Top 6 Bài soạn "Kịch Bắc Sơn" của Nguyễn Huy Tưởng lớp 9 hay nhất

Bình An 215 0 Báo lỗi

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) là nhà văn chủ chốt của nền văn học Việt Nam. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996. Vở kịch "Bắc ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn "Kịch Bắc Sơn" số 1

    Câu 1 (trang 166 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    - Lớp I: lời tóm tắt, giới thiệu tình huống truyện của tác giả

    - Lớp II: Cuộc đối thoại giữa Thơm và hai người cán bộ cách mạng là Cửu và Thái

    - Lớp III: Cuộc đối thoại giữa Thơm và Ngọc

    Tình huống: Trước cái chết của cha, Thơm dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc, chồng cô. Cô vô cùng đau xót, ân hận. Khi Thái và Cửu, hai chiến sĩ cách mạng bị giặc truy bắt thì chạy nhầm vào nhà Thơm được Thơm che giấu và cứu giúp.


    Câu 2 (trang 166 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Tình huống đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vở kịch. Nó thúc đẩy nhanh diễn biến sự việc, buộc nhân vật phải hành động, bộc lộ tính cách, phẩm chất, tư tưởng, quan điểm…

    Xung đột kịch: Ngọc (chồng Thơm) dẫn lính đi lùng bắt cán bộ, du kích. Thái và Cửu chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa khoát: hoặc là để cho Ngọc bắt cán bộ sẽ được yên, hoặc che giấu họ ngay trong nhà mình, vô cùng nguy hiểm. Thơm quyết định che dấu cán bộ, chiến sĩ và đứng hẳn về phía cách mạng

    - Sự xuất hiện của Thái, Cửu đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo hướng khác: Trong hoàn cảnh nguy kịch, lòng tin của người cán bộ với nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới thành bại của cách mạng


    Câu 3 (trang 166 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Hoàn cảnh Thơm: quen cuộc sống an nhàn, được chồng chiều chuộng, mặc dù cha và em trai theo cách mạng thì cô vẫn đứng ngoài khởi nghĩa

    - Tâm trạng:

    + Sự ân hận, day dứt của Thơm: người cha lúc hi sinh, những lời cuối cùng của ông, khẩu súng trao lại cho Thơm, sự hi sinh của em trai, hình ảnh người mẹ hóa điên ám ảnh cô

    + Sự nghi ngờ của cô đối với Ngọc tăng: Thơm dò xét nhưng Ngọc lảng tránh, cô không dễ gì từ bỏ cuộc sống nhàn nhã mà chồng tạo ra

    + Tình huống bất ngờ xảy ra: Thái và Cửu chạy trốn vào nhà cô, cô phải lựa chọn giữa việc báo cho chồng biết hoặc che dấu cho hai chiến sĩ cách mạng

    → Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn, căng thẳng để bộc lộ đời sống nội tâm, nỗi day dứt, đau xót, ân hận của Thơm để nhân vật lựa chọn đứng hẳn về phía cách mạng

    - Tác giả khẳng định ngay cả khi cuộc đấu tranh bị đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không bị tiêu diệt do sự bảo vệ, che chở của người dân


    Câu 4 (trang 166 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    - Ngọc bộc lộ đầy đủ bản chất tên Việt gian bán nước

    + Nuôi tham vọng thỏa mãn muốn địa vị, tiền bạc

    + Ngọc che giấu bản chất Việt gian trước Thơm, y ra sức truy lùng người cách mạng lẩn trốn trong vùng,

    - Tác giả xây dựng nhân vật phản diện như Ngọc khắc họa tính cách của một người nhất quán nhưng không đơn giản

    - Thái bình tĩnh, sáng suốt, tin tưởng vào sự che chở của quần chúng, ngay cả khi người đó là vợ tên Việt gian

    - Cửu có sự nôn nóng, thiếu chín chắn, ban đầu anh nghi ngờ và có ý định muốn bắn Thơm


    Câu 5 (trang 167 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Nghệ thuật đoạn trích:

    - Thể hiện xung đột: xung đột cơ bản của vở kịch đến hồi bốn đã bộc lộ gay gắt sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu trong cuộc khởi nghĩa bị đàn áp

    Đồng thời xung đột kịch diễn ra ngay trong nội tâm nhân vật T hơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật đi tới bước ngoặt quan trọng

    - Xây dựng tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột, thúc đẩy hành động kịch phát triển

    - Ngôn ngữ đối thoại: nhịp điệu, giọng điệu phù hợp với nhân vật, giai đoạn kịch


    Luyện tập

    Bài 1 (trang 167 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Chia nhóm, phân vai đọc kịch


    Bài 2 (trang 167 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Đọc kĩ chú thích ∗ ∗ để hiểu rõ về kịch


    Ý nghĩa - Giá trị

    - Học sinh nhận diện được tình huống xung đột chính của kịch, phân tích được diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm – một có gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ hững hẳn về phía cách mạng, từ đó thấy được tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

    - Học sinh thấy được nghệ thuật viết kịch đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng qua cách tạo dựng tình huồng để bộc lộ xung đột, tổ chức đối thoai, thể hiên tâm lí và tính cách nhân vật.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài soạn "Kịch Bắc Sơn" số 2

