Top 10 Ngành nghề hot nhất năm 2022

Phuong Nguyen 326 0 Báo lỗi

Hiện nay, điều mà phụ huynh quan tâm hàng đầu là việc lựa chọn ngành nghề cho con em mình. Ai cũng mong muốn con em mình lựa chọn được ngành nghề không chỉ phù ... xem thêm...

  1. Top 1

    Ngành Marketing truyền thông

    Ngành Marketing truyền thông ngày nay đào tạo sinh trên một cách hệ thống và khoa học với những kiến thức nền tảng về marketing như nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện…


    Với các môn học chuyên ngành Marketing cụ thể như quản trị marketing, quản trị bán hàng, hành vi người tiêu dùng, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá và phân phối, quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế; Marketing dịch vụ… Cơ hội nghề nghiệp trong ngành marketing rất đa dạng, qua quá trình học, sinh viên sẽ tích lũy được những kiến thức và kỹ năng sâu sẵc trong lĩnh vực marketing cũng như những kỹ năng trong việc phân tích logic, thu thập thông tin. Sinh viên tốt nghiệp ngành marketing thường được nhận các công việc như quan hệ công chúng, copywriter, marketing online, trợ lý truyền thông, quản lý thương hiệu, quan hệ khách hàng…Đây chỉ là một số gợi ý, thực sự cơ hội nghề nghiệp của ngành Marketing là rất rộng lớn và gần như không giới hạn. Mức lương cơ bản của một cử nhân chuyên ngành Marketing dao động từ 40.800 đến 79.600 USD/năm. Tùy theo kinh nghiệm và vị trí công việc mà có mức lương khác nhau. Truyền thông marketing phải tập trung vào việc tạo ra và cung cấp thông tin liên quan cho người mua trong suốt quá trình mua hàng để tăng trải nghiệm khách hàng. Có thể thấy ngành truyền thông Marketing đem lại cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm sau này với mức thu nhập ổn định, đây chắc chắn sẽ là một trong những ngành học đón đầu xu thế tương lai mà các bạn trẻ năng động không thể bỏ qua.


    Mong rằng những thông tin này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho các bạn học sinh lớp 12 đang tìm hiểu về ngành truyển thông Marketing cũng như định hướng công việc trong tương lai khi theo học ngành này.

    Ngành marketing truyền thông
    Ngành marketing truyền thông
    Ngành marketing truyền thông

  2. Top 2

    Ngành xây dựng

    Ngành xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp phục vụ đời sống con người như nhà ở, nhà hàng, khách sạn, cầu đường, sân bay, cảng biển,…


    Sinh viên ngành xây dựng được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế chuyên sâu và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng; các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng,… Bên cạnh đó, sinh viên còn được nhà trường chú trọng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, thực hành tay nghề và kỹ năng mềm phục vụ cho công việc sau này như thiết kế được các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Lập được biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công được các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp đạt tiêu chí kỹ thuật. Sử dụng được các phần mềm chuyên dùng trong tính toán, quản lý ngành xây dựng, sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ đạt bậc 3 để nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Có kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm một cách hiệu quả. Sinh viên tốt nghiệp ngành xây dựng có thể làm việc tại các công ty tư vấn về xây dựng, thi công xây dựng dự án hoặc tự lập các công ty riêng về thiết kế, giám sát, lập dự án hoặc làm việc tại các ban quản lý dự án xây dựng. Kỹ sư thiết kế, thi công tiến hành triển khai, thi công sản phẩm xây dựng, công trình, dự án các công ty, doanh nghiệp.


    Kỹ sư giám sát chuyên thẩm định, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng. Kỹ sư quản lý chất lượng trong các công trình xây dựng, thi công dự án tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước. Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng. Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.

    Ngành xây dựng
    Ngành xây dựng
  3. Top 3

    Nghề sửa chữa điện thoại, máy tính và lắp ráp

    Một sự thật hiển nhiên là muốn có việc làm tốt bạn phải là làm công việc mà xã hội đang thiếu. Hiện nay, nghề sửa chữa và lắp ráp máy tính đang thiếu nhân lực nên cơ hội việc làm sẽ chẳng thiếu. Học sinh tốt nghiệp từ nghề này, nếu đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng sẽ có nhiều cơ hội việc làm thu nhập cao và rất được trọng dụng.


    Ở thời điểm hiện tại, mức lương cơ bản của một kỹ thuật viên sau khi tốt nghiệp dao động trong khoảng từ 5-7 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ tăng dần dựa theo kinh nghiệm và trình độ tay nghề. Ngoài ra, một kỹ thuật viên sửa chữa và lắp ráp máy tính có thể nhận bảo trì, sửa chữa máy tính cho nhiều nhà hàng, khách sạn. Đặc biệt, Phú Quốc hiện nay là địa phương dẫn đầu trong cả nước về cơ hội việc làm. Bởi vì, hầu như các tập đoàn lớn trên thế giới đã đầu tư vào Phú Quốc. Hơn nữa, Phú Quốc là địa điểm du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước. Điều này kéo theo lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn phát triển nên số lượng máy tính trang bị ở các nhà hàng, khách sạn rất lớn. Do đó, cơ hội việc làm cho kỹ thuật viên sửa chữa và lắp ráp máy tính rất nhiều. Nhu cầu sử dụng máy tính ngày càng nhiều sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin và sự lan rộng nhanh chóng của mạng lưới Internet. Kéo theo số lượng máy tính được tiêu thụ ngày càng nhiều. Không khó để bắt gặp hình ảnh người nhân viên đang ngồi làm việc trước máy tính. Ngay cả học sinh, sinh viên cũng cần dùng máy tính. Chưa đề cập đến cơ quan, công ty; chỉ thống kê ở góc độ gia đình thì trung bình mỗi hộ gia đình tại Việt Nam có ít nhất 1-2 chiếc máy tính hoặc laptop. Nghề sửa chữa và lắp ráp máy tính thiếu thợ PC hay laptop thì cũng chỉ là thiết bị điện tử nên việc lỗi chương trình hoặc hư phần cứng là không thể tránh khỏi.


    Với nhu cầu sử dụng máy tính ngày càng tăng như vậy khi có sự cố thì phải cần đến thợ là nhu cầu tất yếu. Nhưng trên thực tế hiện nay, nghề sửa chữa và lắp ráp máy tính lại đang là một nghề thiếu thợ. Hầu hết, các trường nghề tập trung phần lớn thời gian để đào tạo tay nghề cho người học nên khi ra trường học sinh có thể làm việc được ngay.

    Nghề sửa chữa điện thoại, máy tính và lắp ráp
    Nghề sửa chữa điện thoại, máy tính và lắp ráp
    Nghề sửa chữa điện thoại, máy tính và lắp ráp
  4. Top 4

    Ngành sửa chữa xe máy

    Sự lựa chọn học nghề có lẽ là sự lựa chọn khả dĩ và thông mình nhất tuy nhiên học nghề gì, lại đau đầu không kém. Hiện nay, có rất nhiều nghề có mức thu nhập rất tốt mà bạn có thể lựa chọn như nghề sửa chữa ô tô, nghề sửa chữa điện lạnh, nghề sửa chữa điện tử...và một nghề nữa cũng vô cùng quen thuộc với chúng ta là nghề sửa chữa xe máy.


    Nghề nào cũng vậy, phải có nhu cầu thì những người thợ sửa chữa mới có thể sống với nghề được, sửa chữa xe máy cũng vậy. Xe máy là phương tiện chủ yếu trong mỗi gia đình tại nước ta. Trung bình mỗi gia đình ít nhất đều có 2 chiếc, có nhà nhiều hơn mặc dù số gia đình có ô tô, xe đạp nhiều thì họ vẫn có xe máy trong nhà. Vậy nên nhu cầu sửa chữa chưa cho thấy dấu hiệu suy giảm trừ trường hợp nước ta thay đổi như các nước tiên tiến khác khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng làm chủ lực, viễn cảnh này cũng phải hàng chục thậm chí hàng trăm năm nữa mất. Thực tế này không hẳn quá vui vẻ nhưng với những người làm nghề sửa chữa xe máy thì đây cũng là cơ hội để sống với nghề. Đây cũng chính là lý do vì sao nước ta đi đâu cũng thấy nhiều tiệm sửa xe như vậy. Tuy là dễ nhưng để trở thành thợ sửa chữa xe máy thực sự, có thể sống với nghề thì chắc chắn bạn cần phải được học một cách bài bản nhất. Chỉ có học bài bản bạn mới có thể rút ngắn thời gian học (sớm đi làm kiếm tiền) và quan trọng nhất là có hiểu nguyên lý từ cơ bản đến nâng cao của xe từ đó dễ dàng đoán bệnh và sửa chữa thành công.

    Việc học nghề bạn có thể lựa chọn học nghề tại các trường dạy nghề hoặc tại các quán sửa chữa. Bạn có thể xem thêm bài viết nên học sửa chữa xe máy tại trường dạy nghề hay cửa hàng sửa chữa. Ngoài thì vừa sửa vừa học sẽ nhanh hiểu và ra nghề sớm hơn. Quan điểm này không phải sai nhưng chưa đủ, vì nếu các bạn xin học nghề ngay tại cửa hàng sửa chữa thì cái bạn học được là cách sửa chữa mang tính kỹ năng đơn lẻ mà không có sự logic và tổng thể.

    Ngành sửa chữa xe máy
    Ngành sửa chữa xe máy
    Ngành sửa chữa xe máy
  5. Top 5

    Ngành điện, cơ khí

    Được mệnh danh là trái tim của quá trình công nghiệp hó” và đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, ngành điện, cơ khí đang giữ vị trí là một trong những ngành dẫn đầu trong nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ. Chính vì vậy, trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ tăng cao với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.


    Theo số liệu dự báo của trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành cơ khí, luyện kim, công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Trong đó, ngành điện, cơ khí luôn đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển trong mọi lĩnh vực của mọi nền kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học. Trong quá trình học, các kỹ sư tương lai ngành điện, cơ khí sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí, khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Sinh viên tốt nghiệp biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy,…Do vậy, sinh viên ngành điện, cơ khí sau khi tốt nghiệp có thể làm việc được ở hầu hết ở các nhà máy, xí nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, các nhà ga, bến cảng, các xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp má…


    Làm viêc tại các sở, phòng, ban quản lý liên quan đến lĩnh vực cơ khí như công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng, ban quản lý dự án công trình xây dựng, phòng kinh tế - kỹ thuật - hạ tầng của các quận/huyện....Các viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao Đẳng và Trung học chuyên nghiệp liên quan đến ngành nghề kỹ thuật cơ khí. Các trung tâm, phòng thí nghiệm chuyên ngành kỹ thuật cơ khí. Làm chủ công ty, doanh nghiệp tư nhân.

    Ngành điện, cơ khí
    Ngành điện, cơ khí
    Ngành điện, cơ khí
  6. Top 6

    Ngành tư vấn tâm lý xã hội

    Tâm lý xã hội là ngành khoa học nghiên cứu các trạng thái tinh thần, tâm lý, thế giới suy nghĩ của con người, từ đó giải nghĩa các trạng thái, hành động gắn liền với những hình thức tinh thần đó. Ngoài ra, Tâm lý xã hội cũng là ngành khoa học nghiên cứu những tác động của xã hội đến tâm lý, hành vi và tư tưởng của mỗi chúng ta. Tâm lý là một phạm trù khó nắm bắt và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố xã hội bên ngoài. Đó là lý do ngành tâm lý học ra đời để nghiên cứu và hỗ trợ con người hiểu rõ vấn đề này.


    Sinh viên tâm lý xã hội được đào tạo kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, tư vấn về các lĩnh vực của tâm lý như tâm lý học lâm sàng (Clinical Psychology) tâm lý học hành vi (Behavioural Psychology) tâm lý học nhận thức (Cognitive Psychology) tâm lý học xã hội (Social Psychology) tâm lý học về sự phát triển (Developmental Psychology). Nhắc đến tâm lý học, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý học, những người thường xuất hiện tại các talkshow hay các bài báo tâm lý thú vị. Hai công việc này chính xác là một trong những nghề nghiệp tương lai của các cử nhân tâm lý học, ngoài ra còn nhiều công việc khác trong ngành này như là cán bộ tâm lý học đường, bạn sẽ làm việc với thân chủ là các em học sinh, đây là những chuyên gia tâm lý tại các trường học, họ sẽ là cán bộ giáo dục và là cầu nối giữa nhà trường và học sinh, học sinh và phụ huynh trong những vấn đề tâm lý học đường. Công việc này trên thực tế đã tồn tại lâu dài tại các môi trường giáo dục phát triển. Các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng đang hướng đến con đường triển khai mô hình học đường có ít nhất 1 chuyên gia tâm lý nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và học tập cho các bạn học sinh - sinh viên. Đây là vị trí hỗ trợ các bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện, cán bộ trị liệu tâm lý sẽ giúp đỡ bác sĩ chuyên khoa trong quá trình chữa trị cho những bệnh nhân có vấn đề tâm lý. Họ có thể thực hiện các công việc như hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài test tâm lý, đánh giá bài test và chuyển kết quả cho bác sĩ.


    Bạn có thể trở thành chuyên viên tư vấn, tham vấn tâm lý trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm tư vấn tâm lý học đường, tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình, tư vấn tâm lý tình yêu tư vấn tâm lý xã hội v.v… Nhiệm vụ chính của các chuyên viên tư vấn, tham vấn tâm lý là tìm hiểu và hỗ trợ thân chủ vượt qua các khó khăn trong cuộc sống, hôn nhân, gia đình, tình yêu, công việc,… liên quan đến khía cạnh suy nghĩ, cảm xúc, hành vi.

    Ngành tư vấn tâm lý xã hội
    Ngành tư vấn tâm lý xã hội
    Ngành tư vấn tâm lý xã hội
  7. Top 7

    Ngành du lịch quản lý khách sạn

    Quản trị khách sạn là việc quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý. Người quản lý phải lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu, chi lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm v.v…


    Theo báo cáo của cục thống kê, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã đón và phục vụ khoảng 9 triệu lượt khách du lịch quốc tế và khoảng 35 đến 36 triệu lượt khách nội địa. Trong tương lai gần, số lượng khách sạn sẽ nhiều gấp ba lần hiện tại. Cùng với đó, quản lý khách sạn trở thành một trong những công việc hứa hẹn nhiều cơ hội. Chính vì thế tiêu chuẩn chọn nhân lực của họ cũng vô cùng khắt khe, và để đáp ứng được nguồn lao động đảm bảo chất lượng cho các doanh nghiệp. Họ còn đòi hỏi các nhà quản lý khách sạn, người mà phải có khả năng giao tiếp tốt, những người năng động, hoạt bát, có khả năng tổ chức quản lý, sắp xếp công việc, tư duy có logic, phải nắm vững được kiến thức chuyên môn và nhất là thành thạo càng nhiều thứ tiếng và am hiểu văn hóa càng tốt. Lựa chọn theo đuổi một ngành nghề, cái quan trọng mà bạn hướng đến chính là tiến xa trong công việc, đi được quãng đường dài có thể trên lộ trình sự nghiệp và kiên trì, bền bỉ với chính đam mê mà bản thân ấp ủ. Do đó, bạn phải bạn phù hợp với vị trí công việc nào đó chính là bước khởi đầu tuyệt vời cho nghề nghiệp. Bạn có nhiều cơ hội trong nghề nghiệp nhưng quan trọng là bạn nắm bắt cơ hội đó như thế nào. Không phải ai cũng ở vị trí của nhà quản lý ngay từ những ngày đầu tiên. Bạn có thể đảm nhận công việc ở một số vị trí như lễ tân, chăm sóc khách hàng, giám sát và quản lý trong các hoạt động của văn phòng khách sạn, hoạt động nghỉ mát. Tổ chức sự kiện và họp mặt, dịch vụ tiệc, nhân sự, đặt phòng, tiếp thị thương hiệu. Kinh doanh, marketing, quản trị nhân sự, hành chính, tài chính, kế toán. Buồng phòng, nhà hàng, bếp, vui chơi, giải trí, thể thao.


    Nhưng nếu bạn quyết tâm, kiên trì và có khả năng thực sự thì bạn sẽ là trưởng các bộ phận, một nhà quản lý thực thụ. Học quản trị khách sạn, sinh viên có thể đầu quân tại các resort, khách sạn, quốc nội lẫn đầu tư nước ngoài, các cơ sở kinh doanh ăn uống, khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí trong và ngoài nước. Nhìn chung, sinh viên ngành quản trị khách sạn sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, với nhiều cơ hội đa dạng và phong phú. Ngoài ra, nếu bạn yêu thích công việc giảng dạy nghiên cứu bạn có thể làm tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu: giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, nghiên cứu viên…

    Ngành du lịch Quản lý khách sạn
    Ngành du lịch Quản lý khách sạn
    Ngành du lịch Quản lý khách sạn
  8. Top 8

    Ngành công nghệ thông tin

    Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Đó là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.


    Học ngành công nghệ thông tin, sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Đi sâu vào các chuyên ngành này, các bạn sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm, kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính, kiến thức về bảo mật hệ thống thông tin... Đối với chuyên ngành công nghệ phần mềm, sinh viên ra trường có thể làm các công việc như lập trình viên, kĩ sư cầu nối, kiểm thử phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm, quản trị dự án… Đối với chuyên ngành an toàn thông tin, sinh viên ra trường có thể lựa chọn các công việc như chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng, chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn, chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống. Đối với chuyên ngành hệ thống thông tin, sinh viên ra trường có thể lựa chọn các công việc như chuyên viên quản lý, phân tích và xử lý dữ liệu lớn ở các doanh nghiệp, tổ chức.

    Ngoài ra, công nghệ thông tin có mặt trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống xã hội hiện nay và vì vậy sinh viên công nghệ thông tin ra trường sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề việc làm như đối với các ngành học khác.

    Ngành công nghệ thông tin
    Ngành công nghệ thông tin
    Ngành công nghệ thông tin
  9. Top 9

    Ngành ngôn ngữ Anh

    Hiểu một cách đơn giản, ngôn ngữ Anh là ngành học nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh loại ngôn ngữ số 1 thế giới để sinh viên làm chủ và sử dụng tiếng Anh thành thạo, đồng thời sinh viên cũng được trang bị thêm các kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính ngân hàng, nhà hàng khách sạn, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế,… để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.


    Sinh viên ngành ngôn ngữ Anh sẽ được học những kiến thức chung và chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa và văn học, đất nước con người không chỉ của quốc gia sản sinh ra tiếng Anh mà của cả các quốc gia nói tiếng Anh. Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành ngôn ngữ Anh sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phân tích, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm; phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh. Sinh viên ngôn ngữ Anh luôn có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, hoặc thậm chí là một công việc toàn cầu. Đặc biệt với việc Việt Nam ký hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, tham gia hiệp định tự do mậu dịch với Châu Âu và Hàn Quốc, cộng đồng kinh tế ASEAN đã chính thức vận hành thì cơ hội nghề nghiệp đối với các cử nhân tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh luôn luôn rộng mở. Ngoài ra, theo các chuyên gia, ngôn ngữ Anh là ngành học được ưa chuộng vì thị trường lao động Việt Nam bao giờ cũng cần rất nhiều những người giỏi ngoại ngữ, vững kiến thức văn hóa, xã hội và thạo kỹ năng làm việc.


    Với những gì được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh có thể làm các công việc, biên dịch viên, phiên dịch viên trong các công ty, cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế; dịch thuật cho các NXB, trung tâm phát hành sách, báo, tạp chí,… Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý,... trong các công ty nước ngoài, hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn. Giáo viên giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông trung học, trung tâm ngoại ngữ

    Ngành ngôn ngữ Anh
    Ngành ngôn ngữ Anh
    Ngành ngôn ngữ Anh
  10. Top 10

    Bác sĩ, dược sĩ Y học cổ truyền y dược

    Bác sĩ, dược sĩ Y học cổ truyền y dược là một ngành học hot từ lâu nay cho những bạn có học lực khá, giỏi trở lên. Dù ở bất cứ đâu, thưa đại nào thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người vẫn luôn được ưu tiên chú trọng.

    Ngành nghề này đòi hỏi bạn phải trang bị kiến thức chuyên môn sâu rộng, vững chắc để có thể sẵn sàng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và cả những người thân trong gia đình. Đây là ngành nghề được kính trọng trong xã hội và mọi thời đại này là ngành nghề cao quý mà nhiều người theo đuổi. Những con người theo đuổi ngành nghề này đều là những con người mang lại niềm tin, xoa dịu đi những nỗi đau thể xác lẫn tinh thần cho người bệnh. Có thể cướp lại mạng sống của những người từ tay thần chết trở thành bác sĩ, dược sĩ giỏi và có tâm huyết trong tương lai. Bạn có vô số cơ hội lựa chọn việc làm hấp dẫn, ổn định như làm việc trong bệnh viện nhà nước, mở phòng khám tư, bán quầy thuốc hay trình dược viên.
    Bởi vậy, ngoài những nghiệp vụ chuyên môn, các bác sĩ, dược sĩ sẽ cần phải có thêm trách nhiệm thực hiện những công việc hành chính, văn phòng y tế. Đôi khi họ cũng sẽ chính là những người cập nhật thông tin bệnh nhân, trả lời điện thoại, nhận lịch hẹn khám bệnh hay xử lý các tình huống thuộc nghiệp vụ của mình. Bác sĩ, dược sĩ là một ngành quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, ngoài việc hỗ trợ các công việc hành chính một cách chuyên nghiệp, bác sĩ, dược sĩ có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như: bệnh viện, văn phòng nha khoa, phòng khám y khoa tư nhân hoặc bất kỳ cơ sở nào có cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.


    Theo xu hướng hiện nay, làm việc trong lĩnh vực y tế luôn mang lại một công việc ổn định và bác sĩ, dược sĩ cũng không ngoại lệ. Nếu bạn là một bác sĩ, dược sĩ đã được đào tạo bài bản và có giấy phép hành nghề, bạn sẽ có cơ hội được chuyển lên vị trí cao hơn như một điều dưỡng hoặc quản lý trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe với mức lương cao.

    Bác sĩ, dược sĩ Y học cổ truyền y dược
    Bác sĩ, dược sĩ Y học cổ truyền y dược
    Bác sĩ, dược sĩ Y học cổ truyền y dược



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy