Bài văn phân tích hình ảnh giọt nước mắt của Chí Phèo số 5

Nam Cao đã từng quan điểm rằng “Nước mắt là một miếng kính biến hình vũ trụ”. Quả thực, hình ảnh giọt nước mắt chính là điểm sáng trở đi trở lại trong các sáng tác của nhà văn trước cách mạng. Ta có thể thấy giọt nước mắt day dứt của Hộ trong “Đời thừa” hay của lão Hạc tức tưởi “khóc hu hu” trong tác phẩm cùng tên. Thế nhưng, hình ảnh mang sức ám ảnh nhất lại là giọt nước mắt của Chí Phèo – nước mắt của con quỷ. Hình ảnh giọt nước mắt của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên tuy là một chi tiết nhỏ nhưng đã làm nên thành công của một nhà văn lớn.


Chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo xuất hiện hai lần trong tác phẩm. Được ngọn gió tình thương thổi vào cuộc đời, sau bao năm chìm trong men rượu, Chí Phèo tỉnh và ngờ ngợ nhận ra cuộc sống. Cuộc đời của một gã suốt ngày chỉ biết rượu say rồi rạch mặt ăn vạ, phá bao cơ nghiệp, đập đập nát bao cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người… tưởng suốt đời sẽ phải chịu sự cai trị của cô độc. Ấy thế mà khi Thị Nở xuất hiện – một người đàn bà gàn dở, xấu xí lại mang hơi ấm tình thương đến. Những suy nghĩ ngổn ngang khiến “hắn cứ vẩn vơ suy nghĩ đến khóc được mất”. Đó là lần đầu xuất hiện chi tiết hình ảnh giọt nước mắt.


Khi Thị Nở bước đến cùng “bát cháo hành còn nóng nguyên” như có sức mạnh thần kì đẩy lùi con quỷ dữ trong Chí. Bát cháo hành tác động vào tâm hồn tưởng nhưng khô cằn của hắn. Hắn ngạc nhiên trước sự chăm sóc của Thị Nở, hết ngạc nhiên, “hắn thấy mặt hình như ươn ướt”. Trong tâm hồn chai sạn cảm xúc đã “hình như” cảm nhận được bản thân đang khóc. Có lẽ, Chí khóc thật. Khóc không chỉ vì đây là lần đầu hắn được người ta cho mà không cần rạch mặt ăn vạ, khóc còn vì hăn ăn năn về tội ác của mình. Giọt nước mắt như báo hiệu khao khát hoàn lương. Đó là lần thứ hai giọt nước mắt xuất hiện, sâu sắc và ám ảnh hơn cả.


Tuy rằng chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo không được miêu tả quá tỉ mỉ song vẫn là một chi tiết có ý nghĩa đặc biệt. Nam Cao hẳn rất tin vào giọt nước mắt khi để cho nó xuất hiện đồng thời cùng sự thức tỉnh. Nếu không còn biết khóc, chắc lương tri của hắn sẽ mãi không trở lại. Nếu hắn không khóc được, người đọc chắc sẽ ám ảnh mãi trước sự tha hóa của con người. Giọt nước mắt báo hiệu và đánh dấu quá trình thức tỉnh của một con quỷ đang trên đường hoàn lương. Điều đó được chứng minh vào phần sau của tác phẩm khi Chí Phèo quyết tâm làm người lương thiện cho dù phải đánh đổi cả sinh mạng. Như vậy, giọt nước mắt chính là biểu hiện của tính người, sự hoàn lương và được nhà văn nâng lên tầm triết lí.


Sống trong xã đen tối đầy rẫy áp bức, chà đạp nhân hình và nhân tính người ta tới cùng cực, quyền sống cơ bản cũng bị tước đoạt nhưng đâu đó trong lòng người vẫn âm ỉ ngọn lửa thiện lương mà chỉ cần một chút yêu thương nó sẽ bùng cháy rực rỡ. Giọi nước mắt làm tràn ly sự sống khiến một hình hài quỷ dữ lột xác để trở về làm người. Qua hình ảnh đầy tính nhân sinh này, Nam Cao đã ngợi ca bản chất tốt đẹp, ngợi ca khát vọng hoàn lương của con người.


Giọt nước mắt của Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao phần nào giúp người đọc tin tưởng hơn vào bản chất con người. Đồng thời, chi tiết này cũng thể hiện cái nhìn nhân đạo đầy mới mẻ và sâu sắc của nhà văn. Nam Cao không biết đã nhỏ bao giọt nước mắt cho kiếp đời tăm tối? Khi nhà văn mất đi, ta cũng chẳng thể đong đếm hết nước mắt người đời đã nhỏ xuống vì ông?

Bài văn phân tích hình ảnh giọt nước mắt của Chí Phèo số 5
Bài văn phân tích hình ảnh giọt nước mắt của Chí Phèo số 5
Bài văn phân tích hình ảnh giọt nước mắt của Chí Phèo số 5
Bài văn phân tích hình ảnh giọt nước mắt của Chí Phèo số 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy