Biển Hồ (Tonle Sap)
Biển hồ Tonle Sap là hệ thống kết hợp giữa hồ và sông có vai trò quan trọng với Campuchia. Hệ thống thủy văn đổi dòng 2 lần mỗi năm khiến hồ có hệ sinh thái đa dạng và phong phú bậc nhất. Hồ có chu vi vắt qua 5 tỉnh, nơi đây còn là khu vực sinh sống của rất đông người gốc Việt. Họ sống trên những căn nhà gỗ nổi, sống thành từng xóm làng quanh các cánh rừng, hoặc gần những con sông đổ ra biển hồ. Tết của người Khmer diễn ra vào tháng 4 hàng năm, báo hiệu đã kết thúc mùa thu hoạch. Đó là thời gian để các gia đình Campuchia thu hoạch trước khi mùa mưa bắt đầu, vào khoảng tháng sáu. Khi mưa bắt đầu, mực nước sông Mekong dâng cao và dòng chảy từ hồ Tonle Sap sẽ bị đảo ngược.
Thông thường nước từ hồ Tonle Sap chảy dọc theo sông Tonle Sap, nơi cuối cùng hội tụ với sông Mekong và sông Tonle Bassac. Khi mùa mưa đến, mực nước dâng cao đẩy nước trở lại hồ, là hiện tượng tự nhiên đáng chú ý. Lúc đó, hồ trở thành một hồ chứa khổng lồ, có kích thước phình to gấp 5 lần và mở rộng qua các vùng đất xung quanh. Đến đây, Tonle Sap biến thành hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Sự đa dạng sinh học của hồ Tonle Sap rất độc đáo. Xung quanh hồ là rừng ngập mặn, rừng nhiệt đới, đầm lầy và đồng cỏ, nơi cung cấp môi trường sống cho nhiều loài động vật như hơn 300 loài cá nước ngọt, rắn, cá sấu, đồi mồi, ba ba và rái cá, hơn 100 loài chim nước như cò, bồ nông…