Top 10 Cách tự pha chế thuốc sinh học diệt sâu bệnh cho cây trồng
Những chậu hoa xinh xắn, đáng yêu mà bạn trồng đang bị sâu bệnh phá hoại? Những luống rau bạn đang bỏ ra bao nhiêu công sức để chăm sóc bỗng dưng bị sâu ăn ... xem thêm...trụi lá? Và bạn không hề muốn sử dụng những loại thuốc trừ sâu hóa học đầy chất độc hại đang được bày bán đầy rẫy bên ngoài kia? Vậy thì hãy cùng tìm hiểu một số cách đơn giản để có thể tự pha chế thuốc sinh học từ những nguyên vật liệu dễ kiếm, an toàn với sức khỏe, mà vẫn đảm bảo tiêu diệt được những loại sâu bệnh đáng ghét nhé!
-
Thuốc trừ sâu “gia vị”
Đây là loại thuốc dùng để trừ sâu cho các loại rau và hoa nói chung. Thuốc có khả năng diệt trừ được hầu hết các loại sâu phá hoại vườn rau của chúng ta đấy! Thuốc được pha chế từ các loại gia vị rất thông dụng trong mỗi gia đình. Cách pha chế cũng cực kỳ đơn giản.
Nguyên liệu: Để pha chế dung dịch thuốc: Tỏi, ớt, gừng, mỗi thứ 1 kg và 3 lít rượu trắng đã chia sẵn thành 3 phần, mỗi phần 1 lít.
Cách pha chế: Tỏi, ớt, gừng tách riêng làm 3 phần, cho vào máy xay nhuyễn hoặc giã thật nát rồi bỏ vào 3 lọ, chum có nắp đậy. Sau đó, đổ 3 phần rượu vào 3 lọ. Đậy kín lại và để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp trong khoảng nửa tháng là có thể sử dụng được.
Khi dùng, lấy thìa hoặc muôi múc ở mỗi lọ ra một lượng vừa đủ dung dịch rồi pha loãng để phun cho cây. Cứ khoảng 200ml nước cốt pha với khoảng 5 lít nước. Các bạn cũng có thể xay và ngâm chung cả gừng, tỏi, ớt với nhau trong 1 chum cũng được nhé. Tuy nhiên thì hiệu quả sẽ không tốt bằng việc chúng ta ngâm tách riêng, vì trong quá trình ngâm chung, các chất mới sinh ra sẽ làm giảm hoạt chất của thuốc.
Việc sử dụng các phương pháp phòng trừ sâu hại cây trồng tại nhà có nguồn gốc tự nhiên hay thảo dược vừa sạch vừa an toàn cho sức khỏe con người.Theo ý kiến các nhà chuyên môn thì trong các loại củ, quả như: ớt, tỏi, hành gừng… có chứa hàm lượng a-xít có tác động đến bộ phận cơ thể như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng. Nếu chiết xuất thảo mộc này được chế biến với nồng độ phù hợp sẽ xua đuổi, tiêu diệt được các loài sâu bọ.
-
Thuốc trừ sâu từ xà phòng rửa chén và bột ớt
Đây là cách đơn giản hơn nếu các bạn không muốn phải bỏ ra nhiều công và tốn nhiều loại nguyên liệu như pha chế thuốc trừ sâu từ cả 3 loại gừng, tỏi, ớt mà vẫn đảm bảo mục đích là tiêu diệt được sâu hại nhé.
Để chế tạo ra loại thuốc này rất đơn giản.
Nguyên liệu: Xà phòng rửa chén, ớt bột
Cách pha chế: các bạn có thể sử dụng nước rửa chén hàng ngày trộn với bột ớt là ta đã có một thứ thuốc hiệu nghiệm để phun cho cây rồi. Cứ 1 lít nước các bạn pha với 1ml nước rửa chén và 2 - 3 thìa bột ớt nhỏ (thìa gia vị nhé), lắc đều và cho vào trong bình xịt rồi phun. Vì nước rửa chén đã được pha loãng nên sau khi phun thuốc chúng ta có thể hái rau để chế biến các món ăn như bình thường rồi nhé!
Đây là cách làm đơn giản và dễ kiếm nguyên liệu trên thị trường; và cũng rất sạch sẽ. Cách làm này thích hợp với những gia đình trồng ít rau (ví dụ như thùng xốp) để phục vụ bữa ăn hàng ngày. Với thuốc trừ sâu này, không độc hại cho cây cũng như con người, và đặc biệt thân thiện với môi trường.
-
Thuốc trừ sâu từ lá cây cà chua
Bạn có để ý cây cà chua nhà mình trồng rất ít bị phá hoại bởi lũ sâu đáng ghét? Và nếu nhà bạn đang có sẵn một vài cây cà chua thì đây là một gợi ý tuyệt vời. Bạn vừa tận dụng được những chiếc lá cà chua sau khi cắt tỉa cành lá lại vừa diệt được sâu hại cho những cây rau bên cạnh.
Đây là loại thuốc có tác dụng tiêu diệt và xua đuổi các loại côn trùng rất có hiệu quả đấy nhé. Phun thuốc này, các loại côn trùng sẽ tránh xa các cây rau của chúng ta ngay lập tức. Vậy làm như nào để chế tạo được loại thuốc thần thánh này, cách đơn giản nhất bạn cần chuẩn bị là:
Nguyên liệu: Một nắm lá cà chua, máy xanh sinh tố, một cốc nước.
Cách pha chế: Bạn lấy nắm lá cà chua, đổ thêm một ít nước cho vào máy say sinh tố say nhuyễn; rồi để dung dịch đã say qua đêm, sáng ra gạn lấy nước trong phía bên trên rồi pha thêm với 1 cốc nước nữa, cho vào bình xịt là đã có một dung dịch thuốc diệt sâu hiệu quả rồi đấy.
Tùy vào số lượng muốn pha chế mà các bạn có thể tăng thêm lượng lá cà chua và nước lên nhé! Khi cây mắc bệnh thì các bạn có thể phun thuốc hàng ngày thay cho việc tưới cây. Tuy nhiên, cần phải pha loãng thuốc ra hơn để cây trồng của chúng ta không bị cháy lá nhé.
-
Thuốc trừ sâu từ quả Na
Quả na ăn rất ngon và trong một quả na chúng ta lại thu được rất nhiều hạt. Hạt quả na mà chúng ta hay ăn có chứa một loại độc tố rất mạnh. Chính vì vậy, có thể tận dụng loại hạt này để làm thuốc trừ sâu diệt các loại côn trùng. Đây cũng là một cách rất hay trong trồng trọt người nông dân tận dụng từ thiên nhiên để diệt trừ sâu bệnh mà lại không gây ô nhiễm môi trường.
Nguyên liệu: Hạt na, rượu trắng, mật ong...
Cách pha chế: Sau khi ăn, chúng ta thu gom hạt na lại, phơi khô và nghiền nhỏ ra, ngâm với rượu trắng. Hạt na ngâm rượu trắng từ 40 độ trở lên trong thời gian khoảng một tuần, sau đó bà con xay nhuyễn rồi để thêm một tuần nữa. Chờ khoảng hai tuần thì mang dung dịch sau khi tiến hành lọc bỏ bã rồi trộn với nguyên liệu dẫn dụ như mật ong, sẽ tạo thành hỗn hợp bả có chứa mùi thơm hấp dẫn thu hút côn trùng. Khi sử dụng trong các vườn cây ăn quả, bà con chia loại bả này vào các khay nhỏ treo lên trên các cành cây, chú ý tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Khi côn trùng ăn phải, chúng sẽ bị chất độc có chứa trong bả tiêu diệt.
Tiêu diệt côn trùng, sâu hại luôn được coi là mối bận tâm hàng đầu của người nông dân. Hàng năm, cứ đến mùa thu hoạch, bà con nông dân đổ xô đi mua và sử dụng thuốc trừ sâu bệnh côn trùng với mong ước giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại và chi phí. Trong khi đó, hạt na rất nhiều và dễ kiếm, nhưng thường sẽ bị bỏ đi vì mọi người chưa biết được tác dụng của nó là có thể sử dụng để diệt trừ những côn trùng gây hại trên chính vườn cây ăn quả nhà mình. Vậy biết một cách trừ sâu từ hạt na, vừa thân thiện với môi trường lại vừa được ăn na mà vẫn tận dụng được hạt phải không?
-
Thuốc trừ sâu từ cây hành tăm
Cây hành tăm có vị rất hăng và cay. Đây là thứ mùi khiến cho các loại sâu hại rất sợ và hầu hết đều tránh xa. Thuốc trừ sâu pha chế từ cây hành tăm có thể chống được nấm,t rừ sâu và xua đuổi sâu bọ. Để pha chế thuốc trừ sâu từ cây hành tăm chúng ta sẽ thực hiện như sau:
Nguyên liệu: Hành tăm, máy say sinh tố.
Cách pha chế: Để tạo ra loại thuốc này rất đơn giản. Các bạn có thể dùngkhoảng 100g củ hành tăm, cho vào máy xay sinh tố xay với khoảng 1 lít nước,sau đó đem ủ trong một bình có nắp đậy khoảng 1 tuần là được.
Việc trồng xen câyhành tăm trong những chậu cây hay trong các luống rau cũng là một giải pháp tốtkhiến cho lũ sâu bọ không dám bén mảng đến phá hoại công sức của chúng ta nữa.Các loại rau sau khi phun loại thuốc này thì các bạn vẫn hoàn toàn có thể sử dụng ngay lập tức mà không sợ nó gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe đâu nhé.
-
Thuốc trừ sâu từ cây xoan
Cây xoan hay còn được gọi là cây sầu đâu (hoặc sầu đông) là loại cây có mùi khá khó chịu và trong hầu hết các bộ phận của cây đều chứa độc tố. Chúng ta có thể tận dụng đặc điểm này để sử dụng lá hoặc quả xoan (là những bộ phận dễ thu hái) để làm thuốc trừ sâu.
Nguyên liệu: Quả xoan, hoặc lá xoan; nước
Cách pha chế: Quả xoan gần chín hoặc lá xoan phơi khô đều có thể sử dụng được. Quả xoan phơi khô sau đó đem nghiền rồi pha với nước. Lá xoan ngâm trong nước một ngày, sau đó vò nát, chắt lấy nước để dùng. Cứ 1 kg lá ta ngâm với 10 lít nước. Khi sử dụng các bạn nên pha loãng ra (đổ thêm 10 lít nước nữa) để tránh lá cây bị cháy do quá nồng độ.
-
Bả chua ngọt
Bả chua ngọt được dùng để tiêu diệt một số loài sâu như sâu keo, sâu khoang, và đặc biệt hữu hiệu với những con bướm và những con ruồi vàng đục quả ổi, mướp, hay bầu bí…
Nguyên liệu: Mật ong, dấm ăn, thuốc độc bẫy bả
Cách pha chế: Cần chuẩn bị 4 phần mật + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần thuốc độc (không có mùi) trộn đều. Thuốc độc để làm bẫy bả ở đây các bạn có thể ra các cửa hàng vật tư nông nghiệp để mua nhé. Rất sẵn và rẻ, chỉ tầm từ 10k – 40k/gói thôi, có thể dùng để pha chế được rất nhiều lần.Yên tâm là sau khi pha chế xong, chúng ta sẽ được một thứ thuốc có mùi vị hấp dẫn lũ sâu bọ đáng ghét bay tới đánh chén và chết lăn quay. Và thuốc này không dùng để phun trực tiếp lên rau quả nên cực kỳ an toàn cho sức khỏe của chúng ta.
Các bạn có thể dùng nước đường để thay thế cho mật nhé! Sau khi pha chế xong các bạn nên dùng một dúm bông gòn tẩm dung dịch thuốc rồi cho vào những cái chai nhựa đã khoét lỗ rộng rồi treo ở vườn có xuất hiện sâu bệnh. Bông gòn sẽ hạn chế việc bay hơi thuốc. Không cần phải đi ra cửa hàng để mua những bình đựng thuốc đâu, vừa đỡ mất tiền lại tận dụng được những chiếc chai lọ trong nhà, quá tiện đúng không nào?
-
Bẫy đèn
Bẫy đèn đã từ lâu cũng được coi là một phương pháp phòng trừ sâu bệnh. Đây là phương pháp dễ làm, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này được sử dụng để tiêu diệt lũ bươm bướm,ngài đêm rất tốt. Nhất là đối với sâu đục thân hại lúa. Nhưng nếu diện tích vườn nhà các bạn rộng quá và không có lưới che để cách ly thì biện pháp này sẽ có hiệu quả thấp hơn đấy!
Nguyên liệu: Để làm 1 chiếc bẫy đèn cần có gồm có 1ít dầu khoáng, 1 chậu cỡ chậu rửa mặt có sẵn nước và 1 dây diện có lắp sẵn bóng đèn.
Cách pha chế: Dung dịch rất đơn giản. Các bạn chỉ cần đổ lớp dầu mỏng vào trong một chậu đã chứa sẵn nước đó. Dầu này các bạn có thể sử dụng dầu hỏa hoặc tận dụng dầu phế thải đều được nhé. Sau đó mắc bóng đèn cao hơn bề mặt cây trồng tầm từ 30 – 40 cm, chậu nước có dầu hỏa được đặt trên một cái ghế ở phía dưới bóng điện. Buổi tối đến thắp điện lên, lũ ngài đêm thấy sáng sẽ bay đến, rơi xuống chậu nước, dính dầu và chết.
-
Bẫy phe-ra-môn
Phe-ra-môn là một loại chất dẫn dụ giới tính nhân tạo thường sử dụng trong nông nghiệp, có tác dụng thu hút lũ sâu trưởng thành như sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, tránh việc chúng đẻ trứng tạo sâu non phá hoại cây trồng…
Các bạn có thể tìm mua phe-ra-môn rất dễ dàng ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp để đem về nhà sử dụng. Công việc của chúng ta cần làm chỉ là treo mồi phe-ra-môn ở những nơi có khả năng xuất hiện sâu hại. Chú ý treo mồi phe-ra-môn ở những nơi thoáng gió để mồi bay hơi tốt, thu hút được sâu hại tới. Phía dưới mồi phe-ra-môn chúng ta đặt bát nước có chứa dung dịch nước xà phòng hòa loãng (1g xà phòng hòa với 1 lít nước), để khi lũ sâu trưởng thành bay tới, sẽ rơi xuống và dính nước xà phòng, chết đi.
Đối với những luống rau ăn lá, chúng ta nên treo mồi phe-ra-môn cách mặt lá rau từ 5 – 10cm. Đối với những luống cà chua, đậu đỗ, chúng ta có thể treo ở vị trí 2/3 tán cây các bạn nhé! Các bạn đi kiểm tra hàng ngày để thay thế mồi phe-ra-môn hết và thu dọn xác sâu.
-
Thuốc Booc-đô
Booc-đô là loại thuốc không chỉ có tác dụng chữa mà còn có tác dụng phòng chống các loại bệnh gây ra chủ yếu do nấm trên các loại cây rau, cây hoa hoặc cây ăn quả. Ngoài tác dụng phòng và trị bệnh, booc-đô còn được coi như một loại phân bón cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.
Nguyên liệu: Vôi, đồng sunphat, nước...
Cách pha chế: Để pha chế được 10 lít dung dịch booc-đô 1% chúng ta cần có 100g vôi, 100g đồng sunphat và 10 lítnước. Vôi ở đây các bạn chú ý chọn vôi sống nhé. Vôi bột cũng có thể sử dụng được,tuy nhiên pha chế sẽ cho hiệu quả thấp hơn. Đồng sunphat các bạn tìm mua ở cáccửa hàng vật tư nông nghiệp với giá khoảng 90.000đ/kg. Các dụng cụ dùng để pha chế có thể bằng nhựa, bằng chum hoặc vại, chúng ta không dùng các loại dụng cụ làm bằng kim loại nhé. Đầu tiên, các bạn pha vôi với 2 lít nước, chúng ta được dung dịch màu có màu trắng. Tiếp theo pha đồng sunphat với 8 lít nước, chúng ta được dung dịch màu xanh. Sau đó đổ từ từ phần dung dịch màu xanh vào trong phần dung dịch màu trắng cho tới hết để được dung dịch mà xanh nhạt. Nhớ là không được làm ngược lại, tức là đổ dung dịch màu trắng vào dụng dịch màu xanh đâu nhé! Đơn giản thế là ta đã pha chế xong thuốc Booc-đô rồi đấy.
Nếu để phòng bệnh thì các bạn có thể phun 1 – 2 lần/tháng còn để trị bệnh, các bạn phun 1 – 2 lần/tuần nhé. Sau khi phun khoảng 1 tuần là các bạn có thể thu hoạch sản phẩm bình thường. Do nồng độ dung dịch không cao (1%) nên thuốc an toàn cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, các bạn hạn chế phun Booc-đô cho các loại rau ăn lá vì nhiều loại rau sẽ bị táp khi phun thuốc trực tiếp lên lá. Thuốc thích hợp với các loại cây ăn quả và cây cảnh.
Phạm Hùng 2017-06-30 07:49:27
Loại này có thể dùng trên tiêu được không z