    * Tóm tắt văn bản:

    Sau cuộc đối thoại với chồng là Ngọc, Thơm đã dần dần nhận ra sự thật về bản chất đê tiện và sự phản động của y. Cô cảm thấy đau xót và ân hận. Hai người cán bộ cách mạng là Thái và Cửu trong khi chạy trốn sự truy lùng của quân Pháp và tay sai (trong đó có Ngọc) đã chạy vào nhà Thơm – Ngọc. Sau phút lo lắng hoảng hốt, Thơm quyết định để hai người cán bộ cách mạng trốn tại nhà của mình. Ngọc đột ngột trở về nhà, Thơm quyết định che giấu và bảo vệ hai cán bộ cách mạng. Ngọc lại sấp ngửa chạy theo bọn lính Pháp tiếp tục truy lùng các chiến sĩ Bắc Sơn.


    * Bố cục: 2 phần (Chia theo 2 lớp kịch)

    - Lớp 1: Cuộc đối thoại giữa Thơm – Thái – Cửu

    - Lớp 2: Cuộc đối thoại giữa Thơm và Ngọc* Trả lời câu hỏi trong SGK:


    Câu 1- Trang 166 SGK ngữ văn 9 tập 2: Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn.Trả lời: Diễn biến của sự việc trong đoạn trích: Thái, Cửu bị truy lùng chạy nhầm vào nhà Thơm. Thơm bối rối và sợ hãi. Nhưng cô quyết tâm che chở cho hai người. Ngọc cùng đồng bọn truy lùng hai cán bộ nhưng không tìm được. Chính thời điểm này, Ngọc dần lộ mặt là tay sai cho giặc. Thơm đã che chở và cứu thoát được hai cán bộ cách mạng là Thái và Cửu.


    Câu 2 - Trang 166 SGK ngữ văn 9 tập 2: Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch?Trả lời: Trong đoạn trích, tình huống căng thẳng là Thái, Cửu khi bị giặc đuổi đã chạy nhầm vào nhà Thơm. Thái tin tưởng vào Thơm, trong khi Cửu băn khoăn, lo lắng. Trước tình hình đó, Thơm đã dứt khoát che chở cho hai cán bộ cách mạng, đứng hẳn về phía cách mạng. Tình huống đó cũng làm cho Ngọc bị lộ mặt là kẻ tham gia truy lùng cán bộ, chính Ngọc là Việt gian đang cùng với bọn giặc lùng bắt Thái, Cửu để lĩnh thưởng.


    Câu 3 - Trang 166 SGK ngữ văn 9 tập 2: Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. (Chú ý: hoàn cảnh nhân vật, tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng, hành động của cô cứu Thái, Cửu.) Nhân vật Thơm đã có biến chuyển như thế nào trong các lớp kịch này? Ý nghĩa của sự biến chuyển ấy?

    Trả lời:

    Hoàn cảnh của Thơm lúc này là cha và em trai hi sinh, mẹ bỏ đi. Cô chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, chồng cô, nhưng Thơm đã nghi ngờ chồng. Đột ngột, ông giáo Thái và

    Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm. Cô sợ hãi và bối rối. Nhưng bản chất lương thiện đã khiến Thơm không tố cáo hai người: “Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu”. Không những không báo, Thơm còn chủ động giấu hai người vào buồng, và chỉ lối cho họ thoát ra. Đối với Ngọc - chồng cô, Thơm đã hiểu rõ bản chất của chồng. Cô nói to báo cho hai người cán bộ biết bọn địch ở phía sau nhà, ở chỗ buồng đi ra. Thơm khôn khéo để Ngọc không nghi ngờ và hắn ra đi cùng đồng bọn. Hành động của Thơm chứng tỏ cô đã đứng hẳn về phía cách mạng. Từ chỗ bị động, cô đã chủ động che chở, cứu thoát Thái, Cửu. Hành động của Thơm chứng tỏ tuy cách mạng bị đàn áp, nhưng sức sống của nó vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn tiếp tục ảnh hưởng và lôi cuốn cả những người vốn đứng ngoài như Thơm.


    Câu 4 - Trang 166 SGK ngữ văn 9 tập 2: Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái Cửu. Chú ý những điểm sau:

    – Bằng những thủ pháp nào tác giả để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y, và đó là bản chất gì?

    – Những nét nổi rõ tính cách của Thái, của Cửu là gì?

    Trả lời:

    Tác giả để cho Ngọc bộc lộ bản chất của y qua hành động truy lùng các cán bộ cách mạng, trong việc y tính toán tiền thưởng khi bắt được cán bộ, qua việc y định tậu ruộng, chạy hàm cửu phẩm, định trị cho thằng Tốn nào đó đã mua tranh ruộng của y. Ngọc quyết tâm làm tay sai để có tiền, đồng thời hắn ta cũng cố tỏ ra chiều vợ. Chính vì thế mà Thơm đã khéo léo đẩy Ngọc đi cùng với đồng bọn, kín đáo báo cho hai cán bộ biết bọn tay sai đứng ở sau nhà, lối đi từ buồng ra. Ngọc là người ham tiền, quyết tâm bắt hai cán bộ, y còn ngụy biện rằng y không bắt, người khác cũng bắt và bắt sớm cho dân đỡ khổ.Hai nhân vật Thái và Cửu đều lâm vào tình cảnh nguy khốn. Trong khi Cửu xốc nổi, muốn hành động liều lĩnh ngay, hối hận vì đã đưa Thái vào chỗ nguy hiểm (vào nhà vợ Việt gian, chắc là chị ta cũng Việt gian) thì Thái lại hết sức bình tĩnh. Thái tin vào dòng máu nhà cụ Phương. Thái nghe giọng nói biết là Thơm không bao giờ làm việc bán rẻ hai người. Chính nhờ sự tin tưởng tuyệt đối của Thái mà Thơm mới đủ bình tĩnh để cứu họ, đề nghị hai người nói nhỏ, không ra xem xét tình hình và lánh vào buồng.Nét nổi bật của Thái và Cửu là bình tĩnh, không sợ chết, với Thái còn là sự nhạy cảm, tin rằng người như Thơm không thể làm điều xấu, điều ác.


    Câu 5 - Trang 167 SGK ngữ văn 9 tập 2: Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này, chú ý các phương diện xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật.

    Trả lời:

    Xung đột kịch trong hồi bốn tập trung thể hiện mâu thuẫn đối đầu giữa phía địch mà tiêu biểu là Ngọc và đồng bọn truy bắt các cán bộ cách mạng; cuộc đối đầu giữa Ngọc với Thái và Cửu. Trong cuộc đối đầu ấy, Thơm đã ngả hẳn về phía Thái và Cửu để chống lại Ngọc. Xung đột lại thể hiện trong tâm trạng của Thơm, thúc đẩy tâm trạng nhân vật đi đến bước ngoặt quan trọng.Tình huống truyện: éo le, bất ngờ.Những đối thoại giữa Thái, Cửu, Thơm ngắn, căng thẳng, thể hiện sự gấp gáp, lo lắng, hồi hộp, bộc lộ được nội tâm và tính cách của nhân vật.


    LUYỆN TẬP:

    Câu 1 – Trang 167 SGK ngữ văn 9 tập 2: Chia mỗi nhóm bốn em, tập đọc phân vai theo các nhân vật trong trích đoạn kịch này.

    Trả lời: Tập đọc phân vai theo các nhân vật trong trích đoạn kịch.


    Câu 2 – Trang 167 SGK ngữ văn 9 tập 2: Đọc kĩ lại chú thích (**) về kịch ở bài này, vận dụng để xác định thể loại của những vở kịch mà em đã học hoặc được xem.

    Trả lời: Xác định thể loại những vở kịch đã học: Có thể có nhiều loại kịch dựa trên những tiêu chí phân chia khác nhau:

    - Dựa theo nội dung và tính chất của nội dung có thể chia thành bi kịch, hài kịch, chính kịch.

    - Dựa theo tính chất trình diễn có thể chia thành kịch hát, kịch nói.

    - Dựa trên cách tổ chức ngôn ngữ tác phẩm có thể chia thành kịch hát, kịch thơ, kịch nói. Những loại kịch mà em đã học gồm kịch hát (sân khấu dân gian: kịch hát - chèo Quan Âm Thị Kính); hài kịch (Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục - trích “Trưởng giả học làm sang”- Mô-li-e); kịch nói (Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài soạn "Kịch Bắc Sơn" số 3

    I. Tác giả

    1. Tiểu sử

    - Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.

    - Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới

    - Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996

    2. Sự nghiệp sáng tác

    Tác phẩm tiêu biểu: Bốn năm sau, An Tư công chúa, Truyện Anh Lục…


    II. Tác phẩm

    1. Xuất xứ:

    - Vở kịch Bắc Sơn được Nguyễn Huy Tưởng sáng tác và đưa lên sân khấu vào đầu năm 1946 trong không khí sôi sục của những năm đầu cách mạng

    2. Tóm tắt:

    Các sự việc trong đoạn trích này diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm − Ngọc. Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Cô vô cùng đau xót, ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát.

    3. Giá trị nội dung

    - Đoạn trích thể hiện những xung đột diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặt quan trọng, làm nổi bật vẻ đẹp và sự chuyển biến trong nhận thức của nhân vật Thơm

    4. Đặc sắc nghệ thuật

    - Tác giả thành công trong việc xây dựng tình huống kịch: tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển, tác giả đã tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn của hành động kịch


    Câu 1. Xung đột cơ bản trong vở kịch Bắc Sơn và hồi kịch này là gì ? Ở đoạn trích hồi bốn (trong SGK) tác giả đã xây dựng tình huống kịch như thế nào ? Vai trò của tình huống ấy trong việc bộc lộ xung đột và thể hiện tính cách nhân vật ?

    Trả lời:

    - Kịch là loại hình nghệ thuật thể hiện đời sống qua những xung đột và chủ yếu bằng ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Xung đột cơ bản trong vở kịch Bắc Sơn và hồi kịch này là xung đột giữa cách mạng và thế lực thống trị của thực dân Pháp và bọn tay sai. Xung đột ấy nổ ra gay gắt trong hoàn cảnh lực lượng cách mạng làm cuộc khởi nghĩa ở Bắc Sơn. Trong vở kịch, xung đột ấy được thể hiện ra ở hai lực lượng đối lập và cũng tác động đến những nhân vật trung gian (mẹ Thơm và Thơm), tạo nên sự chuyển biến ở họ.

    - Tình huống mả tác giả tạo dựng trong hồi bốn là : cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Thái và Cửu - hai người cách mạng đang bị giặc truy lùng ráo riết - lại chạy nhầm vào chính nhà của Thơm - Ngọc, đúng lúc ấy Ngọc bất ngờ quay về nhà. Trong tình huống ấy, các nhân vật đã bộc lộ rõ tính cách - nhất là Thơm đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, dứt khoát đứng về phía cách mạng.


    Câu 2. Nhân vật Thơm trong các lớp kịch này có mâu thuẫn gì trong nội tâm ? Vì sao Thơm lại giúp Thái và Cửu trong hoàn cảnh nguy cấp ?

    Trả lời:

    Để thấy được mâu thuẫn nội tâm của nhân vật Thơm, cần chú ý tìm hiểu : xuất thân và hoàn cảnh của nhân vật (trước và trong hồi kịch này), quan hệ của Thơm với chồng, với cha mẹ và em trai ; sự day dứt, ân hận của Thơm trước cái chết của bố và em trai, trước việc bà mẹ bỏ đi, nhưng Thơm vẫn chưa dễ gì dứt bỏ được cuộc sống an nhàn, sung túc do Ngọc mang lại. Mâu thuẫn ở nhân vật Thơm là mâu thuẫn giữa hai mặt trong cùng một con người : bản chất lương thiện của một người xuất thân trong một gia đình lao động, cha và em hăng hái tham gia phong trào cách mạng, nhưng mặt khác, Thơm là vợ Ngọc - một viên chức trong bộ máy cai trị đã cam tâm làm tay sai cho thực dân đàn áp cách mạng, nhưng Ngọc yêu và hết lòng chiều chuộng Thơm, đem lại cho cô cuộc sống sung túc, nhàn hạ.

    Để giải thích được hành động của Thơm cứu nguy cho Thái và Cửu, em cần chỉ ra bản chất của nhân vật này và tâm trạng đang có nhiều day dứt, hối hận về thái độ đứng ngoài cuộc đấu tranh trước đó của cô.


    Câu 3. Phân tích đoạn đối thoại và hành động giữa Thơm với Ngọc khi Ngọc bất ngờ trở lại nhà để thấy được sự khôn khéo, bình tĩnh của cô trong việc cứu giúp hai người cách mạng.

    Trả lời:

    Đọc kĩ lại đoạn đối thoại giữa Thơm và Ngọc ở lớp III để thấy được sự bình tĩnh và khôn khéo của Thơm khi Ngọc bất ngờ về nhà, lúc Thái và Cửu còn ở đó. Khi thấy tiếng Ngọc, Thơm đã bình tĩnh, nhanh trí đưa hai người vào nấp trong buồng, rồi với một tư thế tự nhiên như đã ngồi thiếp đi bên thúng khâu từ lâu để Ngọc hoàn toàn không thể nghi ngờ lúc bước vào nhà. Chú ý những lời đối thoại của Thơm với Ngọc sau đó, vừa giữ được vẻ tự nhiên, để Ngọc không nghi ngờ lại vừa thúc giục Ngọc rời nhà. Đây là một lớp kịch có kịch tính căng thẳng nhưng vẫn tự nhiên.


    Câu 4. Phân tích nhân vật Ngọc. Bằng cách gì tác giả đã bộc lộ bản chất nhân vật này ? Bản chất ấy như thế nào ?

    Trả lời:

    Vốn là một nho lại, với địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn lòng ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài. Ngọc đã dẫn quân Pháp vào đánh chiếm Vũ Lăng. Ở hồi bốn, Ngọc càng thể hiện bản chất Việt gian, y ra sức truy lùng những người cách mạng đang lẩn trốn trong vùng, đặc biệt là Thái và Cửu. Bản chất của nhân vật đã bộc lộ qua hành động và lời lẽ giả dối để đánh lừa Thơm, lại có lúc trực tiếp thể hiện lòng khát thèm tiền bạc, địa vị và sự đố kị tầm thường.


    Câu 5. Qua đoạn trích vở kịch Bắc Sơn và những tác phẩm kịch khác mà em đã học, hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai thể loại: kịch và tự sự.

    Trả lời:

    Điểm giống nhau giữa kịch và các thể loại tự sự là cùng có các biến cố, sự kiện tạo thành cốt truyện, có nhân vật và lời nhân vật. Nhưng chỗ khác nhau cơ bản là : các thể tự sự đều phải có người trần thuật (dù xuất hiện trực tiếp hay vô hình), tức là câu chuyện được kể qua lời một ai đó ; còn ở thể kịch thì các nhân vật trực tiếp thể hiện trước mắt người xem, người đọc, bằng ngôn ngữ và hành động. Thêm nữa, kịch tập trung vào các xung đột và chỉ có thể diễn ra trong một không gian có giới hạn (để phù hợp với việc diễn trên sân khấu).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài soạn "Kịch Bắc Sơn" số 4

    I. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

    - Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng với nhiều đóng góp đáng kể. Ông quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nguyễn Huy Tưởng viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám 1945 với nhiều tác phẩm đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử. ông còn viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi rất được các bạn nhỏ yêu thích. Năm 1996, Nguyễn Huy Tưởng được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

    - Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng là vở kịch cách mạng đầu tiên trong nền văn học mới từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Đoạn trích giảng là hai lớp thuộc hồi bổn của vở kịch. Ớ hồi này, xung đột cơ bản của vở kịch đã được bộc lộ một cách gay gắt buộc nhân vật Thơm phải có sự chuyển biến thái độ, cô đứng hẳn về phía cách mạng ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.


    II. GỢI Ý ĐỌC - HIỂU

    Câu 1. Lấy bối cảnh là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, vở kịch tập trung vào gia đình cụ Phương, một nông dân dân tộc Tày. Cụ và con trai là Sáng, hăng hái tham gia chiến đấu, còn cụ bà và Thơm, con gái cùng chồng là Ngọc lại sợ hãi lẩn tránh. Giành được thắng lợi bước đầu của cuộc khởi nghĩa, ông giáo Thái được tổ chức Đảng giao nhiệm vụ củng cố phong trào. Nhờ có Ngọc dẫn đường, quân Pháp đã kéo vào chiếm lại được Vũ Lăng, thẳng tay đàn áp một cách dã man quần chúng cách mạng và truy lùng những cán bộ lãnh đạo. Quân khởi nghĩa đã rút cả vào rừng. Cụ Phương khi tìm vào đó để đẫn đường cho lực lượng cách mạng đã bị giặc Pháp bắn. Cha chết, em trai chết, lại dần dần nhận ra bộ mặt phản động của Ngọc, Thơm rất đau xót và ân hận. Giáo Thái và một đồng chí là Cửu bị giặc Pháp truy lùng vô tình chạy nhầm vào nhà Thơm. Nhanh trí, Thơm đã che giâ'u và cứu thoát hai người. Thế là Thơm đã dứt khoát đứng hẳn vào hàng ngũ cách 'mạng. Biết được tin Ngọc dẫn đường cho giặc Pháp lên đánh quân du kích, Thơm đã luồn rừng đi suốt đêm đến báo cho họ kịp thời đốì phó. Lúc trở về, Thơm gặp Ngọc và bị y bắn. Nhưng chính Ngọc lại bị trúng đạn của giặc Pháp và chết.

    Đó là tóm tắt của vở kịch Bắc Sơn.


    Câu 2. Như bên trên đã nói, đoạn trích trong sách giáo khoa là hai lớp thuộc hồi 4 của vở kịch. Trong đoạn trích này, các sự việc diễn ra chủ yếu là ở gia đình Thơm và Ngọc. Trước cái chết của cha và em trai, Thơm dần dần đã nhận ra bộ mặt phản động của Ngọc. Xung đột kịch là xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù. Ớ đây là xung đột giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái, Cửu. Xung đột này diễn ra giữa lúc cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, kẻ thù đang ráo riết truy lùng những chiến sĩ cách mạng. Xung đột kịch ở đoạn này còn diễn ra ngay trong nhân vật Thơm và đã có bước ngoặt quyết định khiến cô đã lựa chọn là đứng về phía cách mạng.

    Xung đột kịch ở hồi 4 này bộc lộ qua tình huống bất ngờ và căng thẳng. Đó là trong lúc lẩn trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn, Thái và Cửu lại chạy đúng vào nhà Ngọc, lúc ấy chỉ có một mình Thơm ở nhà. Tình huống này khiến Thơm phải dứt khoát lựa chọn bằng việc che giấu cho hai người. Nói rõ hơn là Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng. Tình huống này cũng cho Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng mình.


    Câu 3. Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm

    Thơm là vợ của Ngọc - một anh nho lại theo Pháp. Thơm quen sống an nhàn, thích sắm sửa ăn diện vì thế cô đứng ngoài cuộc đấu tranh, mặc dù cha và em trại cô là những quần chúng tích cực tham gia khởi nghĩa. Tuy vậy, bản chất Thơm là người tốt. ớ cô vẫn chưa mất đi lòng tự trọng và tình thương người, vì vậy Thơm quý trọng ông giáo, người cán bộ cách mạng được cử đến để củng cố phong trào sau khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Lúc cách mạng bị đàn áp dã man, cha và em trai đều hi sinh. Thơm đau xót và càng thêm bị giày vò khi dần dần biết được Ngọc là kẻ phản động, làm tay sai cho địch, dẫn quân Pháp về tiêu diệt lực lượng khởi nghĩa.

    Khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em trai hi sinh, mẹ bỏ đi, Thơm chỉ còn lại người thân duy nhất là Ngọc, chồng mình. Nhưng Ngọc dần dần đã lộ ra bộ mặt phản động Việt gian. Hình ảnh cha, em trai lúc hi sinh, hình ảnh người mẹ gần hóa điên luôn ám ảnh, giày vò Thơm ngày đêm.

    Tuy sự nghi ngờ của cô về Ngọc ngày một tăng lên nhưng Thơm vẫn cố níu một chút hi vọng để được sống nhàn nhã với tiền bạc do Ngọc đưa về. Giữa lúc ấy thì một tình huống thật bất ngờ đã xảy ra với Thơm bắt cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát. Đó là việc Thái và Cửu bị truy lùng đã chạy nhầm vào chính nhà của Thơm. Do lòng quý mến sẵn có đối với Thái cùng với bản chất lương thiện, trung thực ở Thơm và cả sự ân hận đã khiến Thơm hành động nhanh chóng và khôn ngoan. Cô không sợ nguy hiểm nên đã che giàu Thái và Cửu. Đến lúc này cô đã nhận rõ bộ mặt Việt gian của Ngọc cùng bản chất xâ'u xa của hắn. Biết được Ngọc lại dẫn đường cho quân Pháp vào rừng lùng bắt những người cách mạng, Thơm đã luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho quân du kích kịp thời ứng phó với tình huống xâu sắp xảy đến.

    Với cách đặt nhân vật vào một tình huống gay cấn, tác giả đã làm bộc lộ tính cách, bộc lộ đời sống nội tâm của nhân vật để nhân vật đó đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng. Ớ đây, Nguyễn Huy Tưởng với tình huống này đã khẳng định là ngay cả khi cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn nhất, bị kẻ thù đàn áp dữ dội nhất, cách mạng vẫn không bị tiêu diệt mà vẫn có thể thức tỉnh quần chúng.


    Câu 4. Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, cửu

    - Ngọc: Đến đây, Ngọc đã lộ rõ nhất bản chất của y. Là anh nho lại thấp kém, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên tìm được địa vị, quyền lực và tiền tài. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, bộ máy cai trị bị đánh đổ, Ngọc thù hận cách mạng. Y nhất quyết làm tay sai cho giặc, dẫn quân Pháp về đánh trường Vũ Làng căn cứ của cuộc khởi nghĩa. Y ra sức lùng sục những người cách mạng nhất là Thái và Cửu. cố che giấu với Thơm, Ngọc càng chiều chuộng vợ. Nhưng tâm địa hắn cứ lộ ra trước Thơm. Ngọc là một nhân vật phản diện không đơn giản.

    - Thái và Cửu: Trong tình thế nguy nan, bị giặc truy đuổi phải chạy nhầm vào nhà Ngọc, Thái vẫn bình tĩnh, sáng suốt khiến Thơm tin vào những người cách mạng. Còn Cửu nóng nảy, thiếu sự chín chắn. Anh nghi ngờ Thơm, mãi khi được Thơm cứu thoát anh mới hiểu và tin cô.


    Câu 5. Nhận xét về nghệ thuật kịch của đoạn trích

    Nhìn chung, Bắc Sơn đã thể hiện được xung đột kịch, xây dựng được tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển. Về ngôn ngữ đốì thoại, có những nhịp điệu khác nhau phù hợp với từng đoạn của hành động kịch. Đối thoại ở lớp III bộc lộ rõ nội tâm và tính cách nhãn vật.


    Ghi nhớ: Ở đoạn trích hồi 4 của vở kịch Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng một tình huống làm bộc lộ xung đột cơ bản của vở kịch giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù, đồng thời thể hiện diễn biển nội tâm của nhân vật Thơm - một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên lụy, đến chỗ đứng iiẳn về phía cách mạng.

    Hồi kịch cho thấy nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng, thành cóng nổi bật lả tạo dựng tình huống để bộc lộ xung đột, tổ chức đối thoại, thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài soạn "Kịch Bắc Sơn" số 5

    I. Tìm hiểu văn bản Bắc Sơn Ngữ văn 9 tập 2

    1. Tác giả

    Nguyễn Huy Tưởng (1912 -1960), là nhà văn tiêu biểu cho văn học cách mạng Việt Nam. Ông viết văn từ năm 1945, những sáng tác của ông đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử. Ông có nhiều đóng góp cho nền thơ ca dân tộc Việt Nam


    2. Tác phẩm

    Bắc Sơn là tác phẩm kịch đầu tiên đã thể hiện thành công một sự kiện cách mạng và những nhân vật mới của thời đại: quần chúng và những người chiến sĩ cách mạng.

    Đoạn trích trong văn bản Ngữ văn 9 là hai lớp của hồi bốn.


    Bố cục tác phẩm

    Lớp I : Kể về hoàn cảnh của Thơm.
    Lớp II : Thái và Cửu – hai cán bộ cách mạng bị truy đuổi, chạy vào nhà Thơm.
    Lớp III : Thơm đóng kịch qua mắt Ngọc – Ngọc sấp ngửa ra đi.


    II. Hướng dẫn soạn bài Bắc Sơn Ngữ văn 9 tập 2

    1. Câu 1 trang 166 SGK Ngữ văn 9 tập 2

    Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn:

    Diễn biến của lớp kịch chủ yếu xoay quanh gia đình Thơm và Ngọc. Khi chứng kiến cái chết của cha, Thơm dần nhận ra sự phản bội của Ngọc. Cô vô cùng đau khổ, Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát.


    2. Câu 2 trang 166 SGK Ngữ văn 9 tập 2

    Trong lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gây cấn. Đó là tình huống: Hai nhân vật Thái và Cửu bị Ngọc truy đuổi, nhưng lại chạy trốn đúng vào nhà Thơm.
    Tình huống ấy có tác dụng đầy hành động và kịch tính của câu truyện lên cao hơn, khiến Thơm phải dứt khoát đứng về phía cách mạng, che dấu cho hai người.


    3. Câu 3 trang 166 SGK Ngữ văn 9 tập 2

    Phân tích tâm trạng và hoàn cảnh của nhân vật Thơm:

    Hoàn cảnh: Cha và em trai cô đã hy sinh, mẹ cô hóa điên bỏ nhà ra đi. Còn chồng mình càng ngày càng lộ rõ thân phận Việt gian.
    Tâm trạng: Đau khổ, day dứt, và ân hận của Thơm.
    Thái độ với chồng: Tìm cách dò xét, nghi ngờ và cố gắng tìm hiểu sự thật.
    Hành động : Che giấu Thái, Cửu – hai chiến sĩ cách mạng ngày trong buồng mình. Khôn ngoan, che mắt Ngọc để bảo vệ chiến sĩ cách mạng.
    Nhân vật Thơm đã có biến chuyển nội tâm của mình, từ sự đau xót, day dứt để rồi hành động dứt khoát đứng hẳn về phía cách mạng.


    4. Câu 4 trang 166 SGK Ngữ văn 9 tập 2

    Phân tích nhân vật Ngọc: Ngọc là một kẻ Việt gian bán nước, là một kẻ tham vọng về tiền tài và danh vọng, luôn mong muốn ngoi lên để thỏa mãn những tham lam về địa vị và tiền bạc của mình. Là một người không từ một thủ đoạn nào để dành được mục đích, ra sức truy lùng cách mạng.
    Phân tích nhân vật Thái và Cửu: Là những người chiến sĩ cách mạng yêu nước, Thái dầy dặn trong chiến đấu, bình tĩnh trong lời nói và cách hành xử. Cửu hăng hái, nóng nảy, thiếu chín chắn (nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô).


    5. Câu 5 trang 166 SGK Ngữ văn 9 tập 2

    Nghệ thuật viết kịch của tác giả trong các lớp kịch này:

    Tác giả đã xây dựng được một tình huống kịch kịch tính, éo le, bộc lộc rõ xung đột từ đó làm nổi bật được tính cách của từng nhân vật (cuộc đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu và xung đột trong nội tâm nhân vật Thơm) nhằm đầy hành động của nhân vật lên cao nhất.
    Ngôn ngữ đối thoại: với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài soạn "Kịch Bắc Sơn" số 6

    Kiến thức cơ bản

    1. Lời văn trong kịch chủ yếu là đối thoại của các nhân vật trên sân khấu. Để khơi gợi được sự chú ý của người xem trong một khoảng thời gian tương đối dài, lời văn ấy phải ngắn gọn, súc tích, nhiều ẩn ý. Để thể hiện mâu thuẫn kịch, lời văn trong đó nhiều khi mang tính đối kháng gay gắt. Để diễn trên sân khấu nên mâu thuẫn trong kịch được biểu hiện tập trung và gấp gáp hơn, hầu như không có những yếu tố phụ.


    2. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh - Hà Nội. Ông bắt đầu viết văn từ trước 1945. Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử. Từ sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng.


    3. Văn bản Bắc Sơn được trích từ vở kịch cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng, viết về cuộc đấu tranh giữa những người dân yêu nước, ủng hộ cách mạng với những kẻ phản động, bán rẻ lương tâm, sẵn sàng quỳ gối làm tay sai cho giặc thời cách mạng Việt Nam còn trong trứng nước.


    Đọc - Hiểu văn bản

    Câu 1 - Trang 166 SGK

    Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn.

    Trả lời

    Đoạn trích trong sách giáo khoa là hai lớp thuộc hồi bốn của vở kịch Bắc sơn ở hồi này, xung đột tập trung vào hai nhân vật Thơm và Ngọc trong tư thế rất đối lập: Thơm có sự day dứt, ân hận. Ngọc thì càng ngày càng lộ bản chất Việt gian, truy lùng hãm hại những người chiến sĩ yêu nước. Cuối cùng Thơm dứt khoát đứng về phía cách mạng để bảo vệ cho người yêu nước.


    Câu 2 - Trang 166 SGK

    Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển của hành động kịch?

    Trả lời

    Xung đột cơ bản trong lịch Bắc Sơn giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù, thể hiện thành những xung đột cụ thể giữa các nhân vật và trong nội tâm của một số nhân vật (Thơm, bà cụ Phương). Trong hồi, xung đột giữa cách mạng và kẻ thù thể hiện qua sự đối đầu giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái,Cửu lại diễn ra trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp, kẻ thù đang truy lùng những chiến sĩ cách mạng.

    Đặc biệt, xung đột ở hồi kích này còn diễn ra trong nhân vật Thơm và đã có bước ngoặt quyết định, khiến cô lựa chọn cách đúng hắn về phía cách mạng.


    Câu 3 - Trang 166 SGK

    Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. (Chú ý: hoàn cảnh của nhân vật, tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng, hành động của cô cứu Thái, Cửu.)

    Trả lời

    - Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em của Thơm đã hi sinh, mẹ bỏ đi. Thơm chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ rõ bộ mặt Việt gian, Bằng số tiền thưởng của Pháp, Ngọc sẵn sàng thỏa mãn nhu cầu ăn diện của vợ.

    - Sự day dứt, ân hận của Thơm: Hình ảnh người cha trong lúc hi sinh, những lời cuối cùng của ông, khẩu súng trao lại cho Thơm, sự hi sinh của em trai, nhất là hình ảnh thương tâm của người mẹ gần như điên dại, tất cả luôn ám ảnh, giày vò tâm trí cô, ân hận và đau khổ.

    - Sự băn khoăn, nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng: Thơm luôn tìm cách dò xét ý nghĩ và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật. Còn Ngọc thì luôn tìm cách lảng tránh: Đã chắc gì những lời đồn?... Nhưng tiền thì lấy đâu mà lắm thế?...

    - Một tình huống bất ngờ xảy ra với Thơm, buộc cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát: 2 cán bộ cách mạng bị truy đuổi chạy vào nhà Thơm. Một bên là Thơm, người đã cả gan vượt khỏi tập tục, chống lại chồng, che dấu cán bộ cách mạng ngay trong buông nhà mình. Một bên là Ngọc, đang trong cuộc vây bắt cán bộ để lập công với kẻ thù. Ngọc hoàn toàn không biết những người cán bộ mà hắn rắp tâm truy bắt để lập công lại đang ở ngay trong buồng nhà mình. Hắn nấn ná ở lại, không chịu đi ngay chỉ vì ham quấn quýt với người vợ trẻ của mình.

    Ban đầu, Thơm giả bộ ngọt ngào với chồng, lại còn tỏ ra ân hận về những lời nói không phải với chồng trước đó, mục đích để Ngọc không nghi ngờ gì.

    Khi biết lối ra vườn đã vô tình bị chặn (do đồng bọn của Ngọc đợi hắn ngoài đó), Thơm cố tình nói to lên để cán bộ biết mà đề phòng, không ra theo lối ấy.

    Thơm tìm cách đẩy chúng đi để nhanh chóng giải thoát cho hai người cán bộ. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với thái độ của Thơm ban đầu (cô giữ chồng ở nhà). Mặc dù tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng rất may là Ngọc không nhận thấy sự bất thường đó có ý nghĩa gì.


    Câu 4 - Trang 166 SGK

    Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu. Chú ý những điểm sau:

    - Bằng những thủ pháp nào tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y, và đó là bản chất gì?

    - Những nét nổi rõ trong tính cách của Thái, của Cửu là gì?

    Trả lời

    Phân tích nhân vật Ngọc, Thái và Cửu

    Ngọc là một anh nhân viên địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân, nuôi nhiều tham vọng ngoi lên để thỏa mãn lòng ham muốn cá nhân. Cuộc khởi nghĩa nổ ra, Ngọc thù hận cách mạng, làm tay sai cho giặc, dẫn quân Pháp về đánh trường Vũ Lăng - căn cứ của lực lượng khởi nghĩa. Ngọc ngày càng thể hiện bản chất Việt gian, ra sức truy lùng những người cách mạng, đặc biệt là Thái và Cửu. Mặt khác, Ngọc lại cố che giấu Thơm nên ra sức chiều chuộng vợ. Tâm địa của Ngọc vẫn cứ lộ ra trước Thơm (đặc biệt Ngọc bộc lộ sự ghen tức và ý đồ trị Tốn). Xây dựng nhân vật phản diện Ngọc, tác giả không chỉ tập trung vào nhân vật những cái xấu, cái ác mà vẫn chủ ý khắc họa tính cách của một loại người, nhất quán nhưng không đơn giản.

    Thái và Cửu: Trong tình thế giặc truy lùng, lại chạy nhầm vào nhà tên Việt gian bán nước là Ngọc, Thái vẫn bình tĩnh, sáng suốt củng cố được lòng tin của Thơm. Còn Cửu thì hăng hái nhưng có khuyết điểm là nóng nảy, thiếu chín chắn. Anh đã nghi ngờ Thơm, còn định bắn cô. Mãi đến lúc cuối, Cửu mới hiểu và tin Thơm


    Câu 5 - Trang 167 SGK

    Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này, chú ý các phương diện xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật.

    Trả lời

    - Thể hiện xung đột: Xung đột cơ bản của vở kịch đến hồi IV đã bộc lộ gay gắt với sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu. Đồng thời xung đột kịch cũng diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặc quan trọng.

    - Xây dựng tình huống: Tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy