Bài tham khảo số 1

Bài thơ "Tiếng gà trưa" đã để lại trong lòng em nhiều cảm xúc khó tả. Tiếng gà trưa được viết theo thể thơ 5 chữ nhưng cách gieo vần vẫn rất tự nhiên. Dù vậy những hình ảnh gần gũi, bình dị trong bài vẫn được nhà thơ Xuân Quỳnh phác họa một cách rõ nét và xúc động qua ngòi bút sắc sảo, chân thực của mình.


Mở đầu bài thơ:

"Trên đường hành quân xa...

Tiếng gà ai nhảy ổ...

Nghe gọi về tuổi thơ"


Đoạn thơ đầu đã khái quát nên khung cảnh làng quê vào buổi trưa hè thanh vắng, không gian tĩnh mịch bỗng nhiên có tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà xao xác gợi lại tất cả những kỉ niệm tuổi thơ, những ngày tháng được sống bên người bà yêu dấu của anh chiến sĩ.


"Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu trắng."


Thật thú vị trước hình ảnh chị gà mái mơ, mái vàng được tả trong đoạn thơ thứ hai. Những chị gà mái đã trở thành một trong những kỉ niệm đẹp đẽ của anh chiến sĩ. Đối với tôi đó chỉ là những hình ảnh rất bình dị trong đời sống hằng ngày nhưng chỉ qua đoạn thơ trên mà tôi lại thấy yêu những hình ảnh thân quen đó, cũng như anh chiến sĩ trong bài đã xem hình ảnh đó là kỉ niệm làm khó quên trong tâm trí mình.


Cụm từ "tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ, xúc động: lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng, nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháu "cưng" của bà thôi! Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi, vừa lo lắng, vừa sợ sệt. Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!


"Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn...

Lòng dại thơ lo lắng"


Trong cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ, ngoài kỉ niệm trên, anh làm sao có thể quên được sự thương yêu, đùm bọc của bà. Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng. Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối, lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân. Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá:


"Dành từng quả chắt chiu

...

Cháu được quần áo mới"


Yêu bà, anh chiến sĩ lại càng chiến đấu thật anh dũng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ xóm làng yêu dấu với tiếng gà cục tác thật thân thương:


"Cháu chiến đấu hôm nay

...

Bà ơi! cũng vì bà"


Những đoạn thơ thật ngắn gọn nhưng hàm chứa một tình cảm hết sức thiêng liêng "tình bà cháu". Chính những kỉ niệm thuở bé được sống bên bà, được bà thương yêu đã là một động lực to lớn để anh chiến sĩ lại thêm yêu Tổ quốc, quê hương. Qua đó, nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu đất nước trong bài thơ với những hình ảnh tưởng chừng như bình dị trong cuộc sống nhưng lại mang những ý nghĩa thật cao đẹp.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 9 Bài văn phân tích hình ảnh người bà trong bài "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Phong cách thơ Xuân Quỳnh?
  4. top 4 Nội dung cần có trong phân tích?
  5. top 5 Bài tham khảo số 3
  6. top 6 Bài tham khảo số 4
  7. top 7 Bài tham khảo số 5
  8. top 8 Bài tham khảo số 6
  9. top 9 Bài tham khảo số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy