Top 10 Tính xấu của khách hàng online
Ngày nay việc bán hàng online là một hình thức rất phổ biến và thuận lợi cho cả người bán và người mua. Mua bán online đã trở thành một xu thế phát triển của ... xem thêm...cộng đồng các trang mạng xã hội. Tuy nhiên việc mua bán online cũng tiềm ẩn nhiều tác hại. Cùng điểm qua những tính xấu của khách mua hàng online nhé.
-
Giao hàng chậm chễ thậm chí "Boom" hàng?
Khách hàng lúc nào cũng muốn được tư vấn rõ ràng nhiệt tình rồi muốn được nhận hàng nhanh chóng, thậm chí muốn sở hữu ngay lập tức. Như muốn có ngay trong tay hộp thuốc giảm cân, muốn có ngay cái áo đẹp để đi chơi với người yêu...thì có lẽ mua hàng online không phải sự lựa chọn số 1. Khách hàng thường phải chờ từ 3-5 ngày để sở hữu món đồ mình thích bởi các đơn vị giao hàng. Tuy nhiên đôi khi con số này có thể nhiều hơn mới đến tay người nhận vì rất nhiều lí do.
Việc mua hàng online vì không phải được cầm xờ tận tay nên sẽ gặp không ít rủi ro. Một trong những rủi ro đầu tiên có lẽ là mất tích khi nhận hàng... Thông thường người bán hàng truyền tai nhau cụm từ bị bom hàng. Có nghĩa hàng được chuyển đi nhưng lại không gọi và tìm ra khách hàng. Lúc thì điện thoại thuê bao, lúc thì điện thoại bận hoặc có gọi được thì tìm hàng ngàn lí do để khất hay từ chối nhận hàng... ví dụ "mình đang bận việc quan trọng... hôm khác mình nhận hàng nhé". Có lẽ hôm khác là không bao giờ. Khách hàng có hàng ngàn lí do để từ chối nhận hàng. Không còn cách nào khác là shiper phải tiu nghỉu đi về, dù các shiper chăm chỉ không kể trời nắng nóng hay mưa bão đi ship hàng nhưng tất cả phụ thuộc vào khách hàng. Vì thế để tránh tình trạng này hãy gọi điện xác nhận khả năng giao hàng thành công hay thất bại nhé.
-
Đặt hàng và hủy đơn hàng trong "tích tắc"
Cảm giác "thốn" này chắc hẳn các bạn bán hàng online hiểu rõ nhất. Bạn nhiệt tình tư vấn mọi thông tin, chất lượng sản phẩm, sau đó ghi nhận đơn hàng rất cẩn thận chờ giao hàng nữa là xong. Nhưng có thể vài phút sau, hoặc khi hàng được giao đi rồi thì bị hủy đơn hàng đột ngột. Coi như công sức, chi phí gói hàng giao hàng đổ xuống biển hết, đương nhiên người chịu thiệt hại, rủi ro là người bán hàng.
Để tránh việc này xảy ra hãy yêu cầu chuyển khoản trước hoặc có sự cam kết chặt chẽ giữa người bán và người mua. Mùng một đầu tháng mà gặp khách hàng nào như vậy thật là đen đủi. Do vậy nhiều shop phải đặt khẩu hiệu trước với khách "không hủy đơn, không đổi trả vào mùng một".
-
Trả lại đơn hàng khi đã sử dụng
Quần áo, giày dép, đồ chơi, mỹ phẩm nhìn trên ảnh và ngoài đời không khác nhau là mấy nhưng thật bất ngờ hàng bị trả lại vì khách hàng tố cáo hàng không giống hình. Đấy thì cũng là rủi ro đương nhiên.
Tuy nhiên trầm trọng hơn nữa là việc trả lại đơn hàng sau nhiều ngày khách hàng sử dụng. Việc làm này khiến người bán hàng bị thiệt, người mua hàng tự hạ thấp bản thân mình. Nhiều người bán hàng online đã đăng hình cảnh cáo để những người kinh doanh online khác không gặp phải khách hàng oái oăm vậy nữa
-
Sau khi được tư vấn nhiệt tình thì mất tích
Mua bán hàng online thì bạn cần phải tư vấn cho khách nhiệt tình. Từ size số, chất liệu, giá cả...tất tần tật liên quan đến sản phẩm bạn bán đều có thể phải cung cấp cho khách hàng. Tất nhiên, điều này khiến bạn mất thời gian nếu muốn chốt đơn.
Tuy vậy, rủi ro khi bán hàng thường gặp đó là khách hàng mất tích ngay sau khi bạn cung cấp giá hoặc thậm chí bạn tư vấn mấy hôm, rất nhiệt tình nhưng cũng không hề nhận được sự hồi âm. Cái này cũng rất khó trách các vị khách hàng; bởi đã là mua bán online thì khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn và họ có quyền lựa chọn mặt hàng tốt nhất cho mình. Chỉ khác một chút đó là nếu là mua hàng trực tiếp, họ có thể rời đi ngay cửa hàng khác; nhưng đã là giao dịch online thì rất khó lòng nhận biết ý tứ của khách. Không biết vị khách bận hay là không muốn mua, khiến nhiều shop phải kiên trì inbox nhiều lần.
Nhiệm vụ của shop thì vẫn là bán hàng do vậy, việc nhiệt tình tư vấn và coi khách hàng là thượng đế cũng là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên mua bán online khách hàng hay quên mất lời cảm ơn và lời chào tạm biệt đặc biệt khi không mua hàng nữa. Đây là phép lịch sự cơ bản nhưng được cho là không cần thiết. Người bán hàng phải ngậm ngùi nhận phiếu "đã xem nhưng không trả lời" trọn đời với khách hàng đó...
-
Đòi hỏi giá tiền thấp hơn giá trị đơn hàng
Mua bán luôn có sự cạnh tranh về giá cả. Tuy nhiên có những shop giá đã đươc tính toán và thường theo chuỗi cửa hàng hoặc hàng công ty niêm yết nên việc giảm giá cho người mua là rất khó. Khi đã chọn mua ở những shop hàng online uy tín thì giá cả được niêm yết chắc chắn thuận mua vừa bán thì mới thu hút nhiều khách hàng và được nhiều người lựa chọn.
Nếu bạn ra chợ mua quần áo có thể mặc cả còn khi mua online hãy tham khảo giá rồi mới đưa ra quyết định yêu cầu giảm giá tiền đơn hàng hay không. Những mặt hàng như hàng xách tay, mỹ phẩm chính hãng, những loại hàng hóa đắt tiền bạn không thể đưa ra yêu cầu vô lý đó được. Vậy nên những khách hàng như vậy chủ shop không nhiệt tình được nữa thì khách hàng sẽ bị "bắp rang bơ"
-
Mua hàng sale mạnh lại muốn free ship
Thông thường để thu hút sự quan tâm của khách hàng, nhiều shop bán hàng có sự tương tác rất mạnh với người mua. Có rất nhiều các chương trình khuyến mại, hay sale, tri ân khách hàng; hoặc chăm sóc những vị khách quen...Với mặt hàng online cũng tương tự như vậy.
Có rất nhiều các loại sản phẩm như mỹ phẩm, quần áo, giày dép....Có chương trình sale mạnh. Với những mặt hàng giảm giá mạnh nhân dịp sinh nhật từ 40 % hoặc thậm chỉ hơn thế nữa như 70% chắc hẳn chủ shop đã chịu lỗ hay chỉ hoàn vốn là may mắn lắm rồi. Tuy nhiên khi mua bán cũng có người nọ người kia, và khách hàng thì luôn đặt nhiều nghi vấn với những chiêu trò câu khách của shop. Vậy khách hàng kì kèo muốn free ship là chuyện "ừ thì đương nhiên". Chắc hẳn bạn là chủ shop sẽ phải mất thời gian giải thích cặn kẽ đấy.
-
Dạy chủ cửa hàng cách bán hàng
Trăm người bán vạn người mua hay bán hàng chính là làm dâu trăm họ...rất nhiều những câu tục ngữ đã truyền miệng trên thương trường. Khách hàng thì rất đa dạng, lớn nhỏ, trẻ già và tính cách cũng muôn màu. Vậy gặp những vị khách củ chuối là chuyện khó tránh khỏi không kể bạn có bán hàng trực tiếp hay online.
Khi bán hàng bạn có thể gặp trường hợp như chị phải thế bán thế này, chị phải tư vấn thế kia mới được, chị phải để giá như thế này mới hợp lý... Nếu bạn nhiều kinh nghiệm bán hàng thế sao không tự bán đi mà nhảy vào nhà người ta dạy bảo. Chắc chắn ai cũng khó chịu khi gặp khách hàng như vậy. Một bài học về sự khiêm tốn, cầu thị, biết điều sẽ rất cần thiết trong trường hợp này để người mua muối mặt mà xin lỗi rút lui.
-
Tìm mua hàng không đúng địa chỉ
Việc không hiểu biết hoặc không cẩn thận đó chính là khởi nguồn của nhiều điều khó chịu. Bạn lấy hình ảnh thuốc tẩy giun hỏi mua ở shop quần áo, bạn lấy hình ảnh phấn nước đi hỏi shop bán giầy dép. Hay bạn muốn mua sản phẩm của Nivia lại lấy hình ảnh đó sang tìm ở shop bán đồ hãng dầu gội Dove. Nghe có vẻ hơi nực cười, nhưng chuyện đó là chuyện đương nhiên. Hoặc chuyện khách hàng hỏi sản phẩm này sản phẩm kia shop bán không đó là chuyện rất bình thường. Là người kinh doanh bạn cần phải tôi luyện sự kiên trì với mọi khách hàng.
Và chắc chắn rồi nếu bạn là vị trí của người mua hàng thì để thuận tiện mua hàng bạn hãy tìm đến đúng địa chỉ để hỏi và mua nhé. Nếu có lấy hình ảnh ở đâu đó, hoặc shop khách để hỏi shop mình bán không thì hãy cẩn thận cái logo; vì thực chất hỏi mua hàng cũng thể hiện lịch sự nhé.
-
Không đọc kĩ thông tin giới thiệu sản phẩm
Thông thường khi bán một cái gì đó, chủ shop thường phải đăng ảnh và viết capition, với nội dung rõ ràng. Sản phẩm bán về quần áo thường đi kèm với size số, màu sặc,... sản phẩm đồ gia dụng thì thường có thông tin về công dụng, tính ưu việt, giá cả...Đôi khi thông tin quá chi tiết lại khiến cho khách hàng ngại đọc, và thường chỉ xem ảnh rồi inbox cho cửa hàng.
Do vậy sẽ có nhiều trường hợp rát buồn cười. Nhiều bạn hỏi mua những đồ mà shop không bán nhưng lại xuất hiện trong hình ảnh. Sự nhầm lẫn này diễn ra hàng ngày và rất phổ biến. Hoặc có người mua lại hỏi lại từ đầu những thông tin shop đã đăng....
Do vậy người bán hàng vẫn cứ phải đăng thông tin đầy đủ, người mua hàng nhớ xem kĩ thông tin và hình ảnh trước khi hỏi mua. Để tạo thành mối quan hệ chủ bán - khách mua tốt đẹp hãy lưu ý cách trên nhé.
-
So sánh giá cả giữa các shop bán hàng
Mua bán trực tiếp hay online đều có sự cạnh tranh rất gay gắt. Do đó, khách hàng có thể soi xét giá cả shop này shop kia là đương nhiên.
Cùng một mặt hàng nhưng khách hàng luôn muốn mua đồ rẻ hơn tuy nhiên việc so sánh giá cả bạn nên làm điều đó một cách âm thầm và lựa chọn mua hàng phù hợp với túi tiền của mình chứ đừng kêu giá cả đắt rẻ với người bán hàng. Vì những mặt hàng đại trà như quần áo, giày dép thì giá cả có chênh lệch là chuyện bình thường nhưng những mặt hàng chính hãng chất lượng cao thì bạn nên cân nhắc kĩ trước khi mua hàng.