Đền Mahabodhi - Bodh Gaya, Ấn Độ (Phật Giáo)
Đền Mahabodhi là một trong bốn thánh địa liên quan đến cuộc đời của Đức Phật đầu tiên, và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Đây là ngôi đền Phật giáo cổ nhưng được phục hồi, xây dựng lại ở Bodh Gaya, Bihar-Ấn Độ. Ngoài ra, nơi này còn có hậu duệ của Cây Bồ Đề mà Đức Phật đã giác ngộ ở đó, đồng thời nó còn là một địa điểm quan trọng trong việc hành hương của các Phật tử trong hơn 2.000 năm qua. Ngôi đền đầu tiên được xây dựng bởi hoàng đế Asoka vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, và ngôi đền hiện tại có từ thế kỷ thứ V hoặc thứ VI. Tài sản bao gồm những tàn tích lớn nhất của thế kỷ ở tiểu lục địa Ấn Độ thuộc thời kỳ cổ đại này, với khu đất có tổng diện tích 48.600 hecta - là một trong những ngôi chùa Phật giáo đầu tiên được xây lên hoàn toàn bằng gạch vẫn còn tồn tại ở Ấn Độ từ cuối thời Gupta, nó được xem là có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của kiến trúc gạch trong nhiều thế kỷ.
Khu phức hợp Đền Mahabodhi hiện nay tại Bodh Gaya bao gồm ngôi đền lớn cao 50m, cây bồ đề, cùng 6 địa điểm giác ngộ linh thiêng khác của Đức Phật; bao quanh nó là nhiều bảo tháp cổ xưa được duy trì, bảo vệ tốt bởi các ranh giới hình tròn bên trong, ở giữa và bên ngoài. Đây là một tài sản độc đáo, có ý nghĩa khảo cổ đối với các sự kiện liên quan đến thời gian Đức Phật ở đó, cũng như ghi lại sự phát triển của việc thờ cúng. Đặc biệt là từ thế kỷ thứ III, vào thời gian hoàng đế Asoka xây dựng ngôi đền đầu tiên, lan can cùng đài tưởng niệm chính là sự phát triển tiếp theo của thành phố cổ, với việc xây dựng các khu bảo tồn, tu viện bởi các vị vua nước ngoài trong nhiều thế kỷ.
Bức tường chính điện có chiều cao trung bình 11m, được xây dựng theo phong cách cổ điển của kiến trúc đền đài Ấn Độ. Lối vào từ phía đông và phía bắc, đồng thời có một tầng hầm thấp trang trí bằng hoa kim ngân. Tại 4 góc lan can của ngôi đền là 4 bức tượng Phật trong các gian thờ nhỏ. Mỗi tòa tháp nhỏ được xây dựng ở phía trên mỗi ngôi đền này. Ngôi đền hướng về phía đông bao gồm một sân trước nhỏ, hai bên là tượng Phật. Bên ngoài cửa dẫn vào sảnh là nơi đặt bức tượng Đức Phật ngồi, được mạ vàng cao hơn 1,5m. Phía trên chánh điện có điện thờ - nơi mà các vị cao tăng tụ tập hành thiền. Bên ngoài là các bậc thang dẫn đến một con đường dài ngay trung tâm ngôi đền chính và khu vực xung quanh. Dọc theo con đường này là những địa điểm quan trọng gắn liền với các sự kiện sau khi Đức Phật giác ngộ, cùng với các bảo tháp, đền thờ vàng mã.
Quan trọng nhất trong số những nơi linh thiêng kể trên là Cây Bồ Đề khổng lồ, ở phía tây của ngôi đền chính, được cho là hậu duệ trực tiếp của Cây Bồ Đề nguyên thủy mà Đức Phật đã trải qua tuần lễ đầu tiên của sự giác ngộ. Tại phía bắc con đường trung tâm, trên khu vực được nâng cao là phòng cầu nguyện - nơi được cho là Đức Phật đã trải qua tuần lễ thứ hai. Ngài trải qua tuần lễ thứ ba để đi đi lại lại 18 bước trong một khu vực được gọi là Ratnachakrama - nằm gần bức tường phía bắc của ngôi đền chính. Những bông sen đá nổi lên khắc trên bục chính là đánh dấu từng bước chân của Ngài. Nơi Ngài trải qua tuần thứ tư là Ratnaghar Chaitya, nằm ở phía đông bắc gần bức tường bao quanh. Ngay sau bậc thang của lối vào phía đông trên con đường trung tâm có một cây cột đánh dấu vị trí của cây Ajapala Nigrodh, theo đó Đức Phật đã thiền định trong tuần lễ thứ năm của mình. Ngài tiếp tục trải qua tuần thứ sáu bên cạnh hồ sen ở khu vực phía nam, và tuần thứ bảy dưới cây Rajyatana ở phía đông nam của ngôi đền chính. Bên cạnh Cây Bồ Đề là một nền tảng gắn liền với ngôi đền chính làm bằng đá sa thạch đánh bóng, được gọi là Vajrasana. Trước đó, một lan can cũng bằng đá sa thạch đã từng bao quanh địa điểm này dưới gốc cây bồ đề, nhưng chỉ một số cột ban đầu của nó hiện còn nguyên tại chỗ; chúng chứa các hình chạm khắc khuôn mặt người, động vật cùng các chi tiết trang trí.
Trong bối cảnh lịch sử triết học và văn hóa, quần thể Đền thờ Mahabodhi mang ý rất nghĩa to lớn, vì nó đánh dấu sự kiện quan trọng nhất ở thời điểm Thái tử Siddhartha đạt được giác ngộ và trở thành Đức Phật. Đây là một sự kiện định hình tư tưởng cùng niềm tin của con người. Địa điểm này ngày nay được tôn sùng là nơi hành hương linh thiêng nhất của Phật giáo trên thế giới, cũng như được xem là cái nôi của Phật giáo trong lịch sử nhân loại.