Bài tham khảo số 7

Đến với bài thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu, người đọc sẽ cảm nhận được tình cảm quân dân giữa đồng bào Việt Bắc và những chiến sĩ cách mạng. Và điều đó được thể hiện vô cùng sâu sắc qua khổ thơ thứ bốn của bài thơ.


Tiếng lòng của người ở lại khiến người ra đi không khỏi bồn chồn, xúc động. Tất cả điều đó đã khơi dậy rất nhiều kỉ niệm khó quên trong tâm trí của người chiến sĩ. Nỗi niềm ấy khiến cho cuộc chia ly trở nên bịn rịn, lưu luyến hơn bao giờ hết. Nó như một sợi dây níu kéo người ở và người đi. Mười lăm năm dài đằng đẵng đã gắn kết người với người lại với nhau. Họ đã cùng nhau chung sống, cùng nhau trải qua biết bao khó khăn, chia sẻ cho nhau từng miếng cơm, manh áo để đến giờ phút chia ly cảm xúc trào ra thành câu chữ:


“Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”


Lúc này, “ta với mình” - “mình với ta” như hòa quyện làm một, cộng hưởng cùng nhau thành một khối thống nhất, không tách rời. Hai chữ “đinh ninh” như một sự khẳng định chắc chắn về tình cảm mà người ra đi dành cho những người ở lại. Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý không gì có thể thay thế được dù có trải qua bao nhiêu thời gian, hay xa cách về không gian. Nếu nguồn với nước dào dạt bao nhiêu thì ta với mình nghĩa tình sâu nặng bấy nhiêu: “Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”. Phép tu từ điệp cấu trúc kết hợp với điệp ngữ đặt ở đầu câu: nhớ gì, nhớ từng… khẳng định người ra đi không quên bất cứ một hình ảnh nào ở Việt Bắc, ở thiên nhiên Việt Bắc và ở con người nơi đây.

Nỗi nhớ ấy được khéo léo so sánh với nỗi nhớ người yêu:


"Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương"


Việc so sánh như vậy giúp người ra đi bộc lộ một tình cảm mãnh liệt, sâu sắc dành cho đồng bào Việt Bắc. Tình quân dân bỗng trở nên thắm thiết như tình yêu lứa đôi.


Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã chỉ ra những đối tượng của nỗi nhớ:


"Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

Ta đi, ta nhớ những ngày

Mình đây, ta đó đắng cay ngọt bùi…"


Nhà thơ Tố Hữu khéo léo chỉ ra những đối tượng của nỗi nhớ. Nỗi nhớ về một miền không gian, hay thời gian nào đó đầy thơ mộng, trữ tình. Đó là những “đêm trăng đầu núi”, những “nắng chiều lắng lưng nương” gợi ra không gian, thời gian hẹn hò của đôi lứa yêu nhau. Trong tâm trí người ra đi, hình ảnh Việt Bắc nghĩa tình ấy không chỉ hiện lên trong sương khói mịt mờ mà còn trong những sớm khuya thấp thoáng bóng dáng người thương bên bếp lửa. “Bếp lửa” - hình ảnh gợi ra khung cảnh của một mái nhà ấm cúng nơi những đồng bào Việt Bắc hiện lên trong bóng dáng của những người thân thương nồng đượm nghĩa tình. Họ dường như đã trở thành gia đình, người thân đối với “người ra đi”. Kế tiếp là các địa danh: “Ngòi Thia, Sông Đáy, Suối Lê” - các địa danh gắn với dấu ấn Cách mạng. Dường như cái vơi đầy của sông suối cũng chính là cái vơi đầy của lòng người, của man mác một nỗi nhớ thương bắt nhịp trong tâm trí của người ra đi. Sau đó người ra đi như muốn khẳng định lại một lần nữa: “Ta đi ta nhớ…” là lời tâm sự chân thành và là lời nhắn nhủ tha thiết của người đi dành cho những người ở lại, của người cách mạng dành cho mảnh đất Việt Bắc anh hùng, cụm từ “Mình đây ta đó…” kết hợp với “đắng cay ngọt bùi” càng nhấn mạnh hơn những ân tình sâu thẳm.


Trong cuộc sống đó, người ra đi và người ở lại đã “chia sẻ ngọt bùi” - biết bao cay đắng, ngọt ngào đã cùng trải qua. Với một loạt những hình ảnh gợi ra sự sẻ chia nồng ấm của tình cảm quân dân mà như tình cảm gia đình: “bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui đắp cùng”, “chia củ sắn bùi”. Họ đã cùng nhau đồng cam cộng khổ, cùng sẻ chia gian khó, cùng giúp đỡ nhau trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, nhọc nhằn.


Tóm lại, đọc khổ thơ thứ tư của bài thơ Việt Bắc, người đọc đã thấy được một nỗi nhớ sâu sắc của người ra đi dành cho người ở lại trước cuộc chia ly đầy lưu luyến này.

Bài tham khảo số 7
Bài tham khảo số 7
Bài tham khảo số 7
Bài tham khảo số 7

Top 8 Bài văn phân tích khổ thơ thứ 4 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy