Bức tường phía Tây - Jerusalem (Do Thái giáo)

Bức Tường Phía Tây, hay còn được gọi là Bức Tường Than Khóc ở Thành phố cổ Jerusalem, là nơi cầu nguyện và hành hương linh thiêng của người Do Thái. Nó là phần còn lại duy nhất của bức tường chắn bao quanh Núi Đền. Các đền thờ ở Jerusalem đều được người Do Thái cổ đại coi là nơi linh thiêng độc nhất vô nhị. Ngôi Đền Thứ Nhất bị phá hủy bởi người Babylon vào năm 587–586 trước công nguyên, còn Ngôi Đền Thứ Hai bị phá hủy bởi người La Mã năm 70 sau công nguyên. Vua Herod đã xây dựng bức tường này năm 20 trước công nguyên trong quá trình mở rộng Ngôi Đền Thứ Hai. Khi người La Mã phá hủy nó, bức tường hỗ trợ vẫn tồn tại. Trong hàng trăm năm, người ta cầu nguyện tại một khu vực nhỏ có thể nhìn thấy được của bức tường. Năm 1967, sau Chiến Tranh Sáu Ngày, người Israel đã đào sâu bên dưới bức tường và dọn sạch khu vực xung quanh nó để tạo ra Western Wall Plaza (Bức Tường Phía Tây) mà mọi người có thể thấy ngày nay.


Khi người La Mã san bằng Ngôi Đền Thứ Hai, họ để lại một bức tường bên ngoài. Có lẽ họ cũng đã phá hủy bức tường đó, nhưng nó dường như quá tầm thường đối với họ, vì bản thân nó không phải là một phần của đền thờ, mà chỉ là một bức tường chắn bao quanh Núi Đền. Bức Tường Phía Tây thật sự không có ý nghĩa đặc biệt gì cho đến thế kỷ XVI, khi Sultan Suleyman I kết thúc gần 300 năm cai trị của người Mamluk và thành lập đế chế Ottoman. Ông đã khôi phục các bức tường thành của Jerusalem năm 1536, đồng thời khuyến khích những người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha lẫn Bồ Đào Nha đến định cư tại thành phố này. Vào năm 1546, một trận động đất đã tàn phá khu vực cũng như làm hư hại Núi Đền cùng các khu vực xung quanh. Suleyman ra lệnh dọn sạch đống đổ nát của những ngôi nhà liền kề với Bức Tường Phía Tây để làm nơi cầu nguyện cho người Do Thái. Ông ban hành một sắc lệnh rằng người Do Thái có quyền cầu nguyện ở đó mọi lúc, và điều này vẫn có hiệu lực vì được những người kế vị của ông tôn vinh trong hơn 400 năm. Nó đã trở thành nơi linh thiêng thứ hai đối với người Do Thái cũng như là địa điểm hành hương.Trong suốt nhiều thế kỷ, người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới đã thực hiện các cuộc hành hương đến Palestine, họ luôn hướng đến Bức Tường Phía Tây để cảm tạ Thiên Chúa. Những lời cầu nguyện được dâng lên tại đây chân thành đến nỗi người ta bắt đầu gọi địa điểm này là “Bức Tường Than Khóc”. Tuy nhiên, nó đã phải chịu đựng những điều tồi tệ trong hơn một nghìn năm Jerusalem dưới sự cai trị của người Hồi giáo, người Ả Rập; vì thường bị họ biến bức tường thành bãi rác để nhục mạ người Do Thái đến thăm nó. Vào năm 1941, sự phổ biến của việc hành hương cũng như cầu nguyện tại đây đã khiến các giáo sĩ Do Thái (do người Anh chỉ định) ban hành các quy định về hành vi đúng chuẩn mực.


Như được thấy ngày nay, Bức tường phía Tây dài khoảng 50 mét, cao khoảng 20 mét. Sự sùng kính của người Do Thái ở đó đã có từ đầu thời kỳ Byzantine, và sự tái khẳng định niềm tin của các giáo sĩ rằng “Sự hiện diện thiêng liêng không bao giờ rời khỏi Bức tường phía Tây”. Người Do Thái hay than thở về việc đền thờ bị phá hủy đồng thời luôn cầu nguyện cho sự phục hồi của nó, thế nên từ lâu đã có phong tục đẩy những mảnh giấy ghi các điều ước hoặc lời cầu nguyện vào từng vết nứt của bức tường. Những thuật ngữ như Bức Tường Than Khóc cũng được đặt ra bởi những du khách Châu Âu, khi họ chứng kiến các buổi cầu nguyện thương tiếc của những người Do Thái ngoan đạo trước thánh tích.

Bức tường phía Tây - Jerusalem
Bức tường phía Tây - Jerusalem
Bức tường phía Tây - Jerusalem
Bức tường phía Tây - Jerusalem

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy