Bài soạn "Tây Tiến" số 6

I- Tìm hiểu chung bài Tây tiến

1. Tác giả

Tên khai sinh: Bùi Đình Diệm.

Bút danh: Quang Dũng.

Sinh năm 1921và mất năm 1988.

Quê: Phưọng Trì, Đan Phượng, Hà Tây.

Xuất thân trong một gia đình nho học.

Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh soạn nhạc.

Một hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa. Đặc biệt là khi ông viết về lính kể lại những kỉ niệm một thời của những người lính Tây Tiến.


2. Tác phẩm

Năm 1948: Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác ®nhớ đồng đội cũ®Tại Phù Lưu Chanh ông viết bài thơ này.


II. Soạn bài Tây tiến

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Bố cục:

Đoạn 1 (từ câu 1 đến câu 14): Nhớ về thiên nhiên, núi rừng miền Tây.
Đoạn 2 (từ câu 15 đến câu 22): Nhớ về con người miền Tây.
Đoạn 3 (từ câu 23 đến câu 30): Nhớ về đoàn binh Tây Tiến.
Đoạn 4 (còn lại): Lời ước hẹn cùng Tây Tiến.
Mạch cảm xúc của bài thơ: Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ, tiếp theo là những kỉ niệm của nhà thơ về Tây Tiến và kết thúc là lời khẳng định sẽ mãi gắn bó lòng mình với Tây Tiến.


Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

a. Bức tranh thiên nhiên miền Tây

Ở đoạn 1 bức tranh thiên nhiên miền Tây lần lượt hiện ra qua những khung cảnh của địa bàn hoạt động, những chặng đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến.

Không gian:

Địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu ->gợi bao cảm xúc mới lạ, tác giả như đưa người đọc lạc vào những địa hạt heo hút, hoang dại để từ đó dõi theo bước chân quân hành của người lính.
Từ láy tượng hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút
Hình ảnh giàu giá trị: dốc lên, súng ngửi trời, ngàn thước
-> diễn tả đắc địa sự hiểm trở, trùng điệp độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây. Hai chữ "ngửi trời" được dùng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, tinh nghịch của chất lính.

Thanh điệu: phối hợp B - T -> diễn tả những dốc núi vút lên rồi đổ xuống như thẳng đứng, khi dừng chân phóng tầm mắt lại thấy một không gian mịt mùng sương rừng mưa núi. Ba câu đầu thanh T tạo nét gân guốc, câu 4 toàn thanh B tạo nét mềm mại, làm dịu mát bài thơ.
Thời gian: "chiều chiều" ," đêm đêm"-> chứa đầy bí mật ghê ghớm, luôn luôn là mối đe dọa khủng khiếp với con người.

Đường hành quân: sương lấp
Lên: thăm thẳm -> nguy hiểm
Xuống: ngàn thước
Thác gầm - cọp trêu
->Thiên nhiên càng hiểm trở, heo hút, cuộc hành quân càng gian khổ.

=> Qua ngòi bút Quang Dũng, cảnh núi rừng miền Tây hoang sơ hiểm trở hiện lên với đủ núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ,... Những tên đất lạ, những hình ảnh giàu giá trị tạo hình, những câu thơ nhiều vần T nghe vất vả nhọc nhằn xoa dịu bởi những câu thơ nhiều vần B đã phối hợp ăn ý, làm hiện hình một thế giới khác thường, vừa đa dạng vừa độc đáo.

b. Hình ảnh người lính:

Hình ảnh người lính: mỏi -> vất vả
lạc quan: súng ngửi trời -> tinh nghịch
Giây phút nghỉ ngơi: cơm lên khói, thơm nếp xôi
=> Cảnh tượng đầm ấm xua tan mệt mỏi, tạo cảm giác êm dịu, chuẩn bị cho hành trình tiếp theo


Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Kỷ niệm đêm liên hoan

Cảnh: doanh trại bừng... đuốc hoa-> cả doanh trại bừng sáng, tưng bừng, sôi nổi hẳn lên.
Âm thanh: tiếng khèn-> nét văn hóa đặc trưng vùng Tây Bắc.
Con người: "em"," nàng" với xiêm áo lộng lẫy( xiêm áo tự bao giờ) và cử chỉ e thẹn, tình tứ( e ấp) trong vũ điệu mang màu sắc xứ lạ( man điệu) khiến những chàng trai Tây Tiến vừa ngạc nhiên, ngỡ ngàng, vừa say mê, vui sướng( kìa em, xây hồn thơ).
=> Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ tưng bừng, sôi nổi với ánh sáng lung linh của lửa đuốc, với âm thanh réo rắt của tiếng khèn, con người như bốc men say ngây ngất, rạo tực. Nhân vật trữ tình là những cô gái nơi núi rừng miền Tây trong vũ điệu tình tứ đã thu hút cả hồn vía những chàng trai Tây Tiến.

Bức tranh thiên nhiên

Cảnh núi rừng hiểm trở hoang vu, dữ dội dần lùi xa rồi khuất hẳn, nhường chỗ cho vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng, duyên dáng của miền Tây - Cảnh đêm liên hoan.

Cảnh sông nước:

Thời gian: chiều
Không gian: giăng mắc một màu sương, lặng tờ
Hình ảnh: dáng người trên độc mộc-> hình dáng mềm mại, uyển chuyển của những cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc.
hồn lau
hoa đong đưa
-> Gợi hơn tả, thổi hồn vào cảnh gợi cảm giác mênh mang, mờ ảo- tác giả không chỉ diễn tả được sự hòa hợp của thiên nhiên với con người mà còn gợi được cái phần thiêng liêng của cảnh vật.

=> Đoạn thơ đưa người đọc lạc vào thế giới của cái đẹp, thế giới của cõi mơ, âm nhạc. Ở đây, chất thơ và chất nhạc hòa quyện với nhau đến mức khó tách biệt. Đoạn thơ diễn tả những vẻ đẹp mang màu sắc bí ẩn, lung linh, huyền ảo của con người và cảnh vật nơi xứ lạ, phương xa.


Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Bức chân dung người lính Tây Tiến được vẽ bằng những nét khác lạ, phi thường gợi nét đẹp lãng mạn, hào hùng và bi tráng:

Ngoại hình:

Không mọc tóc:

hiện thực: lính Tây Tiến người thì cạo trọc đầu để thuận tiện khi đánh giáp lá cà với địch, người thì bị sốt rét rụng hết tóc.
Lãng mạn: gợi nét ngang tàng
xanh màu lá dữ oai hùm; Mắt trừng...

Hiện thực: xanh xao vì đói khát, vì bị sốt rét
Lãng mạn: cái oai phong lẫm liệt
Nội tâm:

gửi mộng qua biên giới: giấc mộng lập công danh
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm-> khao khát yêu đương.
Lý tưởng:" chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"
-> lý tưởng quên mình, xả thân vì tổ quốc.

=> Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài của những người lính Tây Tiến không chỉ bằng dáng vẻ bề ngoài mà còn thể hiện được cả thế giới tâm hồn đầy mộng mơ bên trong cũng như lý tưởng cao đẹp của họ.

Sự hy sinh:

áo bào...về đất-> nói giảm nói tránh làm( sự thật là những chiến sĩ Tây Tiến gục ngã ở bên đường không có cả manh chiếu che thân) vơi đi cái bi thương -> cái chết bi tráng
sông Mã gầm: khúc hát ngợi ca mang âm hưởng hào hùng, dữ dội của thiên nhiên khiến cho cái chết của những người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.
=> Khổ thơ sử dụng nhiều từ Hán Việt với giọng điệu trang nghiêm gợi sắc thái cổ kính, trang trọng. Qua đây ta cảm nhận thấy tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hy sinh của đồng đội.


Câu 5 (trang 90 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Trở về hiện tại: đã rời xa Tây Tiến

Khẳng định tâm hồn vẫn thuộc về Tây Tiến

=> Giọng thơ trầm buồn nhưng linh hồn đoạn thơ thì vẫn toát lên vẻ hào hùng-> Tình cảm gắn bó thiết tha, sâu nặng của nhà thơ với mảnh đất Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến.

Luyện tập Tây tiến

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Giống: miêu tả người lính trong kháng chiến chống Pháp

Khác:

Tây Tiến:

Cảnh và người được thể hiện chủ yếu trong cảm hứng lãng mạn
Nhà thơ tập trung tô đậm cái đặc biệt, phi thường, cái đẹp của xứ lạ, phương xa đồng thời lồng vào hình ảnh người anh hùng trong hiện thực theo mẫu hình lý tưởng của người tráng sĩ xưa.
Đồng chí:

Cảnh và người chủ yếu được thể hiện bằng bút pháp hiện thực
Nhà thơ tập trung tô đậm cái bình thường, cái thường thấy, cái có thật. Hình ảnh người dân cày lam lũ, không nghĩ đến cái chết, không có ý định làm anh hùng, họ sung sướng và cảm động khi phát hiện ra sự giống nhau giữa mình và đồng đội, sức mạnh tinh thần là tình đồng chí, tình giai cấp.


Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa của người lính Tây Tiến:

Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn, gian khổ
Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ: bệnh sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở, thiên nhiên ẩn chứa những điều nguy hiểm, cái chết luôn cận kề.
Họ vẫn dấn thân, bất chấp hiểm nguy, vượt qua núi cao, vực sâu, thú dữ, bệnh tật.
Tinh thần lạc quan, yêu đời thể hiện qua cách nói táo bạo “súng ngửi trời”, “không mọc tóc”…
Sự hào hùng gắn liền với bi tráng: Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương.
Nghệ thuật

Cảm hứng lãng mạn trên nền hiện thực của chiến tranh gian khổ.
Chất liệu lấy từ hiện thực chiến đấu của người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
Khai thác thủ pháp đối lập nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ về thiên nhiên, con người miền Tây và lính Tây Tiến.

Bài soạn
Bài soạn "Tây Tiến" số 6
Bài soạn
Bài soạn "Tây Tiến" số 6

Top 6 Bài soạn "Tây Tiến" của Quang Dũng lớp 12 hay nhất

  1. top 1 Bài soạn "Tây Tiến" số 1
  2. top 2 Bài soạn "Tây Tiến" số 2
  3. top 3 Bài soạn "Tây Tiến" số 3
  4. top 4 Bài soạn "Tây Tiến" số 4
  5. top 5 Bài soạn "Tây Tiến" số 5
  6. top 6 Bài soạn "Tây Tiến" số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy