Top 6 Bài soạn "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão hay nhất

Thai Ha 431 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Tỏ lòng (Thuật hoài) - Phạm Ngũ Lão, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn tham khảo số 1

    Bố cục

    • 2 câu đầu: Khí thế của quân tướng nhà Trần
    • 2 câu cuối: Nỗi lòng của nhà thơ


    Câu 1 (Trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    • Bản dịch chưa sát với nguyên tác chữ Hán ở câu thơ, từ “múa giáo” không thể hiện hết được khí chất của từ “hoành sóc”
      • Từ “hoành sóc” thể hiện được ý chí lớn lao, kì vĩ, mang âm hưởng vang dội hơn từ “múa giáo”
    • Trong câu thơ đầu, hình ảnh con người xuất hiện giữa không gian, thời gian bao la rộng mở
      • Chiều rộng của núi sông, chiều cao của Ngân Hà (sao Ngưu) thăm thẳm
      • Thời gian được đo bằng năm (cáp kỉ thu- mấy năm)
      • Con người được đặt trong không gian kì vĩ đó trở nên vĩ đại hơn

    => Hình ảnh con người hiên ngang, mang tầm vóc của con người vũ trụ, non sông.


    Câu 2 (Trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    “Ba quân khí thế mạnh nuốt trôi trâu” có hai cách hiểu:

    • Thứ nhất, có nghĩa ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
    • Thứ hai, ba quân khí thế hùng mạnh át sao Ngưu
    • Tựu chung lại, câu thơ nói về sức mạnh của quân đội nhà Trần về trí, lực. Điều đó được minh chứng bằng lịch sử:
      • Các vị tướng trí dũng song toàn: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão…
      • Khí thế thay đổi trời đất khi quân đội nhà Trần từng đánh bại Mông Nguyên và giặc phương Bắc…


    Câu 3 (Trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Nợ công danh được hiểu theo hai nghĩa:

    • Theo tinh thần Nho giáo, nam nhi phải lập công danh, đây là lý tưởng sống cao đẹp của nam nhi thời phong kiến
      • Lý tưởng này cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, nhụt chí để sống có ích hơn
      • Nợ công danh chính là món nợ cần phải trả của đấng nam nhi giữa trời đất
    • Cách hiểu thứ hai, nợ công danh được hiểu chưa hoàn thành trách nhiệm với đất nước, dân tộc
      • Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ chí làm trai phải chống giặc

    → Nợ công danh hay chí làm trai chính là việc ý thức trách nhiệm với dân, với nước của Phạm Ngũ Lão là quan niệm cao đẹp, có nghĩa tích cực với mọi người


    Câu 4 (Trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Tác giả Phạm Ngũ Lão thẹn vì:

    • Chưa có tài năng, trí tuệ như Gia Cát Lượng (Khổng Minh- đời Hán) để giúp dân, cứu nước
    • Trí và lực có hạn mà trách nhiệm dựng xây giang sơn còn bộn bề

    → Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão thể hiện ông là người ý thức được trách nhiệm với dân tộc, đất nước. Đó cũng chính là nỗi thẹn tôn cao nhân cách của con người luôn hướng tới sự tận trung với quốc gia.


    Câu 5 (Trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Qua bài thơ ta thấy được vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần

    • Con người dũng mãnh, hùng mạnh với tầm vóc vũ trụ
    • Họ luôn dốc hết lòng, hết sức vì dân vì nước
    • Mỗi cá nhân đều ý thức tạo nên sức mạnh tập thể, hết mình cống hiến
    • Sức mạnh thời Trần, đại diện cho hào khí Đông A sử sách còn lưu chính là sự tổng hòa sức mạnh của trí tuệ, đoàn kết dân tộc luôn hướng tới dựng xây dân tộc
    • Thế hệ trẻ ngày nay cần học tư tưởng, cách sống và cống hiến của những người thế hệ hào hùng đi trước, luôn cống hiến để đem lại cuộc sống an vui, thái bình cho nhân dân


    Luyện tập

    Học thuộc lòng bài thơ (dịch thơ và phiên âm)

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Top 2

    Bài tham khảo số 2

    Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    • Bản dịch chưa sát với nguyên tác chữ Hán của câu thơ, từ “múa giáo” chưa thể hiện được hết ý nghĩa của hai từ “hoành sóc”.
      • Từ “hoành sóc” là cầm ngang ngọn giáo mà trấn giữ non sông. Cả ý nghĩa lẫn âm hưởng của từ “hoành sóc” tạo nên cảm giác kì vĩ và lớn lao hơn..
    • Trong câu thơ đầu, hình ảnh con người xuất hiện trong bối cảnh không gian, thời gian rộng lớn.
      • Không gian mở theo chiều rộng của núi sông, chiều cao của sao Ngưu thăm thẳm.
      • Thời gian được đo bằng năm (cáp kỉ thu - mấy năm).
      • Con người được đặt trong không gian kì vĩ trở nên vĩ đại hơn.

    => Hình ảnh con người hiên ngang, mang tầm vóc của con người vũ trụ, non sông.


    Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” có hai cách hiểu:

    • Cách hiểu thứ nhất, có thể hiểu là: “ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”.
    • Cách hiểu thứ hai, có thể hiểu là: “Ba quân hùng mạnh khí thế át sao Ngưu”.

    => Quân đội nhà Trần mạnh cả về trí và lực, đầy đủ binh hùng tướng mạnh cùng những vị đại tướng quân trí, dũng song toàn…

    => Cái thế ấy đúng là đủ sức làm thay đổi cả trời đất.


    Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Món “nợ công danh” mà nhà thơ nói đến ở đây vừa là khát vọng lập công, lập danh (mong để lại tiếng thơm, sự nghiệp cho đời) vừa có ý “chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước”.

    • Thời trung đại, trang nam nhi sống theo lí tưởng “Phải có danh gì với núi sông”, với họ lập công danh đóng góp tài sức cho đất nước là một món nợ đời phải trả.


    Câu 4 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Ý nghĩa nỗi “thẹn” trong câu thơ cuối:

    • Thể hiện vẻ đẹp, giá trị nhân cách của người anh hùng. Phạm Ngũ Lão ‘thẹn” vì chưa có được tài năng mưu lược như Vũ hầu Gia Cát Lượng để giúp dân, giúp nước.
    • Nỗi thẹn của con người có trách nhiệm với đất nước, non sông.

    Cái tâm ngời sáng của con người có tư tưởng trung quân ái quốc.


    Câu 5 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Bài thơ khắc họa thành công hình ảnh người anh hùng hiên ngang, lẫm liệt, bất khuất cùng với lý tưởng và hoài bão cao đẹp => Hào khí Đông A.

    => Bài học lớn về lý tưởng và lẽ sống cho thế hệ trẻ.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Top 3

    Bài tham khảo số 3

    Bố cục

    • 2 câu đầu: Khí thế của quân tướng nhà Trần
    • 2 câu cuối: Nỗi lòng của nhà thơ


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Hai từ “Hoành sóc” – cầm ngang ngọn giáo được dịch là “múa giáo” thật chưa sát nghĩa và chưa bộc lộ hết sự hào hùng về con người, không gian trong câu “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”. Trong câu thơ này:

    • Thời gian: kháp kỉ thu
    • Không gian: giang sơn (đất nước)
    • Con người: một tráng sĩ đang cầm ngang ngọn giáo

    Ở đây, tác giả khắc họa hình tượng người tráng sĩ dưới thời Trần, với ngọn giáo cầm ngang, vững chãi. Không gian trải dài, mênh mông vô tận, thời gian đằng đẵng, trải dài từ năm này qua năm khác. Sự kết hợp giữa không gian rộng lớn, thời gian “kỉ thu” mênh mông vô tận ấy khiến hình ảnh người tráng sĩ hiện lên với tầm vóc vũ trụ, với ý chí bảo vệ đất nước - vẻ đẹp được bộc lộ cả bên trong lẫn bên ngoài. Còn hai từ “múa giáo” chỉ thể hiện được một phần vẻ đẹp bên ngoài: khả năng chiến đấu.


    Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” có thể hiểu theo hai cách


    Cách đầu tiên: thể hiện sức mạnh cùng ý chí chiến đấu của quân đội nhà Trần hùng mạnh như loài hổ báo – những động vật mạnh nhất của rừng xanh và sức mạnh ấy có thể “nuốt trôi trâu”.


    Cách hiểu thứ hai: sức mạnh và ý chí chiến đấu của quân đội nhà Trần rất lớn, sức mạnh ấy có thể át cả sao Ngưu trên bầu trời – sức mạnh của vũ trụ rộng lớn, có thể thay đổi cả giang san đất nước.


    Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Trong thời kì này, tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến quan niệm, lối sống của con người, đặc biệt là đấng nam nhi. Sinh ra trong đời, đấng quân tử luôn mang theo mình một món “nợ tang bồng”. Món nợ ấy thể hiện chí làm trai theo tinh thần của Nho giáo: lập công (để lại sự nghiêp) và lập danh (để lại tiếng thơm). Và ở đây, từ “nợ” còn là nỗi trăn trở của tác giả khi chưa hoàn thành nghĩa vụ với dân với nước.


    Câu 4 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Phạm Ngũ Lão là bậc anh hùng của dân tộc, dưới thời Trần ông đã lập rất nhiều chiến công và là đấng quân tử đáng được người đời sau tôn trọng. Tuy nhiên, ông vẫn thấy “thẹn” bởi ông thấy những điều mình làm chưa được coi là lớn lao như Vũ Hầu đã từng giúp Lưu Bị. Nhưng nỗi “thẹn” ấy không làm cho hình tượng của Phạm Ngũ Lão nhỏ bé đi mà nó còn khiến người đời thêm hiểu về tấm lòng của ông– luôn muốn được làm những điều tốt đẹp, lớn lao dành cho nhân dân, đất nước


    Câu 5 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

    • Đó là vẻ đẹp của tinh thần chiến đấu, sự đoàn kết khi đất nước có giặc ngoại xâm đô hộ, là tinh thần luôn muốn đem sức lực của mình để cống hiến, bảo vệ quê hương.
    • Từ bài thơ này, ta hiểu thêm về một thời kì lịch sử của những vị anh hùng như Phạm Ngũ Lão – những con người dành cả đời mình để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Thế hệ trẻ hôm nay như được củng cố, động viên tinh thần bảo vệ tổ quốc. Để làm được điều đó, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần học tập và không ngừng học hỏi để giúp đất nước ngày càng phát triển hơn nữa.
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Top 4

    Bài soạn tham khảo số 4

    Bố cục

    • Hai câu đầu: Khí thế của quân tướng nhà Trần
    • Hai câu cuối: Nỗi lòng của nhà thơ

    Nội dung Tỏ lòng là bài thơ Đường luật ngắn gọn đạt tới độ súc tích cao khắc họa được vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    Bản dịch chưa sát với nguyên tác chữ Hán ở câu thơ, từ “múa giáo” không thể hiện hết được khí chất của từ “hoành sóc”

    • Từ “hoành sóc” thể hiện được ý chí lớn lao, kì vĩ, mang âm hưởng vang dội hơn từ “múa giáo”
    • Ý nghĩa, âm hưởng của từ “hoành sóc” tạo ra cảm giác kì vĩ và lớn lao hơn
    • Con người xuất hiện trong bối cảnh không gian và thời gian rộng lớn
    • Không gian mở theo chiều rộng của núi song, chiều cao của sao Ngưu thăm thẳm.
    • Thời gian đo bằng năm, không phải mới một năm mà đã mấy năm rồi (cáp kỉ thu).
    • Con người hiên ngang ấy mang tầm vóc của con người vũ trụ, non sông.


    Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    • Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” có hai cách hiểu :
    • Có thể hiểu là “ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”.
    • Cách hiểu khác là: Ba quân hùng mạnh khí thế át sao Ngưu.
    • Quân đội nhà Trần mạnh cả về trí và lực:
    • Có đầy đủ binh hùng tướng mạnh
    • Có những vị đại tướng quân trí dũng song toàn như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật…
    • Khí thế của quân đội nhà Trần đủ sức làm trời đất một phen đổi thay


    Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Nợ công danh được hiểu theo hai nghĩa

    Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo: lập công, lập danh

    • Lý tưởng này cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, nhụt chí để sống có ích hơn
    • Nợ công danh chính là món nợ đấng nam nhi cần phải trả giữa trời đất

    Cách hiểu thứ hai: chưa hoàn thành trách nhiệm với đất nước, dân tộc

    • Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ chí làm trai phải chống giặc

    ⇒ Đều là việc ý thức trách nhiệm với dân, với nước của Phạm Ngũ Lão bộc lộ quan niệm sống cao đẹp, có nghĩa tích cực với mọi người


    Câu 4 (trang 116 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    Ý nghĩa của nỗi thẹn trong câu thơ cuối

    • thẹn vì trí và lực của mình thì có hạn mà nhiệm vụ khôi phục giang sơn, đất nư¬ớc còn quá bộn bề.
    • thẹn vì chưa có nhiều công lao lớn như Gia Cát Lượng.

    Dù hiểu theo cách nào thì nỗi thẹn cũng làm ngời sáng nhân cách của Phạm Ngũ Lão.

    Nỗi thẹn ấy đốt lên trong lòng người ngọn lửa hướng đến những khát vọng cao đẹp, thể hiện nỗi lòng tận trung báo quốc của tác giả.


    Câu 5 (trang 116 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    Ta có thể cảm nhận vẻ đẹp sức vóc và ý chí của những trang nam nhi thời đại nhà Trần:

    • họ dũng mãnh, hùng mạnh sánh ngang với tầm vóc vũ trụ
    • họ luôn dốc hết lòng, hết sức vì dân vì nước
    • mỗi cá nhân đều ý thức tạo nên sức mạnh tập thể, hết mình cống hiến

    Tinh thần và ý chí ngoan cường của những con người ấy sẽ vẫn mãi là lí tưởng cho nghị lực và sự phấn đấu của tuổi trẻ hôm nay và mai sau.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Top 5

    Bài soạn tham khảo số 5

    Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    • Hai chữ "múa giáo" chưa thể hiện được âm hưởng hào hùng của hai từ "hoành sóc" trong câu thơ nguyên tác "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu". "Hoành sóc" là tư thế cầm ngang ngọn giáo của con người trấn giữ đất nước. Con người xuất hiện với tư thế hiên ngang, lẫm liệt, mang tầm vóc của vũ trụ.
    • Trong không gian rộng lớn (giang sơn) và thời gian trải dài dường như vô tận (kháp kỉ thu) đã làm cho hình ảnh con người trở nên kì vĩ, hào hùng lạ thường. Ngọn trường giáo dường như được đo bằng chiều dài của sông núi.

    => Cầm ngang ngọn giáo là tư thế con người luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, so với phần dịch "múa giáo" thì hình ảnh đó mạnh mẽ, hào hùng hơn nhiều.


    Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Câu thơ "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu" có hai cách hiểu:

    • Thứ nhất, ta có thể hiểu là "ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu".
    • Thứ hai, Ba quân hùng mạnh khí thế át sao Ngưu.

    => Có thể nói quân đội nhà Trần mạnh cả về trí và lực, không những nó có được đầy đủ binh hùng tướng mạnh mà còn có những vị đại tướng quân trí dũng song toàn (như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật…). Vì thế thật không quá khoa trương khi nói: cái khí thế ấy đúng là đủ sức làm đổi thay trời đất.


    Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Nam nhi thời phong kiến coi việc lập công (để lại sự nghiệp) và lập danh (để lại tiếng thơm) là nhiệm vụ quan trọng của cuộc đời. Đây là chí làm trai theo quan niệm Nho giáo. Lập công danh là món nợ của kẻ làm trai. Chừng nào chưa lập được công danh, chưa tạo được tiếng thơm là chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước. Đặt trong xã hội phong kiến thời loạn, đất nước luôn bị họa ngoại xâm, chí làm trai có tác dụng mãnh mẽ, cổ vũ con người từ bỏ lối sống cá nhân, ích kỉ để sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp "bình quốc an dân", do đó nó mang giá trị tích cực.


    Câu 4 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Trong câu thơ cuối, nỗi "thẹn" đã thể hiện vẻ đẹp nhân cách của người anh hùng. Phạm Ngũ Lão "thẹn" vì chưa có được tài năng mưu lược như Vũ Hầu Gia Cát Lượng (Khổng Minh - đời Hán) để giúp dân cứu nước, thẹn vì trí và lực của mình thì có hạn mà nhiệm vụ khôi phục giang sơn, đất nước còn quá bộn bề. Nỗi thẹn ấy cho thấy nhân cách cao cả, tâm hồn đẹp của Phạm Ngũ Lão.


    Câu 5 (trang 114 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    • Vẻ đẹp của hình ảnh trang nam nhi đời Trần và ý nghĩa của bài thơ đối với thể hệ trẻ hôm nay. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần. Hình ảnh con người được đặt ngang tầm vóc của vũ trũ, mang vẻ lẫm liệt, hào hùng. Họ là những con người sống hết kích thước cuộc sống, luôn hết mình vì dân, vì nước. Mỗi cá nhân đều ý thức tạo nên sức mạnh tập thể, hết mình cống hiến. Chính vì vậy đã tạo nên sức mạnh của thời đại, tạo nên một nhà Trần “bách chiến bách thắng” và hào khí Đông A mà sử sách mãi lưu danh.
    • Thế hệ trẻ hôm nay học được ở bài thơ cách sống và cách cống hiến của người đời xưa. Chúng ta học được lí tưởng sống, hoài bão của Phạm Ngũ Lão, một con người hết mình vì dân vì nước. Thế hệ trẻ ngày nay học được cách nuôi dưỡng đam mê, khát vọng cho thứ cao cả, đẹp đẽ.



    Bố cục: 2 phần

    • 2 câu đầu: Khí thế của quân tướng nhà Trần
    • 2 câu cuối: Nỗi lòng của nhà thơ

    ND chính

    Tỏ lòng là bài thơ Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao, khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.


    Hình minh họa
    Hình minh họa
  6. Top 6

    Bài soạn tham khảo số 6


    Câu 1(trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Chỉ ra điểm khác nhau giữa hai câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán với câu thơ dịch. Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện? Con người mang tư thế, vóc dáng thế nào?

    Lời giải chi tiết:

    • So sánh câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán với câu thơ dịch, ta thấy hai từ “múa giáo” chư­a thể hiện đư­ợc hết ý nghĩa của hai từ “hoành sóc”.
    • “Hoành sóc” là cầm ngang ngọn giáo mà trấn giữ non sông. Từ ý nghĩa lẫn âm hư­ởng, từ “hoành sóc” đều tạo ra cảm giác kì vĩ và lớn lao hơn từ "múa giáo"
    • Trong câu thơ đầu, con ngư­ời xuất hiện trong bối cảnh không gian và thời gian rộng lớn. Không gian mở theo chiều rộng của núi sông và mở lên theo chiều cao của sao Ngư­u thăm thẳm. Thời gian không phải đo bằng ngày bằng tháng mà đo bằng năm, không phải mới một năm mà đã mấy năm rồi (cáp kỉ thu). Con ngư­ời cầm cây tr­ường giáo (cũng đo bằng chiều ngang của non sông), lại đư­ợc đặt trong một không gian, thời gian như­ thế thì thật là kì vĩ. Con ng­ười hiên ngang ấy mang tầm vóc của con ng­ười vũ trụ, non sông.


    Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Anh (chị) cảm nhận như thế nào về sức mạnh quân đội nhà Trần qua câu thơ "Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu"?

    Lời giải chi tiết:

    Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” có hai cách hiểu :

    • Thứ nhất, ta có thể hiểu là “ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”.
    • Nhưng cũng có thể giải thích theo cách khác, với cách hiểu là: Ba quân hùng mạnh khí thế át sao Ngưu.
    • Có thể nói quân đội nhà Trần mạnh cả về trí và lực, không những nó có được đầy đủ binh hùng tướng mạnh mà còn có những vị đại tướng quân trí dũng song toàn (như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật…). Vì thế thật không quá khoa trương khi nói: cái khí thế ấy đúng là đủ sức làm đổi thay trời đất.


    Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Nợ công danh mà tác giả nói tới được hiểu theo cách nào?

    Lời giải chi tiết:

    Nợ công danh mà tác giả nói đến trong bài thơ có thể hiểu theo hai nghĩa:

    • "Nợ" công danh là chí làm trai theo tinh thần Nho giáo: lập công, lập danh. Quan niệm lập công danh đã trở thành lí tưởng sống cao đẹp của trang nam nhi thời phong kiến. Lí tưởng này có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ để sống có ý nghĩa với trời đất muôn đời. Công danh được xem là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai.
    • "Nợ" công danh là chưa hoàn thành nghĩa vụ với dân, với nước. Đặt tronng hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, chí làm trai là phải chống giặc ngoại xâm, cứu nước, cứu dân. Công danh sự nghiệp cá nhân, thống nhất với công danh, sự nghiệp chung của đất nước. Ước nguyện lập công danh của người anh hùng họ Phạm thể hiện ý thức, trách nhiệm với nhân dân, dân tộc.

    => Nợ công danh hay chí làm trai, hay ý thức trách nhiệm với dân, với nước của Phạm Ngũ Lão là một quan niệm sống cao đẹp, có ý nghĩa tích cực không chỉ đối với trang nam nhi thời phong kiến mà còn đối với cả con người ngay nay.


    Câu 4 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Phân tích ý nghĩa nỗi "thẹn" trong hai câu thơ cuối.

    Lời giải chi tiết:

    • Phạm Ngũ Lão “thẹn” vì chư­a có đ­ược tài năng m­ưu l­ược như­ Vũ Hầu Gia Cát Lư­ợng (Khổng Minh – đời Hán) để giúp dân cứu nư­ớc, thẹn vì trí và lực của mình thì có hạn mà nhiệm vụ khôi phục giang sơn, đất nư­ớc còn quá bộn bề.
    • Thẹn vì chưa có nhiều công lao lớn như Gia Cát Lượng.
    • Dù hiểu theo cách nào thì nỗi thẹn cũng làm ngời sáng nhân cách của Phạm Ngũ Lão. Nỗi thẹn ấy không làm con người trở nên nhỏ bé. Nỗi thẹn ấy tôn cao nhân cách con người. Nỗi thẹn ấy đốt lên trong lòng người ngọn lửa hướng đến những khát vọng cao đẹp. Qua nỗi thẹn ta thấy được nỗi lòng tận trung báo quốc của tác giả.


    Câu 5 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Qua bài thơ Tỏ lòng anh(chị) thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai.

    Lời giải chi tiết:

    • Vẻ đẹp của hình ảnh trang nam nhi đời Trần và ý nghĩa của bài thơ đối với thể hệ trẻ hôm nay. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần. Hình ảnh con người được đặt ngang tầm vóc của vũ trũ, mang vẻ lẫm liệt, hào hùng. Họ là những con người sống hết kích thước cuộc sống, luôn hết mình vì dân, vì nước. Mỗi cá nhân đều ý thức tạo nên sức mạnh tập thể, hết mình cống hiến. Chính vì vậy đã tạo nên sức mạnh của thời đại, tạo nên một nhà Trần “bách chiến bách thắng” và hào khí Đông A mà sử sách mãi lưu danh.
    • Thế hệ trẻ hôm nay học được ở bài thơ cách sống và cách cống hiến của người đời xưa. Chúng ta học được lí tưởng sống, hoài bão của Phạm Ngũ Lão, một con người hết mình vì dân vì nước. Thế hệ trẻ ngày nay học được cách nuôi dưỡng đam mê, khát vọng cho thứ cao cả, đẹp đẽ.

      ND chính

      Tỏ lòng là bài thơ Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao, khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.

      Hình minh họa
      Hình minh họa




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy