Bài tham khảo số 1
“Thơ là người thư kí chân thành của trái tim” (Duybralay). Rung lên từ tâm hồn người nghệ sĩ, thơ tựa như một bản hoà ca với những giai điệu trầm bổng khác nhau. Giữa những cung bậc rộn ràng của phong trào “Thơ mới” Lưu Trọng Lư chỉ ra “một nốt trầm xao xuyến”, vang lên rất nhẹ, rất êm nhưng lắng động và lan tỏa trong lòng người. Không thoát lên như Thế Lữ, không điên cuồng như Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư lặng lẽ tìm cho mình một lối rẽ về quá khứ, về những hồi ức lung linh, sâu lắng trong tâm hồn. “Nắng mới” là một trong những bài thơ như thế. Ta bắt gặp ở đây một tâm hồn đầm thắm, mỏng manh và một nỗi buồn sâu lắng khiến ai đọc qua dù chỉ một lần cùng không thề nào quên.
Từ thửa bé thơ khi đọc Nắng mới của Lưu Trọng Lư, dù trí óc còn non nớt, chưa thể hiểu hết…nhưng lòng tôi lại rung lên, lại xao xác những nỗi niềm. Có lúc tôi tự hỏi: Tại sao tác phẩm lại tạo nên sự ám ảnh đến vậy? Phải chăng là sức mạnh của nghệ thuật bài thơ? Giờ đây, khi đối diện với văn bản tác phẩm, sau bao năm suy ngẫm, tôi muốn tìm cho lòng mình một sự lý giải. Hoài thanh khi nhận xét về thơ Lưu Trọng Lư đã giải bày: “…Dầu có ưa thơ người này người khác, mỗi lúc buồn đến, tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư. Có những bài thơ cứ vương vẩn trong trí óc tôi hang tháng, lúc nào cũng như văng vẳng bên tai”.
Bài thơ “Nắng mới” đã được vẻ đẹp nơi tâm hồn của Lưu Trọng Lư: Thành thực phiêu diêu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên trang giấy. Tưởng như nhà thơ không hề làm nghệ thuật, chỉ là dòng chảy tự nhiên của cảm xúc.
Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ. Không cần phải là “yên ba giang thượng” như của Thôi Hiệu, cùng không phải là cái ám ảnh “chiều chiều ra đứng ngõ sau trong ca dao – không gian – thời gian nghệ thuật ở đây chỉ là một buổi trưa buồn bên song cửa. Bình dị nhưng cũng đủ sức lay động lòng người con nhớ mẹ “ruột đau chín chiều”. Trong tiếng gà trưa xao xác, kỉ niệm chợt ùa về, đong đầy trong nỗi nhớ – khúc dạo đầu cất lên đã nghe dìu dắt vang ngân một nỗi buồn man mác, thiết tha:
“Mỗi lần nắng mới hắt lên song
Xao xác gà trưa gáy não nùng
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không”.
Một không gian sao quá đỗi hiu hắt, nắng không rực rỡ tươi vui mà chỉ “hắt” bên song. Chỉ một từ “hắt” cả không gian một màu ảm đạm, một màu hoài niệm…Ở đây nghệ thuật lấy động tả tĩnh đươc tác giả sử dụng rất thành công, cái động của tiếng gà trưa xao xác chỉ làm rõ thêm cái tĩnh, cái mông lung mà thôi.
Nói là “Chập chờn sống lại” nhưng có lẽ nhà thơ nhớ rõ lắm, “màu áo đỏ tươi rực rỡ” trong nắng là chi tiết đặc sắc của bài thơ. Chính là sự kế tiếp của chi tiết nắng mới, là hệ quả của sự nhắc nhở và là màu lưu giữ những kỉ niệm không thể xóa nhòa trong lòng tác giả.
Từ “nắng mới” trong tựa lại đề một lần nưa được chọn để mở đầu bài thơ như một sợi dây liên khúc, một nhịp cầu nối về quá khứ xa xưa. Nhưng “nắng mới” là nắng như thể nào? Người đọc chưa hiểu, chỉ cảm được rằng nắng ở đấy buồn lắm. Nắng không tươi tắn như trong thơ Hàn Mặc Tử; “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”. Dưới con mắt duyên của Xuân Diệu, nắng chỉ là một ảnh hình quen thuộc, soi rọi vào tiềm thức nhà thơ, gọi về những kỉ niệm xa xưa của một thời tươi đẹp. Cộng hưởng với màu sắc mới ấy còn có một âm thanh, cùng quen thuộc và buồn không kém là tiếng gà trưa xao xác não nùng. Từ hình ảnh “nắng mới hắt” có phần gắt với ba thanh trắc liền ở trên, câu thơ đến đây chợt chùng hẳn xuống, nặng trìu một nồi buồn qua các từ láy : “xao xác”, “não nùng”, “chập chờn” gợi một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng. “Mỗi lần” lại nhắc nhở “mỗi lần”. Lời thơ viết giản dị, tự nhiên, không một chút cầu kỳ, gọt giũa đúng như Hoài Thanh đã nhận định: “Lư để lòng mình tràn lan trên mặt giấy” nhưng vẫn sức lay động lạ kỳ. Kỷ niệm ùa vẽ, lung linh trong màu nắng mới, đánh thức dậy trong tâm hổn nhà thơ cả một thời dĩ vãng tưởng đã nhạt nhòa:
“Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không”.
Hiện tại trước mắt mờ dần, nhường chồ cho quá khứ tràn về. Nhịp cầu đã bắc, hoài niệm mênh mang… “Những ngày không” phải chăng là những ngày ấu thơ, khi tác giả còn nhỏ, lòng chưa vướng bận điều gì. Vậy tại sao nó lại khắc sâu trong tâm khảm nhà thơ đến vậy? Bởi vì “những ngày không” ấy đã in dấu một kỷ niệm hay hình ảnh một người nào?
Mạch thơ liên tục, trái dài sang khổ hai để chuyển hoàn toàn về quá khứ. Thuyền hồn đã cập bến “ngày xưa”, câu chuyện cổ tích về một người mẹ đã bắt đầu:
“Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười
Môi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi”.
Từ “nắng mới hắt bên song” gợi nhớ “nắng mới reo ngoài nội”, nhớ chiếc áo dẻ mẹ phơi trước giậu, bà mẹ lại mang áo rét ra phơi, để cất đi dành cho mùa rét tới. Cái nắng mới của hoài niệm này mới náo nức, mới tươi vui làm sao, đây nắng như bởi gắn với một cậu bé lên mười, với một người mẹ chăm chút, hiền dịu… cứ thế, nỗi nhớ này một thành hình, rõ nét hơn. Dù có tả nhưng khổ thơ thứ hai vẫn thiên về xác định thời điểm, địa điểm, chỉ đến khổ thơ cuối cảnh và tình mới thật quấn quít.
Hình ảnh người mẹ thân yêu của tác giả hiện lên, lúc đầu còn mờ nhạt nhưng càng về sau càng rõ nét và choáng đầy tâm trí. Qua cách nói dường như đang cố nén niềm thương nhớ chỉ chực dâng trào, ta chợt hiểu ra và đồng cảm sâu sắc với nỗi buồn của tác giả: người mẹ ấy không còn nữa và tất cả những gì nhà thơ còn nhớ về mẹ chỉ là chút kỹ niệm nhạt nhòa đọng lại trong tâm hồn non nớt, thơ ngây của đứa trẻ lên mười. Từ “nắng mới” là cái nắng mỗi độ xuân về, khi mẹ tác giả thường mang áo ra phơi để áo thơm mùi nắng sau những ngày đông rét mướt. Nắng thì năm nào chẳng có, sao gọi là “mới”? Nhưng như người ta thường chờ ngày mùa để ăn “gạo mới”, lòng trẻ vần náo núc chờ mong ngày nắng lại về, để cùng mẹ phơi áo bên giậu thưa. Cũng là “nắng mới” nhưng cái nắng của quá khứ không “hắt bên song” buồn bà mà tràn đầy sức sống, niềm vui “reo ngoài nội” vì đó là nắng của những ngày còn mẹ. Từ “reo” như một nốt nhạc lành lót, tươi vui khiến câu thơ chợt bùng lên sức sống.
Hình ảnh người mẹ chưa hiện lên trực tiếp mà chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu nhưng đã gây một ân tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Đó có lẽ cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến thương yêu nhất mà nhà thơ còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí. Màu đỏ của chiếc áo trong tiếng nắng reo làm cho câu thơ sáng lên, ấm nóng hơn. Có lẽ cũng nhờ màu đỏ ấy mà việc phơi áo của mẹ càng trở thành một điểm son trong nỗi nhớ về tuổi thơ. Màu đỏ của chiếc áo là một chi tiết nghệ thuật rất đặc sắc, nó làm cho kỉ niệm trong sáng, làm ấm nóng một tâm hồn lạnh lẽo khi phiêu dạt về tuổi thơ lúc còn mẹ. Thử cắt màu đỏ đi: “Chiếc áo người đưa trước giậu phơi”, hình ảnh của kì niệm xám lại ngay.
“Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa”.
Mạch thơ lại quay về hiện tại, nhà thơ sực tỉnh nhưng vần chưa hết thổn thức, bồi hồi. Hình ánh người mẹ vẫn còn đó, nơi đồng nội, giậu phơi, nơi hiên nhà, song cửa… Dường như đâu đâu cũng in bóng dáng mẹ, vương hơi ấm của mẹ nên nỗi nhớ lúc nào cùng chỉ chực dâng trào. Và phải chăng “nắng mới” chỉ như cái cớ, chi là giọt nước làm tràn đầy ly thương nhớ.
Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh “nét cười đen nhánh”, như một nốt lặng cuối bàn nhạc đế dư ba, dư vị cùa ý thơ còn lan tỏa mài trong lòng người đọc. Dáng hình người mẹ như hiện lên rõ rệt trong tâm tưởng nhà thơ. Chi tiết gây ấn tượng nhất Nắng mới là “nét cười đên nhánh” của người mẹ. Câu thơ rất tạo hình.Chân dung bà mẹ hiện lên chỉ nơi trong hình ảnh ấy. Không phải “miệng” cười hay “nụ” cười mà là “nét”, lại “đen nhánh”! Hình ảnh thơ bỗng sắc, bỗng lấp lánh hơn. Đây là chi tiết duy nhất miêu tả người mẹ nhưng nó cũng là điểm son hội tụ tất cả cái hồn của bức chân dung. Không phải là “nụ cười” hay “miệng cười” mà là “nét cười” vì cái cười ấy rất kín đáo, rất nhẹ, rất nhanh, dường như chỉ lướt qua trên khuôn mặt chứ chưa kịp động lại thành một nụ cười, mà lại là “nét cười đen nhánh” nữa. Lưu Trọng Lư không nói thẳng như Hoàng cầm:
“Nhưng cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng”.
(Bên kia sông Đuống)
Mà lại “đi tắt” để tạo nên một kết hợp từ độc đáo và thú vị, hay nói theo cách của Hoài Thanh: “câu thơ mất đi một tí rõ ràng để được thêm rất nhiều mơ mộng”. Hình ảnh “tay áo” đã đẩy “nét cười” ra phía sau, tạo nên độ sâu cho bức tranh, đồng thời tăng thêm sức duyên dáng, gợi cảm cho “nét cười”. Ta đã từng bắt gặp trong thơ Hàn Mặc Từ một hình ánh cùng đẹp và tinh tế như thế; “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” (Đây thôn Vĩ Dạ) nhưng có lẽ hình ảnh “nét cười” ở đây có hồn, có sức gợi cảm hơn nhiều vì đó là khoảnh khắc, là hình ảnh đẹp đẽ nhất mà ống kính tâm hồn nhà thơ đã chụp được và lưu trữ mãi. Hình ánh người mẹ quá cố của nhà thơ từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười”, trong những giây phút xuất thân của họa sĩ – thi sĩ Lưu Trọng Lư, nó đã để lại một ấn tượng đẹp và sâu sắc. Phải chăng là vì ta chợt bắt gặp trong hình ảnh đó một cái gì rất đổi thân quen như của mẹ ta mà cùng là của tất cả những người phụ nữ Việt Nam thầm lặng hy sinh, thương yêu, chăm sóc chồng con suốt cả cuộc đời.
Không gian nghệ thuật ám ảnh không tách rời hình ảnh người mẹ… có thể hình ảnh ấy của bà mẹ đã đọng lại và lưu mãi trong tâm trí người đọc khi bài thơ đã hết, tạo một nỗi bùi ngùi thương cảm. Cũng là Hoài Thanh khi nói về nhà thơ: “…Trong khi làng thơ Việt Nam đương đi tìm một nghệ thuật mới lạ, những tình cảm khuất khá, những hình sắc phiền phức của thiên nhiên, thì Lư chỉ có một ít khúc đàn bình dị, một ít khúc đàn xưa, dầu có đổi xoay đổi điệu cũng vẫn là những khúc đàn xưa”.
“Nắng mới” là một bài thơ thoạt đọc qua không có gì đặc biệt, nhưng nếu có một tâm hồn đồng cảm, một tình yêu sâu nặng với người đã sinh thành ra mình thì bài thơ thực sự là một tiếng đàn đồng điệu. Hoài Thanh đã từng nói: “Thơ Lưu Trọng Lư không phải là một bài thơ, nghĩa là không phải là một công trình nghệ thuật mà là tiếng lòng thốn thức hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”.
Nghệ thuật của bài thơ sao quá thật bình dị, vẫn là thể thơ bảy chữ, ngôn ngữ cũng rất bình dị… không có những phá cách, những đột phá trong nhịp điệu, trong âm luật… vẫn là những khúc đàn bình dị nhưng sao lại ám ảnh đến vậy? Có thể nói, thành công đặc biệt của bài thơ là đã tạo nên được những chi tiết nghệ thuật – dù ít thôi nhưng rất đặc sắc, làm chói sáng cả bài thơ… thế mới biết, nghệ thuật nhiều khi không phải là những gì quá lớn lao, xa vời vượt qua tầm nắm của người thường, mà có lúc nó thật gần gũi và bình dị…Chính bởi cái bình dị, mộc mạc ấy đã khiến cho bài thơ có một sức sống trường tồn trong lòng độc giả.