Top 10 Bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè
Với đặc điểm nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh, trong đó đáng lưu ý nhất là các bệnh do vi nhiễm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. Ở trẻ ... xem thêm...em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm. Nhận biết những bệnh phổ biến ở trẻ mùa nắng nóng cũng ít nhiều giúp các bậc phụ huynh chủ động phòng tránh để bảo vệ con trẻ trước nguy cơ bị mắc những căn bệnh này. Vì vậy hôm nay Toplist xin gửi tới các bạn những thông tin hữu ích về những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè để các bạn có thêm kiến thức phòng bệnh cho trẻ nhé!
-
Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng, và hầu hết các đợt tiêu chảy ở trẻ em sẽ kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có thể xảy ra kèm theo sốt, buồn nôn và nôn, chuột rút và thậm chí phát ban. Bệnh tiêu chảy xuất hiện quanh năm nhưng xảy ra nhiều nhất vào mùa hè. Tiêu chảy có 2 dạng: Tiêu chảy cấp ở trẻ: Trẻ đi ngoài phân lỏng kéo dài dưới 14 ngày. Nguyên nhân thường do thực phẩm hoặc nước bị nhiễm khuẩn hoặc do siêu vi. Tiêu chảy mãn tính ở trẻ: Tiêu chảy kéo dài trong vài tuần. Tình trạng này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do trẻ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng hội chứng ruột kích thích, hoặc không dung nạp hay dị ứng với thức ăn.
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân một phần là do thời tiết nắng nóng, thực phẩm dễ bị ôi thiu, ruồi nhặng phát triển, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy.
- Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, kém hấp thu dưỡng chất, bị dị ứng thức ăn có thể bị tiêu chảy. Ngoài ra trẻ dị ứng với sữa hoặc bà mẹ sử dụng quá nhiều thức ăn và thuốc có tính chất nhuận tràng trong giai đoạn cho trẻ bú… cũng có thể bị tiêu chảy.
Triệu chứng:
- Đi ngoài phân lỏng có thể ít (3-5 lần/ngày) hay nhiều (vài chục lần/ngày).
- Đau bụng từng cơn hoặc liên tục kèm theo mót rặn.
- Đau quanh hậu môn; buồn nôn hay nôn.
Cách phòng tránh:
- Rửa tay cho trẻ sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Xử lý chất thải của trẻ đúng nơi, hợp vệ sinh.
- Thường xuyên tắm cho trẻ và vệ sinh cho trẻ hàng ngày.
- Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ thì không ăn thêm thức ăn nào khác vì sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng với tỉ lệ cân đối cho trẻ. Cho trẻ bú ít nhất 6 tháng để đảm bảo sức khỏe và an toàn vệ sinh cho trẻ.
- Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tiêu chảy bạn hãy mang đến ngay cơ sở y tế hoặc các bệnh viện để các bác sĩ tư vấn và chữa trị tránh trường hợp tự điều trị ở nhà có thể bệnh nặng hơn, trẻ mất nhiều nước và chất điện giải.
-
Bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết (hay sốt Dengue) là một trong những căn nguyên gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau và diễn biến phức tạp. Sự khởi phát của bệnh thường khá đột ngột và diễn biến bệnh nhanh chóng từ nhẹ đến nặng qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Khi nhận thấy trẻ em có dấu hiệu bị sốt xuất huyết, cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện khám và chẩn đoán. Sau đó, phần lớn các trường hợp trẻ em bị sốt xuất huyết đều có thể được điều trị tại nhà (điều trị ngoại trú) và đến tái khám đầy đủ theo lịch hẹn.
Nguyên nhân: Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Muỗi vằn là nguyên nhân lây lan bệnh, truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Triệu chứng:
- Triệu chứng đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại. Trẻ không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy.
- Nổi những nốt xuất huyết hình tròn, nhỏ như vết muỗi cắn thường là ở cánh tay, cẳng chân.
- Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên.
- Chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu (đi ngoài phân đen).
- Nặng hơn trẻ có thể bị truỵ tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.
Cách phòng tránh:
- Thường xuyên tắm cho trẻ và vệ sinh thân thể cho trẻ.
- Phát quang bụi rậm, đậy nắp các chum, vại chứa nước để tránh muỗi sinh sản.
- Mắc màn cẩn thận khi đi ngủ để không cho muỗi bay vào và vệ sinh giường của trẻ thường xuyên.
- Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh gia đình cần mang trẻ đến các trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để kiểm tra.
-
Bệnh sởi
Virus sởi một loại virus ARN thuộc chi Morbillillin nằm trong họ Paramyxoviridae và chỉ có một vật chủ tự nhiên là con người. Sởi là một bệnh lưu hành rộng, vì thế bệnh liên tục xuất hiện trong cộng đồng, cộng thêm mức độ lây lan của bệnh rất nhanh nên rất dễ bùng phát thành dịch. Theo công bố của UNICEF, sởi là một bệnh truyền nhiễm cao, hơn cả Ebola, bệnh lao hay bệnh cúm. Bệnh sởi cũng có thể lây lan nếu như một người nào đó chạm vào một bề mặt hoặc một vật nào đó đã bị nhiễm virus, sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của chính họ hoặc ăn uống khi chưa rửa tay. Là một bệnh lý có tính chất lây nhiễm rất cao thông qua việc nuốt hoặc hít những hạt dịch tiết đường hô hấp từ một người bị nhiễm thông qua hắt hơi hoặc ho, virus sởi lây lan trong không khí và làm nhiễm trùng đường hô hấp, có khả năng gây tử vong đối với trẻ em suy dinh dưỡng hoặc trẻ em quá nhỏ chưa thể tiêm vắc xin.
Nguyên nhân:
- Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
- Bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp.
Triệu chứng:
- Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): kéo dài 2-4 ngày. Trẻ thường sốt cao, ho, chảy nước mũi và mắt đỏ kèm nhèm do viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi ho ông ổng và khàn tiếng do có viêm thanh quản cấp.
- Giai đoạn toàn phát (giai đoạn phát ban): kéo dài 2-5 ngày. Sau khi sốt cao 3-4 ngày thường bắt đầu phát ban dạng sởi: ban mọc tuần tự từ đầu đến chân: ban hồng sờ có dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Đôi khi phát ban kèm theo ngứa. Khi ban mọc đến chân thì sốt giảm dần nếu không có biến chứng.
- Giai đoạn hồi phục (giai đoạn ban bay): ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.
Cách phòng tránh:
- Tiêm vắc-xin là cách duy nhất để ngăn ngừa mắc bệnh sởi nên hãy đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi theo đúng lịch tiêm phòng vắc xin sởi.
- Ngoài ra để giảm nguy cơ lây lan cho trẻ cần: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, cách li nếu nghi ngờ bị nhiễm virus bệnh sởi.
-
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm được lây từ người sang người dẫn đến dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh đó là khiến vùng da bị tổn thương, vùng niêm mạc tồn tại dưới dạng phỏng nước tập trung chủ yếu tại miệng, lòng bàn tay, bàn chân. Đường lây nhiễm chính của tay chân miệng qua hệ tiêu hóa từ tuyến nước bọt hay phân của trẻ nhiễm bệnh. Vì vậy, những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao và phát triển thành ổ dịch như là mẫu giáo, nhà trẻ...
Nguyên nhân:
- Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây nên, lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, từ người sang người.
- Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi.
Triệu chứng:
- Giai đoạn ủ bệnh (từ 3-7 ngày): trẻ thường không có triệu chứng gì.
- Giai đoạn khởi phát (từ 1-2 ngày): với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Giai đoạn bệnh toàn phát (từ 3-10 ngày): trẻ bị loét miệng mà vết loét phát triển đến đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Các vết phát ban lan rộng và để lại vết thâm. Trẻ bị sốt nhẹ, nôn ói và có nguy cơ biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp. Trẻ sẽ tự khỏi sau 3 đến 5 ngày nếu là bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ do vi-rút coxsackievirus A16.
Cách phòng tránh:
- Thường xuyên tắm cho trẻ và vệ sinh thân thể cho trẻ.
- Thường xuyên vệ sinh các món đồ chơi, vật dụng của trẻ và những nơi mà trẻ tiếp xúc, vui chơi.
- Vệ sinh tay chân trước khi chơi cùng con.
- Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, tránh ăn thức ăn kém vệ sinh và không rõ nguồn gốc. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay với những người khác.
- Xử lý chất thải của trẻ đúng nơi, hợp vệ sinh.
-
Bệnh rôm sảy
Rôm sảy hay phát ban nhiệt là chứng bệnh ngoài da thường gặp vào thời tiết ẩm, nóng. Bệnh không gây đau đớn nhưng có thể tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nổi mụn lớn có thể gây đau nhức, nhất là khi quần áo của trẻ cọ vào vết rôm sảy hay chạm tay vào vết mụn. Rôm sảy là chứng bệnh lành tính, đa số các trường hợp bị rôm sảy không cần đến bệnh viện điều trị nhưng nếu bị biến chứng, nhiễm trùng nặng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân:
- Rôm sảy là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da.
- Bệnh thường gặp ở trẻ em nhất là vào mùa hè do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, lại thêm thời tiết mùa hè nắng nóng cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết, gây ứ đọng mồ hôi và bít tắc tuyến mồ hôi.
Triệu chứng:
- Trẻ xuất hiện các mụn nước nhỏ mọc thành đám, trên nền da mẩn đỏ.
- Trẻ quấy khóc nhiều, ngứa, bứt rứt và khó chịu.
- Khi trẻ gãi có thể gây trầy xước da, nhiễm khuẩn thành các mụn mủ hay nhọt trên da.
- Rôm sảy chủ yếu gặp ở các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như ở trán, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng.
Cách phòng tránh:
- Thường xuyên tắm cho trẻ và vệ sinh thân thể cho trẻ. Có thể dùng các loại lá như lá kinh giới, lá giấp cá để tắm cho trẻ trong mùa hè.
- Cho trẻ chơi ở nơi thoáng mát tránh ra nhiều mồ hôi.
- Khi trẻ bị rôm sảy không bôi phấn rôm trên da trẻ vì phấn rôm sẽ làm bít tắc đường thoát mồ dẫn đến ứ đọng mồ hôi tạo ra nhiều rôm hơn.
-
Bệnh sốt virus
Sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi là căn bệnh thường gặp trong mùa hè ở trẻ em. Bệnh do nhiều loại virus gây ra, trong đó chủ yếu là nhóm các virus đường hô hấp. Bệnh rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch một cách nhanh chóng. Do cơ thể trẻ chưa có đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh, nên có rất nhiều trẻ phải vào viện điều trị vì sốt virus trong những ngày hè. Bình thường, trong cơ thể vẫn luôn có những virus ký sinh trong đường hô hấp, tiêu hóa... khi gặp các điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển mạnh và gây bệnh.
Nguyên nhân:
- Sốt virus còn gọi là sốt siêu vi, do nhiều loại virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là virus đường hô hấp.
- Sốt virus có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên tăng mạnh vào cao điểm mùa hè hoặc mùa mưa.
- Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp và tiêu hóa nên dễ tạo thành dịch.
Triệu chứng:
- Triệu chứng sốt virus ở trẻ thường sốt cao từng đợt từ 38-39 độ C, cao có thể lên đến 40-41 độ C, mỗi đợt cách nhau vài giờ. Trẻ có triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, ho... Trẻ có thể quấy khóc, nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã. Khi bị sốt do virus, triệu chứng sốt có thể duy trì trong vài ngày, dùng thuốc hạ sốt thông thường, thân nhiệt cũng không giảm nhiều.
- Thường sau một thời gian ngắn sốt sẽ hạ và bệnh cũng tự thuyên giảm nhưng triệu chứng mệt mỏi và ho có thể kéo dài dai dẳng đến vài tuần. Trẻ có thể phát ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2-4 của bệnh, ban thường mọc tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi mất đi cũng theo tuần tự như vậy. Ngoài ra, trẻ thường có nổi hạch ở cổ, gáy, các hạch này có thể đau và tồn tại lâu.
Cách phòng tránh:
- Vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học giàu dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
- Tiêm phòng/ngừa cho trẻ đầy đủ.
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hạn chế để trẻ cho đồ chơi vào miệng.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ đang nhiễm bệnh hoặc đến những chỗ đông người.
-
Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ) từng bị nhầm lẫn với bệnh đậu mùa suốt thời gian dài cho đến tận thế kỷ 19. Bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi và bắt đầu giảm mạnh từ năm 1970 khi có các nhà khoa học tìm ra được vắc xin ngừa thủy đậu. Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng do vi rút varicella-zoster gây ra. Vi rút này có kích thước khoảng 150- 200mm, với nhân là AND. Người mắc bệnh sẽ phát ban, nổi mụn nước nhỏ có chứa đầy dịch, gây ngứa. Bệnh rất dễ lây cho những người chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa từng nhiễm vi rút varicella-zoster.
Nguyên nhân:
- Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây ra. Virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí.
- Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.
Triệu chứng:
- Người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày.
- Đây cũng là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.
Cách phòng tránh:
- Phòng và tránh bệnh thủy đậu hiệu quả bằng việc hạn chế tiếp xúc người bị bệnh để phòng tránh lây lan. Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho người xung quanh. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Tiêm văcxin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em là biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất.
-
Bệnh viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 30% cùng với di chứng vĩnh viễn như: rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường… ở một nửa số người sống sót. Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương ở trẻ em và người lớn. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm để lại di chứng nặng nề và vĩnh viễn, gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nguyên nhân:
- Bệnh VNNB không lây trực tiếp từ người sang người.
- Bệnh được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động bị vật nhiễm virus (thường là từ lợn) rồi từ đó lại đốt người và truyền bệnh cho người.
Triệu chứng:
- Bệnh thường có biểu hiện rất cấp tính bao gồm sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc ly bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10%-20%.
Cách phòng tránh:
- Cục Y tế dự phòng cho biết bệnh VNNB đã có vắc xin phòng bệnh nên việc tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất.
-
Bệnh cúm mùa
Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do vi - rút cúm gây nên. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, khi cơ thể không đáp ứng được các thay đổi của thời tiết. Nếu người bệnh không điều trị sớm và đúng cách thì có thể để xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Cúm mùa là một nhiễm vi rút cấp tính do vi rút cúm tuýp A hoặc B. C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng sốt đột ngột, ho (thường là ho khan), nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi. Hầu hết người bệnh hồi phục trong vòng một tuần mà không cần phải chăm sóc y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng nặng và tử vong. Do đó, người bệnh phải có ý thức điều trị bệnh nhanh và dứt điểm.
Nguyên nhân:
- Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus influenza gây nên. Tuy trong đa số trường hợp, bệnh chỉ khu trú ở đường hô hấp trên với tiến triển lành tính, nhưng có thể gây tử vong khi có biến chứng.
- Cúm mùa thường gây nên những vụ dịch, thậm chí đại dịch, do đó số người tử vong vì cúm rất đáng kể.
Triệu chứng:
- Trong thời gian ủ bệnh (khoảng 2 ngày), người bệnh thường có các biểu hiện ban đầu như sốt, có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi.
- Về sau, triệu chứng ngạt mũi, ho và chảy nước mũi xuất hiện.
- Ở trẻ nhỏ, triệu chứng đau tai, đau họng và sưng hạch, hoặc tiêu chảy, đau và nôn mửa có thể xảy ra. Nhìn chung, các triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên.
- Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác gần như biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn có thể còn kéo dài. Tất cả các triệu chứng và cảm giác mệt mỏi sẽ biến mất trong vòng 1 hoặc 2 tuần.
Cách phòng tránh:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
- Tiêm văcxin cúm mùa phòng bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
- Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời.
-
Bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là một trong những bệnh lý thường gặp ở mắt, tuy không quá nguy hiểm nhưng gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Đau mắt đỏ thực chất là tên gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc. Đó là khi lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu (hay lòng trắng) và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ ai từ người lớn đến trẻ nhỏ. Đặc biệt, trong thời gian ngắn đau mắt đỏ có khả năng bùng phát thành ổ dịch bởi rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua đường tiếp xúc. Đau mắt đỏ thường không nghiêm trọng, không để lại di chứng về sau và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần ở một người bởi cơ thể con người không thể sản sinh ra miễn dịch trọn đời với bệnh này.
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do nhiễm trùng nhưng đa phần là do virus.
- Bệnh đau mắt đỏ rất dễ trở thành dịch và khả năng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều đường như hô hấp, nước bọt, qua tay, qua cầm nắm chạm vào những đồ vật, đồ dùng cá nhân của nguồn bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt hay lây qua thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng...
Triệu chứng:
- Đau mắt đỏ là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa, triệu chứng ban đầu của bệnh là nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nề, chảy nước mắt.
- Những dấu hiệu sớm có thể nhận biết là mắt cộm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt, có thể bị sốt nhẹ.
Cách phòng tránh:
- Để phòng bệnh, cần vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, chú ý không dùng chung khăn rửa mặt, chậu rửa, và nhất là lọ thuốc nhỏ mắt.
- Tránh dụi tay vào mắt và đặc biệt không đi bơi trong giai đoạn có dịch.
- Có khuyến cáo mọi người trong gia đình tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, nên ngủ riêng hoặc ngủ khác gối.
- Không dùng chung đồ đạc với người đau mắt, không tiếp xúc trực tiếp (trò chuyện) với người đau mắt.
- Hạn chế đến chỗ đông người đặc biệt là nguồn dịch.
- Để phòng bệnh nên tránh tiếp xúc những vật dụng dễ nhiễm nguồn bệnh (nước mắt có chứa virus của bệnh nhân).
- Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn là một biện pháp phòng bệnh rất hữu hiệu.