Top 6 Bài soạn Chiếu cầu hiền (Ngữ Văn 11) hay nhất

Thai Ha 98 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những ... xem thêm...

  1. I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

    1. Tác giả

    - Ngô Thì Nhậm (1764 – 1803), hiệu Hi Doãn.

    - Quê: Người làng Tả Oai, trấn Sơn Nam (nay là huyện Thanh Trì – Hà Nội).

    - Là người học giỏi đỗ đạt, từng làm quan đại thần dưới thời chúa Trịnh.

    - Khi nhà Lê –Trịnh sụp đổ, ông đi theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung phong làm Lại bổ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ Thượng thư.

    - Ông là người có nhiều đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn.

    2. Tác phẩm

    Viết chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hóa chính trị phương Đông thời cổ trung đại. Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788 – 1789, nhằm thuyết phục phu sĩ Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê – Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Bài chiếu gồm ba phần:

    - Phần mở đầu (từ đầu đến.. ý trời sinh ra người hiền vậy): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.

    - Phần nội dung (tiếp theo đến.. vì mưu lợi mà phải bán rao): Lời kêu gọi người hiền và hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.

    - Phần kết (còn lại): Lời bố cáo

    Nội dung chính của một bài Chiếu cầu hiền:

    - Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước.

    - Cho phép tiến cử người hiền.

    - Cho phép người hiền tự tiến cử.


    Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    - Bài viết hướng tới các sĩ phu Bắc Hà, thứ dân trăm họ.

    → Mục đích: nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.

    - Bài viết mở đầu bằng những câu văn khích lệ nói lên vai trò và sứ mệnh của người hiền. Lập luận tiếp tục được triển khai bằng những lời văn đầy khoan dung thể hiện thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của Quang Trung. Cuối cùng nhà vua kêu gọi người có tài đức hãy cùng gánh vác việc nước và hưởng phúc lâu dài.

    - Từ ngữ trang trọng, lời văn mẫu mực, lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt và đầy sức thuyết phục, cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết (cũng là người có tư tưởng chỉ đạo – vua Quang Trung).


    Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li. Vì lợi ích của đất nước đòi hỏi sự cộng tác của người hiền tài, vua quang Trung đã tỏ rõ thái độ khiêm tốn, thái độ chân thành, thực sự mong muốn sự cộng tác của bậc hiền tài.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Câu 1 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)

    - Phần mở đầu ( từ đầu… ý trời sinh ra người hiền vậy): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài

    - Phần nội dung (tiếp… vì mưu lợi mà phải bán rao): Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước

    - Phần kết (còn lại): Lời bố cáo

    Nội dung chính: Chiếu cầu hiền là một văn kiện chủ quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

    - Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước

    - Cho phép tiến cử người hiền

    - Cho phép người hiền tiến cử


    Câu 2 (Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)

    Bài viết nhằm tới các sĩ phu Bắc Hà, nhằm kêu gọi nhân tài giúp nước

    + Mở đầu, lời nói khích lệ vai trò, sứ mệnh của người hiền, khiến cho những người còn băn khoăn hoặc né tránh chưa muốn phục vụ cho quốc gia phải ngẫm nghĩ

    + Tiếp đến là luận điểm thể hiện thái độ cầu thị, trọng người tài của Quang Trung

    - Bài có tính mẫu mực, thể hiện tính chặt chẽ và tính chất logic của luận điểm trong sự thuyết phục khéo léo, bày tỏ thái độ khiêm tốn

    - Các từ ngữ diễn tả không gian xã hội, nơi người hiền tài phụng sự: triều chính, triều đường, dải đất văn hiến, trăm họ…

    - Tác giả thuyết phục bằng cách dẫn lời Khổng Tử, lấy ý từ kinh dịch, mang tính ẩn dụ


    Câu 3 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)

    Quang Trung là người biết trọng hiền tài, có tầm nhìn chiến lược, sâu rộng, biết trọng kẻ sĩ và hướng họ vào phụng sự cho đất nước:

    + Quang Trung hết lòng lo cho dân cho nước

    + Ông ý thức được việc lấy dân làm trọng, nên mọi tầng lớp dân chúng đều có thể dâng thư bày tỏ việc

    + Ông có hệ tư tưởng tiến bộ, dân chủ: phát hiện ra nhân tài bằng nhiều hình thức, không phân biệt tầng lớp, chân thành khi bày tỏ tấm lòng.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

    1. Tác giả

    - Ngô Thì Nhậm (1764 – 1803), hiệu Hi Doãn.

    - Quê: Người làng Tả Oai, trấn Sơn Nam (nay là huyện Thanh Trì – Hà Nội).

    - Là người học giỏi đỗ đạt, từng làm quan đại thần dưới thời chúa Trịnh.

    - Khi nhà Lê –Trịnh sụp đổ, ông đi theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung phong làm Lại bổ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ Thượng thư.

    - Ông là người có nhiều đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn.

    2. Tác phẩm

    Viết chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hóa chính trị phương Đông thời cổ trung đại. Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788 – 1789, nhằm thuyết phục phu sĩ Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê – Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Bài chiếu gồm ba phần:

    - Phần mở đầu (từ đầu đến.. ý trời sinh ra người hiền vậy): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.

    - Phần nội dung (tiếp theo đến.. vì mưu lợi mà phải bán rao): Lời kêu gọi người hiền và hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.

    - Phần kết (còn lại): Lời bố cáo

    Nội dung chính của một bài Chiếu cầu hiền:

    - Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước.

    - Cho phép tiến cử người hiền.

    - Cho phép người hiền tự tiến cử.


    Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    - Bài viết hướng tới các sĩ phu Bắc Hà, thứ dân trăm họ.

    → Mục đích: nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.

    - Bài viết mở đầu bằng những câu văn khích lệ nói lên vai trò và sứ mệnh của người hiền. Lập luận tiếp tục được triển khai bằng những lời văn đầy khoan dung thể hiện thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của Quang Trung. Cuối cùng nhà vua kêu gọi người có tài đức hãy cùng gánh vác việc nước và hưởng phúc lâu dài.

    - Từ ngữ trang trọng, lời văn mẫu mực, lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt và đầy sức thuyết phục, cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết (cũng là người có tư tưởng chỉ đạo – vua Quang Trung).


    Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li. Vì lợi ích của đất nước đòi hỏi sự cộng tác của người hiền tài, vua quang Trung đã tỏ rõ thái độ khiêm tốn, thái độ chân thành, thực sự mong muốn sự cộng tác của bậc hiền tài.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Bố cục

    +Phần 1: “Từng nghe.....người hiền vậy”: Quy luật xử thế của người hiền và mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử

    +Phần 2: “Trước đây thời thế....của trẫm hay sao?”: Cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước

    +Phần 3: “Chiếu này ban xuống….Mọi người đều biết": Con đường để hiền tài cống hiến cho đất nước

    Nội dung bài học

    Văn bản trình bày mon g muốn chiêu mộ hiền tài của vua Quang Trung, thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    Bài chiếu gồm 3 phần:

    +Phần 1: “Từng nghe.....người hiền vậy”: Quy luật xử thế của người hiền và mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử

    +Phần 2: “Trước đây thời thế....của trẫm hay sao?”: Cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước

    +Phần 3: “Chiếu này ban xuống….Mọi người đều biết'': Con đường để hiền tài cống hiến cho đất nước

    Nội dung chính của một văn bản “cầu hiền”: mong muốn chiêu mộ hiền tài


    Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    + Bài viết hướng đến sĩ phu Bắc Hà

    + Các luận điểm đưa ra:

    - Trách nhiệm của hiền tài là giúp đỡ thiên tử

    - Đưa ra cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà trong thời bình vẫn chưa ai tìm đến

    - Phân tích tình hình đất nước và khẳng định tình hình hiện tại hiền tài phải ra phục vụ hết mình cho triều đại mới

    ⇒ Luận điểm đưa ra phù hợp với đối tượng

    + Nghệ thuật lập luận: chặt chẽ, thuyết phục, thấu tình đạt lí


    Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    + Vua Quang Trung có tư tưởng đúng đắn

    + Tình cảm: Quang Trung là vị vua yêu nước thương dân, có tấm lòng chiêu hiền đãi sĩ.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Tóm tắt

    Chiếu cầu hiền là tác phẩm viết theo thể chiếu. Ngô Thì Nhậm thay vua Quang Trung viết nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các tri thức của triều đại cũ (Lê - Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

    Bố cục

    Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Khẳng định người hiền tài có sứ mệnh phò tá cho thiên tử.

    Phần 2 (tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Hoàn cảnh của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.
    Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.


    Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Bài chiếu gồm 3 phần:

    + Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Khẳng định người hiền tài có sứ mệnh phò tá cho thiên tử.

    + Phần 2 (tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Hoàn cảnh của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.

    + Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

    Nội dung chính của một văn bản “cầu hiền”: chiêu mộ người hiền tài ra giúp sức cho triều đình, đất nước.


    Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    + Đối tượng của bài chiếu: các sĩ phu Bắc Hà, tức các tri thức của triều đại cũ (Lê - Trịnh).

    + Luận điểm đưa ra:

    - Thời thế đã đổi thay, không thể lẩn tránh suốt đời được.

    - Hoàng đế rất mong mỏi người tài ra giúp sức, biết quý trọng nhân tài.

    - Hoàn cảnh đất nước buổi đầu đại định không thể không có sự giúp sức của hiền tài.

    ⇒ Luận điểm đưa ra phù hợp với đối tượng, đánh đúng vào tâm lý, suy tư trăn trở của người nghe.

    + Nghệ thuật lập luận: chặt chẽ, thuyết phục về cả lý và tình, ngôn từ vừa mềm mỏng, chân thành lại vừa cứng rắn, mạnh mẽ.


    Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    + Tư tưởng của vua Quang Trung: có chủ trương đúng đắn, tư tưởng tiến bộ, không nề hà quá khứ, xuất thân của những sĩ phu đời trước.

    + Tình cảm: Một lòng lo cho dân, cho nước, quý trọng người tài giỏi.


    Ý nghĩa

    Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm độc viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. Bài chiếu được viết với nghệ thuật lập luận đặc sắc, thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  6. Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Bài chiếu được chia làm ba phần:

    - Phần 1: “Từng nghe … người hiền”: mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.

    - Phần 2: “Trước đây, … gặp lúc buổi đầu cho trẫm ư?”: cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà và nhu cầu của thời cuộc.

    - Phần 3: (còn lại) : bố cáo chính sách cầu hiền và lời kêu gọi của Quang Trung.

    => Nội dung chính của một văn bản là "chiếu cầu hiền": Công văn hành chính thời phong kiến gồm có hai loại theo hướng từ dưới trình lên hoặc từ trên ban xuống. Chiếu là thể loại do vua hoặc người thay mặt vua viết để ban ra nhằm thực hiện chủ trương, chính sách nào đó.


    Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    - Đối tượng của bài chiếu: Đối tượng của bài chiếu chính là những sĩ phu Bắc Hà

    - Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là:

    + Phần mở đầu: Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. Người hiền tài phải quy thuận về với nhà vua.

    + Trong phần 2, tác giả nêu ra cách ứng xử của bậc hiền tài khi Tây Sơn ra Bắc Hà tiêu diệt họ Trịnh

    + Phần cuối, tác giả nêu lên thái độ trọng nhân tài của Quang Trung. Đó là thái độ hết sức khiêm nhường, chân thành và cũng rất quyết tâm. Nhà vua giãi bày tâm sự của mình. Con đường cầu hiền của Quang Trung: tiến cử có 3 cách (tự mình dâng thư tỏ bày công việc, các quan tiến cử, dâng thư tự cử).

    - Cách lập luận rất chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, đủ sức thuyết phục, vừa đề cao người hiền, vừa châm biếm, vừa ràng buộc vừa mở con đường cho người hiền. Lời lẽ ý tứ giàu sức thuyết phục khi tác giả đứng trên quyền lợi của dân tộc, của đất nước.

    + Tác giả đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không thể phủ nhận được. Đặc biệt lời dẫn của Khổng Tử.

    + Tác giả đưa ra những sự kiện trên bằng cách vừa lấy ý tứ từ kinh dich và đều mang tính ẩn dụ

    + Những lời lẽ chân thành, da diết trong chờ đợi và mong mỏi.


    Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    - Quang Trung là một vị vua có cái nhìn đúng đắn và xa rộng. Biết chân trọng những kẻ sĩ, ngời hiền, biết hướng họ vào mục đích xây dựng quốc gia vững mạnh.

    - Quang Trung là một vị vua hết lòng vì dân vì nước.

    + Lo củng cố xã tắc, chú ý tới muôn dân

    + Mọi tầng lớp nhân dân từ quan đến dân, từ quan nhỏ đến quan lớn đều có thể dâng thư bày tỏ công việc. Đó chính là chính sách lấy dân làm trọng.

    - Quang Trung là một vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ tiến bộ.

    + Phát hiện nhân tài bằng nhiều biện pháp.

    + Không phân biệt quan lại hay thứ dân.

    + Chân thành bày tỏ tấm lòng mình.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy