Bài tham khảo số 6

“Việt Bắc” là khúc hùng ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng. Bài thơ đã khắc họa được tình cảm của đồng bào Việt Bắc dành cho cán bộ cách mạng. Trong bài thơ, nổi bật lên là khổ thơ thứ bốn đã khắc họa nỗi nhớ về con người và thiên nhiên và con người Việt Bắc trong những năm kháng chiến:


“Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

Ta đi, ta nhớ những ngày

Mình đây, ta đó đắng cay ngọt bùi…”


Để đáp lại ân tình của người ở lại, lời của người ra đi cũng tha thiết không kém. “Ta” và “mình” dường như hòa quyện với nhau thành một thể thống nhất, không tách rời. Người ra đi khẳng định với người ở lại rằng "lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh". Hai từ "đinh ninh" dường như đã ghim chặt vào lòng người đọc một tấm lòng son sắt và thủy chung trước sau như một. Đó là tình cảm hết sức thiêng liêng và cao cả. Dù hôm nay có chia xa để trở về miền xuôi, thì lòng của người ra đi vẫn không thay đổi. Với việc sử dụng hình ảnh so sánh “nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu” cho thấy tình cảm lúc nào cũng dạt dào và đong đầy.


Kế tiếp, nỗi nhớ của cán bộ chiến sĩ dành cho đồng bào Việt Bắc được so sánh với nỗi nhớ người yêu. Một hình ảnh so sánh thật độc đáo bởi có nỗi nhớ nào mãnh liệt và tha thiết bằng nỗi nhớ của những người yêu nhau. Ca dao xưa từng có câu:


"Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than"

Hay:

"Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?"


Thế mới thấy được tình cảm sâu sắc của chiến sĩ cách mạng và đồng bào Việt Bắc. Tuy họ chưa chia xa mà đã nhớ về nhau với tấm lòng sâu sắc đến chừng nào. Câu thơ tiếp theo được chia ra làm hai vế: “trăng lên đầu núi” - gợi thời gian hò hẹn của đôi lứa yêu nha và “nắng chiều lưng nương” - gợi không gian lao động của người Việt Bắc. Câu thơ như gợi ra cuộc sống lao động chứa chan tình cảm yêu thương, gắn bó.


Người ra đi tiếp tục nhớ về những kỉ niệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cùng với đồng bào Việt Bắc. Nỗi nhớ về bản làng ẩn hiện trong sương khói mờ ảo. Hình ảnh “Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” gợi về một miền Việt Bắc đầy ấm áp, thân thương của “bếp lửa”. Điệp ngữ “nhớ từng” cho chúng ta những cảm nhận như nhà thơ đang lật giở từng trang ký ức, nhà thơ đã liệt kê những địa danh “sông Đáy, suối Lê” cùng với hai tiếng “vơi đầy” khép lại đoạn thơ gợi ra những kỉ niệm chứa chan yêu thương: Bao nhiêu nước, bao kỷ niệm đầy vơi, bao nghĩa tình ấm áp ngọt ngào. Cuối cùng là với cụm từ “Ta đi ta nhớ…” là lời tâm sự chân thành và là lời nhắn nhủ tha thiết của người ra đi dành cho những người ở lại hay của người cách mạng dành cho mảnh đất Việt Bắc anh hùng, cụm từ “Mình đây ta đó…” kết hợp với “đắng cay ngọt bùi” càng nhấn mạnh hơn những ân tình sâu thẳm.


Với khổ thơ này, Tố Hữu đã thể hiện được nỗi nhớ của người ra đi dành cho người ở lại trước những kỉ niệm trong đời sống kháng chiến sẽ mãi lưu lại trong tâm trí của cán bộ chiến sĩ.

Bài tham khảo số 6
Bài tham khảo số 6
Bài tham khảo số 6
Bài tham khảo số 6

Top 8 Bài văn phân tích khổ thơ thứ 4 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy