Bài soạn "Lựa chọn trật tự từ trong câu" số 4

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Nhận xét chung

Trong một số câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp. Ví dụ:

– Họ lại cấm chợ ngăn sông một cách tuỳ tiện, coi thường nhân dân quá đáng!

Cấm chợ ngăn sông, họ cậy quyền, cậy thế coi thường nhân dân một cách quá đáng.
Coi thường nhân dân và cậy quyền, cậy thế, họ đã ra sức cấm chợ ngăn sông.
Cách sắp xếp trật tự từ trong câu trước hết là một phương thức ngữ pháp dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Ngoài ra, nó còn dùng để biểu thị những dụng ý khác của ngưòi sử dụng. Vì vậy, việc sắp xếp trật tự từ theo mỗi cách khác nhau sẽ đem đến hiệu quả diễn đạt riêng. Do đó, khi nói hoặc viết, cần phải biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu sử dụng để làm tăng hiệu quả diễn đạt.

Đọc đoạn trích dẫn ở SGK, trang 110 – 111 và trả lời câu hỏi.

Câu 1. Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm ở SGK, trang 111 mà không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu theo các cách như sau:

Cai lệ gõ đầu gậy xuống đất và thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
Bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu gậy xuống đất và thét lên.

Câu 2. Sở dĩ tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích vì:

Nêu được đúng trình tự của hành động.
Làm nổi rõ bản chất hách dịch, hống hách của cai lệ.

Câu 3. Trong văn bản nghệ thuật, nhất là trong thơ, trật tự từ rất đa dạng, biến hoá.

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.

(Tú Xương)

Sột so at gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.

(Hàn Mặc Tử)


II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ

Việc sắp xếp trật tự từ có một số tác dụng sau:

Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm… được nêu ra trong câu văn.
Ví dụ:

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khỏi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hồ Chí Minh)

Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:

Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi.

(Nam Cao)

Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
Ví dụ:

Ấy cũng may cho cô, vơ vấn mãi ngoài phô thê này mà gặp mật thám hay đội con gái thì khốn.

Mật thám tôi củng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần.

(Nguyễn Công Hoan)

Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói. Ví dụ:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lai chen nhi vàng.

Nhi vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

(Ca dao)


Câu 1. Tác dụng của trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm trong những câu trích ở SGK, trang 111.

a) Cai lệ giât phắt cái thừng trong tay anh này và chay sầm sâp đến chỗ anh Dâu → thể hiện đúng trình tự của các hành động diễn ra liên tiếp nhau.

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chay đến đỡ lấy tay hắn → thể hiện đúng thứ tự trước sau của hành động. Qua đó, thấy được sự biến đổi tâm lí diễn ra rất nhanh ở chị Dậu và sự phản kháng của chị.
b) Cai lệ và người nhà lí trưởng → trình bày thứ bậc quan trọng của sự vật.

Roi song, tay thước và dây thừng → nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật.

Câu 2. So sánh tác dụng của những cách xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm dẫn ở SGK, trang 112.

Cách sắp xếp các từ in đậm trong câu a: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín tạo cho câu văn sự hài hoà về ngữ âm, đồng thời, thể hiện rõ chủ đích của tác giả: nói lên tác dụng và sự gắn bó của cây tre với đời sống người dân. Tác giả đã đi từ cái trừu tượng khái quát (giữ làng, giữ nước), đến cái cụ thể, gần gũi (giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín). Điều đó tạo ra sự thổng nhất cho toàn văn bản.

Nếu thay đổi trật tự từ như cách (b) và (c), câu văn sẽ mất ý nghĩa và không thể hiện rõ chủ đích của tác giả.


Câu 3. Từ những điều đã phân tích, rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu. (Các em xem lại phần bài học).


B. HƯỚNG ĐẪN LUYỆN TẬP

Bài tập này yêu cầu các em giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm được dẫn ở SGK, trang 112.

Cụ thể:

a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triều, Trần Hưng Đao, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh)

Trật tự từ trong bộ phận câu Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… được xếp theo trình tự thời gian, trình tự lịch sử trước sau.

b) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ổ tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

(Tố Hữu)

“Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!” là câu đảo trật tự từ. Việc đảo trật tự từ trong câu này nhằm nhấn mạnh tình cảm của tác giả trước vẻ đẹp của non sông đất nước.

Trật tự từ trong bộ phận câu “hò ô tiếng hát” chính là việc bắt vần giữa “Lô và “ô ” tạo nên âm hưởng ngân nga, không dứt của tiếng hò. Việc bắt vần như vậy chính là để đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm trong câu thơ.

c) Ấy cũng may cho cô, vơ vẩn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mật thám hay đội con gái thì khốn.

Mật thám tôi cũng chả sơ, đôi con gái tôi cũng chả cần.
(Nguyễn Công Hoan)

Trật tự từ trong câu “Mật thám tôi củng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần” được sắp xếp theo cách liên kết câu trước với câu sau trong văn bản.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy