Bài văn cảm nhận và nêu suy nghĩ về đoạn kết bài thơ "Đồng chí" số 2

Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, ông tham gia quân đội năm 1947 và bắt đầu làm thơ, Chính Hữu viết không nhiều nhưng có vị trí rất xứng đáng trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Đề tài thành công của ông là đề tài về người lính và tiêu biểu là bài thơ Đồng chí. Bài thơ ra đời năm 1948 sau khi Chính Hữu cùng đồng đội vừa trải qua chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947. Bài thơ đã đề cập tới một thứ tình cảm mới mẻ và thiêng liêng của những người lính, anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đó là tình đồng chí.


Bài thơ gồm hai mươi dòng thơ với ngôn ngữ bình dị giọng điệu thủ thỉ tâm tình cảm xúc dồn nén, Đồng chí ca ngợi tình đồng chí gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của người lính anh bộ đội cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi đánh giặc trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí, đồng đội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong mạch cảm xúc của bài thơ Đồng chí và tạo nên những nốt ngân tuyệt vời ở ba câu thơ cuối:


"Đêm nay sừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo."


Giữa rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo, đầy bất trắc rình rập, họ vững tin đứng cạnh nhau, khoát súng trên vai, đầu súng hướng lên trời, tư thế hiên ngang "chờ giặc tới". Ánh trăng đêm, có lẽ là trăng cuối tháng, cứ chếch dần, chếch dần, cho tới khi chạm tới đầu mũi súng, đầu súng như vươn tận lên trời cao.


Bước vào cuộc chiến tranh, những người lính phải trải qua bao khó khăn, gian khổ với thực tại khốc liệt nghiệt ngã. Những người lính quên sao được những đêm đông giá rét phải đối mặt với sự giá lạnh đến tê người của "rừng hoang sương muối" nhưng chính ở cái nơi mà sự sống và cái chết chỉ còn là gang tấc, họ vẫn: "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", họ vẫn luôn kề vai sát cánh bên nhau, vẫn chủ động đón nhận thử thách, thậm chí cả sự hi sinh. Trong cái lạnh của rừng đêm còn có cái ấm áp, nồng hậu của tình đồng c hí, cái trong trẻo của lí tưởng cách mạng.


Tác giả Chính Hữu bất ngờ khép lại bài thơ của mình bằng hình ảnh: "Đầu súng trăng treo". Hai hình ảnh tưởng chừng như trái ngược nhau nhưng không, đó là sự kết hợp hài hòa giữa cảm hứng hiện thực và lãng mạn thể hiện cái tài của nhà thơ. Đọc câu thơ, ta như cảm nhận được sự đối lập giữa "súng" "trăng". Đằng sau khẩu súng trường ấy người ta thấy được cái khốc liệt nghiệt ngã của chiến tranh, vẫn câu thơ ấy ta cũng đồng thời thấy được cái vẻ đẹp êm ái, dịu hiền của "trăng" hòa bình. "Súng" và "trăng" đi liền kề với nhau trong câu thơi gợi lên trong lòng người đọc biết bao liên tưởng thú vị về sự hòa quyện giữa cứng rắn và dịu hiền, giữa chiến sĩ và thi sĩ.


Đó như một biểu tượng đẹp đẽ trong tâm hồn của con người Việt Nam, vừa can trường, quả cảm, rắn rỏi nhưng cũng rất đỗi hào hoa, lãng mạn và đầy thơ mộng, mộng mơ. Những người lính cầm súng chiến đấu cho vầng trăng hòa bình, hơn ai hết họ hiểu rằng bảo vệ quê hương đất nước cũng chính là bảo vệ gia đình, người thân yêu. Phải chăng vì thế mà người lính sẵn sàng chấp nhận, đối mặt với khó khăn thử thách để giành lại cuộc sống ấm no hạnh phúc?


Bài thơ hình thành khái niệm lại kết thúc bằng một hình ảnh giàu chất thơ đưa tình đồng chí từ tình người vào với tình thiên nhiên tươi đẹp. HÌnh ảnh đồng chí gian nan, cực khổ, chịu đựng trong chiến đấu bỗng sáng lên trong ánh trăng, trở nên lạc quan và đầy mơ mộng. Chúng ta thấy trong cái gian khổ, khó khăn của chiến trường vẫn có một sức mạnh chung: chờ giặc tới để cái đầu súng sẵn sàng chĩa vào quân thù. Cái đầu súng nóng lên khi nổ đạn nhưng sẽ mát dịu nhờ ánh trăng, ánh trăng treo, ánh trăng chẳng bao giờ tắt như sự tin tưởng về một ngày chiến thắng trong tương lai, đồng chí sẽ rở về sống trong hòa bình.


Trang thơ của Chính Hữu đã khép lại từ rất lâu rồi nhưng người đọc vẫn cảm thấy đâu đây cái dư vị ngân nga về bức tranh và nhất là biểu tượng của tình đồng chí đồng đội thiêng liêng cao cả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy