Bệnh trĩ
Chẳng mấy mẹ bầu muốn chia sẻ về chứng bệnh “khó nói” này. Nó thật sự là nỗi ám ảnh âm thầm nhưng dai dẳng của không ít mẹ bầu. Có đến gần 50% phụ nữ trải nghiệm bệnh trĩ khi mang thai ở mức độ nặng hay nhẹ. Bệnh trĩ đặc biệt phổ biến trong tuần 28 tuổi thai trở đi. Khi bạn đã trở nên nặng nề bởi sự phát triển của bé yêu ngày càng lớn trong bụng.
Khi mang thai, thai nhi phát triển khiến trọng lượng túi nước ối tăng gây áp lực chèn lên các tĩnh mạch vùng xương chậu cũng như các vùng liên quan. Điều này khiến các đám rối tĩnh mạch giãn nở quá mức, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng. Điều đó khiến các đám rối này bị giãn dần dần đến khi giãn quá mức sẽ hình thành nên bệnh trĩ. Hoặc nguyên nhân có thể do thay đổi nội tiết tố lúc mang thai cũng gây ra sự lỏng lẻo chung của các mô, bao gồm cả các thành tĩnh mạch. Có nghĩa là chúng không còn vững chắc như bình thường, các thành tĩnh mạch có xu hướng sưng lên và mở rộng, do đó búi trĩ dễ hình thành. Nồng độ nội tiết tố progesterone gia tăng trong thai kỳ làm các cơ giãn ra, khiến các thành tĩnh mạch dễ bị phình lên. Đây cũng là nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng táo bón, bởi progesterone làm chậm nhu động ruột. Khi bị táo bón, bà bầu thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ.
Để cải thiện tình trạng này, bạn hãy cố gắng uống thật nhiều nước, ăn nhiều rau, và liệt kê cho mình những chế độ dinh dưỡng khoa học, bên cạnh đó là luyện tập thể dục nhẹ nhàng để rèn luyện sức khỏe nhé.