Tiêu chảy và nôn kéo dài
Các trường hợp tiêu chảy và nôn kéo dài vài giờ có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể dẫn đến mất nước - trạng thái nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Đối với trẻ em, bệnh tiêu chảy thường tự hết trong vòng 5-7 ngày và hiếm khi kéo dài hơn hai tuần. Khi trẻ bị nôn mửa, thường là vì cơ thể của trẻ đang cố gắng loại trừ vi khuẩn hoặc một số độc tố khác. Nôn mửa và tiêu chảy có thể khiến trẻ mất rất nhiều nước. Điều này rất nguy hiểm đặc biệt là khi thời tiết oi bức hoặc khi trẻ đang sốt. Thông thường, bé bị đi ngoài nhiều cộng thêm triệu chứng nôn trớ là vì lúc này bé đang bị rối loạn tiêu hóa, hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến hệ thông tiêu hóa mà nguyên nhân chủ yếu là vì: Trẻ bị ngộ độc hay dị ứng thực phẩm, ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh, ôi thiu… dẫn đến trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ.
Do bố mẹ cho trẻ uống quá nhiều thuốc kháng sinh hoặc trẻ đang mắc phải một số bệnh lý đường ruột cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ. Bệnh tiêu chảy tưởng chừng như không nguy hiểm, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng thì hoàn toàn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Chính vì vậy khi phụ huynh thấy trẻ bị nôn ói, sốt và đi ngoài bất thường thì cần phải cảnh giác với bệnh tiêu chảy. Bệnh lý này dễ khiến trẻ gặp nguy hiểm khi tự ý điều trị tại nhà. Vì vậy, phụ huynh hãy nhanh chóng đưa trẻ đi đến các cơ sở y tế uy tín để được chữa trị an toàn. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy lưu ý một số điều quan trọng như: Cho trẻ uống thật nhiều nước lọc, nếu trẻ còn bú thì cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn. Việc này giúp bù nước hiệu quả và tránh tình trạng mất nước dẫn đến suy kiệt ở trẻ...