Bài soạn "Rừng xà nu" số 5

I, Tìm hiểu chung bài Rừng xà nu

1.Tác giả

Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyên Ngọc, viết nhiều và rất hay về mảnh đất Tây Nguyên.

2.Tác phẩm

Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965 là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyên ngọc viết trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ.


II, Đọc hiểu bài Rừng xà nu

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

Nhan đề của tác phẩm:

Rừng xà nu là hình tượng xuyên suốt toàn văn bản.
Rừng xà nu là kí ức đẹp với những kỉ niệm sâu sắc của nhà văn về mảnh đất và con người Tây Nguyên.
Tiêu biểu cho số phận, sức sống bất diệt và tinh thần đấu tranh quật khởi của nhân dân Tây Nguyên và cả dân tộc Việt Nam.
Cảnh rừng xà nu dưới tầm đại bác:

Nằm trong “tầm đại bác”, ngày 2 lần bị bắn, “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào cây xà nu cạnh con nước lớn”.
Hàng vạn cây không cây nào không bị thương.
→ Nằm trong vùng của sự hủy diệt, chịu sự nguy hiểm rình rập.

Hình ảnh những ngọn đồi, cảnh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp cho đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm: gợi ra cảnh rừng xà nu với sức sống bất diệt hay cũng chính là vẻ đẹp của người Tây Nguyên và của cả dân tộc.


Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

a, Người anh hùng mà cụ Mết kể chính là Tnú với những phẩm chất đáng quý:

Tnú là người dũng cảm, không sợ hi sinh, tình yêu và tinh thần trung thành với cách mạng.

Khi còn nhỏ:

Đi thì không bao giờ đi đường mòn, rẽ rừng mà chạy...
Đi nuôi cán bộ.
Quyết tâm học chữ.
Làm liên lạc bị bắt nhất quyết không khai cộng sản ở đâu.
Khi trưởng thành:

Thay anh Quyết lãnh đạo dân làng.
Xông vào cứu vợ con dẫu biết mình sẽ bị bắt và tra tấn dã man
Bị giặc đốt mười ngón tay nhưng không kêu van.
* Là người giàu tình tình cảm yêu thương:

Yêu thương vợ con sâu sắc.
Yêu quê hương: đó là tình yêu máu thịt, đi đâu cũng đau đáu hướng về quê hương.
→ Tnú vừa là nguyên mẫu của vẻ đẹp ngoài đời vừa mang vẻ đẹp của con người Tây Nguyên. Đó là vẻ đẹp kết tinh những phẩm chất của người anh hùng.

* Nếu nhân vật A Phủ được Tô Hoài miêu tả chủ yếu với cái nhìn bên ngoài thông qua ngoại hình và hành động thì Tnú được Nguyên Ngọc khám phá từ những xung đột, giằng xé nội tâm từ bên trong.

b, Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc lại tới bốn lần việc Tnú không cứu được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” như một điệp khúc đau thương, day dứt nhằm nhấn mạnh:

“Khi chưa có vũ khí, chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người yêu thương nhất cũng không cứu được”.

→ Đưa ra quy luật tất yếu: Phải dùng bạo lực cách mạng để chống laị bọn phản cách mạng, đó là chân lí đấu tranh ngàn đời của dân tộc.

c, Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man làm sáng ngời chân lí của dân tộc ta trong thời địa bấy giờ: chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới là cách duy nhất để chiến thắng và thoát khỏi ách nô lệ.

d, Vai trò của các nhân vật

Cụ Mết: là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh để tập hợp nổi dậy.
Mai, Dít: là vẻ đẹp của thế hệ hiện tại (kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh).
Bé Heng: là thế hệ nối tiếp đưa cuộc chiến đến thắng lợi cuối cùng.
→ Các nhân vật làm thành tập thể đoàn kết, lớp lớp nối tiếp nhau. Sức mạnh đó hay cũng chính là sức mạnh của cả dân tộc.


Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

Hình tượng cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú có một sự gắn kết hữu cơ hết sức sâu sắc, vẻ đẹp của rừng xa nu hay chính là phẩm chất người Tây Nguyên, của Tnú, chính vì vậy mà con người được miêu tả đều gắn với hình ảnh về cây xà nu.


Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

Vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm:

Kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo nên không khí mang đậm màu sắc tây Nguyên.
Ngôn ngữ phù hợp với cá tính nhân vật, mang đậm bản sắc Tây Nguyên, đậm chất anh hùng ca, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực khốc liệt và sắc màu lãng mạn.
Khắc họa hình tượng mang vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng.
→ Sự thống nhất cao độ giữa chân lí đời sống và chân lí nghệ thuật.


III, Luyện tập bài Rừng xà nu

Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

Hình ảnh đôi bàn tay Tnú: Bàn tay Tnú gắn liền với cuộc đời nhân vật, đi dọc theo tác phẩm và trở thành điểm nhấn của tác phẩm.

Đôi bàn tay khi nguyên vẹn: đôi bàn tay của nghị lực, ý chí, quyết tâm, đôi bàn tay dũng cảm.

Bàn tay khi bị giặc đốt, được chữa lành anh vào lực lượng, tiếp tục chống giặc.

→ Vẫn vững vàng cầm vũ khí.

Bài soạn
Bài soạn "Rừng xà nu" số 5
Bài soạn
Bài soạn "Rừng xà nu" số 5

Top 6 Bài soạn "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành lớp 12 hay nhất

  1. top 1 Bài soạn "Rừng xà nu" số 1
  2. top 2 Bài soạn "Rừng xà nu" số 2
  3. top 3 Bài soạn "Rừng xà nu" số 3
  4. top 4 Bài soạn "Rừng xà nu" số 4
  5. top 5 Bài soạn "Rừng xà nu" số 5
  6. top 6 Bài soạn "Rừng xà nu" số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy