Top 10 Tuyệt chiêu tiết kiệm tiền khi đi mua sắm

Nâu Đá 511 0 Báo lỗi

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao bản thân luôn trong trạng thái khó khăn về vật chất? Tại sao bạn rất cố gắng gia tăng thu nhâp nhưng tài khoản tiết kiệm lúc nào ... xem thêm...

  1. Top 1

    Luôn kiểm tra tủ lạnh trước khi đi mua đồ

    Việc làm này tưởng chừng rất nhỏ nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt. Nó giúp bạn biết được chính xác những thực phẩm còn tồn đọng trong nhà. Từ đó sẽ có sự tính toán chính xác trong vấn đề mua thực phẩm mới và lên thực đơn các món ăn trong khẩu phần của gia đình. Bên cạnh đó, như các bạn đã biết, đồ ăn đã nấu chín không nên dự trữ quá lâu trong tủ lạnh. Dù được bảo quản ở mức nhiệt độ lý tưởng nhưng đa phần các loại thực phẩm sau khi chế biến nếu để qua đêm sẽ bị vi khuẩn tấn công và sản sinh ra các hợp chất Nitrit.


    Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngộ độc thức ăn, nếu tích tụ lâu ngày có thể gây ra các bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa. Đặc biệt là các loại rau củ quả như: rau cải, rau muống, đậu cove... trứng sau khi luộc chín, các loại sữa sau khi đã mở nắp tốt nhất chỉ nên sử dụng trong ngày. Do đó, với vai trò người nội trợ của gia đình, bạn hãy tạo cho mình thói quen kiểm tra thực phẩm còn thừa trong tủ lạnh trước khi đi mua sắm. Vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo sức khoẻ của bạn và người thân.

    Luôn kiểm tra tủ lạnh trước khi đi mua đồ
    Luôn kiểm tra tủ lạnh trước khi đi mua đồ
    Luôn kiểm tra tủ lạnh trước khi đi mua đồ
    Luôn kiểm tra tủ lạnh trước khi đi mua đồ

  2. Top 2

    Không để bụng đói khi đi chợ

    Dân gian có câu: "Đừng nghe người say nói, đừng để người đói nấu cơm". Áp dụng trong trường hợp này quả thật vô cùng có lý. Khi cơ thể cảm thấy đói sẽ nảy sinh nhu cầu muốn dung nạp các loại thức ăn. Đây là một phản xạ sinh học hết sức bình thường. Tuy nhiên lại khiến bạn mất kiểm soát và dễ chi tiêu quá mức. Hãy tưởng tượng, nếu bạn bước vào chợ hay siêu thị, trước mắt bạn là một rừng hàng hoá đủ chủng loại, trong khi dạ dày bạn lại đang đói cồn cào.


    Chắc chắn khi đó bạn sẽ bị kích thích sự thèm ăn và dễ rơi vào tình trạng nhìn thấy thứ gì cũng muốn mua mặc dù điều đó là không cần thiết. Đây là một sai lầm trong mua sắm và khiến ngân sách gia đình bạn bị thâm hụt. Để khắc phục điều này, hãy ăn một chút đồ ăn nhẹ như bánh quy, hạt ngũ cốc hoặc uống một ly sữa trước khi đi shopping. Hãy thử áp dụng mẹo vặt này, bạn sẽ bất ngờ vì hiệu quả mà nó mang lại đấy!

    Không để bụng đói khi đi chợ
    Không để bụng đói khi đi chợ
    Không để bụng đói khi đi chợ
    Không để bụng đói khi đi chợ
  3. Top 3

    Lên kế hoạch cụ thể những thứ cần mua

    “Cẩn tắc vô áy náy”, bất cứ việc gì nếu được cân nhắc kĩ càng và lên kế hoạch chi tiết sẽ luôn dễ dàng thực hiện phải không nào? Muốn trở thành một bà nội trợ giỏi giang, trước hết hãy học cách giành thế chủ động trong mua sắm. Khi đã định sẵn những thứ cần thiết cho gia đình, bạn chỉ việc đến cửa hàng và mua theo danh sách. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa giới hạn được tiền bạc, tránh phát sinh thêm những chi phí không cần thiết.


    Việc lên danh sách những món đồ cần mua cũng giúp bạn chủ động hơn trong việc mua sắm. Bạn không bị sa đà vào những món đồ được quảng cáo hấp dẫn, phát sinh nhu cầu không cần thiết và làm "rớt tiền" trong ví cực nhanh. Khi có danh sách những món đồ mua sắm và bàn bạc kỹ lưỡng, bạn cũng sẽ biết mình thiếu gì, thừa gì trong danh sách để cân nhắc thêm bớt cho thật hợp lý. Hãy nghĩ xem, nếu nhà bạn cách khá xa khu chợ, nhưng chỉ vì quên một vài thứ nguyên liệu để nấu ăn, bạn lại phải chạy xe một khoảng đường dài để tìm mua thêm một lần nữa. Thật phiền phức phải không nào? Vậy nên, lên kế hoạch chưa bao giờ là thừa thãi.

    Lên kế hoạch cụ thể những thứ cần mua
    Lên kế hoạch cụ thể những thứ cần mua
    Lên kế hoạch cụ thể những thứ cần mua
    Lên kế hoạch cụ thể những thứ cần mua
  4. Top 4

    Chỉ mang theo số tiền vừa đủ

    Cùng với những tuyệt chiêu trên, bạn có thể tiết kiệm được tiền khi mua sắm bằng cách chỉ ra ngoài với số tiền vừa đủ với các món đồ đã dự tính. Cách làm này là để kìm chế ham muốn của bản thân. Là phụ nữ, chắc hẳn đã không ít lần bạn phải suýt xoa khi trông thấy một bộ váy đẹp, một chai nước hoa thơm phức, một đôi giày hàng hiệu đúng không? Chiều chuộng bản thân một chút chẳng có gì sai, nhưng phải tùy thuộc vào khả năng tài chính.


    Sẽ thật tệ nếu như bạn dốc hết hầu bao vào những ngày đầu tháng và sống chật vật thiếu thốn suốt khoảng thời gian còn lại. Vậy nên, hãy biết kìm nén những nhu cầu cá nhân. Cách hiệu quả nhất đó là, hãy mang vừa đủ để chi trả cho những thứ thực sự cần mua. Khi trong túi không có nhiều tiền, bạn lập tức sẽ mất hết tự tin và không còn bị lôi kéo vào những món đồ xa xỉ.

    Chỉ mang theo số tiền vừa đủ
    Chỉ mang theo số tiền vừa đủ
    Chỉ mang theo số tiền vừa đủ
    Chỉ mang theo số tiền vừa đủ
  5. Top 5

    Hãy tìm hiểu giá cả và chọn quầy hàng uy tín để không bị "hớ"

    Nếu ở siêu thị hay các trung tâm thương mại lớn, hàng hóa đều được niêm yết giá dễ dàng cho khách lựa chọn. Nhưng ở các khu chợ nhỏ, giá cả các mặt hàng thường phụ thuộc vào thỏa thuận của kẻ bán người mua. Vậy nên nếu không khéo léo, bạn rất dễ bị “hớ” khi mua những món đồ với giá thành không tương xứng với giá trị. Kinh nghiệm cho các bà nội trợ chính là hãy tham khảo bản tin giá cả các loại thực phẩm, hàng hóa được cập nhật mỗi ngày trên mạng internet.


    Đồng thời hãy xem xét mặt bằng giá giữa các quầy hàng và học cách thỏa thuận để không mua phải những món đồ với giá thành không đúng sự thực. Khi bạn mua được sản phẩm với mức giá hợp lí, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản để mua những thứ khác. Việc tìm hiểu tình hình thị trường là không bao giờ thừa và là tuyệt chiêu của những người nội trợ thông minh.

    Hãy tìm hiểu giá cả và chọn quầy hàng uy tín để không bị
    Hãy tìm hiểu giá cả và chọn quầy hàng uy tín để không bị "hớ"
    Hãy tìm hiểu giá cả và chọn quầy hàng uy tín để không bị
    Hãy tìm hiểu giá cả và chọn quầy hàng uy tín để không bị "hớ"
  6. Top 6

    Đừng ham khuyến mãi để mang về những đồ dùng không cần thiết

    Thời buổi kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh gay gắt để lôi kéo khách hàng. Phương pháp họ thường dùng nhất chính là tung ra các gói khuyến mãi để kích thích nhu cầu mua sắm của người dân. Tuy nhiên, bạn hãy là người tiêu dùng thông thái và biết cách kiểm soát túi tiền của mình.


    Dù bạn có tiết kiệm hay lên kế hoạch chi tiết cho việc chi tiêu nhưng nếu danh sách cần tiêu vẫn dài vô kể thì việc tiết kiệm cũng không thực sự hiệu quả. Ngoài việc cân nhắc mua những món đồ, bạn cần đơn giản hóa mọi thứ. Ví dụ, nhà sản xuất tung ra gói ưu đãi mua một bếp gas tặng một bộ nồi inox. Bạn có thể nhất thời vì ham muốn món quà tặng kèm theo mà quên rằng nhà bạn chưa có nhu cầu đổi bếp gas mới. Chỉ nhận về một món quà tặng nhỏ, nhưng bạn phải đem về nhà chiếc bếp gas chưa biết khi nào mới dùng đến. Thật lãng phí phải không?

    Đừng ham khuyến mãi để mang về những đồ dùng không cần thiết
    Đừng ham khuyến mãi để mang về những đồ dùng không cần thiết
    Đừng ham khuyến mãi để mang về những đồ dùng không cần thiết
    Đừng ham khuyến mãi để mang về những đồ dùng không cần thiết
  7. Top 7

    Hạn chế đi mua sắm theo nhóm quá nhiều người

    Hạn chế đi mua sắm theo nhóm quá nhiều người cũng là một tuyệt chiêu để tiết kiệm tiền. Nhiều hội chị em chọn việc mau sắm là phương tiện thư giãn đầu óc, nên thường sẽ không kiểm soát được bản thân mà mua sắm vô độ. Chính vì vậy muốn tiết kiệm, bạn nên hạn chế đi mua sắm theo nhóm quá nhiều người.


    Đây là vấn đề thuộc về phạm trù tâm lý. Các chị em thường có sở thích tụ tập thành nhóm và đi shopping. Mặc dù mang lại cảm giác vui vẻ vì được gặp gỡ bạn bè thân thiết, nhưng khi đi mua sắm cùng nhóm quá nhiều người, chúng ta dễ nảy sinh tâm lý hùa theo đám đông. Khi nhìn thấy những cô bạn xúng xính trong chiếc váy đắt tiền, người bán hàng lại không ngớt lời khen ngợi, dù có chút băn khoăn nhưng bạn cũng rất muốn mua một cái tương tự. Vậy nên, nếu đang trong giai đoạn muốn tiết kiệm tiền, tốt nhất hãy tạm ngừng đi mua sắm với nhóm bạn thân và hẹn gặp họ vào một dịp khác.

    Hạn chế đi mua sắm theo nhóm quá nhiều người
    Hạn chế đi mua sắm theo nhóm quá nhiều người
    Hạn chế đi mua sắm theo nhóm quá nhiều người
    Hạn chế đi mua sắm theo nhóm quá nhiều người
  8. Top 8

    Luôn ghi chép cụ thể các khoản chi tiêu

    Sẽ rất mất thời giờ nếu mỗi khi đi chợ về bạn lại phải ngồi loay hoay với giấy bút để liệt kê những món đồ đã mua và số tiền đã tiêu. Nhưng ở thời đại công nghệ này bạn sẽ không còn phải bận tâm vì điều đó. Sự ra đời của hàng loạt các phần mềm quản lý thu chi sẽ giúp bạn quản lý tài chính thật dễ dàng. Hiệu quả nhất phải kể đến: Sổ thu chi Misa, Vmoney... Tất cả những gì bạn cần là một chiếc điện thoại di dộng thông minh, cài đặt phần mềm miễn phí này, sau khi thực hiện một khoản thu chi hãy nhập đầy đủ vào máy.


    Bạn sẽ nhận được bản đánh giá chi tiết về các khoản thu chi cá nhân, từ đó biết cách điều chỉnh khả năng tài chính của mình. Sẽ rất tai hại nếu bạn vẫn tiếp tục cách tiêu tiền vô tổ chức, bạn nên nhớ, nhiều khoản tiền nhỏ sẽ cộng lại thành con số khổng lồ. Nếu không quản lý chặt chẽ chi tiêu, đảm bảo lúc nào bạn cũng thắc mắc: Tiền của bạn ở đâu? Vì sao lại hết nhanh như vậy?

    Luôn ghi chép cụ thể các khoản chi tiêu
    Luôn ghi chép cụ thể các khoản chi tiêu
    Luôn ghi chép cụ thể các khoản chi tiêu
    Luôn ghi chép cụ thể các khoản chi tiêu
  9. Top 9

    “Đắt xắt ra miếng”, đừng ham rẻ

    Đại đa số tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam chính là ưa chuộng những mặt hàng giá rẻ. Tuy nhiên đây lại là một quan niệm sai lầm. Có thể ban đầu, cách mua sắm này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền nho nhỏ. Nhưng xét về lâu dài, các món đồ giá rẻ đồng nghĩa với chất lượng không cao. Bạn sẽ tốn thêm các khoản tiền để bảo trì, sửa chữa.


    Đôi khi số tiền này còn lớn hơn khoản lợi nhuận ban đầu. Ví dụ, bạn mua một chiếc xe máy cũ với giá bèo, bạn vui vẻ vì kiếm được một món hời kha khá. Nhưng một thời gian sau đó, máy móc linh kiện dễ hư hỏng, chưa kể đến việc tiêu tốn xăng gấp nhiều lần. Bạn sẽ phải chi trả số tiền rất lớn để đại tu xe. Vậy, phương án tối ưu nhất vẫn là mua một chiếc xe chất lượng, đảm bảo an toàn cho bản thân và hạn chế tối thiểu chi phí sửa chữa. Tiết kiệm thời gian, công sức và rất ít phiền hà.

    “Đắt xắt ra miếng”, đừng ham rẻ
    “Đắt xắt ra miếng”, đừng ham rẻ
    “Đắt xắt ra miếng”, đừng ham rẻ
    “Đắt xắt ra miếng”, đừng ham rẻ
  10. Top 10

    Hãy bỏ vào ống tiết kiệm số tiền dư sau khi mua sắm

    Hiện nay, nhiều bạn trẻ chưa gì đã vội khẳng định tiết kiệm tiền gần như là một “nhiệm vụ bất khả thi” mà quên rằng điều này sẽ giúp bạn trở thành những người trẻ thông minh và tự chủ về tài chính. Chẳng cần phải mở tài khoản này nọ, làm sổ tiết kiệm ngân hàng, hãy quay về thời “tích tiền đút lợn” bạn cũng sẽ tiết kiệm được một số tiền đáng ngạc nhiên đấy.


    Khi đã vận dụng đầy đủ 9 mẹo vặt đã kể ở trên, chắc chắn rằng bạn sẽ có một khoản tiền dư sau khi mua các đồ dùng cần thiết. Việc cuối cùng và cũng quan trọng nhất bạn cần làm chính là hãy bỏ vào heo đất số tiền bạn đã tiết kiệm được từ việc thắt chặt chi tiêu. Có thể đó là con số không đáng kể, nhưng nó chính là nguồn động viên tinh thần to lớn để bạn có thêm động lực và tiếp tục chi tiêu hợp lý cho những lần mua sắm tiếp theo.

    Hãy bỏ vào ống tiết kiệm số tiền dư sau khi mua sắm
    Hãy bỏ vào ống tiết kiệm số tiền dư sau khi mua sắm
    Hãy bỏ vào ống tiết kiệm số tiền dư sau khi mua sắm
    Hãy bỏ vào ống tiết kiệm số tiền dư sau khi mua sắm



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy