quay lại, nói với giọng khàn khàn:

    – Vào lúc tốt giờ ta nhốt chim vào lồng, đồng thời lúc đó ngươi cũng được trả lại tự do.

    Joringel chạy đến, quỳ trước mặt bà, cầu xin bà trả lại Jorinde, bà nói rằng không bao giờ có chuyện đó, rồi bà quay người lại và đi mất.

    Chàng trai đứng đó kêu gào, khóc lóc, than thân trách phận, nhưng tất cả những cái đó cũng chẳng giúp ích gì. Vừa khóc chàng vừa nói:

    – U, u, u, tôi biết làm gì bây giờ, trời ơi!

    Chàng cắm đầu cắm cổ mà đi, đi hoài đi mãi, cuối cùng chàng tới một vùng quê xa lạ, chàng trú ngụ lại ở đây chăn cừu.

    Chàng hay chăn cừu ở khu rừng quanh lâu đài cổ, nhưng không bao giờ dám tới gần.

    Một đêm nằm ngủ chàng mơ thấy một bông hoa đỏ chói, giữa bông hoa là một hòn ngọc to đẹp. Chàng ngắt bông hoa ấy và cầm hoa theo đi vào lâu đài cổ, hoa đụng vào đâu thì những phép bùa chú đều tan hết hiệu lực. Chàng mơ thấy gặp lại Jorinde. Sớm ngày hôm sau, vừa mới tỉnh dậy chàng đã lên đường đi tìm hoa. Đi hết ngày này sang ngày khác, vào sáng ngày thứ chín thì chàng tìm thấy một bông hoa đỏ chói, có một giọt sương to đọng trong nhụy hoa trông giống như một hòn ngọc đẹp. Ngày cũng như đêm, lúc nào chàng cũng mang theo hoa bên người, chàng đi tới lâu đài cổ trong rừng. Chàng không dừng chân ở bên ngoài mà cứ thế thẳng bước tới cổng lâu đài.

    Chàng đưa hoa chạm cổng thành, chàng hết sức vui mừng khi thấy nó từ từ mở. Chàng bước vào, rồi đi qua sân, chàng nghe thấy hình như đâu đó có tiếng chim hót, càng đi vào sâu chàng càng nghe thấy tiếng chim rõ hơn. Cuối cùng chàng tới một gian phòng lớn. Mụ phù thủy đang đứng cho chim ăn, trong phòng chứa tới bảy ngàn lồng chim. Vừa mới thoáng trông thấy Joringel là mụ nổi sùng, mụ chửi rủa om sòm, mụ nhảy chồm chồm về phía chàng, nhưng mụ không tài nào bước tới gần chàng được. Chàng cũng chẳng buồn để ý gì đến mụ.

    Chàng đi xem các lồng chim, nhưng có tới mấy trăm con chim họa mi, làm sao nhận ra được Jorinde bây giờ?

    Chợt chàng thấy mụ phù thủy mang đi một lồng chim và tính đi ra phía cửa. Nhanh như chớp, chàng nhảy về phía ấy, chạm hoa vào lồng chim và người mụ phù thủy. Mụ chẳng còn làm được gì nữa, và Jorinde hiện nguyên hình, nàng ôm hôn chàng như những ngày xưa. Sau đó chàng đưa hoa đụng vào những lồng chim khác, những con chim hiện thành những thiếu nữ xinh đẹp. Chàng dắt tay Jorinde, cả hai vui vẻ đi về nhà. Từ đó hai người sống với nhau rất hạnh phúc cho tới khi tóc bạc răng long.

    Jorinde và Joringel
    Jorinde và Joringel
    Jorinde và Joringel
  10. Ngày xưa có một người đàn bà, vốn là một mụ phù thủy. Mụ có hai người con gái, nhưng mụ chỉ quý đứa con riêng của mụ, nó vừa xấu lại gian ác. Đứa con riêng của chồng vừa đẹp người lại tốt bụng thì mụ rất ghét.


    Đứa con riêng của chồng có một chiếc tạp dề rất đẹp, con gái mụ ganh ghét và nói mẹ phải lấy cho bằng được. Mụ nói:

    - Con cứ nín lặng, con sẽ có cái đó. Nó đáng chết từ lâu, tối nay, đợi nó ngủ say, mẹ sẽ chặt đầu nó. Con khi đi ngủ, đẩy nó ra phía ngoài cho mẹ.

    Cô gái đáng thương kia, tình cờ đứng ở góc nhà, đã nghe được toàn câu chuyện. Cả ngày cô ở nhà, tối cô lên giường ngủ trước, đợi con dì ghẻ ngủ say, cô đẩy ra phía ngoài, còn mình nằm bên trong sát tường.


    Đến khuya mụ già lẻn vào buồng, tay trái quơ xem có ai nằm phía ngoài không, rồi hai tay mụ nắm chiếc rìu, mụ vung cao lên và thẳng tau chém phật đứt ngay đầu người nằm ngoài, không ngờ chém chính con cưng của mình.


    Khi mụ ra khỏi buồng, cô gái dậy và đi thẳng tới nhà người yêu là Roland và gõ cửa. Cô nói:- Khi trời hửng sáng, mụ sẽ nhìn thấy việc mình làm, lúc ấy sẽ nguy cho chúng ta.


    Roland nói:- Anh khuyên em hãy lấy đi chiếc gậy thần của mụ ấy, để mụ không thể dùng nó mà đuổi theo chúng ta. Có thế mới mong tự cứu được mình.


    Cô gái quay lại lấy gậy thần, rồi vẩy ba giọt máu, một giọt lên nền nhà trước giường, một giọt ở bếp, giọt thứ ba ở cầu thang. Rồi ngay lập tức tới thẳng nhà người yêu.Sáng hôm sau mụ phù thủy gọi con gái để đưa cho chiếc tạp dề, nhưng không thấy con tới. Mụ gọi:

    - Con ở đâu, con?

    Một giọt máu đáp:

    - Con đang ở đây, ở chỗ cầu thang mẹ ạ.

    Mụ ra phía ấy, nhưng chẳng thấy ai, mụ lại gọi:

    - Con ở đâu, con?

    Giọt máu thứ ba đáp:

    - Trời ơi, con đang ở trong giường, con đang ngủ.

    Mụ đi vào buồng, tới bên giường. Mụ nhìn thấy gì? Chính con gái cưng của mụ nằm trong vũng máu, mà mụ là người chặt đầu. Mụ khùng điên lên, nhảy tới bên cửa sổ, phóng tầm mắt nhìn xa, mụ thấy con riêng của chồng đang chạy trốn cùng với Roland. Mụ thét:

    - Chúng mày có chạy xa tới đâu cũng không thoát khỏi tay ta. Chẳng có gì cứu giúp được chúng mày.


    Mụ đi đôi giày vạn dặm. Mỗi bước đi bây giờ bằng người khác đi hàng giờ đồng hồ, nên chẳng mấy chốc mụ đuổi kịp hai người. Khi thấy dì ghẻ sắp tới gần, cô gái dùng gậy thần biến Roland thành hồ và mình thành một con vịt đang bơi giữa hồ. Mụ tới bên bờ hồ, ném thức ăn xuống hồ để vịt bơi vào gần, nhưng vịt cứ bơi đi lại giữa hồ. Tối rồi mà mụ vẫn không bắt được vịt, đành quay trở về. Ngay sau đó, cô gái và Roland lại hiện nguyên hình người và tiếp tục chạy trốn, họ đi suốt đêm cho tới khi trời hửng sáng. Cô gái biến thành bông hoa đẹp giữa bụi gai, Roland biến thành người chơi vĩ cầm. Chẳng mấy chốc mụ phù thủy đã tới nơi. Mụ nói với người chơi nhạc:

    - Nhạc sĩ lang thang ơi, cho phép tôi hái cái bông hoa đẹp kia nhé?

    Người kia đáp:

    - Dạ vâng, tôi sẽ dạo nhạc lên để bà hái hoa.


    Mụ vội chui ngay vào bụi gai để hái hoa, vì mụ biết hoa kia chính là ai. Nhưng khi mụ đang chui vào bụi gai thì chàng trai dạo nhạc lên và mụ bị tiếng nhạc mê hoặc và mụ bắt đầu nhảy, tiếng nhạc càng dồn dập mụ càng nhảy nhanh và mạnh. Mụ bị gai làm rách hết quần áo, đâm xước khắp người, máu chảy nhưng chừng nào còn tiếng nhạc mụ vẫn cứ phải nhảy theo nhịp của nhạc. Tới khi chàng trai ngừng chơi đàn, chỉ lát sau đó mụ lăn ra chết.


    Thế là cả hai được giải thoát. Roland nói:- Giờ anh muốn về nhà nói với bố, xin phép được làm lễ cưới.


    - Trong lúc đó em ở lại đây đợi anh, em sẽ biến thành tảng đá đỏ ở trên cánh đồng, để không ai nhận biết được.


    Rồi Roland ra đi, ở trên cánh đồng là tảng đá đỏ đợi người yêu.


    Về tới nhà, Roland ăn phải bùa lú, quên ngay lời hứa với người yêu. Cô gái đáng thương kia đợi mãi không thấy người yêu trở lại. Cô buồn rầu biến thành bông hoa và nghĩ:

    - Thế nào cũng có người tới đây gặp mình.


    Một ngày kia, có chàng trai chăn cừu trên cánh đồng, thấy hoa đẹp, chàng hái hoa, mang về nhà và hộp.Từ ngày ấy trở đi, cứ sáng sáng, khi chàng thức giấc dậy thì thấy căn buồng đã quét sạch, bàn ghế được lau chùi sạch, lửa đỏ lò, nước đã sắp sẵn. Và trưa, khi chàng về tới nhà, thức ăn ngon đã để sẵn trên bàn, chàng không hiểu nổi, tại sao chuyện ấy lại có thể xảy ra. Chàng chẳng thấy có ai trong nhà và trong túp lều nhỏ này chẳng có chỗ nào để ai vào ẩn náu được.


    Sự việc cứ thế tiếp diễn ngày này qua ngày khác, chàng cảm thấy thoải mái dễ chịu, nhưng rồi bỗng chàng đâm ra sợ, và đi đến hỏi bà già thông minh trong làng, bà nói:

    - Đây chính là câu chuyện do phép thuật tạo thành. Sớm tinh mơ, hãy lưu ý quan sát xem có gì động đậy ở trong nhà, cứ để nó làm gì thì làm, hãy lấy ngay một chiếc khăn trắng phủ lên thì phép thuật sẽ hết hiệu nghiệm.


    Hôm sau khi trời vừa hửng sáng, chiếc hộp mở ra và bông hoa đi ra. Chàng nhìn thấy, vội nhào tới và choàng phủ chiếc khăn trắng lên. Đứng trước chàng là một cô gái xinh đẹp, chàng nhận ra đó chính là người hàng ngày chăm sóc mọi công việc trong nhà cho chàng. Cô kể lại đời mình cho chàng nghe. Chàng hỏi cô có ưng thuận lấy chàng không, cô đáp:

    - Không được anh ạ, em đã có anh Roland thân yêu mà muốn giữ thủy chung với anh ấy, cho dù anh ấy đã không trở lại như đã hứa. Nhưng em vẫn ở đây lo việc nội trợ cho anh.


    Theo phong tục địa phương, tất cả các cô gái trong vùng đều tới hát mừng ngày thành hôn của đôi trai gái. Trước đó họ phải xin phép và thông báo cho mọi người trong vùng biết ngày cưới của họ.


    Khi nghe tin Roland sắp cưới vợ, cô gái thủy chung kia rất buồn rầu, tim như muốn vỡ ra từng mảnh. Cô chẳng muốn tới đám cưới. Nhưng các bạn gái tới và mời kéo cô đi cùng. Cứ đến lượt mình hát thì cô lùi lại phía sau. Mọi người đều đã hát, chỉ còn mỗi mình cô, cô đành phải hát. Khi cô cất giọng hát và Roland nghe được thì chàng bật đứng dậy và nói:

    - Giọng hát này quen thuộc quá, đây là giọng hát của người yêu chưa cưới của tôi. Tôi không ưng ai khác nữa.


    Tất cả những gì trong trí nhớ khi xưa bỗng thức tỉnh trong lòng chàng. Cô gái thủy chung làm lễ thành hôn với chàng Roland mà cô hằng yêu dấu. Nỗi buồn tan đi nhường cho niềm vui của ngày cưới.

    Anh Roland yêu dấu
    Anh Roland yêu dấu
    Anh Roland yêu dấu




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy