Bài soạn "Kịch Bắc Sơn" số 5

I. Tìm hiểu văn bản Bắc Sơn Ngữ văn 9 tập 2

1. Tác giả

Nguyễn Huy Tưởng (1912 -1960), là nhà văn tiêu biểu cho văn học cách mạng Việt Nam. Ông viết văn từ năm 1945, những sáng tác của ông đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử. Ông có nhiều đóng góp cho nền thơ ca dân tộc Việt Nam


2. Tác phẩm

Bắc Sơn là tác phẩm kịch đầu tiên đã thể hiện thành công một sự kiện cách mạng và những nhân vật mới của thời đại: quần chúng và những người chiến sĩ cách mạng.

Đoạn trích trong văn bản Ngữ văn 9 là hai lớp của hồi bốn.


Bố cục tác phẩm

Lớp I : Kể về hoàn cảnh của Thơm.
Lớp II : Thái và Cửu – hai cán bộ cách mạng bị truy đuổi, chạy vào nhà Thơm.
Lớp III : Thơm đóng kịch qua mắt Ngọc – Ngọc sấp ngửa ra đi.


II. Hướng dẫn soạn bài Bắc Sơn Ngữ văn 9 tập 2

1. Câu 1 trang 166 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn:

Diễn biến của lớp kịch chủ yếu xoay quanh gia đình Thơm và Ngọc. Khi chứng kiến cái chết của cha, Thơm dần nhận ra sự phản bội của Ngọc. Cô vô cùng đau khổ, Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát.


2. Câu 2 trang 166 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Trong lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gây cấn. Đó là tình huống: Hai nhân vật Thái và Cửu bị Ngọc truy đuổi, nhưng lại chạy trốn đúng vào nhà Thơm.
Tình huống ấy có tác dụng đầy hành động và kịch tính của câu truyện lên cao hơn, khiến Thơm phải dứt khoát đứng về phía cách mạng, che dấu cho hai người.


3. Câu 3 trang 166 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Phân tích tâm trạng và hoàn cảnh của nhân vật Thơm:

Hoàn cảnh: Cha và em trai cô đã hy sinh, mẹ cô hóa điên bỏ nhà ra đi. Còn chồng mình càng ngày càng lộ rõ thân phận Việt gian.
Tâm trạng: Đau khổ, day dứt, và ân hận của Thơm.
Thái độ với chồng: Tìm cách dò xét, nghi ngờ và cố gắng tìm hiểu sự thật.
Hành động : Che giấu Thái, Cửu – hai chiến sĩ cách mạng ngày trong buồng mình. Khôn ngoan, che mắt Ngọc để bảo vệ chiến sĩ cách mạng.
Nhân vật Thơm đã có biến chuyển nội tâm của mình, từ sự đau xót, day dứt để rồi hành động dứt khoát đứng hẳn về phía cách mạng.


4. Câu 4 trang 166 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Phân tích nhân vật Ngọc: Ngọc là một kẻ Việt gian bán nước, là một kẻ tham vọng về tiền tài và danh vọng, luôn mong muốn ngoi lên để thỏa mãn những tham lam về địa vị và tiền bạc của mình. Là một người không từ một thủ đoạn nào để dành được mục đích, ra sức truy lùng cách mạng.
Phân tích nhân vật Thái và Cửu: Là những người chiến sĩ cách mạng yêu nước, Thái dầy dặn trong chiến đấu, bình tĩnh trong lời nói và cách hành xử. Cửu hăng hái, nóng nảy, thiếu chín chắn (nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô).


5. Câu 5 trang 166 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Nghệ thuật viết kịch của tác giả trong các lớp kịch này:

Tác giả đã xây dựng được một tình huống kịch kịch tính, éo le, bộc lộc rõ xung đột từ đó làm nổi bật được tính cách của từng nhân vật (cuộc đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu và xung đột trong nội tâm nhân vật Thơm) nhằm đầy hành động của nhân vật lên cao nhất.
Ngôn ngữ đối thoại: với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy