Top 5 Truyện về mùa đông đọc cho trẻ mầm non hay nhất

Phương Kem 343 0 Báo lỗi

Truyện kể luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ. Hôm nay hãy cùng Toplist khám phá ngay những truyện về mùa đông đọc cho trẻ mầm non hay ... xem thêm...

  1. Cua Kềnh khỏe nhất họ nhà Cua. Đôi càng của chú cứ như đôi gọng kìm, đào hang thì chẳng khác gì lưỡi cuốc, lưỡi xẻng. Bởi thế, chẳng mấy chốc, Cua Kềnh đã đào được cái hang to và sâu. Trong khi đó, bác Cua Già đào mãi vẫn chưa đủ chỗ che kín thân mình. Cua Kềnh chui ra cửa hang ngắm trời, khinh khỉnh nhìn lũ bạn đào chậm. Trông thấy bác Cua Già run chân, Cua Kềnh cười:

    - Đào hang như bác, thà rằng ngủ quách ngoài ruộng còn hơn.

    Nghe Cua Kềnh nói thế, các bạn khuyên:

    - Bác ấy già yếu, sao anh không giúp đỡ mà còn nói vậy?

    Một chị Cua góp chuyện:

    - Hang của anh quá rộng, anh nên cho người khác ở nhờ...

    - Nói dễ nghe nhỉ?

    - ... Cua Kềnh trả lời rồi vung đôi càng lớn, quay mặt bò vào hang.

    Bác Cua Già đào mấy ngày, đôi càng rã rời, tám cái cẳng muốn rơi từng đốt mà hang vẫn nông choẹt... Không biết nghe lời khuyên của ai, bác tìm đến hang Cua Kềnh xin ở nhờ. Cua Kềnh lúc ấy đang nằm khểnh ở đáy hang, chẳng nói chẳng rằng đuổi bác Cua Già ra khỏi hang.

    Cua Kềnh nghĩ: "Nếu ta không bịt kín cửa hang lại, thế nào cũng có kẻ xin ở nhờ. Nhưng nếu bịt kín lại thì còn có ai biết hang của ta to và sâu nhất họ nhà Cua?". Nghĩ mãi cuối cùng Cua Kềnh mới tìm ra được một cách. Thế là Cua Kềnh nằm ở đáy hang rồi đùn đất lên bịt giữa hang ngay sát lưng mình. Cua Kềnh tự nhủ: "Như thế này, mình khỏi phải nghe lời xin xỏ, mà ai đi qua cũng phải phục mình đào hang giỏi".

    Mùa đông đã đến, những đợt gió thổi làm khô ruộng nước. Chú Ếch Ộp cũng nhảy vào bờ tìm nơi tránh rét. Chú nhảy dọc bờ ruộng tìm hang, nhưng hang nào cũng nông, cũng nhỏ. Chú sắp thất vọng chợt nhìn thấy hang Cua Kềnh. Ếch Ộp khoái chí vỗ cái bụng phệ:

    - Tuyệt, tuyệt thật, ta đã tìm được cái hang để tránh cái rét của mùa đông!

    Nói rồi, Ếch Ộp chui vào hang rồi đùn đất bịt kín miệng hang và nhắm mắt lại bắt đầu giấc ngủ đông.... Tiếng sấm mùa xuân đánh thức Cua Kềnh và Ếch Ộp cùng một lúc. Cả Cua Kềnh và Ếch Ộp cùng đào đất. Nhưng do Cua Kềnh có đôi càng khỏe nên Cua Kềnh mở cửa đất của mình nhanh hơn Ếch Ộp. Bởi vậy, khi Ếch Ộp vừa mở xong của hang, ánh sáng vừa ập vào thì đã thấy chú cua nằm cạnh mình. Cua Kềnh thấy Ếch Ộp thì sợ hãi co rúm bộ càng lại, người run lẩy bẩy. Ếch Ộp mở miệng cười thật to, lấy tay vỗ vào lưng cho Cua Kềnh gọn càng hơn nữa và nói:

    - Ba tháng nhịn ăn, ta đang đói đây. Món này thật tuyệt!

    Nói rồi, Ếch Ộp há mồm nuốt chửng Cua Kềnh vào bụng và nhảy ra ngoài cho kịp cơn mưa xuân.

    Ngôi nhà mùa đông
    Ngôi nhà mùa đông
    Ngôi nhà mùa đông
    Ngôi nhà mùa đông

  2. Mùa thu đã qua. Mùa đông đã tới, Thỏ mẹ dẫn các con ra vườn và bảo:

    - Các con ạ, bây giờ là vụ rau rồi, mẹ sẽ dạy các con trồng củ cải nhé.

    Ba anh em Thỏ ríu rít trả lời:

    - Thưa mẹ, vâng ạ!

    Bốn mẹ con quây quần bên luống đất, mẹ bắt đầu giảng:

    - Muốn trồng rau, người ta phải làm đất, rồi gieo hạt…

    Nhưng mới nghe mẹ nói vậy, thỏ Út đã nghĩ thầm: “Thế thì mình cũng biết rồi” và không chú ý nghe mẹ nói nữa. Chú ngồi đấy nhưng còn mải nhìn theo con bươm bướm ngoài vườn nên chẳng biết mẹ còn dặn điều gì nữa.

    Mẹ giảng xong, ba anh em bắt đầu làm việc, mỗi người phải trồng một luống rau nho nhỏ. Hai anh của thỏ Út cặm cụi cuốc đất, đập đất cho nhỏ tơi ra rồi mới gieo hạt, còn Thỏ Út thì chỉ làm qua quýt rồi nhảy đi chơi.

    Ít ngày sau, hạt giống nảy mầm. Những cây rau bé li ti hiện ra. Hai luống rau của các anh cây mọc đều, trông như những chiếc khăn màu xanh tươi phủ lên mặt đất, còn luống rau của thỏ Út thì cây mọc thưa thớt, cây cao, cây thấp. Thế nhưng thỏ Út vẫn mải chơi chẳng chịu chăm bón gì cả.

    Tới vụ thu hoạch, cây rau nào của các anh lá cũng to, củ cũng to, còn những cây rau của thỏ Út thì cằn cỗi vì thiếu nước, củ bé tí tẹo. Thỏ Út xấu hổ quá, biết nói sao với mẹ bây giờ?

    Thấy vậy, thỏ Mẹ bảo:

    - Nếu con chú ý nghe lời mẹ và chăm sóc vườn rau thì rau của con sẽ tươi tốt đúng không? Sau vụ ấy, thỏ Út hỏi lại mẹ cách làm đất, trồng rau, vun luống, gieo hạt rồi bắt đầu trồng lại luống rau khác.

    Đúng như lời mẹ đã nói: “Phải biết cách trồng và chăm sóc tưới bón”. Lần này, rau của thỏ Út lớn rất nhanh. Đến vụ thu hoạch, thỏ Út chở về nhà những cây rau lá xanh non.

    Thỏ Út rất vui. Mẹ thỏ còn vui hơn vì thấy thỏ Út đã biết chăm chỉ và chịu khó làm việc.

    Cây rau của Thỏ Út
    Cây rau của Thỏ Út
    Cây rau của Thỏ Út
  3. Mùa đông đã đến, Sóc con thay bộ áo quần vừa dày vừa ấm để chống chọi với tiết trời giá rét. Bất chợt, nó nhớ đến những người bạn cây của mình, không biết họ đã chuẩn bị những gì cho mùa đông nhỉ.

    Sóc con ra khỏi nhà, gặp cây Quýt, bèn hỏi: “Chị Quýt ơi, chị đã chuẩn bị những gì để đón mùa đông?” Cây Quýt trả lời: “Chị đã chuẩn bị từ lâu rồi, em xem, chị đã thay một chiếc áo bông rất dày đây này” Sóc con nhìn, quả thật có một lớp rơm rạ màu vàng quấn xung quanh thân cây Quýt, giống như một chiếc chăn bông vậy.

    Sóc con lại đi tiếp, trên đường, nó nhìn thấy một cây Phong, trên thân cây trống trơn, chẳng có gì cả, nó liền hỏi: “Bác Phong ơi, bác mặc phong thanh như th, mần răng chịu được gió và bão tuyết của mùa đông?” Bác Phong nhìn nó, cười nói: “Lá của bác nhả ra hơi nước, khi mùa thu tới, lá cây sẽ rụng hết, như vậy sẽ không lo bị mất nước nữa và cũng không sợ bị đông cứng khi mùa đông tới”

    Sóc con lại đi tiếp, nó đến một rừng thông, nhìn thấy cây Thông già vừa không mặc áo bông, lại cũng không rụng lá, nó liền hỏi ông vì sao lại thế. Ông Thông nói: “Vì da của ông rất dày và thô cứng nên có thể chịu đựng sự lạnh giá của mùa đông, trên người ông là những chiếc lá nhỏ hình kim nên mất rất ít hơi nướ, như vậy làông trải qua mùa đông an toàn rồi” Sóc con nhìn thấy cây cối trong khu rừng đều có những chuẩn bị riêng cho mình để trải qua mùa đông giá buốt. Chú vui vẻ trở về nhà.

    Vì những tác động phá hoại môi trường của con người mà ngày càng rất nhiều thảo nguyên bị sa mạc hóa. Khi diện tích sa mạc ngày càng mở mang thì nơi con người sinh sống sẽ thường xuyên có bão cá, nó khiến cho con người không thể hít thở, ho không ngừng và mắc nhiều bệnh! Chính bởi thế, chúng tôi phải trồng thật nhiều cây xanh, trồng hoa cỏ để canh giữ môi trường sống của chúng ta.

    Sóc con rất chú ý đến cây cối trong rừng đúng không nào? Chúng ta cũng nên noi gương bạn Sóc con, canh giữ từng cái cây, từng bông hoa xung quanh mình, không làm điều xấu đến chúng nhé. Chính nhờ có cây cối và hoa cỏ mà cuộc sống của chúng mình mới trở thành xinh đẹp hơn.

    Bạn Sóc nhí và mùa đông
    Bạn Sóc nhí và mùa đông
    Bạn Sóc nhí và mùa đông
  4. Mùa đông đã đến rồi trời lạnh buốt, Thỏ con không có gì để ăn cả. Thỏ con mặc áo vào rồi ra ngoài kiếm thức ăn. Nó đi mãi đi mãi cuối cùng cũng tìm được 2 củ cải trắng. Thỏ con reo lên:

    – Ôi, ở đây có hai củ cải trắng liền, mình thật là may mắn!

    Thỏ con đói bụng, muốn ăn lắm rồi. Nhưng Thỏ lại nghĩ:

    – Ừm… trời lạnh thế này, chắc Dê con cũng không có cái gì để ăn đâu. Mình phải mang cho Dê con một củ mới được.

    Thế là Thỏ con đi sang nhà bạn Dê nhưng Dê con không có nhà nên Thỏ đặt củ cải lên bàn rồi đi về.

    Tình cờ, Dê con đi chơi cũng tìm được một củ cải trắng nhưng nó chỉ ăn trước một nửa.

    Về đến nhà, lại thấy có một củ cải trắng ở trên bàn Dê thèm ăn lắm, nhưng lại nghĩ:

    – Ôi trời lạnh thế này chắc Hươu con không có cái gì để ăn rồi, mình phải mang cho Hươu con mới được.

    Dê con đến nhà Hươu nhưng Hươu lại đi vắng, Dê con bèn đặt củ cải ở trên bàn rồi về.

    Khi Hươu về nhà, thấy củ cải ở trên bàn, Hươu ngạc nhiên lắm.

    – Ồ, củ cải trắng ở đâu mà ngon vậy nhỉ. Xuỵt… thích quá. Nhưng chắc trời lạnh thế này, Thỏ con cũng không có gì ăn đâu. Mình phải mang sang cho Thỏ mới được.

    Khi Hươu đến thì Thỏ con đang ngủ rất say. Khi tỉnh dậy Thỏ lại thấy trên bàn mình xuất hiện một củ cải trắng.

    Thỏ vui lắm nó chạy đi gọi các bạn:

    – Bạn Hươu ơi, bạn Dê ơi hãy đến nhà tôi, chúng ta cùng ăn củ cải trắng thơm ngon này.

    Thế là cuối cùng, củ cải trắng ấy được chia sẻ cho cả ba người bạn tốt bụng của chúng ta. Các bạn thấy đấy tấm lòng thơm thảo, sẵn sàng sẻ chia của các bạn ấy thật là đáng học tập phải không nào?

    Ý nghĩa giáo dục: Khi cho đi bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những thứ mình có.

    Củ cải trắng
    Củ cải trắng
    Củ cải trắng
  5. Ngày cuối cùng của mùa thu, gấu con đến tạm biệt người bạn tốt thỏ con: “Ngày mai tớ phải bắt đầu ngủ đông rồi, chúc cậu có một mùa đông vui vẻ!”

    “Nhưng cứ đến mùa đông là tớ lại không chạy nhảy được!” Thỏ con nói. “Mùa đông lạnh lẽo và cô đơn, chẳng có gì hay cả.”

    “Hay là cậu ngủ đông cùng với tớ?” Gấu con đề nghị.

    “Không được đâu, ngủ đông là phải ngủ li bì suốt cả mùa đông, nhưng tớ ngủ một đêm là đã thức dậy rồi.” Thỏ con lắc đầu.

    Lát sau, gấu con nghĩ ra một cách: “Cậu hãy ăn cỏ buồn ngủ. Ăn nhiều vào, thế là cậu sẽ ngủ suốt cả mùa đông, thế là cậu có thể ngủ đông cùng tớ.”

    Quả là một ý kiến hay. Hai người bạn lập tức lên núi tìm cỏ buồn ngủ. Khi trở về, thỏ con hào hứng hỏi: “Gấu ơi, ngủ đông có vui không?”

    “Đương nhiên là vui chứ. Cậu nằm ngủ trong hang ấm áp, gió thổi tuyết rơi bên ngoài đều chẳng ảnh hưởng gì tới cậu. Khi cậu tỉnh dậy, thời tiết đã ấm áp trở lại, cỏ đã xanh ượi, hoa cũng đã nở rực rỡ, và cậu lại có thể vui chơi thoả thích.”

    “Gấu ơi, thế thì ngủ đông chỉ có ngủ thôi à?” Thỏ con hỏi khẽ.

    “Cậu sao thế?” Gấu con đứng dậy giải thích. “Ngủ đông đương nhiên là ngủ rồi, ngủ say như chết, ngủ say đến nỗi chẳng còn biết gì cả.” Nói rồi gấu bỏ đi.

    Thỏ con cầm nắm cỏ buồn ngủ trên tay, tự nhủ: “Mình sẽ trải qua một mùa đông không lạnh cũng không cô đơn, nhưng cũng là một mùa đông chẳng biết gì hết.”

    Thỏ con cảm thấy hơi nuối tiếc.

    Trước kia, khi mùa đông đến, lúc trời mưa thì mong trời nắng, khi trời nắng lại mọng tuyết rơi, khi cỏ úa lại mong cỏ xanh tươi, khi liễu nảy mầm lại mong nó mọc thành cành lá. Và điều thỏ mong đợi nhất, chính là mong cho kỳ ngủ đông của gấu con nhanh chóng kết thúc, để lại được cùng gấu chạy nhảy trên bãi cỏ, cùng hái hoa dại kết thành những tràng hoa rực rỡ.

    “Thực ra mùa đông của mình cũng rất thú vị đấy chứ.” Thỏ con nhủ thầm. “Ngày nào cũng tràn đầy những niềm mong đợi mới mẻ.”

    Sống trong niềm mong đợi, cũng là một điều tuyệt diệu!

    Thế là thỏ con vứt đám cỏ buồn ngủ vào trong thùng rác.

    Hôm sau, gấu con bắt đầu ngủ đông, thỏ con cũng bắt đầu cuộc sống mùa đông của mình. Trời đang đổ mưa dầm. “Mong sao ngày mai trời sẽ nắng.” Đó chính là niềm mong đợi đầu tiên của thỏ con trong mùa đông.

    Giờ đây, thỏ con rất mãn nguyện với mùa đông của mình. Mặc dù vẫn lạnh và cô đơn, nhưng mỗi ngày đều ngập tràn mong đợi, mong mùa xuân mau đến, mong gấu con sớm tỉnh giấc, và trong lòng thỏ rất đỗi ấm áp. Vì thỏ thấy, mùa đông như thế sẽ thú vị hơn là ngủ li bì chẳng biết gì.

    Gợi ý

    Tuy thỏ con sợ lạnh và cô đơn, nhưng thỏ con quyết định không ngủ đông, vì thỏ nghĩ đến những điều tốt đẹp mà mùa đông mang đến. Chờ đợi cũng là một niềm vui. Rất nhiều trẻ nhỏ cũng giống như thỏ con, ngày ngày mong đợi những điều tốt đẹp: mong đến tết, mong mình lớn nhanh, mong đến thứ hai đi học, mong đến chủ nhật đi chơi. Còn bé bé đang mong điều gì sẽ đến với mình nhỉ? Hãy cùng bố mẹ tìm kiếm những niềm vui nho nhỏ mỗi ngày bé nhé.

    Thỏ con không ngủ đông
    Thỏ con không ngủ đông
    Thỏ con không ngủ đông
    Thỏ con không ngủ đông



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy