Top 7 Vua, chúa trường thọ nhất Việt Nam

Hoai Thuong 16865 0 Báo lỗi

Trong triều đại Việt Nam có rất nhiều vị vua, người có tuổi thọ cao nhất là Chúa Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) thọ 89 tuổi. Tiếp theo là Vua Bảo Đại (1913 – ... xem thêm...

  1. Nguyễn Hoàng (chữ Hán: 阮潢) hay Chúa Tiên; người làng Gia Miêu Ngoại Trang, huyện Tống Giang, lộ Thanh Hoa, về sau thuộc tổng Thượng Bạn, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay là xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa).


    • Chúa Nguyễn đầu tiên
    • Trị vì: Từ 1588 đến 1613
    • Kế nhiệm: Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên
    • Tên húy: Nguyễn Hoàng
    • Sinh: 28/8/1525
    • Mất: 20/7/1613
    • Thân phụ: Nguyễn Kim
    • Thân mẫu: Nguyễn Thị Mai
    • Thụy Hiệu: Triệu Cơ Thùy Thống Khâm Minh Cung Ý Cần Nghĩa Đạt Lý hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dụ hoàng đế
    • Miếu hiệu: Thái Tổ

    Chúa Tiên Nguyễn Hoàng là người cha đẻ của Đàng Trong - bản lề cho vương triều Nguyễn sau này. Trong giai đoạn cực kì hiểm nghèo, khó khăn trùng điệp, ông đã gây dựng nên cơ đồ cho các chúa Nguyễn và kể cả nhà Nguyễn sau này, ông có những đóng góp lớn với lịch sử nước nhà, đặc biệt là công cuộc mở mang bờ cõi. Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, thọ 89 tuổi. Sau được truy tôn là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế.

    Chúa Nguyễn Hoàng (1525 - 1613): 89 tuổi
    Chúa Nguyễn Hoàng (1525 - 1613): 89 tuổi
    Chúa Nguyễn Hoàng (1525 - 1613): 89 tuổi
    Chúa Nguyễn Hoàng (1525 - 1613): 89 tuổi

  2. Bảo Đại (chữ Hán: 保大) là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị Hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam.


    • Vua thứ 13 nhà Nguyễn
    • Tên húy: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy
    • Sinh: 22/10/1913 tại Huế, Việt Nam
    • Mất: 31/7/1997 Paris, Pháp
    • Trị vì: 6/11/1925
    • Thoái vị: 25/8/1945
    • Hoàng hậu: Nam Phương Hoàng Hậu
    • Thân phụ: Vua Khải Định
    • Thân mẫu: Từ Cung Hoàng Thái Hậu
    • Khi lên 9 tuổi (1922) Vĩnh Thụy được tấn phong làm Đông Cung Hoàng Thái Tử.

    Từ Bảo Đại chỉ là niên hiệu của ông, tục lệ nhà Nguyễn các vị Hoàng đế đời trước chỉ giữ một niên hiệu nên dân gian hay dùng niên hiệu để chí vị Hoàng đế đó. Ông đồng thời cũng là Hoàng đế của Đế quốc Việt Nam (1925-1945) và là Quốc trưởng của quốc gia Việt Nam (1949-1955).
    Vua Bảo Đại (1913 - 1997): 85 tuổi
    Vua Bảo Đại (1913 - 1997): 85 tuổi
    Vua Bảo Đại (1913 - 1997): 85 tuổi
    Vua Bảo Đại (1913 - 1997): 85 tuổi
  3. Thanh Đô Vương Trịnh Tráng (chữ Hán: 鄭梉) thụy hiệu Văn Tổ Nghị vương (文祖誼王); là chúa Trịnh thứ 2 thời Lê Trung Hưng và là chúa thứ hai chính thức xưng vương khi còn tại vị, nắm thực quyền cai trị miền Bắc nước Đại Việt từ năm 1623 đến 1657.

    • Tên húy: Trịnh Tráng
    • Trị vì: 1623 - 1657
    • Sinh: 1577
    • Mất: 1657
    • Kế nhiệm: Trịnh Tạc
    • Thân phụ: Trịnh Tùng
    • Thân mẫu: Đặng Thị Ngọc Bảo
    • Thụy hiệu: Nghị Vương (誼王)
    • Miếu hiệu: Văn Tổ (文祖)

    Năm 1623, trước khi mất, Trịnh Tùng giao binh quyền lại cho ông. Từ đó ông được nối nghiệp Chúa. Khi lên ngôi chúa, vua Lê phong ông làm Thái úy Thanh Quốc Công. Tiết chế thủy bộ chư quân.


    Về chính trị, ông là người củng cố địa vị cai trị của chế độ "vua Lê chúa Trịnh". Về quân sự, thời kỳ ông cầm quyền là bước chuyển căn bản giữa hai cuộc xung đột Nam-Bắc triều và Trịnh-Nguyễn.

    Chân dung Trịnh Tráng trong Trịnh gia chính phả
    Chân dung Trịnh Tráng trong Trịnh gia chính phả
    Chúa Trịnh Tráng (1577 - 1657): 81 tuổi
    Chúa Trịnh Tráng (1577 - 1657): 81 tuổi
  4. Tây Định vương Trịnh Tạc (chữ Hán: 鄭柞), thụy hiệu Hoằng Tổ Dương vương (弘祖陽王), nguyên quán làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa; là vị chúa Trịnh thứ 3 thời Lê Trung Hưng.


    • Tên húy: Trịnh Tạc
    • Trị vì: 1657 - 1682
    • Sinh: 11/4/1606
    • Mất: 24/9/1682
    • Kế nhiệm: Trịnh Căn
    • Thân phụ: Trịnh Tráng
    • Thân mẫu: Trần Thị Ngọc Đài
    • Thụy hiệu: Dương vương (陽王)
    • Miếu hiệu: Hoằng tổ (弘祖)

    Trịnh Tạc là con trai thứ hai của đức Văn Tổ Nghị vương Trịnh Tráng, nhưng lại được quyền kế tập ngôi vị do người anh của ông mất sớm. Năm 1657, ông chính thức lên kế vị. Trong thời gian cai trị của ông, quân Trịnh đã giành được một số thắng lợi quân sự: dẹp yên thế lực chúa Bầu họ Vũ ở Tuyên Quang và họ Mạc ở Cao Bằng, giành lại vùng đất phía bắc sông Gianh từ tay chúa Nguyễn.


    Từ sau năm 1672, chiến tranh Trịnh - Nguyễn chấm dứt, Trịnh Tạc bắt tay vào việc xây dựng đất nước, thực hiện cải cách trên lĩnh vực chính trị - kinh tế và đạt một số thành tựu, đưa họ Trịnh vào thời kì đỉnh cao thịnh trị. Ông qua đời năm 1682, ngôi thế tử được truyền cho con trai trưởng là đức Chiêu Tổ Khang vương Trịnh Căn.


    Chân dung Trịnh Tạc trong Trịnh gia chính phả
    Chân dung Trịnh Tạc trong Trịnh gia chính phả
  5. Định Nam Vương Trịnh Căn (chữ Hán: 鄭根), con trưởng chúa Trịnh Tạc, quê làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    • Tên húy: Trịnh Căn
    • Trị vì: 1682 - 1709
    • Sinh: 1633
    • Mất: 1709
    • Kế nhiệm: Trịnh Cương
    • Thân phụ: Trịnh Tạc
    • Thân mẫu: Vũ Thị Ngọc Lễ
    • Thụy hiệu: Khang Vương (康王)
    • Miếu hiệu: Chiêu Tổ (昭祖)

    Ông có tài cầm quân, lại có tiếng văn chương. Thuở trẻ từng đi trấn thủ Nghệ An, tham gia chiến tranh Trịnh Nguyễn. Sau khi cha mất (1682) được nối nghiệp chúa với tước phong Định vương, Đại nguyên súy tổng quốc chính. Ông khéo biết dụng nhân tài, sửa sang việc chính trị, mở mang văn hóa.


    Sự nghiệp của Trịnh Căn chính là gạch nối cơ bản giữa thời Trịnh-Nguyễn phân tranh và thời thịnh trị của Đàng Ngoài. Ông là người chỉ huy có công chặn đứng thế bắc tiến của Chúa Nguyễn, giữ hoà bình cho Bắc Hà và đưa miền bắc Đại Việt vào thời kỳ phát triển phồn thịnh trở lại sau nhiều năm binh lửa. Ông còn để lại một tập thơ Nôm: Ngự đề Thiên Hòa doanh bách vịnh, gồm hàng trăm bài thơ để vịnh đủ loại.


    Chân dung Trịnh Căn trong Trịnh gia chính phả
    Chân dung Trịnh Căn trong Trịnh gia chính phả
    Chúa Trịnh Căn (1633 - 1709): 77 tuổi
    Chúa Trịnh Căn (1633 - 1709): 77 tuổi
  6. Thành Thái (chữ Hán: 成泰), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Lân (阮福寶嶙), còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu (阮福昭). Do chống Pháp nên ông, cùng với các vua Hàm Nghi và Duy Tân, là 3 vị vua yêu nước trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc bị đi đày tại ngoại quốc. Ông không có miếu hiệu.

    • Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn
    • Tên húy: Nguyễn Phúc Bửu Lân
    • Trị vì: 1889 - 1907
    • Sinh: 14/03/1879
    • Mất: 24/03/1954 (có tài liệu ghi ông mất ngày 09/03/1955)
    • Kế nhiệm: Duy Tân
    • Thân phụ: Dục Đức
    • Thân mẫu: Từ Minh Huệ hoàng hậu
    • Thụy hiệu: Hoài Trạch công

    Thành Thái được đánh giá là người cầu tiến, yêu nước và chống Pháp. Ông để ý đến cả các loại vũ khí, đã giao cho họa sĩ Lê Vǎn Miến (tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Paris) vẽ cho ông các khẩu súng Pháp. Vua Thành Thái rất thích đọc những tân thư chữ Hán của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó vua có tinh thần tự cường dân tộc và đầu óc cải cách.


    Trước các ý tưởng cấp tiến của Thành Thái, người Pháp lo ngại tìm cách ngăn trở. Để che mắt, Thành Thái giả hành động như một người mất trí. Khi các bản vẽ vũ khí của ông bị phát hiện, Thành Thái giả điên, cào cấu các bà cung phi và xé nát các bản vẽ. Lợi dụng cơ hội này, người Pháp vu cho ông bị điên, ép ông thoái vị, nhường ngôi cho con vì lý do sức khỏe. Khâm sứ Pháp còn nói thẳng là đã biết ông có ý đồ chống Pháp, nên không để ông ở ngôi được. Còn nếu Thành Thái muốn tại vị thì ông phải ký vào một tờ giấy xin lỗi, tuyên bố với quốc dân là có âm mưu chống lại nước Pháp, nay phải thành thực hồi tâm. Nhưng ông đã ném tờ tuyên cáo thảo sẵn ấy xuống đất, từ chối.


    Ngày 12 tháng 9 năm 1907, Thành Thái bị đưa đi quản thúc ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay). Đến nǎm 1916 ông bị đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân. Tháng 3 năm 1953, ông được phép về Huế thăm lăng tẩm cha mẹ. Ông mất ngày 24 tháng 3 năm 1954 và được an táng tại khuôn viên thành An Lăng (lăng Dục Đức) tại xã An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên, thọ 75 tuổi.

    Vua Thành Thái (1879 - 1954): 75 tuổi
    Vua Thành Thái (1879 - 1954): 75 tuổi
    Vua Thành Thái (1879 - 1954): 75 tuổi
    Vua Thành Thái (1879 - 1954): 75 tuổi
  7. Trần Nghệ Tông (chữ Hán: 陳藝宗), tên húy là Trần Phủ (陳暊) hoặc Trần Thúc Minh (陳叔明), còn gọi là Nghệ Hoàng (藝皇). Ông ở ngôi 2 năm (1370 - 1372), ở ngôi Thái thượng hoàng hơn 20 năm (1372 - 1394).


    • Hoàng đế thứ 8 của nhà Trần
    • Tên húy: Trần Phủ (陳暊)
    • Trị vì: 1370 - 1372
    • Sinh: 12/1321
    • Mất: 15/12/1394
    • Kế nhiệm: Trần Duệ Tông
    • Thân phụ: Trần Minh Tông
    • Thân mẫu: Minh Từ quý phi
    • Thụy hiệu: Thể Thiên Kiến Cực Thuần Hiếu hoàng đế (體天建極純孝皇帝)
    • Miếu hiệu: Nghệ Tông (藝宗)

    Trần Nghệ Tông là vị hoàng đế có quyền lực tối cao cuối cùng của hoàng tộc họ Trần, ông có công lớn trong việc lật đổ Dương Nhật Lễ và khôi phục lại cơ đồ cho triều đại nhà Trần.


    Qua những ghi chép ít ỏi của sử sách, ta biết từ lúc đầu, Trần Nghệ Tông đã không có ý định làm vua. Do sự động viên, khích lệ của công chúa, vương hầu, ông giành lại ngôi vua từ Dương Nhật Lễ, nhưng ông cũng chỉ giữ ngôi 2 năm, từ tháng Giêng năm Canh Tuất (1370) đến tháng Giêng năm Nhâm Tí (1372) rồi nhường ngôi cho em là Cung Tuyên vương Kính, tức Trần Duệ Tông - người đã cùng ông họp quân ở Đại Lại hai năm trước.

    Vua Trần Nghệ Tông (1321 - 1394): 74 tuổi
    Vua Trần Nghệ Tông (1321 - 1394): 74 tuổi
    Vua Trần Nghệ Tông (1321 - 1394): 74 tuổi
    Vua Trần Nghệ Tông (1321 - 1394): 74 tuổi



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy